KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


descriptionChuyển bát tự sang số Hà Lạc  EmptyChuyển bát tự sang số Hà Lạc

more_horiz
-tuongduy, 2012-

Số của Hà Đồ Lạc Thư gọi tắt là số Hà Lạc. Nguyên tắc là đổi Can, Chi ra thành số của Hà Đồ Lạc Thư để tìm ra Quẻ dịch tương ứng. Vì quẻ chỉ có 8 quẻ đơn, nhưng phải tìm được quẻ kép mới gọi là Quẻ Hậu Thiên nói rõ hơn về sự kết hợp Âm Dương của Can và Chi.

Quẻ đơn gồm có:
Khảm - số 1
Khôn - số 2
Chấn - số 3
Tốn - số 4
Số 5 là trung tâm
Càn - số 6
Đoài - số 7
Cấn - số 8
Ly - số 9

Thiên can theo số quẻ nói trên:
Mậu - 1
Ất, Quí - 2
Canh - 3
Tân - 4
Nhâm, Giáp - 6
Đinh - 7
Bính - 8
Kỉ - 9

Địa chi thì có 2 cặp số:
Hợi, Tí - 1.6
Tị, Ngọ - 2.7
Dần, Mão - 3.8
Thân, Dậu - 4.9
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - 5.10

Số mầu đỏ là số Dương. Số mầu xanh là số Âm.

Thí dụ bát tự ngày sinh (trong sách của Học Năng):

Năm: Kỉ Sửu
Tháng: Mậu Thìn
Ngày: Quí Mùi
Giờ: Giáp Dần

Đổi sang số Hà Lạc bước 1 như sau:

Kỉ 9..........Sửu 5.10
Mậu 1...........Thìn 5.10
Quí 2..........Mùi 5.10
Giáp 6........Dần 3.8

Các số Âm và Dương gộp chung lại với nhau để cộng lại lập tổng số. Nếu là Dương Nam, Âm Nữ thì xếp hàng số Dương trên, Âm dưới. Nếu là Âm Nam, Dương Nữ thì ngược lại, số Âm ở trên, số Dương ở dưới. Với thí dụ trên là Dương Nam ta có tổng số Âm Dương như sau:

Dương: 9+1+5+5+5+3= 28
Âm: 2+6+10+10+10+8= 46

Tổng số Dương là 28 mà 8 quẻ Lạc Thư cộng lại chỉ có 25 (1+3+5+7+9), nên trừ bớt 25 đi, còn lại 3.

Tổng số Âm là 46 mà quẻ Lạc Thư chỉ có 30 (2+4+6+8+10), nên trừ bớt 30, còn lại 16, lại trừ hàng chục, còn lại 6.

Cuối cùng thì số Hà Lạc của ngày tháng sinh trên là 3/6.

Đổi 3 = Chấn
Đổi 6 = Càn

Vậy là được Quẻ Chấn Càn = Lôi Thiên Đại Tráng

Người này nên tìm đọc về quẻ Lôi Thiên Đại Tráng để hiểu biết sơ qua về hình tượng ngày sinh của mình mang ý nghĩa gì theo Kinh Dịch.

Sau đó là tìm Hóa công, Nguyên đường, Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí cùng quẻ Hỗ.

descriptionChuyển bát tự sang số Hà Lạc  EmptyRe: Chuyển bát tự sang số Hà Lạc

more_horiz
Chú ý về tổng số bằng 25 hay nhỏ hơn 25, bằng 30 hay nhỏ hơn 30:
Thí dụ như được tổng số 24, lấy ngay 4; tổng số 29 lấy ngay 9

Nếu là 25 thì theo qui tắc a) dưới đây, nếu là 30 theo qui tắc b)

a) Chú ý về số 5 (trung tâm, không có quẻ đơn nào)

Khi tính tổng số mà gặp 5 thì không chuyển được sang quẻ nào cả, nên phải tuân theo luật Tam nguyên (180 năm):

1- Sanh vào Thượng nguyên (1864-1923), nam là Cấn, nữ là Khôn (bất kể dương nam, dương nữ hay âm nam, âm nữ, cứ là nam nhân thì dùng Cấn, nữ nhân thì dùng Khôn)

2- Sanh vào Trung nguyên (1924-1983)
a- Dương nam, Âm nữ là Cấn
b- Dương nữ, Âm nam là Khôn

3- Sanh vào Hạ nguyên (1984-2043), nam là Ly, nữ là Đoài (giống như 1-)

b) Chú ý về tổng số cộng lại bằng 10 hay bội số 10 (20, 30, 40...):
Nếu trừ hết thì không còn gì nữa! Nên phải lấy số có nghĩa mà dùng. Đấy là 20 thì lấy 2, 30 thì lấy 3...

Như thế thì cũng tương tự như 22 trừ 20 còn 2, hoặc 33 trừ 30 còn 3. Vậy là công bằng.

descriptionChuyển bát tự sang số Hà Lạc  EmptyRe: Chuyển bát tự sang số Hà Lạc

more_horiz
Quẻ 34. LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG

(Nguyễn Hiến Lê)
Hết thời lui rồi thì tới thời tiến lên, tiến lên thì lớn mạnh, cho nên sau quẻ Độn tới quẻ đại tráng (lớn mạnh).

Thoán từ:
Đại tráng, lợi trinh.

Dịch: Lớn mạnh, theo điều chính thì lợi.

Giảng: Quẻ này có 4 nét dương ở dưới, hai nét âm ở trên; dương đã lớn mạnh mà âm sắp bị diệt hết. Quẻ Càn ở trong, quẻ Chấn ở ngoài, thế là có đức dương cương mà động. Lại có thể giảng là sấm vang động ở trên trời, tiếng rất lớn, vang rất xa.

