-kimcuong, 2013-
Thuật ngữ "Cái đầu tiệt cước" này chúng ta tìm thấy cơ bản ở Tích Thiên Tủy do Nhâm Tiết Thiều bình chú. Ngoài ra, Hoàng Đại Lục trong blog của mình thỉnh thoảng vẫn dùng các từ này.
Chính thực ra "Cái đầu tiệt cước" là gì?
Hiểu nôm na là "trên, dưới đều bị chặn". Trong chương 28-Tuế Vận, Nhâm Tiết Thiều giải thích rõ:
Nhật chủ là bản thân ta. Trong cục có hỉ dụng thần là ta có thể sử dụng, vận hạn chính là đến nơi chốn ta sử dụng hỉ dụng thần. Cho nên vận hạn rất là quan trọng. Thiên can không nên bị phản khắc, mà được tương sanh tương phù thì rất tốt. Xét vận và 10 năm trong vận là xét trên dưới phản khắc hay không, tức không nên có cái đầu tiệt cước. Bất luận là cái đầu hay tiệt cước, cát hay hung đều sẽ không ứng nghiệm.
Như vậy là hiểu ý của Nhâm Tiết Thiều nói về XUNG/KHẮC giữa CAN và CHI CÙNG TRỤ.
Dùng ngũ hành mà giải thích thì theo 2 bảng trên thấy rằng:
1- Hai khí đối kháng nhau, như dụng Mộc bị Kim khắc (Giáp Thân > Giáp bị Thân khắc; Tân Mão > Ất trong Mão bị Tân khắc)
2- Thiên can bị tiết khí bởi địa chi, như Mậu Thân > thổ sinh kim
Dùng 12 cung trường sinh thì nhận thấy thiên can toàn tọa địa chi ở Mộc Dục, và từ Suy đến Dưỡng.
Ngoại lệ: Đinh Dậu (Đinh tọa Dậu trường sinh) và Mậu Dần (Mậu tọa Dần trường sinh). Thế nhưng trong 2 cặp can chi này, bản khí xung khắc là chính yếu: Tân kim trong Dậu khắc Đinh, Giáp trong Dần khắc Mậu. Âm khắc âm, dương khắc dương càng mạnh.
Cái đầu tiệt cước vậy không thể luận hoàn toàn xấu, mà còn có thể được giải cứu:
Chúng ta nên đọc kỹ đoạn trên, vì NTT giảng rõ liên quan đến cung trường sinh, căn gốc và đại vận quan trọng nhất ở địa chi.
Một cặp can chi vì thế mà có thể nhìn ra nhiều yếu tố căn bản (căn, gốc, TSTT, xung, khắc...) mà chúng ta sẽ thấy rằng, cuối cùng đều chỉ có một phương thức giải duy nhất. Đó là nhiều cách vận dụng giải thích 1 vấn đề cát hay hung.
Được sửa bởi Admin ngày 22/10/2024, 11:12; sửa lần 1.
Thuật ngữ "Cái đầu tiệt cước" này chúng ta tìm thấy cơ bản ở Tích Thiên Tủy do Nhâm Tiết Thiều bình chú. Ngoài ra, Hoàng Đại Lục trong blog của mình thỉnh thoảng vẫn dùng các từ này.
Chính thực ra "Cái đầu tiệt cước" là gì?
Hiểu nôm na là "trên, dưới đều bị chặn". Trong chương 28-Tuế Vận, Nhâm Tiết Thiều giải thích rõ:
Nhật chủ là bản thân ta. Trong cục có hỉ dụng thần là ta có thể sử dụng, vận hạn chính là đến nơi chốn ta sử dụng hỉ dụng thần. Cho nên vận hạn rất là quan trọng. Thiên can không nên bị phản khắc, mà được tương sanh tương phù thì rất tốt. Xét vận và 10 năm trong vận là xét trên dưới phản khắc hay không, tức không nên có cái đầu tiệt cước. Bất luận là cái đầu hay tiệt cước, cát hay hung đều sẽ không ứng nghiệm.
Như vậy là hiểu ý của Nhâm Tiết Thiều nói về XUNG/KHẮC giữa CAN và CHI CÙNG TRỤ.
Thế nào gọi là cái đầu?
Như hỉ mộc vận mà ngộ canh dần, tân mão;
hỉ hỏa vận mà ngộ nhâm ngọ, quý tị;
hỉ thổ vận mà giáp tuất, giáp thìn, ất sửu, ất mùi;
hỉ kim vận mà ngộ bính thân, đinh dậu;
hỉ thủy vận mà ngộ mậu tý, kỷ hợi.
Thế nào gọi là tiệt cước?
Như hỉ mộc vận mà ngộ giáp thân, ất dậu, ất sửu, ất tị;
hỉ hỏa vận mà ngộ bính tý, đinh sửu, bính thân, đinh hợi;
hỉ thổ vận mà ngộ mậu dần, kỷ mão, mậu tý, mậu thân;
hỉ kim vận mà ngộ canh ngọ, tân hợi, canh dần, tân mão, canh tý;
hỉ thủy vận mà ngộ nhâm dần, quý mão, nhâm ngọ, quý mùi, nhâm thìn, quý tị.
Dùng ngũ hành mà giải thích thì theo 2 bảng trên thấy rằng:
1- Hai khí đối kháng nhau, như dụng Mộc bị Kim khắc (Giáp Thân > Giáp bị Thân khắc; Tân Mão > Ất trong Mão bị Tân khắc)
2- Thiên can bị tiết khí bởi địa chi, như Mậu Thân > thổ sinh kim
Dùng 12 cung trường sinh thì nhận thấy thiên can toàn tọa địa chi ở Mộc Dục, và từ Suy đến Dưỡng.
Ngoại lệ: Đinh Dậu (Đinh tọa Dậu trường sinh) và Mậu Dần (Mậu tọa Dần trường sinh). Thế nhưng trong 2 cặp can chi này, bản khí xung khắc là chính yếu: Tân kim trong Dậu khắc Đinh, Giáp trong Dần khắc Mậu. Âm khắc âm, dương khắc dương càng mạnh.
Cái đầu tiệt cước vậy không thể luận hoàn toàn xấu, mà còn có thể được giải cứu:
CÁI ĐẦU nghĩa là dụng hỉ thần ở địa chi, mà vận quan trọng ở chi, nên cát hung trong vận giảm phân nửa; TIỆT CƯỚC nghĩa là dụng hỉ thần ở thiên can không được địa chi phò trợ, tất trong mười năm toàn là xấu.
Thí dụ như đại vận hỉ Mộc ở địa chi mà gặp Canh Dần - Tân Mão là vận hung. Tuy nhiên Canh, Tân tuyệt ở Dần, Mão nên gọi là Kim vô căn, tuy có hung hiểm mười phần, thì cũng giảm còn một nửa.
Nếu trong nguyên cục có Bính Đinh thấu lộ ở thiên can, ngược lại vừa có thể chế Canh Tân, như vậy lại giảm thêm được hung họa. Hoặc ngộ thái tuế Bính Đinh chế ngự Canh Tân, tất không còn hung.
Xét ở địa chi, Dần Mão thí dụ vốn là cát vận, nhưng vì có Canh Tân cái đầu khắc địa chi, tuy gọi là cát vận, nhưng lợi mười phần giảm còn một nửa. Thế nhưng nếu trong tứ trụ có 1 DẬU kim xung Mão, vậy thì chẳng những không cát lợi, mà ngược lại còn rất hung họa.
Chúng ta nên đọc kỹ đoạn trên, vì NTT giảng rõ liên quan đến cung trường sinh, căn gốc và đại vận quan trọng nhất ở địa chi.
Một cặp can chi vì thế mà có thể nhìn ra nhiều yếu tố căn bản (căn, gốc, TSTT, xung, khắc...) mà chúng ta sẽ thấy rằng, cuối cùng đều chỉ có một phương thức giải duy nhất. Đó là nhiều cách vận dụng giải thích 1 vấn đề cát hay hung.
Được sửa bởi Admin ngày 22/10/2024, 11:12; sửa lần 1.