KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


descriptionGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)  EmptyGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)

more_horiz
mayman, 25.5.2012

Nhân vì thấy ông PhieuDieu (tôi theo văn phong giả sử là ông, nếu là bà xin cho biết để xin lỗi) đề cập vài lá số ngoại tình do ông Đoàn Kiến Nghiệp giải, tôi xin hỏi một câu tò mò, chẳng hiểu làng Tử Bình VN -ở mọi nơi trên thế giới- có biết rằng ông Nghiệp đang cố làm một cuộc cách mạng Tử Bình ở Hoa lục hay không?

Đại khái ông Nghiệp đang xiển dương cách xem của các ông thầy mù mà ông kể là ông học được của thầy Hác và phát triển thêm ra. Điểm hết sức "cách mạng" của cách xem này là không luận cường nhược, lại bỏ hẳn hỉ kị dụng thần.

Cứ theo trang web www.mangpai.com thì "manh phái" đang thành công rực rỡ, nhưng dĩ nhiên có ai uổng công làm web để xưng là mình thất bại bao giờ.

Thiết nghĩ giới nghiên cứu cần nắm vững các trào lưu. Khoảng mười năm trở lại đây ở Hoa Lục nảy ra một phái Tử Bình mới gọi là “manh phái” do ông Đoàn Kiến Nghiệp, sinh năm 1967, chủ xướng.

Theo lời ông Nghiệp tự thuật thì “manh phái” thực ra đã có từ rất nhiều đời, là phái của các ông thầy mù học để làm kế mưu sinh. Cũng theo lời kể của ông Nghiệp, thì mặc dù luật của “manh phái” là không truyền cho người sáng mắt, nhờ một đại cơ duyên ông đã được thầy mù Hác Kim Dương phá luật nhận làm đệ tử.

Trước khi theo học thầy Hác ông Nghiệp cũng đã tương đối có tên tuổi trong làng Tử Bình, từng mở lớp dạy Tử Bình, và đã viết hai quyển sách có khả năng gây tranh luận, tối thiểu là có tính thách đố.

Nguyên ông Tống Anh Thành, một cao thủ Tử Bình có tiếng của Đài Loan, trong thập niên 90’s có viết bộ “Mệnh lý chân quyết khải thị lục” gồm bốn tập mang tên Phong, Hỏa, Lôi, Điện (nxb Vũ Lăng, Đài Bắc) phân tích những lá số người thật việc thật. Ông Nghiệp dựa theo đó viết hai tập “Mệnh lý chân quyết đạo độc” mang tên Phong, Hỏa nội dung nhằm “sửa sai” các bài luận trong hai tập Phong, Hỏa của ông Tống Anh Thành và đề xướng cách luận của riêng mình cho các lá số trong hai sách đó.

Ông Nghiệp viết lại: “Ông Tống Anh Thành là bậc sư trưởng tôn kính. Quyển ‘Phong tập đạo độc’ của tôi đến tay ông ấy qua một học viên. Ông ấy biểu thị cái lòng đại độ và khoan dung hoan ngưỡng giao lưu…” (trích lời tựa: Mệnh lý chân quyết đạo độc: Phong-Hỏa hợp đính bản).

Dĩ nhiên cái học của ông Nghiệp trước khi thành đệ tử thầy Hác là khoa Tử Bình truyền thống, phương pháp là luận tứ trụ cường nhược, định hỉ kị dụng thần v.v… Những gì ông viết trong hai tập “Mệnh lý chân quyết đạo độc” đã kể trên phản ảnh sự thật ấy.

Vậy thì lý do gì khiến ông Nghiệp học “manh phái Tử Bình” của thầy Hác. Hãy nghe ông tự thuật (trích chương 5, Manh phái tử bình, tu đính bản, hoa Lục, 2009)

“Ở nước Trung Hoa có truyền lại hai hệ mệnh lý là hệ manh phái và hệ truyền thống. Mệnh lý truyền thống chủ yếu giảng dụng thần và cách cục, tư tưởng cơ bản là đạt sự bình hành của nhật chủ, tìm dụng thần và kị thần. Vậy là đặt vấn đề mệnh chủ vượng suy vào vị trí tối trọng yếu, thành thử làm mất đi rất nhiều yếu tố của mệnh lý, chẳng hạn “tượng”; mệnh lý truyền thống rất ít khi đoán được chi tiết của các sự việc cụ thể.

“Không phải là nói mệnh lý truyền thống hoàn toàn không đúng, nó có thể giải thích chân tướng mệnh lý ở cấp bộ phận, nhưng không phải là sự lý giải tối chính xác hoàn chỉnh của mệnh lý. Từ sự hiểu biết của cá nhân tôi mà nói, học mệnh lý truyền thống đã lâu, đã đọc hầu như hết cả thư tịch cổ truyền, nhưng khi đoán mệnh thực tế thì toàn toàn chẳng như thầy tôi Hác Kim Dương đoán đặc biệt chi li, đặc biệt “thần” (dgc: Lời khen ở cấp cao nhất, ta có thể nói đoán như thần), thậm chí những lời đoán như đinh đóng cột của thầy tôi chẳng hiểu do đâu mà có. Nếu những lời đoán của người khác lý do tại sao bạn đều không biết, thì bạn không thể nào đoán như họ được.

“Về sau tôi tìm ra nguyên nhân, thì ra cái mệnh lý mà tôi đã học nhiều năm là một thứ rất nông cạn, hệ thống không đúng, công cụ xử dụng cũng không đúng.”

Đến đây là hết lời phân giải của ông Đoàn Kiến Nghiệp về lý do tại sao ông bỏ cách luận truyền thống của Tử Bình mà học theo cách luận của thầy ông là cụ Hác Kim Dương (đã quá cố).

Vài dòng đóng góp.

Kế tiếp ông Nghiệp đi vào chi tiết về sự khác biệt giữa manh phái và Tử Bình truyền thống.

Khác biệt giữa manh phái và mệnh lý truyền thống
Nguyên tác (bạch thoại): Đoàn Kiến Nghiệp
Dịch: VDTT

“Hệ thống manh phái không dùng một số công cụ của mệnh lý truyền thống, lại phế bỏ nhật chủ vượng suy và dụng thần, cách cục bản lai cũng không dùng. Đương nhiên, nói phế bỏ thì không chính xác lắm, vì trong hệ thống manh phái, không có những quan niệm nhật chủ vượng suy và dụng thần, đó là đặc điểm lớn nhất của phái này.

“Vậy manh phái làm sao xem mệnh? Đầu tiên phải khẳng định rằng manh phái có khẩu quyết; nhưng những khẩu quyết này không phải là chìa khóa vạn năng, bởi vì thầy Hác có rất nhiều sư huynh đệ, cùng học những thứ giống nhau, nhưng các sư huynh đệ ấy không đoán chuẩn bằng thầy Hác. Học với thầy Hác một thời gian tôi mới biết, rất nhiều thứ trong mệnh lý là do thầy tự phân tích ra, còn khẩu quyết chỉ là một số khái niệm cơ bản; phần hơn là dựa vào “ngộ tính” của thầy. Cái mà hệ thống này giảng là “ngộ tính”. Ở đây (dgc: Ý nói trong sách “Manh phái mệnh lý: Tu đính bản”) chỉ giảng một số lý luận căn bản và phương pháp, những gì thâm sâu hơn ở tầng sau đòi hỏi “ngộ tính” của chúng ta, mỗi người tự mình lần hồi hiểu ra thôi.