Lớn mạnh thì dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng thường tình, gặp thời thịnh, người ta kiêu căng, làm điều bất chính, cho nên thoán từ phải dặn: giữ điều chính, lúc đắc ý nghĩ đến lúc thất ý, thì mới có lợi.
Đại tượng truyện bảo muốn giữ điều chính thì đừng làm cái gì phi lễ. (Quân tử phi lễ phất lí)
Thoán truyện bàn thêm: có chính thì mới có lớn (đại), chính đại là cái “tình” của trời đất, tức cái công dụng hiện ra ngoài của trời đất, (chính đại nhi thiên địa chi tình khả kiến hĩ). Chúng ta để ý: quẻ Phục mới có một nét dương hiện ở dưới cùng, cho nên bảo chỉ thấy cái lòng của trời đất (kiến thiên địa chi tâm), quẻ Đại tráng này, dương đã lớn, được 4 nét rồi, thì thấy được cái tình của trời đất.

(Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ)
Đại Tráng Tự Quái
Đời mà trốn mãi cũng kỳ,
Nên rằng: Đại Tráng để ghi quật cường.

Quẻ Đại Tráng tiếp sau quẻ Độn, như để nói lên sự biến dịch, tuần hoàn, doanh hư, tiêu tức của Trời đất. Độn là thời Âm trưởng, Dương tiêu; Đại Tráng là thời Dương trưởng, Âm tiêu.

Gọi bằng Đại Tráng, vì Dương là Đại, Âm là Tiểu; ở đây 4 Dương đang hồi cường thịnh, nên gọi bằng Đại Tráng. Hon nữa Quẻ Đại Tráng, dưới có Kiền là cương kiện, trên có Chấn là Lôi, là Động; thử hỏi còn gì mạnh hơn sấm sét được. Đại Tráng là thời kỳ Dương thịnh, mà Dương tượng trưng cho tinh hoa Trời đất, cho tất cả những gì chính đại quang minh. Cho nên trong Thoán Truyện đã đề cập đến 2 chữ Chính Đại.

Quẻ Đại Tráng, bàn về uy dũng, nhưng lại đề cao uy dũng tinh thần, uy dũng của đạo nghĩa nhân đức.

Uy dũng, nhưng minh chính, uy dũng nhưng vẫn biết Tri cơ hành sự, uy dũng nhưng hoạt động luôn theo quy định phương pháp. Cho nên, uy dũng ở đây không phải là vũ dũng. Sức mạnh con người có thể phân chia thành nhiều loại:
- Sức mạnh của thể chất hay Sức lực
- Sức mạnh của cơ mưu hay Trí lực,
- Sức mạnh của tâm tình hay Tâm lực,
- Sức mạnh của địa vị hay Thế lực.
- Sức mạnh của uy quyền hay Quyền lực
- Sức mạnh của đức độ.

Người ta có thể dùng sức mạnh mình sẵn có, để mà làm những chuyện hay, cũng như chuyện dở. Dịch khuyên dùng sức mạnh để làm điều hay, để thực hiện nghĩa lý mới tốt, mới lợi. Vì thế Thoán viết: Đại Tráng, lợi trinh. Dịch cho rằng, tất cả những năng lực tiềm tàng trong vũ trụ này là cốt giúp cho con người thực hiện sự cao đại. Hiểu được điều đó là hiểu được ý Trời.

descriptionChuyển bát tự sang số Hà Lạc  EmptyRe: Chuyển bát tự sang số Hà Lạc

more_horiz
-lesoi-

Chào bạn tuongduy!

Bát tự Hà lạc của tác giả Học Năng, cũng là môn học Lý số rất hay.
Cảm ơn bạn đã mở chủ đề này cho diễn đàn.
Lesoi có một vài thắc mắc chưa hiểu hết được, mong bạn dành thời gian giải đáp.

Thiên can theo số quẻ nói trên:
Mậu - 1
Ất, Quí - 2
Canh - 3
Tân - 4
Nhâm, Giáp - 6
Đinh - 7
Bính - 8
Kỉ - 9


lesoi xem cả 2 bản Tiên Thiên- Hậu thiên và Hà đồ- Lạc thư nhưng không hiểu cách sắp xếp thứ tự thiên can ở trên là theo nguyên lý nào, mong bạn giải đáp. Cảm ơn bạn nhiều.

-kimcuong-

Trong sách của Học Năng có giải thích như sau:

Những số 1, 2, 3... 9 đến với Can một cách đột ngột không có trung gian giới thiệu, phải tìm trung gian ấy ở đâu?

Tìm ở Lạc thư. Đó là 8 quẻ trong Bảng 10 Can phối quẻ sau đây mà còn gọi là Bảng nạp giáp nữa.

Bảng 10 Can phối quẻ (Nạp Giáp)
8 quẻ trên Lạc Thư của Trần Quy đều có con số.
10 Can theo 8 Quẻ ấy, nên cũng được phối vào những con số ấy.

Mậu theo Khảm nên được phối số 1 của Khảm.
Ất – Quý theo Khôn nên được phối số 2 của Khôn.
Canh theo Chấn nên được phối số 3 của Chấn.
Tân theo Tốn nên được phối số 4 của Tốn.
Số 5 đứng giữa một mình.
Nhâm Giáp theo Kiền nên được phối số 6 của Kiền.
Đinh theo Đoài nên được phối số 7 của Đoài.
Bính theo Cấn nên được phối số 8 của Cấn.
Kỷ theo Ly nên được phối số 9 của Ly.

lesoi tìm hiểu thêm về Luật hoán hào sẽ rõ vì sao Mậu theo Khảm, Ất Quí theo Khôn...v.v...

descriptionChuyển bát tự sang số Hà Lạc  EmptyRe: Chuyển bát tự sang số Hà Lạc

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply