Địa chi hợp và hóa cũng tương tự như thiên can, các điều kiện đều có nguyên tắc chung và biệt lệ, đại đồng tiểu dị. Tổng trạng là Hóa thần phải cường vượng hữu lực, tức là phải có Khí. Ở thiên can là cần địa chi trợ lực, tại địa chi thì cần thấu can hữu căn. Nếu hành muốn hóa là dụng thần mà không hóa được thì thường bị gọi là "hư phù" (đồng nghĩa với Không Vong), giảm lực của cả hai địa chi, thậm chí vô lực. Ngược lại, nếu hành hóa là kị thần mà bị cản trở thì phản hung thành cát.
1. Lục Hợp
- Tí Sửu
- Dần Hợi
- Tuất Mão
- Thìn Dậu
- Tị Thân
- Ngọ Mùi
Môn Tử Bình chú trọng đến Khí Lực nên việc xét đoán thấu can, hữu căn là tối trọng yếu. 5 cặp thiên can và 6 cặp địa chi muốn hợp và hóa được đều phải theo nguyên tắc này, mà trọng tâm chính là Lệnh Tháng.
Nguyên tắc chung: Tương cận (2 trụ gần nhau), thấu hành hóa khí là hóa:
năm
tháng Giáp Tí
ngày Kỉ Sửu
giờ
Chú ý 1: Có quan sát của hành hóa khí thì không hóa. Như Tí Sửu có Mậu thấu can, nhưng Ất là Mộc khắc Thổ cản trở.
năm
tháng Mậu Tí
ngày Ất Sửu
giờ
Chú ý 2: Địa chi bị hợp hay bị xung thì không hóa. Như Tí bị Ngọ xung, Sửu bị Mùi hợp:
năm ... Ngọ
tháng Mậu Tí
ngày Ất Sửu
giờ ... Mùi
2. Tam hợp cục/Tam hội phương
Chỉ cần không có quan sát của hành hóa khí là Hóa Thành, như hóa Thủy thì không có Thổ (30.12.1992)
năm Nhâm Thân
tháng Nhâm Tí
ngày Canh Thìn
giờ Đinh Hợi
Chú ý 1: Tam hợp phải có trung thần (như Tí là trung thần của tam hợp thủy, Mão là trung thần của tam hợp Mộc); nếu không có trong mệnh cục mà tứ trụ có điều kiện gần hóa thành thì hóa được ở đại vận có trung thần. Như Thân-Thìn gần nhau, thiếu Tí, tứ trụ không có Thổ, đến vận Tí (ngoại trừ Mậu Tí) thì hóa Thủy.
Chú ý 2: Mặc dù địa chi tam hợp lại sinh tháng có Hóa thần, như Tị Dậu Sửu sinh tháng Dậu, nhưng thiên can có Hỏa, trụ giờ Hỏa có căn thì không thể hóa, hoặc gọi là "Giả hóa". (17.9.1977)
năm Đinh Tị
tháng Kỉ Dậu
ngày Đinh Sửu
giờ Ất Tị
Nếu Hỏa thấu nhưng vô căn thì hóa Kim thuận lợi. Như tứ trụ dưới đây, Bính trong Tị không còn là căn của Đinh trụ giờ, vì Tị Dậu Sửu là tam hợp Kim hoàn toàn. (14.5.1815)
năm Ất Sửu
tháng Tân Tị
ngày Tân Dậu
giờ Đinh Dậu
Tựu chung, khi luận Hóa được hay không, cần chú ý hành khắc chế hành đang muốn hóa. Lệnh tháng ưu tiên xét trước, sau đến trụ giờ. Như hóa Mộc thì tháng Thân Dậu là khả năng bất hóa cao nhất.