“Nhưng tại sao không tìm dụng thần, không xét nhật chủ suy vượng mà có thể đoán được mệnh? Điểm này liên hệ đến vấn đề cơ bản của mệnh lý. Bản chất của mệnh lý là gì? Bản chất của mệnh lý là biểu thuật đời sống. Cái lý đằng sau mệnh lý và đời sống của chúng ta như nhau, là cái bóng thu nhỏ rồi lại hiện ra của đời sống chúng ta. Nhật chủ vượng suy chẳng thuyết minh được gì, cũng chẳng đại biểu năng lực của mệnh chủ lớn nhỏ hoặc thân thể tốt xấu, càng không thể giải thích quỹ tích mệnh vận của mệnh chủ, chẳng có ý nghĩa thực tế nào cả. Đơn thuần tìm kiếm dụng thần và kị thần khiến sự lý giải của chúng ta đối với mệnh lý trở thành phiến diện và cứng ngắc. Mất đi khả năng nắm bắt cái mặt phong phú nhiều sắc thái của mệnh vận. Bởi vì đời sống vốn phức tạp và biến hóa, không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ địch vĩnh viễn; sao lại có thể tưởng tượng một hai dụng thần bầu bạn chúng ta đến hết cả đời?”

(dgc: Đến đây là hết phần so sánh manh phái với cách xem Tử Bình truyền thống. Kế tiếp là phần giới thiệu các kỹ thuật xem số của manh phái).

Phần 2: Những đặc điểm của hệ thống manh phái

“Hệ thống manh phái cho rằng mệnh lý diễn tả đời sống. Thế mệnh lý diễn tả đời sống bằng gì? Lại nữa, nó diễn tả đời sống như thế nào? Chúng ta cần hiểu một số công cụ mà các vị thầy mù (dgc: dịch nghĩa từ “manh sư”) xử dụng để diễn tả đời sống. Vì thầy mù đa số dạy theo lối khẩu thụ tâm truyền (dgc: Người trước nói, người sau nghe mà lĩnh ý), không để lại văn tự thành hệ thống, thành ra chúng ta phải sáng tạo ra một số khái niệm trước đây chưa có để tìm hiểu hệ thống này.

“Một: Khái niệm ‘chủ khách’

(dgc: Có lẽ trong ý hướng cải cách ông Nghiệp muốn tránh hai từ cũ “chủ khách”, nên trong nguyên tác Hán tự ông viết “tân chủ” cho mới mẻ. Dịch đúng thứ tự mà khỏi sợ hiểu lầm thì chỉ có “khách chủ”, nhưng vì người Việt quen “chủ khách” hơn nên mạn phép dịch như thế để khỏi vô tình tạo ra những lấn cấn ngôn từ không cần thiết. Xin lỗi ông Nghiệp vậy.)

“Khái niệm này trong manh phái có ý nghĩa đặc biệt. Chủ khách cho chúng ta biết cái gì là ta, cái gì là người khác. Rất nhiều thuật đoán mệnh của Trung quốc có luận ‘chủ khách’. Trong lục hào thì hào thế là chủ, hào ứng là khách. Hào trong quẻ là chủ, ngày tháng và hào biến là khách. Phong thủy, kỳ môn, lục nhâm, mai hoa dịch số v.v… thảy đều luận ‘chủ khách’, khác nhau chẳng qua là họ có thể gọi khái niệm là ‘chủ khách’, ‘thể dụng’, ‘thiên địa nhân’ v.v… nhưng đều cốt diễn tả cái quan hệ ‘chủ thể tự ta’ và ‘khách thể ngoại vật’. Kỳ thật đời sống chúng ta cũng như thế, những quan hệ phát sinh giữa chúng ta và thế giới bên ngoài cấu tạo thành mệnh vận của chúng ta.

“Chủ khách là một khái niệm có tính tầng thứ. Mọi người đều biết nhật chủ là ta, những can chi khác là người khác, là những thực thể mà ta đối diện, là ‘khách’. Nhưng mỗi một can chi cũng có ý nghĩa riêng. Dưới nhật chủ đại biểu người hôn phối, tháng đại biểu cha mẹ, anh chị em, năm đại biểu ông bà, giờ đại biểu con cháu, đều là những thực thể mà ta đối diện. Hiểu bấy nhiêu rồi, thì có thể phân tầng thứ: Trụ ngày là ta và vợ hoặc chồng ta, đại biểu gia đình của ta. Gia đình của ta cũng đối diện những gì ở ngoài, có gia đình của cha mẹ, có gia đình của con cháu, có gia đình của anh, của chị, của em v.v… Như vậy trụ ngày là chủ, các trụ khác là khách. Rồi ta và con cháu ta là gia đình ta, đối diện với những gì ở ngoài; như vậy trụ ngày và trụ giờ là chủ, trụ năm và trụ tháng là khách. Rồi toàn thể bát tự là đại gia tộc của ta, đại vận và lưu niên là ngoại lai, từ bên ngoài đến tác dụng vào bát tự, sinh ra ảnh hưởng trên bát tự. Như vậy, bát tự là chủ, đại vận lưu niên là khách.

Đó là khái niệm chủ khách.

“Tỷ như nói quý vị muốn làm quan hay là muốn có tiền thì xem tài, quan ở vị trí nào trong bát tự. Như quả tài, quan ở vị chủ thì là tài, quan của ta. Còn như tài, quan ở vị khách thì là tài, quan của người khác. Định vị như vậy xong rồi lại xem chủ và khách quan hệ thế nào, thông qua những tác dụng quan hệ mà luận xem tài, quan có quan liên đến ta không, có thể trở thành của ta không. Như thế quý vị thấy rõ, việc luận bát tự và nhật chủ vượng hoặc suy kỳ thật chẳng có liên hệ trọng đại nào cả. Chỉ có trong quan hệ chủ và khách, tức là sự giao vãng của cá nhân trong xã hội, mới thể hiện cái năng lực lớn hoặc nhỏ cũng như phú quý bần tiện.

“Chủ ----------------Khách
“Nhật chủ---------Các can chi khác
“Trụ ngày---------Trụ năm, tháng, giờ
“Trụ ngày,giờ----Trụ năm, tháng
“Tứ trụ-------------Đại vận và lưu niên

Được sửa bởi Admin ngày 11/10/2024, 12:48; sửa lần 1.

descriptionGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)  EmptyRe: Giới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)

more_horiz
(dinhman_kt)

Lượm ...được một ví dụ thầy mù :

"Sách "Đông Ba chí lâm" có ghi:

Tứ Xuyên có một vị tên là Dương Cấn, giỏi về đoán mệnh, tuy mù loà nhưng rất uyên bác, giao du rộng rãi với các vị công khanh ở phương nam. Dương Cấn chỉ dựa vào Ngũ Hành mà đoán cát hung, lời lẽ vô cùng sắc bén.

Năm Tân Dậu đời Hỷ Thái, Dương Cấn đến Cửu Giang, thái thú Dịch Văn Xương lưu ông lại khoản đãi, đưa các vị quan trong quận đến gặp ông. Vừa hay ta cũng gặp Chương Mộng Dư ở đó. Bấy giờ Hàn Bình Nguyên đang được nhà vua sùng bái, quyền lực chấn động thiên hạ. Chu Mộng Dư bèn hỏi Dương Cấn về mệnh của Hàn Bình Nguyên.

Dương Cấn bảo những người khác ra ngoài, rồi lo ngại đáp: "Người này sẽ gặp nạn. Năm sinh Nhâm Thân thuộc Kim, Thân cũng là Kim, có Khôn thổ ở đó bồi đắp, nên Kim trở nên cứng rắn vô tỉ. Do đó người này là Kiếm Phong Kim. Kim này không sợ lửa (Hoả), chỉ có Bính Dần mới khắc chế được nó. Bởi vì can chi Bính Dần khi nạp âm sẽ là Hoả, mà là Hoả mạnh nhờ có Dần mộc sinh cho Bính Hoả, thành thử Hoả bốc rất mạnh, không thể bị tắt, đủ nung chẩy mọi thứ Kim. Giờ sinh của người này chủ về vãng niên (lúc tuổi già), hiện tại đã ứng vào tuổi của Hàn Bình Nguyên. Huống hồ ông ta sinh vào tháng Tân Hợi, ngày Kỷ Tị, tương hợp với giờ sinh Bính Dần và năm sinh Nhâm Thân, có đủ Tứ mạnh (Tứ mạnh là tên của bốn tháng đầu mỗi quý, như Mạnh Xuân là tháng Giêng (Dần), Mạnh Hạ là tháng Tư (Tị), Mạnh Thu là tháng Bẩy (Thân), Mạnh Đông là tháng Mười (Hợi)), nhị khí giao chiến, tuy nhờ đó mà thành Đại Phúc nhưng cũng nhờ đó mà thành đại hoạ. Điều này những người đoán mệnh đều biết.

Song họ cho rằng ông ta sẽ bị chết vào năm Bính Dần, thì lại chưa đúng. Bởi vì Hoả viêm, Kim bị nung chẩy, ngoài cương trong khô, cương gặp liệt, cả thiên địa thành một chiếv lò rừng rực, vạn vật đều tiêu rụi, còn ai dám đến gần? Đến năm Mão, Hoả là Mộc Dục, khí nhỏ mà bại, tro bụi tan hoà, không thể thừa thụ được nữa. Những vật thừa tải (Mệnh) quá lớn, không thể không tận dụng. Nhất dương sẽ nảy sinh (chỉ tháng 12) chắc là thời gian ông ta qua đời".

Chu Mộng Dư nghe vậy thì thất sắc, đem lời nói của Dương Cấn ghi lại thành sách, không dám nói ra.

Sau quả đúng như vậy.

P/s:
Tứ trụ: Nhâm Thân, Tân Hợi, Kỷ Tị, Bính Dần

descriptionGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)  EmptyLuận tứ trụ theo Manh Phái

more_horiz
Từ đây về sau là bản dịch của tyty/ tuvilyso.net

"Hai", Khái niệm Thể - Dụng
Thể và Dụng là khái niệm thập thần, tức là đem 10 thần của bát tự chia làm Thể và Dụng.

Thể là cái gì? Thể là chính mình cùng với công cụ sử dụng của ta, hoặc là nói công cụ ta thao túng, là khi ngươi làm việc phải cầm một công cụ mới được, thí dụ như nhật chủ, ấn, lộc đều là Thể, đó là chính mình.

Như vậy Dụng là cái gì? Dụng là mục đích của ta, ta theo đuổi nó, thí dụ như tài quan là Dụng, là chúng ta theo đuổi tài quan. Chú ý: Dụng này khác với Dụng thần của truyền thống mệnh lý!!!

Sau đó phải biết rằng, chúng ta dụng biện pháp gì để đạt tới mục đích chúng ta theo đuổi? Có biện pháp nào để đảm đương quan? Thêm biện pháp nào để có tài? Nếu quan dao động ở nơi nào, làm thế nào chúng ta mới có thể đem quan tới đúng lúc? Có biện pháp đương nhiên có thể làm quan, không có lý do nào tự nhiên coi như không có quan, đấy là thuyết minh đời người. Thí dụ về Quan, không làm quan đích thị là người không nhất định là trong mệnh cục không có Quan, ngược lại có khả năng là có Quan rất vượng, nhưng không có biện pháp dùng Quan đúng lúc, vậy tự nhiên sẽ không thể làm quan rồi; hoặc là nói Quan làm hại mình, thì ngược lại khi Quan có mặt là có tai nạn về Quan. Đồng dạng đạo lý như thế về Tài. Ngươi dụng biện pháp gì để có Tài đúng lúc? Đây là khái niệm của Thể và Dụng.

2)3)…… Khái niệm Tặc thần và Bộ thần………..

Đây là trong Manh Phái thường dùng. Đó là từ nguyên lý Tân Chủ Thể Dụng diễn hóa mà ra. Đơn giản nói chính là: Ta là Chủ, hoặc là nói ta là Thể, muốn đi chế ngự bên ngoài gọi là Tân, hoặc là muốn dùng một thứ gì gọi là Dụng, có nghĩa là ta hy vọng đạt tới một việc gì đó. Nếu như Chủ hoặc là Thể đặc biệt vượng, Tân hoặc là Dụng đặc biệt nhược, như vậy chúng ta sẽ bắt được bọn nó gọi là tặc thần và bộ thần (kẻ trộm, giặc cướp). Đó là giống như cảnh sát bắt ăn trộm, lúc mà cảnh sát đặc biệt nhiều, ăn trộm đặc biệt ít, hoặc là không có ăn trộm, cảnh sát sẽ không có gì để làm, cảnh sát chỉ hy vọng ăn trộm xuất hiện, vừa lúc nó xuất hiện đó sẽ bắt được nó. Như vậy là có thể thể hiện đúng giá trị của cảnh sát. Đây là nguyên lý đuổi bắt, cũng là mệnh lý thường tình. Nếu như trong mệnh cục có Thể khứ bỏ hay hợp Dụng, như vậy hy vọng những thứ này xuất hiện, thì tài năng mới nảy ra.

2)4)……… Khái niệm Chính Dụng và Phản dụng………

Cái này hơi phức tạp, nhưng đơn giản mà nói, nếu như bát tự đích Chủ vị là Thể, Tân vị là Dụng, Chủ vị đi khắc Tân vị, tức là Thể khắc Dụng thì cái này kêu là Chính Dụng; còn Phản Dụng thì là phản lại, Chủ vị là Dụng, Tân vị rơi xuống thành Thể.

2)5)…….. Khái niệm Chính Cục và Phản Cục……..

descriptionGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)  EmptyRe: Giới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)

more_horiz
3) Tượng của bát tự
Hệ thống Manh Phái trừ ra như trên đây là phán đoán công cụ của bát tự, còn có một khái niệm trọng yếu khác, có thể nói là khái niệm trọng yếu nhất, đó là tìm ra Tượng của bát tự. Manh sư rất lợi hại, hắn giải thích bát tự như một bức họa, có khi đoán chuyện thật lớn hay thật nhỏ, chính là tượng của bát tự mà ra. Tất cả mọi người biết sáu hào có thể lấy tượng, như Càn là Thiên, là Cha, Khôn là Mẹ, vân vân, kỳ thật bát tự cũng là dùng tượng, mặc dù bát tự tìm ra tượng cũng tương đối khó khăn, nhưng lại đặc biệt trọng yếu.

Đầu tiên chúng ta nên nói cho rõ ràng. Tượng là cái gì? Tượng chính là đem ký hiệu can chi biến thành một thực tế gì đó, đem ký hiệu can chi hòa vào sự kiện thực tế từ cuộc sống, vật phẩm thực tế, nhân vật thực tế mà đối ứng. Có hơi khó khăn, nhưng manh sư có thể làm được điểm ấy, bọn họ chủ yếu có vài loại công cụ để tìm ra Tượng như sau.

3)1) Can chi nhật chủ là Tượng. Thí dụ như Bính hỏa, loại tượng này có thể là Thái dương hỏa, là truyền thông, là văn hóa, đây là can chi nhật chủ mang một Tượng rõ rồi.

3)2) Thông qua quan hệ hình xung hóa hợp mà định Tượng. Tỷ như mỗi một can chi coi như là chiều nằm ngang, nó là đại biểu mỗi một Tượng là một chiều nằm ngang, các can chi khác là chiều thẳng đứng, bây giờ đầu tiên tượng của can chi dù cho ở tọa độ nào, quan hệ hình xung hóa hợp coi như là tượng bất đồng. Như vậy, thông qua hình xung hóa hợp của can chi là thấy được Tượng, hơn nữa khẳng định được đại biểu cái này, mà không phải đại biểu cái khác, đây là một loại định tượng. Manh sư thông qua vài loại biện pháp như vậy, tức là thông qua quan hệ của can chi để định Tượng.

3)3) Nguyên lý sắp đặt can chi cũng là một loại nguyên lý định tượng. Sắp đặt can chi là thế nào? Tỷ như thiên can là Bính, địa chi là Tị, Bính Tị là một nhà, nếu như Bính không tốt lắm để định tượng, như vậy có thể xem Tị thế nào mà định tượng, tượng của Tị là hướng vào trong, còn tượng của Bính là thoát ra ngoài. Tức là thông qua nguyên lý hỗ hoán can chi, tìm đến mỗi một hàm nghĩa chuẩn xác của can chi. Can chi có thể hỗ hoán (thay đổi vị trí), hỗ đại diện (thay mặt cho nhau), hỗ dụng (cách sử dụng thay đổi cho nhau). Tỷ như mệnh sau đây:

Nữ:
tân tân kỷ bính
dậu mão sửu tí

Một nữ sĩ mang mệnh đó tới hỏi ta, cô ta muốn biết về sau người này làm công việc gì? Ta nói cô gái là luật sư, nhưng lại không phải luật sư cỡ thường. Nó nói đúng, đích thị là con gái của bà ta có tính chất thật lớn, vì bây giờ nó đang học pháp luật, hệ thạc sĩ. Như vậy trong bát tự làm như thế nào mà biết nó là luật sư? Đầu tiên xem Tân kim là thực thần. Thực thần có nghĩa gì?

Thực thần có thể là thầy giáo, cũng có thể là thầy thuốc, nhưng Mão Dậu xung, mục đích của thực thần là phi thường—nó muốn đi chế quan (ất trong mão là thất sát cũng gọi là quan nói chung), đó là biểu hiện hàm nghĩa của thực thần rồi. Có người sẽ nói, thực thần chế quan có thể làm quan, tại sao cô ta sẽ là luật sư đây? Cũng nên xem thực thần là từ đâu tới. Dưới nhật chủ là Sửu, Sửu là thực thần khố (mộ của Kim), tự nhiên là thực thần từ Sửu mà đến (trong Sửu có Tân kim). Dưới thân là khố thì thấy là nó có rất nhiều vật dụng vậy (khố là kho tàng chứa đủ thứ), vậy nên có thể cho rằng loại tượng này là pháp luật văn thư, pháp luật văn kiện ..., những thứ này để làm gì đây? Đương nhiên là chế quan, đại diện cho sự biện hộ, chính là dụng những điều luật để thuyết phục quan của ta. Vậy tại sao chính cô ta không làm quan? Bởi vì thực thần quá nặng rồi, thực thần là tự do, thực thần quá nặng thì đích thị là người yêu thích tự do, không có khả năng chịu bó buộc, hơn nữa Tí Sửu hợp lại, đó là thực thần khố hợp tài, nói rằng nó nên thông qua thủ đoạn của thực thần mà kiếm tiền, chỉ cần có tiền, là có thể biện hộ một phạm nhân. Cuối cùng là vì mục đích kiếm tiền sẽ không đi làm quan, mà vẫn có thể dùng công pháp để làm việc.

Nếu có người hỏi: Công việc hợp pháp cùng công pháp chính là ai đây? Vậy đáp án chỉ có thể là luật sư. Nhật chủ chính là tọa trên khố, hay là nói văn phòng của luật sư, nên không phải chỉ là hành nghề luật sư đơn thuần, vì Sửu khố có thể là tượng của xí nghiệp, tọa dưới nhật chủ là xí nghiệp của chính mình. Làm pháp luật mà lại là tư nhân xí nghiệp, chỉ có thể là văn phòng luật sư. Thông qua quan hệ cơ bản trên nên có thể định nghề nghiệp của cô gái.

Ngoài ra, manh sư còn nói dụng lục thân một cách linh động. Tỷ như nói Tài là Cha, bát tự không có Tài thì Cha ở đâu đây? Ấn là Mẹ, bát tự không có Ấn thì thấy Mẹ ở đâu? Cho nên phải có linh hoạt. Dụng linh hoạt cũng là căn cứ định tượng, là nguyên tắc của chính mình.

(chú thích của tyty: trong thí dụ có giờ bính tí là sai, thiệt ra phải là giờ giáp tí, hic!, chắc là nguyên bản đáng máy lầm...)

descriptionGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)  EmptyRe: Giới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)

more_horiz
Nói về các trụ
Phái manh sư này khi xét các trụ rất trọng. Trong từng trụ bao hàm rất nhiều tin tức. Manh Phái cho rằng xét cung vị là việc chính, đặc biệt xem lục thân lại càng xét trụ là chính, các thần sát là phụ. Thêm nữa xét cung là để luận Tân Chủ Thể Dụng (Khách, Chủ, Thể, Dụng), cho nên rất cẩn thận giải thích cung vị, phần nhiều coi địa phương cũng toàn là từ các trụ.

1) Lục thân ở các trụ
năm: ông bà, cha mẹ
tháng: cha mẹ
ngày: chính mình, vợ chồng
giờ: con, cháu

Cung cha mẹ vừa có thể ở trụ năm lại có thể ở trụ tháng, trụ năm là ông bà tổ tiên, trụ tháng đại biểu anh em, can trụ ngày là chính mình, chi trụ ngày là vợ hay chồng, trụ giờ là con cái, cũng có thể là cháu chắt. Xem lục thân nhất định phải lấy cung vị là việc chính, thần sát là phụ. Tầm quan trọng của Lục thân theo từng trụ là: Nhật chi- can trụ giờ- chi trụ giờ - can tháng – chi tháng – trụ năm

Như: trụ năm hỉ dụng đắc lực là nhật chủ xuất thân trong gia đình tốt, tổ tiên từng có người vinh quang, nếu bị trụ tháng xung khắc, thì tổ tiên ông bà bị phá sản, suy sụp; đó là thông tin của nhiều người trước mình.

Nếu dụng thần ở trụ tháng đắc lực, thì chính mình có thể được bao che ấm thân, có thể thừa kế sản nghiệp cha mẹ, nếu bị trụ ngày xung khắc, thì đại biểu cho chuyện ly hương xứ sở, anh em ít hay không được hòa hợp nhau.

Trụ ngày có dụng, vợ hay chồng hiền lành quý hiển, tuổi trung niên có thể lập nghiệp, nếu bị khắc phá hoặc hóa hợp thì là kị, đại biểu tốt mà không lâu bền, hôn nhân nửa đường đứt gánh, hay là tái giá.

Trụ giờ có dụng thì con cháu là người giỏi, hiếu thảo với mình, bị xung khắc thì có tốt cũng không lâu hoặc rời xa mình, nếu trụ giờ là kị, thì con cái bất hiếu, hay là không có con cháu, về già cô độc.

2) Cơ thể
năm: đùi, chân
tháng: chân, tay, sống lưng
ngày: ngũ tạng (tim, gan, lá lách, phổi, thận), lục phủ (bao tử, mật, bàng quang, ruột non, ruột già, tam tiêu)
giờ: đầu, mặt, tay, ngũ quan (tai, mắt, miệng, mũi, tim), cơ quan sinh dục

Trong một bát tự, trừ can ngày là nhật chủ ra, chi của can ngày là trọng yếu nhất, vì nó đại biểu ngũ tạng lục phủ của mình, tính tình bản lĩnh cũng là ở đây mà ra; nguyệt lệnh là đề cương, đại biểu cho người là tứ chi, cột sống; trụ giờ đại biểu gia đình trao đổi với thế giới bên ngoài, đại biểu cho người là đầu, mặt, tay, ngũ quan, vân vân; trụ năm là đại biểu các việc thứ yếu, đại biểu cho người là chân.

