-kimcuong, 2012-
Tạm giải thích về Mộ/Khố như sau. Hai chữ này thường dùng lẫn lộn, nên các bạn mới tìm hiểu Tử Bình chắc chắn là thắc mắc rất nhiều. Vả lại, hiện thời, các tân phái dùng Mộ và Khố hầu như giống nhau, hoặc ra thí dụ mà không nói rõ xung Mộ hay xung Khố, lại nói chung chung là "Xung Mộ thì tốt", thật sự là khó nắm bắt được mấu chốt vấn đề.
Trong Uyên Hải Tử Bình (Kế Thiện Thiên) có câu "Đăng khoa giáp đệ, quan tinh lâm vô phá chi cung. Nạp túc tấu danh, tài khố cư sanh vượng địa". Tạm dịch là mệnh làm quan vì quan tinh không bị phá hại, nhờ nộp thóc cho vua mà được ban thưởng là vì tài khố ở vào vượng địa. Câu này qua hình ảnh một người dân mang bồ thóc lúa đến tặng vua, vua khoái chí khen thưởng hoặc phong tặng chức tước hàm ý nói rằng người này có "Tài khố" nên khi xuất ra thì phát. KHỐ còn gọi là KHO. (Xuất kho thóc tức là xung khai địa chi và cả thiên can). Tức là nếu người này không chịu mở kho thì không ai biết đến kho của ông ta nhiều ít thế nào, nghĩa bóng là tài năng phải thấu lộ thì người khác mới nhận ra.
"Tài khố" chứ không ai nói "Tài mộ", vì sao? Vì Khố tức là ngũ hành nhập Khố, còn Mộ là nơi thu tàng trở về tuyệt địa của tiết mùa. Cụ thể:
Khố:
THÌN: Thân Tí Thìn, tam hợp Thủy
TUẤT: Dần Ngọ Tuất, tam hợp Hỏa
SỬU: Tị Dậu Sửu, tam hợp Kim
MÙI Hợi Mão Mùi, tam hợp Mộc
Mộ:
THÌN: Dần Mão Thìn, phương đông Mộc
TUẤT: Thân Dậu Tuất, phương tây Kim
SỬU: Hợi Tí Sửu, phương bắc Thủy
MÙI: Tị Ngọ Mùi, phương nam Hỏa
Thí dụ Thìn gọi là KHỐ khi nói đến ngũ hành Thủy (Nhâm đại diện), từ trường sinh ở Thân, sang Tí là đế vượng, đến Thìn là Khố (trong vòng trường sinh gọi là Mộ, vì chữ này dùng chung cho cả mộ khố).
Thìn gọi là MỘ khi nói đến mùa sinh, sinh tiết Thanh Minh là tháng Thìn, nên gọi các thập thần tàng trong Thìn là "nhập mộ".
Uyên Hải Tử Bình và các tài liệu cổ khác đều dùng chữ Khố khi nói đến "xung", bởi vì ý nói là "mở kho mà dùng"; còn nếu "mở mộ" thì có khi là vận tử (chết), như gặp thiên khắc địa xung mà 1 trong 2 chi là mộ.
Lại cần biết về "hữu khí" và "vô khí". Hữu khí là nói về địa chi có thiên can lộ, như ngũ hành có Khố, vô khí là có địa chi không lộ thiên can, nếu là mộ thì gọi nhập vào mộ. Theo hình thái tự nhiên, nhập mộ vô khí thì xung khai bằng thừa, vô ích. Ngũ hành có kho tàng (kho, khố) thì cần xung khai để phát.
Mặt khác, quan niệm thời xưa khi luận chỉ chú trọng đến Tài và Quan của nam mệnh. Nếu Tài ở trong Khố gọi là "tài khố", Quan ở trong Khố gọi là "quan khố", nếu không có thiên can dẫn lộ, hoặc không có đại vận xung Khố thì tài quan miễn bàn đến trong cuộc đời, chỉ là hàn sĩ đọc sách hoài không thi đậu hoặc không ra làm quan được, v.v...