Nói là "hóa" không phải theo nghĩa biến hẳn sang trạng thái mới, mà chỉ là ngũ hành hóa khí thành công là cực vượng, chiếm chủ động trong nguyên cục và thân nhược. Hợp Hóa này khác hẳn Ngoại Cách (Nhuận Hạ, Giá Sắc, Khúc Trực, Viêm Thượng, Tòng Cách) mà thân là vượng.
* (Đừng nhầm Tòng Cách Kim là ngoại cách với loại Tòng theo cách cục)
1. Lục Hợp
- Tí Sửu
- Dần Hợi
- Tuất Mão
- Thìn Dậu
- Tị Thân
- Ngọ Mùi
Môn Tử Bình chú trọng đến Khí Lực nên việc xét đoán thấu can, hữu căn là tối trọng yếu. 5 cặp thiên can và 6 cặp địa chi muốn hợp và hóa được đều phải theo nguyên tắc này, mà trọng tâm chính là Lệnh Tháng.
Nguyên tắc chung: Tương cận (2 trụ gần nhau), thấu hành hóa khí là hóa:
năm
tháng Giáp Tí
ngày Kỉ Sửu
giờ
Chú ý 1: Có quan sát của hành hóa khí thì không hóa. Như Tí Sửu có Mậu thấu can, nhưng Ất là Mộc khắc Thổ cản trở.
năm
tháng Mậu Tí
ngày Ất Sửu
giờ
Chú ý 2: Địa chi bị hợp hay bị xung thì không hóa. Như Tí bị Ngọ xung, Sửu bị Mùi hợp:
năm ... Ngọ
tháng Mậu Tí
ngày Ất Sửu
giờ ... Mùi
2. Tam hợp cục/Tam hội phương
Chỉ cần không có quan sát của hành hóa khí là Hóa Thành, như hóa Thủy thì không có Thổ (30.12.1992)
năm Nhâm Thân
tháng Nhâm Tí
ngày Canh Thìn
giờ Đinh Hợi
Chú ý 1: Tam hợp phải có trung thần (như Tí là trung thần của tam hợp thủy, Mão là trung thần của tam hợp Mộc); nếu không có trong mệnh cục mà tứ trụ có điều kiện gần hóa thành thì hóa được ở đại vận có trung thần. Như Thân-Thìn gần nhau, thiếu Tí, tứ trụ không có Thổ, đến vận Tí (ngoại trừ Mậu Tí) thì hóa Thủy.
Chú ý 2: Mặc dù địa chi tam hợp lại sinh tháng có Hóa thần, như Tị Dậu Sửu sinh tháng Dậu, nhưng thiên can có Hỏa, trụ giờ Hỏa có căn thì không thể hóa, hoặc gọi là "Giả hóa". (17.9.1977)
năm Đinh Tị
tháng Kỉ Dậu
ngày Đinh Sửu
giờ Ất Tị
Nếu Hỏa thấu nhưng vô căn thì hóa Kim thuận lợi. Như tứ trụ dưới đây, Bính trong Tị không còn là căn của Đinh trụ giờ, vì Tị Dậu Sửu là tam hợp Kim hoàn toàn. (14.5.1815)
năm Ất Sửu
tháng Tân Tị
ngày Tân Dậu
giờ Đinh Dậu
Tựu chung, khi luận Hóa được hay không, cần chú ý hành khắc chế hành đang muốn hóa. Lệnh tháng ưu tiên xét trước, sau đến trụ giờ. Như hóa Mộc thì tháng Thân Dậu là khả năng bất hóa cao nhất.
Nói là "hóa" không phải theo nghĩa biến hẳn sang trạng thái mới, mà chỉ là ngũ hành hóa khí thành công là cực vượng, chiếm chủ động trong nguyên cục và thân nhược. Hợp Hóa này khác hẳn Ngoại Cách (Nhuận Hạ, Giá Sắc, Khúc Trực, Viêm Thượng, Tòng Cách) mà thân là vượng.
* (Đừng nhầm Tòng Cách Kim là ngoại cách với loại Tòng theo cách cục)