3) Nơi chốn ăn ở
Trụ giờ là nơi đang ở, trụ năm là phương xa, tháng là quê hương của cha mẹ, chi tháng là nhà cha mẹ. Thí dụ như muốn xem ra nước ngoài, phải coi trụ giờ và trụ năm; xuất xa nhà cũng xem hai đầu trụ như vậy. Nếu muốn xem ra khỏi nhà thì tốt hay là ở lại nhà tốt thì phải xét: Dụng thần nếu mà ở địa chi, thì tốt nhất không nên đi ra ngoài, dụng thần mà ở hai trụ năm và giờ thì khẳng định xuất ra khoỉ nhà là được. Nếu mà chi tháng xung chi ngày, khẳng định là nên li hương rời quê cha đất tổ; chi của tháng và ngày chi hợp lại, thì lại không nên ly khai. Tháng là quê cha, trụ ngày mà hợp trụ tháng, ấy là khẳng định người cùng quê hay là cùng trường, cùng nơi làm việc, vân vân...

4) Linh tinh
Chi ngày là căn gốc của nhật chủ, đại biểu nhà hay phòng ở của nhật chủ; trụ giờ là nơi đang ở, cũng là đại biểu xe cộ. Mua nhà ở nhất định phải xem chi của ngày; có bao nhiêu nhà, cũng sẽ tìm thấy ở chi ngày. Thí dụ như ngày là Dần, thấy có xuất hiện 1 Mão, đây là gia đình có 2 nơi ở, hoặc là xuất hiện thêm 1 Dần, cũng đều tính như vậy, vì phương diện này nảy sinh quan hệ mà địa chi của ngày chính là nhà của mình. Như vậy lúc nào mua nhà thật là tốt hay là bị phá hư, cũng đều là xem trụ ngày. Nếu mua xe cộ thì xem trụ giờ, mệnh tướng mà đặc biệt phú quý thì khẳng định mua xe xịn, mệnh tướng bình thường thì có thể chính là chỉ mua được xe đạp! Tóm lại đều là lấy giờ mà xem. Nếu đã đánh mất xe, vậy khẳng định là trụ giờ xảy ra vấn đề. Nhưng đó là khái niệm tương đối mà thôi, nếu như là người rất có tiền mà mất xe đạp, đối với hắn dĩ nhiên không quan trọng cho lắm, nên không nhất định có thể nhìn ra. Nếu là người bình thường mà mất xe đạp, thì lại là chuyện lớn. Khi trụ giờ xảy ra quan hệ thì có thể nhìn ra.

5) Thời gian
Từ năm trở đi là tính thời gian một người từ lúc trẻ đến già. Đương nhiên nói như vậy chỉ là trình tự thời gian cụ thể không rõ ràng. Đồng thời 1 trụ lại có năm tuổi nhỏ hay tuổi lớn, có người tìm vợ ở tuổi thật nhỏ, hoặc là già hơn, làm sao thấy được đây? Lấy năm là tuổi lớn, lấy thời là tuổi nhỏ. Thí dụ:

Nữ:
Nhâm Quý Tân Kỷ
Dần Sửu Hợi Hợi

Đại vận: Nhâm Tí, Tân Hợi, Canh Tuất, Kỷ Dậu, Mậu Thân, Đinh Mùi, Bính Ngọ

Năm Quý Dậu cô ta tìm Hạ sư phụ mà hỏi sao chưa có chồng. Hạ sư phụ đóan cha mẹ cô ta đã ly dị, mẹ tái giá nên theo mẹ, hôn nhân chưa có động, nhưng sẽ lấy 1 ông chồng lớn hơn 60 tuổi và ông này ở cách đó 6000 dặm sẽ đến tìm. Sau đó quả nhiên có 1 ông già 86 tuổi (hích!) từ Đài Loan tìm đến. Đây là tại vì phu cung Hợi hợp năm Dần, là hợp phương xa; lớn hơn 60 tuổi là theo khẩu quyết của manh sư: “Nữ phạm thương quan có hôn nhân trắc trở không lường.” Đối tượng kết hôn lớn tuổi hay nhỏ tuổi cũng không bình thường; bởi vì xét thương quan này theo đạo lý, không giống với cách truyền thống, nó hợp với trụ năm cho nên sẽ tìm một ông già. Tại sao lại có con số 60 tuổi? Đó là lấy số sinh thành mà nói, thủy là số 6.

Nam:
Ất Canh Tân Nhâm
Tị Thìn Mão Thìn

Đại vận: Kỷ Mão, Mậu Dần, Đinh Sửu, Bính Tí, Ất Hợi

Một ông quan tìm Hác tiên sinh xem lúc nào mình có 30 vạn tiền vốn lưu động, Hác tiên sinh đoán hắn có thể quản lý cả 3000 vạn tiền (30 triệu), cả đời hắn lúc nào cũng quan tâm đến tiền. Bởi vì Mộc là tài, Mộc là số 3, bắt đầu là chính mình có tiền, có 30 vạn. Sau lại làm quan, kiểm soát 3000 vạn vì chức vụ của hắn là giám đốc điều hành hành chính tỉnh. Đó là lại nhờ con số sinh thành mà xem ra.

Tóm lại, manh sư phái chú trọng nghiên cứu phối trí nguyên cục của bát tự. Cả hệ thống mệnh lý sau đó được nhìn thấy đơn giản hơn.

descriptionGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)  EmptyRe: Giới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)

more_horiz
Các loại hình kết cấu
Tại sao hệ thống Manh Phái từ bỏ lý luận dụng thần theo truyền thống? Bởi vì hệ thống dụng thần truyền thống không chắc chắn, không chính xác. Căn bản là vì không có khái niệm dụng thần, cho nên không cần định nghĩa nó. Một bát tự muốn nói lên điều gì chính là muốn biểu đạt một chuyện nào đó, điều này có thể dùng khái niệm Tân Chủ (Khách và Chủ) mà giải thích. Thí dụ như uống nước, ta lấy tay cầm cái chén uống nước, uống được là thành công rồi, như vậy rốt cuộc tay ta là dụng thần hay nước là dụng thần? Đối với manh sư không phải là vấn đề, bởi vì đó chỉ là thuyết minh một quá trình.

Lại thí dụ như trong bát tự, ta là Tị, Thân là tài, Tị Thân hợp lại, tới lúc có tiền, thì Tị là dụng thần hay Thân là dụng thần? Bình thường chúng ta xem Thân là kị thần, nhưng mà đây là tài mà ta muốn có, làm sao có thể cho là kị thần? Cho nên vì thế mà mệnh lý truyền thống không thể giải thích rõ ràng lý luận về kị thần. Nếu mà đã không rõ ràng thì chúng ta vứt nó đi! Ta tìm một khái niệm khác để thay thế nó, gọi là Chế thần. Mà chúng ta chỉ cần giải thích, hiểu ý nghĩa của các đại diện là được rồi, không cần lúc nào cũng phải phân rõ dụng thần và kị thần. Hệ thống Manh phái sử dụng là ở Thể mà nói, là giảng về khái niệm, chuyện gì xảy ra. Phía dưới đây ta sẽ tổng kết hệ thống manh sư qua một ít kết cấu loại hình cơ bản.

1) Kết cấu “khứ dụng”
Loại kết cấu này chiếm đại đa số bát tự, ước chừng có 40%. Như thí dụ chuyện uống nước, chính là ta có được những gì ta muốn, tức là dùng Chủ khứ bỏ Khách. Thông qua việc khứ bỏ nó mà đạt được nó, gọi là “khứ dụng đắc dụng” . Loại này có thể là “Thương quan khứ quan cách”, “tỉ kiếp khứ tài cách”, “thực thần chế sát cách”, “khứ ấn đắc quyền cách”…

Nam:
Bính Tân Đinh Nhâm (giờ Nhâm thì sai, Canh mới đúng)
Ngọ Mão Mão Tí
Đại vận:
Nhâm Thìn, Quý Tị, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu

Bát tự này hỏa vượng, Bính Tân hợp lại có ý là khứ kim (Tài), Bính ở trên Ngọ, Ngọ là Đinh hỏa Lộc, Đinh hỏa thông qua Lộc khứ kim nhưng chính là dụng được kim. Mệnh phát tài, nhưng trụ giờ thủy là bệnh. Đến Ngọ vận, Ngọ xung khứ Tí thủy, chế khứ được bệnh nên vận này phát tài.

Nam:
Bính Tân Đinh Bính
Ngọ Mão Mão Ngọ

Đại vận: Nhâm Thìn, Quý Tị, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu

Bát tự này tương tự như trên nhưng khác giờ , cũng là khứ kim, nhưng Ngọ vận lại không phát tài lớn, tại sao? Đây là bởi vì mệnh cục này có hỏa quá vượng, gặp đại vận Ngọ thiếu hiệu nghiệm (khứ), nên tác dụng không lớn. Hắn ở Ngọ vận chỉ phát tài ở hai năm: năm Canh Thìn được 1000 vạn; năm Tân Tị được 4000 vạn. Đây là vận dụng nguyên lý “tặc bộ thần” (ăn trộm và cảnh sát): Lấy mộc hỏa làm bộ thần (cảnh sát), kim thủy là tặc thần (ăn trộm). Nguyên cục có bộ thần vượng thì rất thích đại vận lưu niên xuất hiện tặc thần. Theo đạo lý này, năm Giáp Thân của hắn cũng có thể không sai. Mặt khác, Bính hỏa trong cục chế Tân kim mà Bính hỏa là Kiếp tài, cho nên chính là tượng hợp hỏa cầu tài. Hắn được tài rất dễ dàng, đó là tượng thiên can hợp nhau, bởi vì Kiếp tài thay hắn lấy tài, nên hắn không cần phí sức gì cả. Bát tự trên không giống vì giờ Nhâm Tí (giờ Canh Tí mới đúng) là bệnh, đến Ngọ vận là vừa lúc xung ứng ra nên phát tài lớn.

Nam:
Đinh Nhâm Đinh Tân
Mùi Tí Tị Hợi

Đại vận: Tân Hợi, Canh Tuất, Kỉ Dậu, Mậu Thân, Đinh Mùi, Bính Ngọ

Bát tự này thủy hỏa giao chiến, không có Ấn hóa Sát. Đinh hợp Nhâm là hợp quan, mà quan là chức vụ. Nhâm thủy tự nguyên nghĩa đầu tiên là có đơn vị, có công việc, có chức vụ, nhưng địa chi Tị Hợi xung nhau, đơn vị, công việc, chức vụ sẽ không còn. Do hắn ở đơn vị bất hòa với lãnh đạo, sau lại làm một trận ầm ĩ cùng lãnh đạo, rồi phẫn chí từ chức, đó chính là bởi vì trụ có tượng xung quan. Tí Mùi hại, Tị Hợi xung, mất luôn công tác! Kỷ Dậu vận, Tị Dậu bán hợp, bản thân sẽ tìm cách kiếm tiền. Vì không còn tiền của, cho nên hắn phải lao lực cầu tài. Ở Mậu Thân vận thì thiệt ra Mậu không tốt, vì Mậu là Thương quan, cũng là cướp tài, tức là dùng thủ đoạn kiếm tiền. Đại biểu của tài hư thấu (địa chi Thân), quá nhẹ nên không tỏ rõ lòng ham muốn, cho nên Mậu vận không phát tài lớn, nhưng Thân là tài nên còn có thể kiếm tiền. Đại vận tài là Khách, tức là tài ở bên ngoài tìm đến ta. Do Tị Thân hợp nhau, thông qua nhật chủ nên bản thân kiếm được tiền; vận Đinh Mùi cũng có thể phát tài vì vận chế ngự được Kim Thủy (trụ giờ Tân Hợi).

(những chữ trong ngoặc là tyty chú thích!)

descriptionGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)  EmptyRe: Giới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)

more_horiz
Nam:
Đinh Nhâm Đinh Bính
Mùi Tí Tị Ngọ

Đại vận: Tân Hợi, Canh Tuất, Kỷ Dậu, Mậu Thân, Đinh Mùi, Bính Ngọ

Bát tự này chỉ khác bát tự trên ở trụ giờ, nhưng mệnh này thì có công việc, ông này dạy và nghiên cứu tại trường đại học, bởi vì Tị và Ngọ không xung. Hai ví dụ đều là kết cấu khứ dụng, đều là muốn khứ kim thủy.

Nữ:
Kỷ Mậu Nhâm Quý
Dậu Thìn Thân Mão

Đại vận: Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất

Bát tự này đầu tiên xem thấy có Mão Thân ám hợp (Canh Ất tàng ám hợp), bát tự không có tài nên lấy thương quan làm tài. Mão Thân hợp là Chủ chế khứ Khách, kết cấu khứ dụng, chính là khứ Mão mộc thương quan, bởi vậy ở vận Mùi gặp Mão Mùi hội cục là đúng lúc phát tài. Trong mệnh cục quan sát (Mậu Kỷ) là đại biểu của công việc. Nhưng Mậu Quý hợp, Mậu tọa Thìn lại bị Dậu hợp, là quan sát bị người khác hợp, tức là không có công việc, không có đơn vị làm việc, cho nên nhân tiện có Mão Thân ám hợp là chính mình mở công ty mà kiếm tiền.

Đây là tướng mệnh rất giàu có, bởi vì trong nguyên cục thủy quá nặng, Mậu thổ không kiểm soát được thủy, trung tâm bát tự chính là Mão Thân hợp, hai chữ này xuất hiện lúc nào cũng phát tài. Năm Mão, năm Thân nào đều cũng phát tài, vận Mùi hội là Mộc cục vượng, phát được còn lớn hơn nữa, nhưng năm Dậu thì không tốt. Ở vận Canh Ngọ, Canh là Thân xuất hiện rồi không sai, nhưng Ngọ không tốt, buôn bán được rất nhiều tiền mà phá vỡ cũng không ít. Vì vậy trong bát tự có tượng Mão Thìn hại nhau là có bệnh.

Bệnh nặng này nằm ở Thìn thổ. Thìn thổ và cung phu thê gần nhau và quan sát là chồng của nữ mệnh. Trong mệnh có quan sát hỗn tạp, hôn nhân là một vấn đề lớn, ứng ra thì bà ta có tới 3 chồng! Trụ Kỷ dậu có thể coi như là chồng thứ nhất. Dậu hợp Thìn, Thìn Thân lại bán hợp thủy tiết tài của bà ta. Trên thực tế ông chồng thứ nhất này thích cờ bạc và một lần thua bài hơn 1 triệu! Bà ta phải trả dùm! Người thứ hai thì xem Thìn thổ, mặc dù ông này không đánh bạc, nhưng ngoại trừ tiêu tiền của vợ còn làm cho bà ta tức giận nên năm Giáp Thân chia tay nhau. Ở phương diện hôn nhân thì bà ta đặc biệt thống khổ, đó là trong mệnh tướng hôn nhân không tốt, không có cách nào giải thích khác. Năm Quý Dậu bị chồng phá của là do Dậu hợp Thìn nên bị động, Thìn còn hại Mão nên phá tài.