Nữ mệnh thì lại luận khác biệt. Vì Tài Quan của nữ mệnh mà xung khai thì không gọi là tốt đẹp, vì quan niệm là chồng con bị xung phá. Mệnh tốt thì xung không tệ, có thể là chồng thay đổi công việc hay chỗ ở, mệnh xấu thì nguy hại hơn về sức khỏe, thí dụ vậy. Tùy theo tứ trụ mà luận, đấy chỉ là nói chung. Còn ngày nay thì luận nam nữ bình quyền, tất nhiên cũng tùy hiểu biết của mình mà nhận định.
Đặc điểm của việc cả Mộ và Khố không thấu ra trong nguyên cục cũng là vì thiên can "cái đầu", thí dụ như Mậu Thìn, Thìn này là ngũ hành Thủy nhập khố, mà lại thấu Mậu ngăn trở, nên cần xung là xung Mậu quan trọng hơn cả. Hoặc có Quí hợp Mậu, thì các can tàng trong Thìn sẽ phát ra tài năng của chúng. Tuy nhiên, nếu các can tàng là kị thần thì dĩ nhiên, xung kị thần ở Mộ/Khố là rất tệ. Ngày nay, ta thấy thí dụ nào nói là cứ Thìn Tuất xung Tài là phát, hãy bình tâm xem lại cụ thể ở thiên can và vài điều kiện khác (thân vượng, nhược, Tài là dụng hay kị?).
Vậy khi nào luận Khố, khi nào luận Mộ? Tất cả giải ở việc thiên can lộ ra hay không là điều kiện thứ nhất. Điều kiện thứ nhì là luận lệnh tháng trước, các trụ khác là phụ.
Thí dụ:
kiêu - thực - NC - chính tài
ất hợi - kỉ sửu - ĐINH HỢI - canh tuất
Sửu tàng Kỉ, Quí, Tân: Kỉ lộ là thổ hữu khí, Tân kim không lộ, nhưng Canh kim lộ, Kim có khí: gọi Sửu là Khố của Kim. Quí không lộ: gọi Sửu là Mộ của Quí.
Tuất tàng Mậu, Tân, Đinh: Mậu không thấu, nhưng Kỉ thấu. Tân không thấu, nhưng có Canh thấu. Đinh nhật chủ không tính. Vậy Tuất không phải là Khố hay Mộ trong tứ trụ này.
Nếu có Sửu Mùi xung, luận Tân kim và Quí thủy bị xung, vì trong Mùi có Đinh và Ất khắc Tân và Quí.
Đặc điểm của Thìn Tuất Sửu Mùi là có tạp khí, nên phần giải luận cát hung đều nằm trong việc suy đoán thập thần, để xem thập thần nào có lợi thế thì vì vượng thế mà không sợ xung, thập thần nào nhập mộ tức là yếu thế thì nên để yên đấy, không nên xung.
Tính cách của thập thần khác biệt nhau, như Chính Tài và Thiên Tài cũng là Tài, nhưng tính cách biểu lộ khác hẳn nhau. Chính Tài có khuynh hướng bền bĩ, Thiên Tài thì thích những hành động ngắn hạn hơn. Vậy nếu Xung thì xét tính cách nào cố hữu thì khả dĩ thành công hơn tính cách không có. Thí dụ như bất ngờ xung Thiên Tài Tân thì những tiền bạc lúc đó có kiếm được cũng không bền lâu; cả phụ thân cũng gặp điều trở ngại, vì Thiên Tài đại diện cho cha, hoặc có bạn gái v.v...
1 thí dụ về xung Thìn Tuất là hạn tử của 1 nghệ sĩ.
Nam, sinh ngày 23.4.1961, giờ Sửu, qua đời ngày 1.10.2012 (ngày Ất Mùi, tháng Kỉ Dậu, năm Nhâm Thìn)
c.Tài - sát - NC - thương
tân sửu - nhâm thìn - BÍNH TUẤT - kỉ sửu
Vận: Tân Mão, Canh Dần, Kỉ Sửu, Mậu Tí, Đinh Hợi
Vận Đinh Hợi, năm Nhâm Thìn, xuất ra thiên khắc địa xung với Bính Tuất trụ ngày. Chú ý Ất mộc trong Thìn là chính ấn, là mộ của mùa sinh (dần mão thìn-mùa Xuân). Ất không thấu là nhập mộ, tính chất suy yếu, không nên xung động mạnh. Trong nguyên cục có sẵn Thìn Tuất Sửu, thêm ngày Ất Mùi (1.10.) là thổ động cực mạnh; Ất lại thấu ra, bị tháng Kỉ Dậu khử mất.
Người này là 1 danh hài, có thể luận qua tính cách Thực Thương ở địa chi lộ Kỉ ở trụ giờ, mộc hỏa đều kém, luận tòng nhi cách, dụng hỏa thổ, kị thần mộc thủy.
- Sửu là tiết Tiểu hàn, thời gian mùa đông chấm dứt, tính chất của mộ (yên tĩnh).
- Tị Dậu Sửu là tam cục Kim, trong đó Sửu là nơi thu tàng, cất trữ, tính chất giống như kho chứa, hiểu là khố của ngũ hành Kim.
Lại xin nói chung với các bạn, người nào muốn hiểu đại để Sửu là mộ khố thì cũng được, không phải là sai, vì đấy là phần nhập môn căn bản. Tuy nhiên, những điều tinh tế trong Tử Bình dần dà sẽ tự khai mở, nếu muốn tiến xa trong việc học hỏi và nghiên cứu. Việc xét đoán tứ mộ khố Thìn Tuất Sửu Mùi mới chỉ là 1 trong những điểm vô cùng đơn giản khi tìm hiểu cặn kẽ hơn.
Chỉ có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, chứ không có thêm mùa của Thổ.
- Mùa Xuân là tiết Lập Xuân, Kinh Trập và Thanh Minh, gọi chung là hành Mộc vượng. Vì hành Mộc vượng, theo chiều thuận sinh thì sẽ sinh Hỏa nên Hỏa được tướng. Thanh Minh là tiết cuối cùng của mùa Xuân. Hành Mộc thu tàng lại ở đây, nhường cho hành Hỏa sắp đến thời thịnh vượng của nó.
- Vậy là sau mùa Xuân là mùa Hạ với tiết Lập Hạ, Mang Chủng và Tiểu Thử. Lúc này lại hiểu rằng Hỏa vượng, Thổ tướng.
Nếu cứ "máy móc" theo chiều Vượng Tướng Hưu Tù Tử thì sau đó sẽ định được các hành khác tiếp theo đó. Thật sự ý nghĩa nằm ở điểm các hành khác đại diện cho các mùa đã qua hay sắp tới thuộc Suy, không phải là Vượng khí.
Vì thế mà đến mùa Thu, ta có ngay Kim vượng, Thủy tướng. Mùa Đông thì Thủy vượng, Kim tướng.
Vậy đâu có mùa nào là mùa "thổ vượng kim tướng"? Và nếu có thì tất cả Thìn Tuất Sửu Mùi đều phải là Thổ vượng Kim tướng? Có vẻ bất hợp lý theo trình tự 4 mùa tự nhiên vậy. Chúng ta nên hiểu là tứ thời này chỉ là bước chuyển sang mùa khác. Và chính vì thế mà mới có nguyên lý của Tứ Mộ Khố, vì đây là lập luận của khoảng thời gian thu liễm, tàng trữ lại, còn một chút khí của mùa này sang mùa khác.
THỔ thuộc cuối mùa, trung chuyển, chỉ có bản khí của nó là vượng. Các dư khí và trung khí của nó được gọi là nhập mộ khố.
Như đã nói, mộ và khố chỉ là danh từ nói thêm tính chất của ngũ hành, nhờ đó ta hiểu thêm về vượng và suy. SUY cũng có nghĩa là cần tịnh dưỡng, chớ nên khơi dậy, vì lực đã yếu. Còn VƯỢNG có nghĩa là có lực, nên có thể dùng tính chất này, gọi là khai phá ra.
Tại sao "khai phá"? Ý nghĩa của mộ khố nói chung đã là "ẩn", "tàng", "trữ", ở người là những tính cách chưa được nhận ra, còn tiềm ẩn, như có tài năng mà không biết, nên không sử dụng được nó. Chỉ khi nào có được thúc đẩy, có phương tiện khám phá được nó, thì những tài năng này lộ ra. Như trẻ con có những khả năng gì, tài nghệ gì, chúng còn nhỏ và không tự khai mở được, cha mẹ cần biết được những năng khiếu đó và hỗ trợ chúng. Các trường năng khiếu, những nhà tâm lý học, hoặc cha mẹ có tầm hiểu biết rộng và chú ý đến trẻ, thì cơ may khám phá ra tài năng của con trẻ dễ dàng hơn.
Tạm giải thích về Mộ/Khố như sau. Hai chữ này thường dùng lẫn lộn, nên các bạn mới tìm hiểu Tử Bình chắc chắn là thắc mắc rất nhiều. Vả lại, hiện thời, các tân phái dùng Mộ và Khố hầu như giống nhau, hoặc ra thí dụ mà không nói rõ xung Mộ hay xung Khố, lại nói chung chung là "Xung Mộ thì tốt", thật sự là khó nắm bắt được mấu chốt vấn đề.
Trong Uyên Hải Tử Bình (Kế Thiện Thiên) có câu "Đăng khoa giáp đệ, quan tinh lâm vô phá chi cung. Nạp túc tấu danh, tài khố cư sanh vượng địa". Tạm dịch là mệnh làm quan vì quan tinh không bị phá hại, nhờ nộp thóc cho vua mà được ban thưởng là vì tài khố ở vào vượng địa. Câu này qua hình ảnh một người dân mang bồ thóc lúa đến tặng vua, vua khoái chí khen thưởng hoặc phong tặng chức tước hàm ý nói rằng người này có "Tài khố" nên khi xuất ra thì phát. KHỐ còn gọi là KHO. (Xuất kho thóc tức là xung khai địa chi và cả thiên can). Tức là nếu người này không chịu mở kho thì không ai biết đến kho của ông ta nhiều ít thế nào, nghĩa bóng là tài năng phải thấu lộ thì người khác mới nhận ra.
"Tài khố" chứ không ai nói "Tài mộ", vì sao? Vì Khố tức là ngũ hành nhập Khố, còn Mộ là nơi thu tàng trở về tuyệt địa của tiết mùa. Cụ thể:
Khố:
THÌN: Thân Tí Thìn, tam hợp Thủy
TUẤT: Dần Ngọ Tuất, tam hợp Hỏa
SỬU: Tị Dậu Sửu, tam hợp Kim
MÙI Hợi Mão Mùi, tam hợp Mộc
Mộ:
THÌN: Dần Mão Thìn, phương đông Mộc
TUẤT: Thân Dậu Tuất, phương tây Kim
SỬU: Hợi Tí Sửu, phương bắc Thủy
MÙI: Tị Ngọ Mùi, phương nam Hỏa
Thí dụ Thìn gọi là KHỐ khi nói đến ngũ hành Thủy (Nhâm đại diện), từ trường sinh ở Thân, sang Tí là đế vượng, đến Thìn là Khố (trong vòng trường sinh gọi là Mộ, vì chữ này dùng chung cho cả mộ khố).
Thìn gọi là MỘ khi nói đến mùa sinh, sinh tiết Thanh Minh là tháng Thìn, nên gọi các thập thần tàng trong Thìn là "nhập mộ".
Uyên Hải Tử Bình và các tài liệu cổ khác đều dùng chữ Khố khi nói đến "xung", bởi vì ý nói là "mở kho mà dùng"; còn nếu "mở mộ" thì có khi là vận tử (chết), như gặp thiên khắc địa xung mà 1 trong 2 chi là mộ.
Lại cần biết về "hữu khí" và "vô khí". Hữu khí là nói về địa chi có thiên can lộ, như ngũ hành có Khố, vô khí là có địa chi không lộ thiên can, nếu là mộ thì gọi nhập vào mộ. Theo hình thái tự nhiên, nhập mộ vô khí thì xung khai bằng thừa, vô ích. Ngũ hành có kho tàng (kho, khố) thì cần xung khai để phát.
Mặt khác, quan niệm thời xưa khi luận chỉ chú trọng đến Tài và Quan của nam mệnh. Nếu Tài ở trong Khố gọi là "tài khố", Quan ở trong Khố gọi là "quan khố", nếu không có thiên can dẫn lộ, hoặc không có đại vận xung Khố thì tài quan miễn bàn đến trong cuộc đời, chỉ là hàn sĩ đọc sách hoài không thi đậu hoặc không ra làm quan được, v.v...
Nữ mệnh thì lại luận khác biệt. Vì Tài Quan của nữ mệnh mà xung khai thì không gọi là tốt đẹp, vì quan niệm là chồng con bị xung phá. Mệnh tốt thì xung không tệ, có thể là chồng thay đổi công việc hay chỗ ở, mệnh xấu thì nguy hại hơn về sức khỏe, thí dụ vậy. Tùy theo tứ trụ mà luận, đấy chỉ là nói chung. Còn ngày nay thì luận nam nữ bình quyền, tất nhiên cũng tùy hiểu biết của mình mà nhận định.