Mặt khác thì bà này buôn bán kiếm được rất nhiều tiền. Công việc là làm cho phòng địa ốc, phát triển nhà ở cho thuê ở mặt tiền. Đây là bởi vì Mão tài ở trụ giờ mà trụ giờ thì tượng trưng cho nhà ở. Bà ta có vài công ty, nhưng vì không biết lý số nên đặt tên 1 công ty là "Trung Thìn". Nhưng trong bát tự Thìn thổ vốn là bệnh, mà đặt tên là “Thìn” nên cứ đến lúc nổi lên chữ Thìn thì công ty không kiếm ra được một xu!

Nam:
Nhâm Quý Kỷ Kỷ
Dần Sửu Mùi Tị

Đại vận: Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi

Sửu Mùi xung, trong Sửu có tài mà tài là nguyên thần, xung tức là quản chế và mở khố (Sửu là mộ của Kim). Dần Sửu ám hợp (Giáp Kỷ tàng ám hợp) cũng là chế, tất cả đều là chế kim thủy trong Sửu. Thủy là tài, kim là nguyên thần của thủy. Nhưng tài nhiều hơn (Nhâm Quý), nó quản chế trụ nguyên thần lợi hại hơn. Kim Thủy một nhà (Quý Tân trong Sửu), quản chế Sửu chính là chế tài, tướng mệnh là phát tài.

Lại thí dụ như mệnh của Áo Na Tây Tư (Aristoteles Onassis) có bát tự là Ất Tị, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, Canh Ngọ. Đó cũng là chế khứ nguyên thần của tài, nguyệt lệnh tài bị chế sạch sẽ rồi cho nên trở thành người giàu nhất thế giới.

Lý Gia Thành ( Mậu Thìn, Kỷ Mùi, Canh Ngọ, Đinh Hợi) cũng giống vậy: thủy mộc hợp nhau (Hợi hợp Mùi), nhưng hỏa vây quanh trụ thủy, hút khô thủy, thủy bị khứ, mộc tự nhiên cũng bị khứ theo. Chế khứ tài và nguyên thần của tài tức là mệnh đại phú. Nhưng mệnh này chế không sạch sẽ, bởi vì thủy bị cạn khô, bất quá chỉ là rất giàu có. Vì đáng tiếc là vận Bính Thìn phá hủy cả. Đó là vì dụng hỏa khứ kim thủy, nhưng vận Bính Thìn thì hỏa hư thấu không có tác dụng. Thìn vừa là thấp thổ hối hỏa (đất ướt làm lửa không cháy), Sửu nhập vào Thìn khố, bị bảo vệ đến nên chế không được. Đại vận này bị phá sản còn không nói mà là còn phải vô tù. (thiệt ra là vận Bính Dần!)

Kết quả là ông ta ở lao tù nửa tháng. Mặc dù chính ông là người trí thức, chú của ông là chánh án, hơn nữa ông có lý giải nhưng vẫn thua kiện. Cũng nên nói là mệnh tướng không thể sửa đổi. Ta không tin người có thể cải mệnh. Chỉ cần vận thay đổi là tốt rồi. Ông này vừa đến vận Đinh, năm thứ nhất Đinh Sửu thì lại phát tài, đến bây giờ cũng rất tốt. (thiệt ra là vận Đinh Mão, năm thứ nhất là Ất Dậu!)

Đến Kỷ Mùi vận trở thành một tỷ phú. Chính là chỉ do vận Thìn bất hảo. (thiệt tình chỉ thấy có vận Kỉ Tị, hích! chắc có gì sai nhưng chịu, không tìm ra được!)

Loại kết cấu khứ dụng thì tài quan có thể khứ, thương thực có thể khứ, ấn cũng có thể khứ, tỉ kiên kiếp tài cũng vậy, nhưng với điều kiện: Không thể khứ hết căn gốc của chủ vị thì mệnh không thọ lâu. Thí dụ:

Nữ:
Nhâm Tân Đinh Tân
Tí Hợi Tỵ Hợi

Đại vận: Canh Tuất, Kỷ Dậu, Mậu Thân

Thủy khứ hỏa (Tỵ Hợi xung), nhưng hỏa này lại không được khứ sạch sẽ, vì Đinh thông căn ở Tỵ, nên mệnh người này đoản thọ. Năm 1996 Bính Tý bị bệnh bạch cầu, mùa hè 1997 Đinh Sửu thì chết.

(Cái câu này : "Không thể khứ hết căn gốc của chủ vị thì mệnh không thọ lâu" tyty nghĩ câu này quan trọng nên có thể dịch kô chuẩn xác cho lắm, nên chép lại nguyên văn, có sư huynh nào rảnh thì coi lại dùm: 去用结构中,财官可以 去,伤食可以去,印可 以去,比肩劫财都可 以去,但有个条 件:主位的,连根 的不能去,去了 就坏了,这个人 就死了。)

descriptionGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)  EmptyRe: Giới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)

more_horiz
Mặt khác, can chi Nhâm Thân, Ất Hợi cũng không thể khứ; hoặc Ất Mão, Giáp Dần là cây cỏ liền căn, nếu như là tử mộc, hoặc căn của hoạt mộc có sạn thì xong đời rồi. Đó là nói trụ ngày, biểu hiện của nguyên cục.

Nam:
Quý giáp mậu giáp
dậu dần thìn dần

Trụ ngày Mậu Thìn thì lại khác, vì Mậu thổ không liền căn. (Mậu thổ thấy thủy không gọi là liền căn, giống như Mậu Tí, Mậu Thân).

Nam:
Đinh quý tân đinh
mùi mão mão dậu

Nhìn là thấy trụ ngày không có liền căn (trong Mão không có Tân), Tân Mão lại gặp phiền toái, vì Mão xung Dậu. Mão vượng là tượng vợ mạnh mẽ.

2) Kết cấu "Hóa Dụng"
Quan Sát nhiều thì dụng Ấn để hóa (Ấn tiết khí Quan Sát), Ấn lại sinh thân, tức là chuyển hóa lực lượng hung của Quan Sát thành dụng cho chính mình. Loại kết cấu này ít có, gọi là “Sát Ấn cách”, “Quan Ấn cách”.

Nam:
Nhâm bính mậu ất
dần ngọ dần mão

Đại vận:
Đinh mậu kỷ canh tân
mùi thân dậu tuất hợi

Quan Sát tương đối khá nhiều, nên cần dụng Ấn, tức dụng trụ tháng Bính Ngọ tiết Mộc, Ấn lại sinh thân. Kết cấu của tứ trụ do đó là tiết Quan Sát sinh cho mình, đó là hóa Sát cho ta điều sở dụng. Mệnh này là mệnh làm quan. Nhưng trụ giờ có quan tinh Ất, Ất này hóa không được, lại kề sát thân khắc nhật chủ, đó là một tật xấu (bệnh của trụ).
Vận Kỷ Dậu, Dậu xung Mão có thể bắt đầu thăng quan.
Vận Canh Tuất, Ất Canh hợp, Mão Tuất hợp, bệnh của tứ trụ được giải quyết.
Nhưng đến vận Tân Hợi, Hợi Mão hội tụ vượng khắc thân, nên không còn làm quan, Dần lại hợp Hợi, khứ mất sinh ý, lúc này thì dụng Tài Nhâm thủy của trụ năm.