Đặc điểm của việc cả Mộ và Khố không thấu ra trong nguyên cục cũng là vì thiên can "cái đầu", thí dụ như Mậu Thìn, Thìn này là ngũ hành Thủy nhập khố, mà lại thấu Mậu ngăn trở, nên cần xung là xung Mậu quan trọng hơn cả. Hoặc có Quí hợp Mậu, thì các can tàng trong Thìn sẽ phát ra tài năng của chúng. Tuy nhiên, nếu các can tàng là kị thần thì dĩ nhiên, xung kị thần ở Mộ/Khố là rất tệ. Ngày nay, ta thấy thí dụ nào nói là cứ Thìn Tuất xung Tài là phát, hãy bình tâm xem lại cụ thể ở thiên can và vài điều kiện khác (thân vượng, nhược, Tài là dụng hay kị?).
Vậy khi nào luận Khố, khi nào luận Mộ? Tất cả giải ở việc thiên can lộ ra hay không là điều kiện thứ nhất. Điều kiện thứ nhì là luận lệnh tháng trước, các trụ khác là phụ.
Thí dụ:
kiêu - thực - NC - chính tài
ất hợi - kỉ sửu - ĐINH HỢI - canh tuất
Sửu tàng Kỉ, Quí, Tân: Kỉ lộ là thổ hữu khí, Tân kim không lộ, nhưng Canh kim lộ, Kim có khí: gọi Sửu là Khố của Kim. Quí không lộ: gọi Sửu là Mộ của Quí.
Tuất tàng Mậu, Tân, Đinh: Mậu không thấu, nhưng Kỉ thấu. Tân không thấu, nhưng có Canh thấu. Đinh nhật chủ không tính. Vậy Tuất không phải là Khố hay Mộ trong tứ trụ này.
Nếu có Sửu Mùi xung, luận Tân kim và Quí thủy bị xung, vì trong Mùi có Đinh và Ất khắc Tân và Quí.
Đặc điểm của Thìn Tuất Sửu Mùi là có tạp khí, nên phần giải luận cát hung đều nằm trong việc suy đoán thập thần, để xem thập thần nào có lợi thế thì vì vượng thế mà không sợ xung, thập thần nào nhập mộ tức là yếu thế thì nên để yên đấy, không nên xung.
Tính cách của thập thần khác biệt nhau, như Chính Tài và Thiên Tài cũng là Tài, nhưng tính cách biểu lộ khác hẳn nhau. Chính Tài có khuynh hướng bền bĩ, Thiên Tài thì thích những hành động ngắn hạn hơn. Vậy nếu Xung thì xét tính cách nào cố hữu thì khả dĩ thành công hơn tính cách không có. Thí dụ như bất ngờ xung Thiên Tài Tân thì những tiền bạc lúc đó có kiếm được cũng không bền lâu; cả phụ thân cũng gặp điều trở ngại, vì Thiên Tài đại diện cho cha, hoặc có bạn gái v.v...
1 thí dụ về xung Thìn Tuất là hạn tử của 1 nghệ sĩ.
Nam, sinh ngày 23.4.1961, giờ Sửu, qua đời ngày 1.10.2012 (ngày Ất Mùi, tháng Kỉ Dậu, năm Nhâm Thìn)
c.Tài - sát - NC - thương
tân sửu - nhâm thìn - BÍNH TUẤT - kỉ sửu
Vận: Tân Mão, Canh Dần, Kỉ Sửu, Mậu Tí, Đinh Hợi
Vận Đinh Hợi, năm Nhâm Thìn, xuất ra thiên khắc địa xung với Bính Tuất trụ ngày. Chú ý Ất mộc trong Thìn là chính ấn, là mộ của mùa sinh (dần mão thìn-mùa Xuân). Ất không thấu là nhập mộ, tính chất suy yếu, không nên xung động mạnh. Trong nguyên cục có sẵn Thìn Tuất Sửu, thêm ngày Ất Mùi (1.10.) là thổ động cực mạnh; Ất lại thấu ra, bị tháng Kỉ Dậu khử mất.
Người này là 1 danh hài, có thể luận qua tính cách Thực Thương ở địa chi lộ Kỉ ở trụ giờ, mộc hỏa đều kém, luận tòng nhi cách, dụng hỏa thổ, kị thần mộc thủy.
- Sửu là tiết Tiểu hàn, thời gian mùa đông chấm dứt, tính chất của mộ (yên tĩnh).
- Tị Dậu Sửu là tam cục Kim, trong đó Sửu là nơi thu tàng, cất trữ, tính chất giống như kho chứa, hiểu là khố của ngũ hành Kim.
Lại xin nói chung với các bạn, người nào muốn hiểu đại để Sửu là mộ khố thì cũng được, không phải là sai, vì đấy là phần nhập môn căn bản. Tuy nhiên, những điều tinh tế trong Tử Bình dần dà sẽ tự khai mở, nếu muốn tiến xa trong việc học hỏi và nghiên cứu. Việc xét đoán tứ mộ khố Thìn Tuất Sửu Mùi mới chỉ là 1 trong những điểm vô cùng đơn giản khi tìm hiểu cặn kẽ hơn.
Chỉ có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, chứ không có thêm mùa của Thổ.
- Mùa Xuân là tiết Lập Xuân, Kinh Trập và Thanh Minh, gọi chung là hành Mộc vượng. Vì hành Mộc vượng, theo chiều thuận sinh thì sẽ sinh Hỏa nên Hỏa được tướng. Thanh Minh là tiết cuối cùng của mùa Xuân. Hành Mộc thu tàng lại ở đây, nhường cho hành Hỏa sắp đến thời thịnh vượng của nó.
- Vậy là sau mùa Xuân là mùa Hạ với tiết Lập Hạ, Mang Chủng và Tiểu Thử. Lúc này lại hiểu rằng Hỏa vượng, Thổ tướng.
Nếu cứ "máy móc" theo chiều Vượng Tướng Hưu Tù Tử thì sau đó sẽ định được các hành khác tiếp theo đó. Thật sự ý nghĩa nằm ở điểm các hành khác đại diện cho các mùa đã qua hay sắp tới thuộc Suy, không phải là Vượng khí.
Vì thế mà đến mùa Thu, ta có ngay Kim vượng, Thủy tướng. Mùa Đông thì Thủy vượng, Kim tướng.
Vậy đâu có mùa nào là mùa "thổ vượng kim tướng"? Và nếu có thì tất cả Thìn Tuất Sửu Mùi đều phải là Thổ vượng Kim tướng? Có vẻ bất hợp lý theo trình tự 4 mùa tự nhiên vậy. Chúng ta nên hiểu là tứ thời này chỉ là bước chuyển sang mùa khác. Và chính vì thế mà mới có nguyên lý của Tứ Mộ Khố, vì đây là lập luận của khoảng thời gian thu liễm, tàng trữ lại, còn một chút khí của mùa này sang mùa khác.
THỔ thuộc cuối mùa, trung chuyển, chỉ có bản khí của nó là vượng. Các dư khí và trung khí của nó được gọi là nhập mộ khố.
Như đã nói, mộ và khố chỉ là danh từ nói thêm tính chất của ngũ hành, nhờ đó ta hiểu thêm về vượng và suy. SUY cũng có nghĩa là cần tịnh dưỡng, chớ nên khơi dậy, vì lực đã yếu. Còn VƯỢNG có nghĩa là có lực, nên có thể dùng tính chất này, gọi là khai phá ra.
Tại sao "khai phá"? Ý nghĩa của mộ khố nói chung đã là "ẩn", "tàng", "trữ", ở người là những tính cách chưa được nhận ra, còn tiềm ẩn, như có tài năng mà không biết, nên không sử dụng được nó. Chỉ khi nào có được thúc đẩy, có phương tiện khám phá được nó, thì những tài năng này lộ ra. Như trẻ con có những khả năng gì, tài nghệ gì, chúng còn nhỏ và không tự khai mở được, cha mẹ cần biết được những năng khiếu đó và hỗ trợ chúng. Các trường năng khiếu, những nhà tâm lý học, hoặc cha mẹ có tầm hiểu biết rộng và chú ý đến trẻ, thì cơ may khám phá ra tài năng của con trẻ dễ dàng hơn.