3) Kết cấu "Tiết dụng sanh dụng"
Loại kết cấu này cũng không nhiều lắm và có hai loại: Một loại là “Thương Thực sinh Tài”, có hiệu quả sinh nổi bật; một loại là “Dụng nhật chủ tiết tú”.

Nam:
Nhâm quý nhâm nhâm
dần mão tí dần

Đại vận:
Giáp ất bính đinh mậu kỷ canh
thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất

Đây là kết cấu tiết dụng, tức là nhật chủ tiết khí cho thực thần. Thực thần (Giáp) tàng Tài (trong Dần có Bính là thiên tài) có thể chuyển hóa thành Tài, cho nên đến tài vận sẽ đặc biệt tốt. Nội thực thần thành cách (tàng trong chi mà không lộ thiên can gọi là Nội) là xí nghiệp của gia đình, nguyên lai chính là chủ tịch của xí nghiệp.

Vận Bính Ngọ là vận Tài rất tốt. Trong cục có nhiều Nhâm thủy, hễ vượng thì thích tiết khí, nếu ít thì sẽ không thể tiết.

Vận Đinh Mùi làm cho chính phủ, không làm ở xí nghiệp nữa, vì tới vận nảy sinh ra chuyện thế này: vốn là vận Đinh Mùi có Tí Mùi hại nhau là không tốt, nhưng Đinh Mùi chính lại là tượng rất tốt, vì Nhâm hợp Đinh biểu kì Đinh là sở dụng cho ta, tức là ta đi khống chế nó trở thành một bộ phận của ta, mà Mùi cũng chính là Đinh (trong Mùi có Đinh hỏa), chẳng khác gì nhật chủ bắt được Mùi. Mùi là quan tinh (Kỉ là Quan của Nhâm), cho nên lên làm quan viên chính phủ.

Làm quan viên chính phủ là thế nào? Mùi chính là khố của Thực Thương (Giáp mộ ở Mùi), Thực Thương sinh Tài, chính là xí nghiệp, nội Thực thần là chủ xí nghiệp. Ngọ vận quản lý chính xí nghiệp của mình, tới Mùi vận là gặp khố của xí nghiệp, nghĩa là quản lý rất nhiều xí nghiệp, cho nên quan này chính là quản lý xí nghiệp của nhà nước, chức vị là Cục trưởng.

Vận Mậu Thân còn lợi hại hơn, vì trong bát tự có Mão mộc vốn là bệnh (ý nói Tí Mão hình nhau). Thủy sinh Mộc Thực thần (Nhâm sinh Giáp), còn Mão mộc thì không sinh tài (ý nói Ất không sinh Bính). Vận Mậu Thân thì thiên can Mậu hợp thiên can Quý (trụ tháng), chi Mão (trụ tháng) hợp Thân, tức là nguyệt lệnh hợp kị, Dần xung Thân, Dần mộc bị động, mà Thân là Ấn, sinh cho chính mình, vì thế lên chức quan viên chính phủ.

4) Kết cấu "Hợp Dụng"
Nhật chủ hoặc chi chủ vị là Lộc, Ấn tham hợp, ý muốn lấy sở dụng cho chính mình. Nhật chủ hợp, một là hợp Tài, hai là hợp Quan, và có loại nhật chi hợp (Lục hợp), các loại này lúc hợp coi như Dụng, gọi là “hợp dụng”. Hợp dụng là một loại Hình, nếu như hợp mà phá hủy, tức là bát tự bị phá hủy, thế nhưng đã gọi là hợp thì nhất định ý là muốn dụng. Dụng được hay không phải xem sắp đặt của mệnh cục, căn cứ tình huống cùng ý tứ của bát tự mà xác định.

Chú ý: Hợp Tài là cần phải xem thân cường hay thân nhược. Chỉ có hợp tài mới nói đến thân cường thân nhược. Tại sao có lý luận này? Vì “Hợp Tài” là tượng giống như lưng đeo một bao quần áo đầy, vì thế thân cường có thể thắng tài, thân nhược sẽ không có thể thắng tài. Cụ thể là vài loại tình huống dưới đây:

A- Thân vượng tài vượng: phát đại tài
B- Thân nhược tài vượng: nếu hợp tài thì khẳng định là người nghèo !
C- Thân vượng tài nhược: chỉ là người bình thường mà thôi, nhưng nếu tài quá nhược cũng có thể phát đại tài
D- Thân nhược tài nhược: cũng có tài, nhưng sẽ không có đại tài, chỉ là không hề thiếu ăn uống mà thôi

Vương Hổ Ứng:
Nhâm tân giáp kỷ
dần hợi tuất tị

Đại vận:
Nhâm quý giáp ất bính đinh
tí sửu dần mão thìn tị

Mệnh là thân vượng tài vượng, hợp tài thì giàu có (Giáp Kỷ hợp), nguyên cục chính là phú mệnh. Nhưng thời trẻ không tốt lắm, hậu vận tốt hơn, bởi vì trong bát tự có một bệnh, mà bệnh này sẽ được giải quyết vào hậu vận. Bệnh đó chính là Tuất. Tị hỏa nhập vào khố Tuất, phá hư tác dụng, nên không sinh ra tài. Vận Ất Mão, gặp thêm lưu niên Mão, Mão hợp trụ Tuất, bắt đầu phát tài. Vận Bính Thìn càng phát, vì Thìn Tuất xung, đó là xung khố, Tị không nhập khố, cho nên phát tài.

Nam:
Nhâm quý mậu bính
thìn mão thìn thìn

Đại vận:
Giáp ất bính đinh mậu kỷ canh
thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất

Nhật chủ hợp tài (Mậu Quý hợp), thân nhược, thấp thổ không cách nào giúp thân, Thìn lại quá nhiều đâm ra vô dụng. Lại xem Tài có nặng hay không: Nhìn Tài dường như có cố gắng nhiều (có Nhâm), nhưng hợp Tài mà Tài hư thấu, nên cũng có phát tài, nhưng sẽ không phát đại tài. Mấy chục vạn thì có, bởi vì hắn hợp tài hư thấu, có thể động một ít.
Đến vận Mậu Thân, Mậu đến tức là thân muốn đi kiếm tiền. Tài phát ra ở Thìn (khố của Bính và Mậu), nhưng trong nguyên cục Thìn khố không xung, phải chờ đại vận đến thông qua chính cố gắng của mình (Mậu thổ là chính mình), cho nên vừa đến Thân vận là phát tài.

Người này phát tài rất có chú ý, vì chung quanh hắn tất cả đều là ức vạn phú ông (Thìn là tài khố, trong mệnh cục có nhiều khố), hắn làm kế sách cho nhà giàu hoặc cho xí nghiệp, hoặc đem đồ cổ bán cho họ, rút túi tiền đại phú ông cũng đủ hắn dùng rồi. Trăm vạn không nhất định có, nhưng đại khái mấy chục vạn. Mệnh tướng chính là như vậy, đại vận đến sẽ không được nhiều tiền, nhưng vẫn đủ dùng.

Nam:
Kỷ đinh canh kỷ
dậu mão tuất mão

Nhật chi hợp tài (Tuất Mão hợp), hai Tài hợp thân, chính là mệnh phú. Mệnh này còn có một đặc điểm: Có hai vợ, vì 2 Tài đều hợp thê cung, hai vợ đồng thời tồn tại. Trong đó một vợ là nguyệt lệnh Mão, là bạn học của hắn, nhưng có li hôn, bởi vì Mão Dậu xung, sau đó cũng có ý ly hôn, nhưng hắn không có khả năng li hôn thứ nhì. Tượng đồng học có thể là 2 vợ.

descriptionGiới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)  EmptyRe: Giới thiệu Manh Phái (phái thầy mù)

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết