KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Giải thích Thanh Khí và Trọc khí

Tiếng Hoa:

一清到底有精神,
管取生平富贵真.
澄浊求清清得去,
时来寒谷也回春.
满盘浊气令人苦,
一局清枯也苦人.
半浊半清犹是可,
多成多败度晨昏.

Hán Việt:

Nhất thanh đáo để hữu tinh thần,
Quản thủ sinh bình phú quý chân.
Rừng trọc cầu thanh thanh đắc khứ,
Thời lai hàn cốc dã hồi xuân.

Mãn bàn trọc khí lệnh nhân khổ,
Nhất cục thanh khô dã khổ nhân.
Bán trọc bán thanh do thị khả,
Đa thành đa bại độ thần hôn.

Dịch:

Nhất Thanh kết cục có Tinh Thần,
Thủ lấy cả đời phú quý chân.
Rừng trọc cầu Thanh Thanh lấy được,
Thời đến hàn cốc cũng hồi xuân.
Đầy bàn Trọc khí khiến người khổ,
Nhất cục Thanh khô cũng khổ người.
Nửa Trọc nửa Thanh còn có được,
Đa thành đa bại độ sớm chiều.

Luận "Thanh khí cùng Trọc khí" ở trong 【 Trích Thiên Tủy 】, không biết đã làm khốn khổ mê hoặc biết bao người yêu thích mệnh học. Đến giờ thì dứt điểm, không có một người công khai tiết lộ ra bí quyết thiên cơ "Thanh khí và Trọc khí", trong đó cũng bao gồm cả Nhậm Thiết Tiều tiền bối và Từ Nhạc Ngô tiền hiền chú thích ở trong【 Trích Thiên Tủy 】.

Họ Nhậm viết: Mệnh khó nhất là phân rõ hai chữ Thanh Trọc vậy.
Tại sao hai chữ "Thanh Trọc" Nhâm lão tiền bối ở trong luận thuật giải thích 【 Trích Thiên Tủy 】, là cảm thấy rất khó phân biện và phân tích?
Các bạn học Dịch đã có nghĩ qua chưa, tại sao 【 Chân thuyên 】 cùng 【 Uyên Hải 】 càng không dám chen chân vào "Thanh Trọc" chứ? Khả năng có độc giả cho rằng tôi là cuồng vọng, bởi vì cho đến nay đồng nghiệp nghiên cứu đến, hiểu rõ ý nguyên tác là hiếm thấy. Chỉ có tôi (Lý Pháp Năng đại sư) thâm cứu bí mật này mới biết, đích xác【 Trích Thiên Tủy 】là chí tôn mệnh học, những sách mệnh học khác đều chỉ là đứa trẻ, thì dường như giống "Truyện nhi đồng ngày xuân" nói đùa mà thôi.

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Cổ nhân nghiên cứu học vấn, đều là đi từng bước một, sẽ không giống như người thời nay được hoa trời rơi xuống đất, không có pháp luật cũng có thể tìm. Hai lão tiền bối họ Nhậm và họ Từ chỉ nhằm vào "Rừng trọc cầu Thanh" mà giải thích như: Thanh mà có khí, thì Tinh thần quán túc; Thanh mà vô khí, thì Tinh thần khô héo. Tinh thần khô héo thì tà khí nhập, tà khí nhập thì thanh khí tán, thanh khí tán thì không bần cũng tiện vậy.
Từ tường thuật ở trên mà xem, bọn họ đến chết cũng không thể nào nói rõ thông hiểu chỗ toàn bộ thiên cơ "Thanh khí và Trọc khí", mang theo sự tiếc nuối, chỉ có lĩnh ngộ đến một chút "Thanh" sao ?!
Người ngày nay đem chữ "Thanh Trọc" càng nói loạn xạ, cái gì là cách cục thanh trọc, dụng thần thanh trọc, ngũ hành thanh trọc, thập thần thanh trọc … chỉ là nói tầm bậy sai lầm, đem cái đơn giản hai chữ "Thanh Trọc" mà phức tạp hóa, thực tại Pháp Năng nhịn không được, nay đặc biệt trình bày nguyên tác "Thanh khí" và "Trọc khí", dùng lương tri để chỉnh sửa lại thuật Thiên thời của mệnh học! ! !
Thực tại trong tâm Pháp Năng là không hề muốn nói ra chỗ bí ẩn Thông Thần của 【 Trích Thiên Tủy 】, bởi vì phát hiện có quá nhiều người không hề hiểu đến chỗ bí ẩn của bài văn này, lại còn đi hướng dẫn cho nhiều người làm hiểu lầm ngày càng trầm trọng nguyên tác trong bài văn. 【 Trích Thiên Tủy 】 bất luận là xếp Cách đúng, định Cục đúng, Âm dương đúng, Ngũ hành, thập thần, nhân nguyên là thần dụng sự của chủ khí trời đều đúng … luận thuật là hết sức tinh xác, bất cứ làm ra luận mệnh như thế nào đem nó cùng so sánh, đơn giản cũng là "Ngồi máy bay câu cá cách xa cả vạn dặm" mà thôi.
Như "Lý thừa khí hành" chính là Cách, "Khôn nguyên hợp Đức" chính là Cục, "Ngũ khí thần công" chuyên luận cát hung … không chỗ nào là không phải tinh hoa của mệnh học.
Đầu tiên Pháp Năng trình bày chính xác "Thanh khí và Trọc khí", cổ hiền đã nói rõ cho chúng ta biết Thanh khí và Trọc khí, không phải là Thanh và Trọc, khuyết một chữ thì đi xa vạn lý."Thanh khí và Trọc khí" thực ra là chỉ nhị khí âm dương, 【 Thanh là Thiên khí, Trọc là Địa khí vậy 】. Bản thân ở trong bài văn 【 Âm Dương hình khí chân kinh đặc cung 】 có nói đoạn "Âm Dương hình khí định tượng chân kinh" thì đã có chú giải rõ: "Thiên khí nhẹ thanh là dương, Địa khí nặng trọc là âm" là cung cấp cho chỗ giải thích đối với "Khí thanh trọc".

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Ngũ hành là từ Âm Dương sinh thành, mà âm dương là guồng máy động tĩnh vậy, dương lúc ban đầu tính chất Thái Dịch là Động, âm lúc ban đầu tính chất Thái Sơ là Tĩnh. Cho nên cổ thánh mới có nói "Khí trong nhẹ di động bên trên là Trời, khí nặng đục ngưng tụ ở dưới mà thành đất, nhị khí hóa thì âm dương thành". Hiện tại mọi người hẳn đã hiểu rõ chỗ cái gì là "Thanh khí" và cái gì là "Trọc khí" chưa ?

+ Thập thiên can là chủ khí trời là dương, là "Thanh khí", chính là thiên can cùng thập thần lộ ra bên ngoài tứ trụ, tinh thần hiển lộ tài phú và công dụng."Thanh khí" thực ra là chỉ hiển lộ Khí ở bên ngoài Hình.
+ Thập nhị địa chi là Hình âm, Hình bên trong có tàng khí thiên can, hơn nữa không phải là một hình một khí, mà là một Hình có khi tàng nhiều khí can, trong hình có dương cũng có âm, âm dương hỗn tạp, cho nên khí ở bên trong hình gọi là "Trọc khí", "Trọc khí" thực ra là chỉ hình tự nhiên bên trong chỗ có tàng khí.
Tại sao cổ hiền không coi trọng Hình trọc, mà khẳng định Khí trọc ở trong Hình, bởi vì Hình là tĩnh, không có ứng cát hung. Chỉ có "Trọc khí" mới có thể động, mới có công năng. Chỉ có ở "Trong Trọc cầu Thanh" mới có thể luận đoán nhân sự lục thân. (Lấy khí thanh trọc để chứng minh nhân nguyên là thần dụng sự)."Rừng trọc cầu thanh" là chỉ cái gì? Các bạn đã hiểu rõ chưa ???! ! !

【 Trích Thiên Tủy 】 ở giới mệnh học là không hoàn toàn xứng đáng với chí tôn quy tông, đáng tiếc không có người hiểu được "Khuôn mặt thật của núi Lư sơn" ! ! !
Có thể từ trong khí trọc hữu hình để cầu được khí thành vô hình, hình ngụ ở khí, khí có ở hình, hình cảm ứng khí, thì có thể 【 Ngửa mặt xem thiên Tượng, cúi mặt xem địa Hình, làm thành quy tắc có ích cho người! ! ! 】...
Nhất Thanh kết cục có Tinh thần, quản lấy cuộc đời phú quý chân; rừng Thanh cầu Trọc Thanh được khử, thời đến hàn cốt cũng hồi xuân. Chỗ này tường thuật thanh khí đối với tứ trụ trình bày hết sức thích hợp, Thanh khí chính là Tinh thần, Tinh thần chính là khí dương, ở đây chính là nói thập thiên can, cũng chính là diện mạo tinh thần thuộc tính xã hội của thập thần lục thân, chủ khí Cách có phải là vua đến thiên hạ hay không, dương là thanh khí quyết định được công danh phú quý con người. Từ trong bát tự tìm ra chỗ địa chi hàm chứa khí trọc đối với Cách thần bất lợi lục thân, dụng khí thanh để chế phục; nếu như mệnh cục khí trọc nặng mà không có chế phục, thì chỉ có thể đợi đến đại vận lưu niên xuất hiện khí thanh chế kỵ, cho nên mới nói: Thời đến hàn cốt cũng hồi xuân.

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Đầy bàn khí trọc khiến người khổ, nhất cục thanh khô cũng khổ người, nửa thanh nửa trọc còn có được, đa thành đa bại độ sớm chiều. Đoạn nói này thì tường thuật càng thêm rõ ràng là lấy khí trọc địa chi định Cục. Nếu như nói ngũ hành nhân nguyên âm dương trong tứ trụ đối với Thể nhật can cùng Thể lục thân (loại vật) đều là khí trọc hoành hành, cho dù Cách tốt cũng là người mệnh khổ. Bản thể thuộc tính tự nhiên con người không khỏe mạnh, cho dù nhiều công danh phú quý cũng không cách nào hưởng thụ. Nhất là Cách tốt Cục không tốt, Cách Cục nguyên mệnh có Cục tốt Cách không tốt, chính là tứ trụ nửa thanh nửa trọc, đều là phú quý cát hung nhiều thành nhiều bại, chỉ có thể nhìn xa phán vận tốt rất nhanh, vận hung rất nhanh, trở thành mệnh tạo phổ thông bình thường, cho nên mới có nói: Đa thành đa bại độ sớm chiều.
Tổng hợp chỗ giải thích ở trên, 【 Trích Thiên Tủy 】 tất cả luận thuật đều là nhằm thẳng ngũ khí âm dương, chỉ có Ngũ khí thiên toàn mới có ứng cát hung! ! !
Trong trọc có thanh, mới nhìn rất kém, nhưng có một chút khí thanh lưu động, thì có thể cầu phú quý.

Càn tạo Phú ông:
Đinh Bính Đinh Nhâm
Mùi Ngọ Mùi Dần
Trong thanh có trọc, nhìn sơ thì rất tốt, xem kĩ thì là một khối khí trọc hoành hành, mệnh bần tiện chết yểu.

Tạo Phá bại:
Mậu Canh Ất Bính
Tý Thân Sửu Tuất
Thanh khí vốn là không có âm, khí trọc cũng vốn không có dương, Thiên Địa Nhân đều là như vậy, luận mệnh sao không có thể phân ra Thanh Trọc? Khí phân ra thanh trọc, mới có hiển rõ thứ tự và tạp loạn; tình phân ra thanh trọc, mới có chuyên nhất và đa tình; người có phân thanh trọc, mới có phú quý và phá bại ....

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Như Càn tạo: Sinh giờ Mão, ngày mùng 6, tháng 11 âm (Nhằm ngày 22/12/1990 D.L).
Kiếp Ấn Nhật nguyên Tỉ
Canh Mậu Tân Tân
Ngọ Tý Dậu Mão
Bính,Đinh,Kỷ Nhâm,Quý Canh,Tân Giáp,Ất
Quan,Sát,Kiêu Thương,Thực Kiếp,Tỉ Tài,T.Tài
5 tuổi khởi vận: Kỷ sửu, Lưu niên: Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu.

+ Phân tích Thái Cực Cục cách:
Nhật nguyên Tân kim sinh ở tháng 11 âm lịch tháng Tý, gặp chủ khí trời Quý thủy đương quyền giữ lệnh, sinh gặp thiên thời suy khí là thất thời, tọa hạ thông thể Lộc được một thế, có thể phán là Chính Cục thân nhược. Mậu Canh Kỷ là tăng thế, thân nhược tăng thế là Cục cát. Thần nắm lệnh không thấu, chủ khí Cách là Quân không lâm thiên hạ (Là vua không đến với dân), xếp Cách là 【 Thực Thần cách 】. Thân nhược Thực Cách là kỵ, Tý không có Mùi khắc, Cách hung không chuyển cát. Cách hung! Dụng thần Thiếu Âm là Mậu thổ, dụng thần Thiếu Dương là Tỉ kiên.
Nhìn từ bề ngoài bát tự mà nói, Ngọ Tý Dậu Mão là đầy đủ tứ chính, nhưng tổ hợp địa chi không cát, Tý xung Ngọ, Tý phá Dậu, Mão xung Dậu chuyển biến thành Dậu xung Mão, nhân nguyên tàng can mộc hỏa đều tổn thương, nghiêm trọng nhất là Tý Ngọ xung, đa số chủ có bệnh tật về máu huyết. Đinh hỏa là tim, màng tim chủ máu huyết, thủy khắc hỏa là chủ tật khí huyết bất hòa. Dương thanh Âm trọc, Âm diệt Dương là đại hung.
Dụng thần Thiếu âm ở mệnh này là Thọ tinh Mậu thổ cực nhược. Đại vận Kỷ Sửu, Sửu hợp thể Tý, suy hợp vượng mà bị phát bệnh tật. Chi động là bệnh, đại biểu bản thể ngũ hành gặp họa tai. Nhật chủ nhược lúc nhỏ rất sợ vận nhập mộ, cho nên Ất Hợi chẩn đoán bệnh bạch huyết, năm 1997 tháng 6 năm Đinh Sửu yểu vong.

Lời người dịch:
Các bạn thấy Lý Pháp Năng đại sư phân tích thế nào? Trong đó chú trọng phần xếp Cách định Cục để phân tích khí Thanh Trọc, đặc biệt là phép dùng Âm Dương hình khí, Thể Dụng, ... tất cả đều không vượt qua khỏi ranh giới nhị khí Âm Dương. Đặc biệt lấy Nhân nguyên là Thần dụng sự để luận đoán tất cả mọi chuyện. Việc xếp Cách định Cục, lấy Âm dụng Dương dụng để luận đoán sinh tử bệnh tật (Thể Tiên thiên) và mối quan hệ xã hội (Dụng Hậu Thiên) để xác định vận mệnh con người. Bao gồm hai yếu tố Thể tự nhiên và Dụng xã hội.
Như vậy, trong một bát tự là không phải chỉ có một dụng một kỵ mà là hai dụng hai kỵ để đánh giá Tiên thiên và Hậu thiên của một nhân mệnh. Ngay cả việc xác định phong thủy một nhân mệnh cũng vậy đều phân ra Thể Dụng hết sức tỉ mĩ chi tiết chứ không như trước đây chúng ta học bát tự là chỉ có nghĩ đến việc xác định dụng kỵ trong bát tự mà thôi. Càng đặc biệt hơn là ông không dùng tất cả các loại tạp luận như Thần Sát, Mệnh cung, Thân cung, nạp âm ... mà chỉ luận chính ngũ hành mà thôi.

Còn rất nhiều vấn đề khác từ từ tôi sẽ đăng tải lên để các bạn tham khảo theo lối tư duy Thái Cực luận mệnh là khác hẳn trước đây một trời một vực !!!!
Tôi đưa lên phép luận này, người mới học mệnh lý cơ bản thì khó mà tiếp thu được vì nó là mệnh lý cấp cao rồi. Ai có cơ duyên với diễn đàn hãy tĩnh tâm nghiên cứu, xem xét huyền cơ từ bên trong Trích Thiên Tủy sẽ thấy nhiều điều cực kỳ huyền diệu. Khác với suy luận của hai vị tiền bối họ Nhậm và họ Từ trước đây. Lần lượt tôi sẽ đưa thêm các bài khác để các bạn tuần tự tham khảo.

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Thiên đạo • Địa đạo • Nhân đạo •

   Tiếng Hoa:
   欲识三元万法宗,
   先观帝载与神功.
   坤元合德机缄通,
   五气偏全定吉凶.
   戴天履地唯人贵,
   顺则吉兮悖则凶.


   Hán Nôm:
   Dục thức tam nguyên vạn pháp tông,
   Tiên quan đế tải dữ thần công.
   Khôn nguyên hợp đức cơ giam thông,
   Ngũ khí thiên toàn định cát hung.
   Đái thiên lý địa duy nhân quý,
   Thuận tắc cát hề bội tắc hung.

   Tạm dịch:
   Muốn biết Tam Nguyên vạn pháp tông,
   Trước xem Đế tải cùng Thần công.
   Khôn Nguyên hợp Đức thông cơ mật,
   Ngũ khí thiên toàn định cát hung.
   Đội Trời đạp Đất chỉ người quý,
   Thuận thì cát hề nghịch thì hung.

Đề cập đến việc luận Tam nguyên ở trong thuật Thiên đạo〔 Trích Thiên Tủy 〕, có câu nói: Muốn biết Tam Nguyên vạn pháp tông, là chỉ thiên can, địa chi, chỗ tàng nhân nguyên ở trong chi, nếu muốn thông Tam Nguyên: Thiên nguyên, Địa nguyên, Nhân nguyên ở trong bát tự, đầu tiên phải biết cái là Thiên đạo, Địa đạo, Nhân đạo; đây chính là nguồn gốc đại đạo, thánh nhân xưng là Tam Tài Thiên Địa Nhân vậy! Tam Tài Thiên Nhân Địa mới là gốc vạn vật, gốc của đại đạo, là tổ tiên của vạn pháp!

Tiếp theo Câu dưới: Trước xem Đế tải cùng Thần công, thì biết.
Đế, là Thiên Đế vậy, thực ra là chỉ thiên thời của Thiên đạo, Thiên quang giáng lâm (ánh sáng mặt trời chiếu xuống) tác dụng ở mặt đất, mới có gốc âm dương ở Thái Cực, đế tải thần công ngũ hành truyền bá ở bốn mùa!

Khôn Nguyên hợp Đức thông cơ mật càng làm sáng tỏ thêm ở Địa đạo.
Khôn, là trái đất vậy, là nhằm thẳng vào Địa đạo tải ở trên Địa lợi, Địa đức, thuận thiên mà ứng thiên thời; mới là chỗ nói ở trong sách: Chứa khí ấm che chở nuôi dưỡng, lưu thông cơ mật. Vâng thuận theo Thiên Đức cùng Thiên hợp. Ngũ khí Thiên đạo, là Thiên tinh mộc hỏa kim thủy thổ vậy. Tác giả dụng tâm rất khổ, ân cần chỉ bảo, thiên hạ vạn vật tất cần phải lấy bao nhiêu【 Khí 】 để quyết định cát hung! Bởi vì bát tự là thuật của 【 Thiên đạo 】, cao hơn thuật phong thủy 【 Địa đạo 】, cho nên bát tự không thể lấy ngũ hành sinh khắc để suy đoán cát hung (Chú thích: Ngũ khí không tồn tại sinh khắc, chỉ có lưu thông). Bởi vì phép sinh khắc là chất gạo thô ở Hậu thiên, cho nên chỉ có thể lấy 【 Ngũ khí 】 của Thiên đạo Thiên thời để tiến hành phân tích toàn diện, sau đó mới xác định cát hung; chỉ có như vậy mới có thể lĩnh hội được ý chỉ của thánh xưa. 【 Trích Thiên Tủy 】 đúng không hỗ là một tác phẩm lớn, là cốt tủy trong đạo Dịch! Trở về Thiên đạo, Đại đạo mới có thể chí giản, nghiên cứu Dịch không thể không biết!

Nhân, là Nhân đạo, nhân hòa, luân lý vậy. Con người, đầu đội trời, chân đạp đất ở trong sự che chở; nếu không thì không có được khí ngũ hành Thiên đạo Địa đạo. Giờ sinh có thể được thiên thời địa lợi, ngày sau tất là thần quý nhân. Hành vi con người phải tuân theo ý trời, lợi dụng địa đức; thuận theo quy luật tự nhiên, hài hòa sống chung; thì Thiên cảm ứng Nhân, Địa sinh vạn vật; Thiên Địa hữu tình, tự nhiên cát tường. Trái lại thì sẽ nghịch với quy luật tự nhiên, sẽ nghịch với phong tục đạo đức, tất sẽ gặp đại hung vậy!
+ Thiên đạo, là Thiên thời vậy. Trời có thần công nhị khí âm dương, là chí cao vô thượng, tuyệt đối phổ biến, khí có quy luật xuyên thấu tất cả vạn vật (ánh mặt trời)! Tài năng của trời gọi là Thiên tài.
+ Địa đạo, là Địa lợi vậy. Địa có cương nhu hậu đức, có thể vận chuyển Thiên đạo, có quy luật khí chất sinh khí (Địa đức) có thể tác dụng trực tiếp ở vạn vật, nhưng không có tính phổ biến, tính khả thi tuyệt đối! Tài năng của Địa gọi là Địa tài.
+ Nhân đạo, phục tùng Thiên Địa đạo mà được chỗ ở, kiêm có bẩm phú của nhị đạo thiên địa, có đặc tính thiên thời địa đức nuôi dưỡng, nhị khí hợp với nhân linh. Nhân phẩm, đạo đức, luân lý là đạo làm người; cùng trời đất hợp sinh, Nhân Địa đồng khí tương cầu, Thiên Nhân đồng thanh tương ứng; tài năng con người thành tựu gọi là Nhân tài.
Xưa kia thánh nhân làm ra 《 Dịch 》, đem tính mệnh thuận theo lý lẽ, là lấy đạo lập Thiên viết ra âm và dương; đạo lập Địa viết nhu và cương; đạo lập Nhân viết nhân và nghĩa. Hết lý hết tính cho đến mệnh, mới làm ý chỉ ba đạo Tam Tài Thiên Địa Nhân! Học giả tất cần phải thấu rõ đạo Tam Tài, thấu hiểu mạch âm dương hình khí, mới có thể bước vào đỉnh cao Dịch học!

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Âm Dương • Tứ Tượng • Hình Khí •

+ Âm, là huyền ảo vô hình, hư ảo khó lường. Dương, là thần minh vừa phát sáng, cầu được công trời!
+ Hình, bản chất đã thành vật, trạng thái thân thể. Khí, là thái hư vô hình, vật biết cảm giác!
+ Tứ Tượng, là Thái Âm (thủy), Thiếu Dương (mộc). Thái Dương (hỏa), Thiếu Âm (kim)!
+ Đạo Âm Dương: Vạn vật dựa âm mà ôm dương, xung khí coi như hòa! trời phú hình thể bên ngoài vạn vật chịu lực âm, nhưng nội chất hình thể tiềm tàng tinh thần là dương. Hình dáng và khí có thể là thông qua nhị khí âm dương hư vô giới hạn ở khu vực âm thầm lưu động cùng hòa hợp vào nhau, sau đó tác dụng lẫn nhau, giữ gìn trạng thái cân bằng nhị khí âm dương, đạt đến âm ôm dương, dương theo âm, quy luật tự nhiên hài hòa giữ Khí và Hình.
+ Đạo Hình Khí: Hình là Đế tải là âm, Khí là thần công là dương. Hình mà lên trên dựa theo Khí, Khí mà hạ xuống bám vào Hình . Hình được Thể, Khí được Dụng; thế chính khí thành, hình dừng khí tụ. Vũ trụ không có khí sinh hình, vũ trụ đã có hình gửi ở khí. Hình cảm ứng khí, hình khí cùng theo nhau. Đây là chân đạo Hình Khí!
+ Đạo Tứ Tượng﹕【 Tử Bình chân thuyên 】 nói: Giữa trời đất chỉ có nhất khí mà thôi, duy chỉ có động tĩnh, liền phân chia âm dương. Có Lão Thiếu, liền phân chia Tứ Tượng; Lão là lúc cực động cực tĩnh, chính là Thái Dương và Thái Âm; Thiếu là trạng thái sơ động sơ tĩnh, chính là Thiếu Âm Thiếu Dương. Có tứ tượng, mà có đủ ngũ hành ở trong đó vậy. Thủy, là Thái Âm; Hỏa, là Thái Dương vậy; mộc, là Thiếu Dương vậy; Kim, là Thiếu Âm vậy. Thổ, là âm dương Lão và Thiếu, là chỗ kết tụ chân khí của mộc hỏa kim thủy vậy.
+ Đạo Tứ tú: Đông phương Thanh Long uốn lượn ở Thiếu Dương, Nam phương Chu Tước bay múa ở Thái Dương, Tây phương Bạch Hổ ngồi chồm hổm ở Thiếu Âm, Bắc phương Huyền Vũ cúi đầu ở Thái Âm. Trung cung Thương Long ở Thiếu Dương cai quản khí Thất tinh: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki. Chu Tước ở Thái Dương cai quản khí Thất tinh: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Bạch Hổ ở Thiếu Âm cai quản khí Thất tinh: Khuê, Lâu, Vị, Ngang, Tất, Tuy, Sâm. Huyền Vũ ở Thái Âm cai quản khí Thất tinh: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Nhị thập bát tú vây quanh ở thiên thể, quay tròn không ngừng vận động, nắm chủ thiên tượng tứ phương, khí ngũ hành không ngừng ảnh hưởng tuần hoàn nắm trong tay vạn vật cát hung.

Chú ý: Để logic vấn đề, các bạn có thể xem thêm phần chú giải Bí mật chân tướng Hà Đồ, Lạc Thư, Bát quái, ngũ hành đã đăng lên ở mục Bàn luận tổng hợp.

Trước đây tôi cũng đã sai lầm như tất cả mọi người, không am hiểu nguồn cội những vấn đề này. Cứ đi theo cái gọi là Thân vượng Thân nhược mà luận, không biết lý lẽ nguồn cội luận mệnh. Cho nên cũng có một thời gian dài luận mệnh không thông ngày càng bế tắc, cũng may mắn là gặp được các cao nhân mới ngộ ra chân lý. Nhưng bởi vì không muốn tranh luận gây ra nhiều thị phi vô ích, cho nên tôi mới đem giải bày ở diễn đàn này. Với mục đích cũng chỉ là để giúp cho người học tập mệnh lý tránh phải sai lầm trước đây.

Cho nên, tôi cũng mong các bạn chớ đem những bài này đi ra các diễn đàn khác để tránh sự thị phi không đáng có. Chỉ nên đọc để tham khảo và hoàn thiện mệnh lý cho mình, giúp bản thân cùng người thân trong nhà tránh bớt rủi ro trong cuộc sống là đủ rồi.

Cũng nhân đây, tôi cũng muốn cảnh tỉnh đối với những người có dã tâm làm thầy ăn tiền thiên hạ. Ăn nhiều mà nuốt không trôi, sẽ để lại hậu họa khôn lường cho con cháu đời sau của mình. Luật Nhân Quả là từ đời này truyền sang đời khác, một câu nói sai sẽ khiến cả dòng họ mang họa đấy. Rất mong các bạn thật sự cẩn trọng !!!

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Thiên Can • Địa Chi • Nhân Nguyên •

Nguyên văn tiếng Hoa:
理承气行岂有常,
进兮退兮宜抑扬.
配合干支仔细详,
断人祸福与祥!

Tạm dịch:
Lý thừa khí hành khởi hữu thường,
Tiến hề thoái hề nên ức dương.
Phối hợp can chi tử tế tường,
Đoán người họa phúc cùng cát tường!

+ Đạo Thiên Can:
Bài văn ở trên là trình bày nhị khí âm dương thiên can tương hợp, tác dụng xung khí giữa can dương cùng can âm coi như hòa, biết được Dương 1, Âm 2, Dương 3, Âm 4, Dương 5, Âm 6, Dương 7, Âm 8, Dương 9, Âm 10. Mà không phải chỗ tác phẩm《 Hệ từ》nói Thiên 1, Địa 2, Thiên 3, Địa 4, Thiên 5, Địa 6, Thiên 7, Địa 8, Thiên 9, Địa 10 là luận thuật sai lầm! Âm Dương cùng trời đất không phải là một khái niệm, Âm Dương là Khí, trời đất là Hình; cũng chính là nói Dương không bằng trời, Âm không bằng đất.
Chúng ta đọc văn chương của cổ nhân, nhất định phải ¨ Tử tế suy tường ¨, mà không nên ¨ Chớ quên từng phần¨. Như: chỗ【 Trích Thiên Tủy 】 làm ra bài văn Thông Thần luận, bạn chỉ có thể hiểu rõ ý nghĩa của nguyên văn, mới có thể lý giải chỗ dụng tâm của Thánh Hiền cùng chân lý! Không nên xem chỗ Lưu Cơ cùng Nhậm Thiết Tiều và Từ Nhạc Ngô chú thích, nếu không cho đến khi bạc đầu bạn cũng không thể nào vào cửa thuật Tử Bình. Sẽ giống như một dạng Huyền không Lý Khí 《 Ngũ kinh 》của Dương Công, Kinh chỉ có một quyển, nhưng giải thích nhiều sách đều khác nhau, khắp nơi hình thành tình huống bi thảm không có quyển sách nào là chính tông! Bất cứ thuật số cổ pháp nào cũng chỉ có âm dương là Tổ, nhị khí vận hành là Tông, dứt khoát không có con đường thứ hai ! ! !

Thiên can: Giáp • Ất • Bính • Đinh • Mậu • Kỷ • Canh • Tân • Nhâm • Quý.
Thiên can chính là Thiên đạo, tài năng dương âm, viết là: Thiên tài!
Thiên có âm dương, dương lẻ âm chẵn. Thiên can là khí, nhị khí dựa theo Hình. Khí hành ở Địa, lợi ích ở Chi. Thăng mà thành Hồn, tới che ở Hình. Khí đến ở trên là Đạo, không có Hình đủ thấy là trời!

   Ngũ dương Bính dương là đứng đầu, Ngũ âm Quý âm là tối thượng!
   Hà Đồ coi trọng nhị khí âm dương hợp nhau, Lạc Thư coi trọng nhị khí âm dương chia nhau. Hợp là Thuận, chia là Nghịch. Cho nên, Âm Dương thuận toại mà tinh túy là thịnh, âm dương đón nghịch mà hỗn loạn là vong. Lấy Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là ngũ dương thần, lấy Bính hỏa cư Tứ Tượng Thái Dương là có quyền đứng đầu phát ngôn, Bính lâm Thái Dương là vị trí thành công, dương đã đến cực điểm, âm bắt đầu sinh, quẻ cư ở Ly 9 là số dương là chí tôn. Ngũ âm, Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là âm thần vậy. Lấy Quý thủy cư ở Tứ Tượng Thái Âm là đứng đầu có quyền chủ tể, Quý lâm Thái Âm là vị trí quân tử, âm đã đến cực điểm, thì dần dần sinh dương, quẻ cư ở cung Khảm 1 là bắt đầu sinh số 1 dương. Cho nên, trong Ngũ Dương chỉ có khí Bính hỏa nắm Dương tinh, mà là dương ở trong dương. Trong Ngũ Âm chỉ có khí Quý thủy nắm Âm tinh, mà thành âm ở trong âm.

   Ngũ Dương tòng Khí bất tòng thế, Ngũ Âm tòng Thế vô tình nghĩa!
   Ngũ khí can dương đều có tính chất cương kiện, xu hướng chưa từng lệ thuộc vào ngũ can âm, tức là hiện thực và lợi ích! Khí Ngũ can âm đều có tính năng nhu thuận, xu hướng ở thế vong nghĩa. Chưa từng thấy hào sảng khảng khái, chỉ có vào mà không có ra, cho nên can âm có tính năng thu nạp, can dương có tính chất cho ra!

   【 Tử Bình chân thuyên】 viết: Bởi vì có âm dương, bởi vì sinh ngũ hành, mà ở trong ngũ hành, đều có âm dương. Giáp Ất, là âm dương mộc vậy. Giáp, là khí Ất; Ất, là chất của Giáp. Ở trời là sinh khí, mà lưu hành ở vạn vật, là Giáp vậy; ở đất là vạn vật, mà nhận sinh khí này, là Ất vậy. Lại phân chia tỉ mĩ, sinh khí phân tán, Giáp là Giáp, mà ngưng thành sinh khí, Giáp là Ất; tất cả vạn mộc đều có cành lá, Ất là Giáp, mà vạn mộc cành lá trùng điệp, thì Ất là Ất vậy. Phương là Giáp, mà đã có khí Ất; cho nên là Ất, mà chất Giáp là kiên cố, đã có Giáp Ất, mà âm dương mộc có đủ vậy. Còn lại những thiên can khác cứ loại suy ra.

+ Đạo Địa Chi:

Chi Dương động mà cường,
Tốc đạt hiển tai tường.
Chi Âm tĩnh mà chuyên,
Phủ thái mỗi kinh niên.

Địa chi: Tý • Sửu • Dần • Mão • Thìn • Tị • Ngọ • Mùi • Thân • Dậu • Tuất • Hợi.

Thập nhị địa chi Tiên thiên là Thiên đạo thiên thời, thế thiên hành đạo. Hậu thiên có thể thay thế Địa đạo, địa lợi, địa khí, thành tựu ở Địa mới có thể gọi là Địa tài.
Địa có cương nhu, thống lĩnh âm dương. Địa là Hình, Hình cảm ứng Khí. Hình lệ vu thiên, sinh thành ở can. Giáng xuống mà thành Phách, chịu tải bởi Khí. Hình mà hạ xuống là Khí, có Hình có thể nhìn thấy là Địa.

Địa chi ở trong Tứ Tượng thì Dần Mão là khí mộc Thiếu Dương, Tị Ngọ Mùi là khí hỏa Thái Dương, Thân Dậu là khí kim Thiếu Âm, Hợi Tý là khí thủy Thái Âm, Thìn Tuất Sửu Mùi thổ là khí trọc. Thiên can là khí lưu hành, cho nên nói, là hành ở Thiên. Địa chi là thứ tự thời lệnh, cho nên nói, là hành ở Địa. Địa chi ở trong Thiên thời thay thế ăm tháng ngày giờ, cai quản tiết khí. Vận động xoay quanh không ngừng. Lấy ngũ hành ở trong địa chi định vạn vật bốn mùa suy vượng, vạn vật vượng, tướng, hưu, tù, tử; nắm chắc trong tay lịch trình sinh tử của Thập Thiên Can Hậu thiên. Địa chi ở trong Bát Quái phân bố ở 8 phương, để định phương vị. Địa chi ở trong Hà Lạc xác định ngũ hành sinh thành, ở trong bốn mùa xác định vạn vật nghi kỵ. Ở trong Nhân đạo xác định thời gian cát hung!

+ Đạo Nhân nguyên:
Chỗ thiên can lâm, có chỗ địa chi ẩn tàng. Đái Thiên lý Địa nhân nguyên quý, cổ pháp sắp xếp ẩn tàng thiên cơ.
Dần tàng Mậu thổ cập Bính Giáp,
Mão trung đồng cư Giáp hòa Ất.
Thìn tàng Ất mộc Quý thủy Mậu,
Tị cung Mậu thổ đồng Canh Bính.
Ngọ trung Bính hỏa tịnh Kỷ Đinh,
Mùi cung tái cư Đinh Ất Kỷ.
Thân trung Mậu thổ Nhâm Canh phùng,
Dậu cung đồng kiến Canh Tân Long.
Tuất tàng Tân kim hòa Đinh Mậu,
Hợi cung Mậu Giáp Nhâm đồng hộ.
Tý cung Nhâm Quý tại kỳ trung,
Sửu trung Quý Tân Kỷ thổ đồng.

【 Trích Thiên Tủy 】 chỗ nói ¨ Ngũ Khí ¨ định cát hung, Lý thừa ¨ Khí ¨ hành, nhất ¨ Khí ¨ ở trong【Tử Bình chân thuyên 】là vậy, cùng xung ¨ Khí ¨ coi như hòa ở trong【 Đạo Đức kinh 】, … rất nhiều phép luận khí, đều không có không coi trọng tác dụng của nhị khí âm dương. Nhân nguyên tàng can chính là Thiên đạo Địa đạo cùng hợp nhất thành Nhân đạo, lấy chân khí định quý tiện, khí thuận thì đại cát, khí nghịch thì đại hung. Lấy can chi âm dương Tiên Hậu thiên và phối hợp Nhân nguyên dụng sự, thì có thể đoán rất nhanh phú quý bần tiện con người. Chính xác can chi mệnh cục thông căn cùng ngũ hành Tam Nguyên tác dụng biến hóa ở bài dưới sẽ giải thích sau!

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
• Bí mật 【 Thông quan 】ở trong 【 Trích Thiên Tủy 】•

Tiếng Hoa:
关内有织女,
关外有牛郎,
此关若通也,
相邀入洞房.

Hán Việt:
Quan nội hữu Chức Nữ,
Quan ngoại hữu Ngưu Lang,
Thử quan nhược thông dã,
Tương yêu nhập động phòng.

Tạm dịch:
Quan nội có Chức Nữ,
Quan ngoại có Ngưu Lang,
Quan này nếu như thông,
Mời nhau vào động phòng.
Nguyên chú: "Thiên khí phải giáng xuống, Địa khí phải thăng lên", là chỉ Tuyệt chiêu Lục Thập Giáp Tý mỗi trụ can chi tác dụng như thế nào. Cũng là chân đế "Thiên quang hạ lâm, Địa đức thượng tải", lại là tinh túy của can chi "Thiên bám theo Hình, Địa kèm theo khí"!

VD:
Mậu Kỷ
Tý Mão
Nhâm, Quý Giáp, Ất

+ Trụ Mậu Tý: Thiên can khí Mậu từ trên hướng xuống dưới là giáng, khí Nhâm Quý ở trong địa chi Tý là Địa khí, nhất tâm muốn xông ra chỗ địa chi khống chế và khí thiên can giao cấu, dung hòa mà thông nhau. Cho nên, cửa ải Mậu Tý này nếu thông nhau, mời nhau vào động phòng.
+ Trụ Kỷ Mão: Thiên can khí Kỷ nhìn xuống muốn cùng khí Giáp ở trong địa chi Mão giao cấu, nhưng bị chỗ chủ khí Ất ở trong Mão đố kị cản trở, không thể giao cấu, cửa ải này là không thông, không có cách nào mời nhau vào động phòng. Ngưu Lang Chức Nữ thông nhau có Mậu Tý, Đinh Hợi, Nhâm Ngọ, Tân Tị, không thông, ám thông tự ngộ ra.

Nhâm thị viết: Thông quan, là thần dẫn thông khắc chế vậy (ở đây là chỉ tổ hợp tứ trụ). Chỗ nói 【 Âm Dương nhị dụng, hay ở giao khí 】. Thiên giáng mà đi xuống, Địa thăng mà đi lên. Khí thiên can "Động mà chuyên", khí địa chi "Tĩnh mà tạp", cho nên là Địa vận có chuyển dời, mà Thiên khí đi theo; Thiên khí có đồ chuyển, mà Địa vận thuận theo; Thiên khí động ở trên, mà Nhân nguyên ứng theo; Nhân nguyên động ở dưới, mà Thiên khí đi theo. (Đoạn này luận thuật tỉ mĩ phép tắc phân biệt giữa thiên can và địa chi cùng nhân nguyên là thần dụng sự, là Giao khí! Mà không phải là can chi sinh khắc. )

Cho nên Âm thắng gặp Dương thì dừng lại (Âm có công năng thu vào), Dương thắng gặp Âm thì hướng đi (Dương có công năng cho ra); gọi là Thiên Địa giao thái, can chi hữu tình, tả hữu không nghịch, âm dương sinh trưởng mà thông nhau vậy (can cùng can âm dương dị tính tương sinh).
Nếu Sát trọng hỉ Ấn, Sát lộ Ấn cũng lộ, Sát tàng Ấn cũng tàng, chỗ này hiển nhiên là thông đạt, không nên sinh lễ nghi bên ngoài. (lời này là khuyên bảo kẻ hậu học, thiên can chỉ có thể tác dụng cùng thiên can, mà còn là thiên can kề nhau. Nhân nguyên tàng can chỉ có thể tác dụng cùng nhân nguyên tàng can, không nên tự cho là thông minh gây thêm rắc rối). Nếu như nguyên cục không có Ấn, tất cần tuế vận gặp Ấn, hướng vế mà thông suốt (căn cứ ý hướng của tuế vận đi mà tìm quan hệ tác dụng). Trong Cục có Ấn, bị Tài tinh phá tổn, hoặc có Tỉ hóa, hoặc Quan tinh hóa Tài, hoặc bị hợp chặt, thì nên xung khai; hoặc bị xung phá, thì cần hợp hóa; hoặc cách một vật, thì nên khắc khử. Trước sau trên dưới, không thể kéo giữ, được tuế vận gặp nhau càng tốt (Đoạn này đưa ra cơ chế hộ vệ của Ấn ở trong mệnh cục cùng phương pháp tác dụng). Như năm Ấn giờ Sát, can Sát chi Ấn, trước sau lập xa, trên dưới cách xa, hoặc là chỗ gian thần vật kỵ cách trở, lý ở đây là nguyên cục không thể thông suốt. Đoạn nói này, ở lúc phân tích mệnh cục là hết sức trọng yếu. Trình bày quan hệ tác dụng can chi chính xác, can chi không thể thông nhau, chỉ có can và can ở trong chi, giao khí mới có thể thông nhau. Đặc biệt là cách vị trí thì không thể nào tác dụng, hiện tại có rất nhiều người ở lúc phân tích mệnh cục, đều là lấy can chi cách vị trí phát sinh quan hệ tác dụng, không phải đem quan hệ thiên can xung hợp, nói thành quan hệ xung hợp, không phải đem địa chi hình xung xuyên hợp hội, nói thành hình xung xuyên hợp hội, lại có đem là chi năm tác dụng chi tháng, hay là chi tháng tác dụng chi năm, ngày tác dụng giờ, hay là giờ tác dụng ngày, trình độ sai lầm giống như đứa trẻ luận mệnh, mời Dịch hữu nghiên cứu thật nhiều cổ thánh sáng tác nhé!

Cổ thánh đã dốc hết tâm can để tổng kết kinh nghiệm tác dụng can chi, 【 Khí thiên can giống mà Thể khác nhau, có thể tác dụng lẫn nhau. Khí thiên can khác nhau mà Thể giống nhau, có thể tác dụng lẫn nhau, trung gian có cách trở thì không được. Trong Thể mỗi trụ có chủ Khí thấu can, có thể tác dụng trực tiếp khí phụ theo thập thiên can! 】. Hậu bối chính là không chăm chú phép của cổ hiền, tự sáng lập môn phái, mà đi gạt người, còn có đem 【 Trích Thiên Tủy 】 phế bỏ, không biết loại này là làm bại gia bại tử, chẳng bao lâu sau bạn đọc hiểu thuật tổ tông này! Hi vọng người mới học chân chính nghiên cứu hiểu thông bí mật trọng tâm【Quan nội có Chức Nữ, Quan ngoại có Ngưu Lang, Quan này nếu như thông, Mời nhau vào động phòng.】!

Chức Nữ ở Địa (Khí Nhân nguyên địa chi), Ngưu Lang ở Thiên (Khí Thập can trên trời), ở từ lúc nào (Đại vận, lưu niên, lưu nguyệt, lưu nhật), dùng phương pháp gì (Hình xung hợp hại chính xác), đem chướng ngại vật trên đường "Thượng thiên nhập Địa" thông suốt (Hung thần, kỵ thần Mệnh cục), mời nhau vào động phòng (Phú quý bần tiện)! ! ! Trong tất cả mệnh lệ 【 Trích Thiên Tủy 】, đều là Tác dụng Thập Thần, cũng không phải là tác dụng Thập Nhị Chi, Nhớ kĩ! Hãy nhớ kĩ!

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Sau đây là các ví dụ nói về bí mật sinh đôi.
Đưa ví dụ Mệnh cục cặp sinh đôi Long Phượng: Tạo Càn trước (đại) Khôn sau (tiểu). Sinh ở 5 giờ chiều 43 phút và 40 phút, ngày mùng 10, tháng 6, năm 2013 âm lịch.

Quý Kỷ Giáp Quý
Tị Mùi Thân Dậu

Mậu, Canh, Bính Đinh, Ất, Kỷ Mậu, Nhâm, Canh Canh, Tân

Nam hài hơn 3 tuổi khởi vận. Còn Nữ hài thiếu 7 tuổi là khởi vận.
Tạo đôi Long Phượng này là điện thoại thủ danh, căn cứ huyền cơ vượng suy, hỉ kỵ, âm dương, nam hài tên Lưu Tử Hào, nữ hài tên Lưu Doanh Ức.

Dưới đây là phân tích Mệnh cục cùng Cách thần cát hung:
Nhật nguyên Giáp mộc sinh tháng 6, gặp khí Ất mộc nhân nguyên phân dã ở trong Mùi nắm quyền giữ lệnh, nhật chủ Giáp mộc được thiên thời vượng khí; tọa dưới thất thế, trụ giờ Quý Dậu có một thế lực sinh Giáp, nhật chủ đắc thời đắc thế nhật can vượng! Chính Cục thân vượng! Kỷ khắc Quý giảm thế, thân vượng giảm thế là cát, Cục cát! Lấy Giáp nhật thấy nguyệt lệnh Ất luận xếp cách thập thần, là Kiếp tài cách. Thân vượng Ất Kiếp đối với nhật chủ không khởi tác dụng tốt, có chế Cách thần mới có thể chuyển cát. Ất thể Mão sợ Dậu, giờ sinh Dậu xung Mão, Tân trong Dậu có thể khắc Ất, cách kỵ thần có chế là Cách cát!
Cục cát Cách cát là mệnh tốt, âm dụng thần Quý thủy, dương dụng thần Bính Thực thần!
Dụng thần là cái gì? Dụng thần là "Ngũ hành cùng Thập thần duy nhất" tồn tại ở trong bát tự, có ích lợi cho nhật chủ, mà đối với khí thế toàn cục khởi tác dụng quyết định thuộc tính tự nhiên cùng thuộc tính xã hội, thọ yểu cùng phú quý còn gọi là dụng thần Thiếu Âm và Thiếu Dương, gọi tắt là Âm dụng (Thể) cùng Dương (Dụng). Một từ Dụng thần, danh như ý nghĩa là Thần hữu dụng! Dụng thần đi theo ý hướng và lập trường quyết định được chuyện bên trong và chuyện bên ngoài của nhật chủ, nó là trụ cột vững chắc và then chốt nhất ở trong bát tự, diễn lại sự chuyển hóa tiêu trưởng của âm dương Hậu thiên thọ yểu cát hung cùng phú quý bần tiện cả đời!

Nếu là thai Long Phượng (nam nữ sinh đôi), mà bát tự chỉ có một, rốt cuộc làm sao suy trắc mệnh có 4 trụ giống nhau chứ? Trước mắt ở giới Dịch lý mệnh học hay còn chưa giải thích được mê hoặc này! Ngũ hành tứ trụ cùng giống nhau, mà rất nhiều nhân tố như thập thần lục thân hoàn toàn khác nhau, còn có sinh ra trước sau cũng khác nhau, hành vận thuận nghịch khác nhau …, phải hết sức cùng các bạn đồng đạo tham gia hoàn thiện!

Lúc này căn cứ bát tự ở trong điện thoại mà đoán ra mấy điểm sau:
1, Long Phượng anh em sinh đôi khác giới là sinh mổ. Tài vượng khắc Ấn, biểu tượng thổ khắc thủy (Quý Dậu di chuyển vị trí Quý Tị), mà ý hướng Tị Mùi Thân Dậu quy về Quý thủy là cát. (Năm tháng ngày là Tĩnh, giờ sinh là Động, Tân kim Quan tinh trong Dậu trực hợp Bính hỏa trong chi năm Tị cung mẫu thân, chỉ cần có 【 Hình xung xuyên phá hợp dẫn động Mẫu thân tinh và Mẫu thân cung là mẹ bị thương phẩu thuật sinh con】. ) Xem từ mệnh cục, mẫu thân thích con trai (Quý thủy kề gần sinh Giáp mộc), Ất nữ cự ly xa Ấn, tàng ở trong Tài, sau này hầu như phần lớn là chị gái của cha nuôi nấng nhiều hơn. (Nữ mệnh lấy Chính Tài làm cha, Thiên Tài là chị em của cha, xưng là bà cô).

2, Trước khi sinh đôi cặp Long Phượng này đã có chị gái, hơn nữa còn có chị gái chết yểu. Chị gái phần lớn là cũng do bà cô nuôi nấng. (Là bởi vì khí Ất vượng lệnh, có Quan hợp khắc, mộc mộ).
3, Đứa trẻ dễ nuôi, nuôi bé gái dễ dàng hơn so với bé trai. (Bé trai có ngày tọa Sát, bé gái không có Sát chế).

4, Sinh ra đôi Long Phượng này có liên quan cùng tổ ấm hoặc có liên quan đến mê tín, mà hao tài. (Ngày Thân hợp Tị, chi năm Tị là ông cố nội, chi giờ là bà cố nội, Tị Mùi Thân Dậu là Long khí một mạch tương thông. Thuyết minh ông bà cố nội hợp mộ tốt đẹp, phần mộ ở bản địa phía tây nam Mùi Thân là sườn núi.).

(Trả lời chính xác: Là sinh mổ. Trước khi sinh đôi Long Phượng còn có 2 chị gái, sau hai chị gái còn bị phá thai hai lần. Vì nối dõi tông đường mà trốn tránh vở kế hoạch sinh đẻ, hai chị gái đích xác là do bà cô nuôi dưỡng thay. Vì sinh bé trai, dâng hương cúng Phật, mà phải cúng dường nhiều chỗ. Hiện tại sinh được rồi, nhất định phải trả lễ cho nhiều nơi, cho nên phải hao tốn tiền bạc. )

Sau 4 tháng, tìm tôi nhờ tu sửa lại mộ phần tổ tiên. Căn cứ tin tức tổ ấm của đôi Long Phượng, sơn Càn hướng Tốn là âm trạch Thái tổ của cha mẹ, kiến tạo nghĩa trang. Lựa chọn Nhật khóa có liên quan phối tận thiên thời đôi Long Phượng. Cẩn thận chọn vào giờ Tị, ngày 24, tháng 10, năm 2013 thì phá thổ thi công. Tứ trụ: Năm Quý Tị, tháng Quý Hợi, ngày Bính Thân, giờ Quý Tị. Lại chọn ngày xem là ngày 1 tháng 11 giờ Tị lập bia. Tứ trụ: Năm Quý Tị, tháng Quý Hợi, ngày Quý Mão, giờ Đinh Tị.

Hình nghĩa trang Mộ tổ:

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Vào năm trước, tôi đang ở một nhà tang lễ ở bản địa, nhận được điện thoại em trai tôi, mời tôi xem một mệnh cục không đẹp. Hắn nói làm sao cũng không hiểu rõ được huyền cơ trong mệnh cục. Tôi tranh thủ thời gian cho an táng xong, chạy tới. Vừa đến nhà sư đệ tôi, hắn đưa ra mệnh cục này, nhờ tôi phân tích.

Đôi bào thai Phượng Long: Sinh giờ Tị, ngày 28, tháng 7, năm 2013, Tạo Khôn (lớn) Càn (nhỏ).

Quý Canh Nhâm Ất
Tị Thân Thân Tị

Mậu, Canh, Bính Mậu,Canh,Nhâm Mậu, Nhâm, Canh Mậu, Canh, Bính

Nữ hài hơn 1 tuổi khởi vận. Nam hài hơn 9 tuổi khởi vận.

Tôi nhìn qua bát tự song thai Phượng Long này, đoán thằng Phượng chết Long còn, làm cho sư đệ tôi thất kinh. Hắn nói làm sao tôi nhìn ra được, tôi nghiên cứu rất lâu cũng không thể nào tìm ra đáp án. Nếu như các bạn đụng phải, làm sao các bạn thấy được Phượng mất Long còn chứ? Từ mệnh cục này có thể ngộ ra bao nhiều điều bí ẩn chứ?

Đầu tiên bí quyết mệnh lý làm sao phân tích được Long Phượng cùng Phượng Long, là một bước hết sức quan trọng. Bởi vì một bát tự phải phân ra hai Thái Cực để luận, hơn nữa cách và cục, hỉ và dụng, hung và kỵ của đôi Phượng Long đều khác nhau. Hao tổn tâm trí nhất đó là nhật can đại biểu Phượng hay là Long, bất cứ tài liệu nào cũng đều không có nói chỗ này. Dùng âm dương can chi phân chia hay là phân chia theo suy vượng, dùng ngũ hành phân chia hay là phân chia theo minh ám …, là rất nhiều vấn đề. Còn có nhân sự lục thân cũng là khác nhau, lại làm sao bạn phân chia chính xác để thấy rõ bí mật ở trong đó? Đặc biệt là mệnh này có thiên can Ất cùng Canh hợp hay không hợp, hóa hay không hóa kim, địa chi là Thân hợp Tị hay là Tị hợp Thân, Thân hình Tị hay là Tị hình Thân, Thân Tị phá hoặc là Tị Tị phục ngâm, Thân Thân phục ngâm. Rất nhiều mối quan hệ phức tạp, bạn làm sao bắt tay vào phân tích chứ... ? Cũng khó trách tại sao là sư đệ không hiểu rõ.

Căn cứ Phượng Long sinh tháng Thân, khí Canh nắm quyền giữ lệnh, chúng ta vẫn là lấy âm dương để phân biệt hay là giờ sinh ra trước sau có thứ tự để suy ra nhật chủ, phương pháp nào khá là có lý, lai lịch có luận dương nam âm nữ, lấy mộc hỏa luận dương hay là lấy kim thủy luận âm? Đồng khí đồng hành Nhâm Quý phân chia âm dương? Tạo này Nhâm Thân Canh Thân cùng Quý Tị Ất Tị đều có hai thể, mà Nhâm ở trước Quý, Canh sinh trước Nhâm lại sinh Quý, Nhâm trường sinh ở Thân, đều là tượng lão đại, Ngày Nhâm là chị gái, Quý Kiếp là em trai, liền phân ra được Phượng (gái) Long (trai). Xác định xong nhật chủ, lại căn cứ ngũ hành nhật chủ từng người mà định cục, nguyệt lệnh xếp cách thập thần, thì thấy rõ cát hung của Phượng Long! Lấy Nhâm là nhật chủ Phượng là lão đại, trường sinh ở Thân, Canh là Ấn là mẹ của Nhâm là Phượng (gái) vì là đồng tính, Thân là thể của mẹ, sinh giờ Tị, tất là Tị Thân tác dụng, thể của mẹ bị khắc. Thể mẹ vượng thụ hình phát hợp Sát, mà Tị tàng Mậu Canh Bính, khí hình đều có quan hệ tác dụng, tất là Tị hỏa hình Thân kim, mổ bụng mà sinh ra Nhâm Quý đôi Phượng Long.

+ Định cục xếp cách Nhâm thủy Phượng (gái): Nhâm sinh tháng Thân, khí Canh nắm lệnh, Canh thông thể căn Thân Lộc, là đắc thiên thời sinh khí, lại xét Quý không có thể Tý là không có thế, trụ không có căn Hợi Tân Dậu kim sinh, là Chính Cục thân nhược. Thân nhược tăng thế mới có thể làm cho nhật chủ xu cát, nhưng bản thể nhật chủ duy nhất có thể tăng là Quý vậy, Quý hư phù vô căn, còn có Ất tiết (Quý Tị Ất Tị, thể cùng nhau tác dụng trước), mà Quý Tị di chuyển vị trí Ất Tị hình phá Nhâm Thân là đại hung, loại hiện tượng này Manh sư dân gian xưng là Tị Thân hình là tỷ đệ tương tàn lẫn nhau, là cơ mật của việc cùng nhau tranh giành sinh tồn một chết một sống. Nhật chủ Nhâm nhược, giảm thế là hung! Cục hung! Thân nhược Thiên Ấn cách thụ chế, Cách hung! Cục hung Cách hung là mệnh yểu tàn.

+ Định Cục xếp Cách Quý Long (Trai): Quý sinh tháng Thân Canh nắm lệnh đắc thiên thời, Nhâm tọa Thân có một thế lực trợ Quý, đắc thời đắc thế nhật can vượng. Trong đó có Ất tiết, Bính khắc Canh (Tị phá Thân) là giảm thế, thân vượng giảm thế là Cục cát, Canh Thiên Ấn đối với mệnh thân vượng là kỵ, Cách thần hung. Nhưng trong Cục có Bính khắc Canh Thiên Ấn cách thần có chế là chuyển cát, Cách cát! Cục cát Cách cát là trường thọ có lợi lộc! So sánh hai mệnh với nhau, thì thấy rõ cát hung của đôi Phượng Long!

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Bí quyết xem quan hệ Thể Dụng trong Bát tự:

+ Trụ năm cùng trụ tháng tác dụng như thế nào? Lấy năm là Tĩnh là Thể, lấy nguyệt lệnh là Động là Dụng.
+ Trụ tháng và trụ ngày tác dụng như thế nào? Lấy ngày là Tĩnh là Thể, lấy tháng là Động là Dụng.
+ Trụ ngày cùng trụ giờ tác dụng như thế nào? lấy ngày là Tĩnh làm Thể, lấy giờ là Động làm Dụng.
+ Quan hệ tác dụng ba trụ năm tháng ngày cùng trụ giờ, lấy năm tháng ngày là Tĩnh làm Thể, lấy giờ là Động làm Dụng.

Dương tác dụng Âm, Dụng tác dụng Thể, Động tác dụng Tĩnh.

Bí quyết này đối với bất kỳ một bát tự nào cũng đều thích hợp suy diễn, hi vọng trân trọng! ! !
Đại vận Canh Thân Lưu nguyệt Ất Sửu, Ất hợp Canh, hợp động âm dụng nhập mộ, chỗ này Canh đều là dụng thần Thiếu Âm của Nhâm Quý, rốt cuộc là ai sẽ không cát chứ? Ất bị chế lại có tượng gì? Quý thấy Ất là Thực, Nhâm thấy Ất là Thương, đều có tính chất thập thần khác nhau. Chỉ có Cục cát Cách cát thì nhật chủ mới cát, Cục hung Cách hung thì nhật chủ hung, đây là Đại Thái Cực của sinh mệnh! Thực tế tháng Sửu ngày Ất là yểu vong! Lúc này sư đệ hỏi đến tại sao là chết yểu, lại tra tìm Ất là Thực của Quý nhật và là Thương của Nhâm nhật, Ất hợp Canh, Canh phát hợp khắc Ất, ngoại tượng là cái cổ bị trói tổn thương, Canh có tượng là phổi và đường hô hấp, thực quản, có ý là dùng đồ ăn bị tắc ngẽn đường hô hấp. Tôi đoán ăn cái gì đó bị sặc chết, trả lời nói là ăn sữa bột (Sửu là lon sữa tươi) sặc chết.

Hiện tại mọi người hẳn là đã biết làm sao phân tích bát tự, quan hệ tác dụng giữa Thể Dụng và can chi bát tự. Lĩnh hội thiên can hợp có hàm chứa huyền cơ gì. Khí và Khí cùng Hình và Hình, Ngưu Lang và Chức Nữ làm sao thông quan gặp gỡ nhau, tinh túy giữa Ất Canh hợp, tại sao Canh thâu tình với Ất muội?

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Lại đưa ra ví dụ: Đôi bào thai Phượng Long sinh giờ Mão, ngày 14, tháng 10, năm 1980 âm lịch. Nhâm thủy nắm lệnh.

   Canh Đinh Mậu Ất
   Thân Hợi Tuất Mão
   
Mậu, Nhâm, Canh Mậu, Giáp, Nhâm Tân, Đinh, Mậu Giáp, Ất
   
Mệnh này không có Kiếp tài, lại làm sao phân biệt được đôi Phượng Long chứ? Chỉ có thể dùng trụ tháng là cung anh chị em để xem, trong Hợi có Mậu Giáp Nhâm, Giáp khắc Mậu, khắc anh em trai, anh em trai có lo sợ bị thương tàn yểu vong. Mệnh này không có Trường sinh Lộc Nhận, như vậy thích ứng lấy đoán ngữ "Suy là tuổi lớn, Vượng là tuổi nhỏ" để đoán mệnh này. Năm tháng Đinh hỏa là ở trên mà suy, ngày là vượng là còn nhỏ. Thì can Mậu ngày là Long Kỷ Kiếp của Tỉ Mậu là chị gái. Trụ giờ là thiên địa nhất khí Thất Sát của Tỷ, tỷ tất là bị chế mà chết yểu. Tiếp tục phân tích nhật chủ, Mậu sinh lệnh Nhâm là thất thời, thông căn thể Tuất là đắc thế, những cái khác đều không có một thế, là Chính Cục thân nhược. Mão hợp Tuất, Ất sinh Đinh, Đinh sinh Mậu nhật tăng thế là Cục cát, Thiên Tài cách là kỵ có chế là chuyển cát, Cách cát. Âm Đinh dương Canh Thực thần. Sự nghiệp nên theo hành nghề lưu thông thực phẩm ăn nhanh! Tuổi trẻ Tài vận bình thường, cơ hội phá tài nhiều, chỗ dẫn đến khắc thương dương dụng. Thực là Tử tinh vượng, có em traui bị sốt tàn yểu. Hôn nhân cát lợi, vợ ứng là người ở vùng ngoài.

   Dưới tình huống thông thường, đôi bào thai Phượng Long, Phượng khó nuôi, là tại sao vậy?

Lưu ý: Các bạn muốn xem ngũ hành vượng suy hỉ kỵ theo bốn mùa thì tham khảo thêm sách Lan Giang võng, hiện trên mạng tiềng Hoa họ ban hành là Cùng Thông bửu giám. Sách này nêu rõ nhật can vượng suy theo bốn mùa, sau này tôi sẽ đăng lên diễn đàn để tham khảo. Nhưng chú ý là vấn đề điều hậu trong mệnh cục không có nghĩa là chỉ có nhật can là điều hậu.

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Bí mật Chân Thần • Giả Thần

   【 Trích Thiên Tủy 】 Luận Cách:
   Tiếng Hoa:
   令上寻真聚得真,
   假神休要乱真神.
   真神得用生平贵,
   用若无为碌碌人.
   真假参差难辨论,
   不明不暗受困顿.
   提纲不与真神照,
   暗去寻真也有真.
   Tạm dịch:
   Lệnh thượng tầm chân tụ đắc chân,
   Giả thần đừng vội loạn Chân thần.
   Chân thần đắc dụng cả đời quý,
   Dụng nếu không có người tầm thường.
   Chân Giả hầu như khó biện luận,
   Không minh không ám chịu khốn đốn.
   Đề cương không có Chân thần chiếu,
   Ám đi tìm Chân cũng có Chân.

【 Tử Bình chân thuyên 】 Luận Cách:
Dụng thần bát tự, chuyên cầu Nguyệt lệnh. Nói can phối địa chi Nguyệt lệnh, mà sinh khắc khác nhau, phân chia cách cục ở chỗ này. Tài Quan Ấn Thực, chỗ này là Thiện dụng thần mà thuận dụng vậy; Sát Thương Kiếp Nhận, là Dụng thần không thiện mà nghịch dụng vậy. Lúc thuận mà thuận, lúc nghịch mà nghịch, phối hợp được thích hợp, đều là quý cách... .
Dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh, lấy tứ trụ phối ... cách thành Kiến Lộc Nguyệt Kiếp vậy ...

Dụng thần tức là chủ nguyệt lệnh vậy, nhưng chỗ nguyệt lệnh tàng can không giống nhau, mà dụng thần liền có biến hóa... .
Bát tự đã có dụng thần, tất có cách cục, có cách cục tất có cao thấp, Tài Quan Ấn Thực Sát Thương Kiếp Nhận, cách nào không quý? Cách nào không tiện? Từ cực quý cho đến cực tiện, vạn lần không hề đủ, biến thiên vạn trạng, sao có thể nói truyền? Nhưng lý lẽ đại cương, cũng ở giữa hữu tình hay vô tình, hữu lực hay vô lực mà thôi …
Luận mệnh duy chỉ có lấy dụng thần nguyệt lệnh làm chủ, nhưng cũng cần phải phối hợp khí hậu mà tham khảo với nhau ...

Bên trên chính là chỗ trích thuật【 Trích Thiên Tủy 】 cùng 【 Tử Bình chân thuyên 】 đối với Nguyệt lệnh chủ khí trời xếp Cách, cả hai luận thuật trái nghịch nhau so sánh thì có thể phân biệt thuật cao cùng thuật thấp cùng phép tắc tác dụng Cách. Theo chỗ Pháp Năng biết cùng tình huống mọi người giải thích mà nói, giải thích đối với "Chân thần Giả thần" đều không đầy đủ, càng không có ai biết chỗ "Chân thần Giả thần" này chính là làm sao thủ dụng xếp Cách cùng tác dụng biến hóa tinh túy của Cách. Tỉ mĩ mà lĩnh ngộ nguyên văn, càng không có lưu hành hiện thời nói hồ đồ sử dụng chủ khí trời không có Cách lập Cục. Cách chính là Cách, Cục chính là Cục, không có thuyết cách cục hỗn nhập thành một thể (Khí Hình). Càng không có giống như mấy vị danh sư chỗ nói bài trừ đối với 【 Trích Thiên Tủy 】 , chỉ trích 【 Trích Thiên Tủy 】 là tứ chi tàn tật, ngũ quan không rõ, vẻ mặt mơ hồ, nói mệnh lý quái thai cùng chỗ bình phẩm. Tại sao "Con người mơ hồ, liền cảm giác huyền diệu; con người rỗng tuếch, liền cảm giác cao siêu; con người thất thường, liền cảm giác tinh thâm; con người thô thiển, liền cảm giác thấu triệt; con người vũ đoán, liền cảm giác độc đáo; hoa mà không quả là Lý Quỳ" … nói mò làm người nghe kinh sợ. Thực chất【 Trích Thiên Tủy 】 đối với xếp Cách, Cách cao thấp đã luận thuật phải đơn giản rõ ràng, kỹ pháp dày công tôi luyện, ý đạt siêu phàm. Thật đáng tiếc lừa đời lấy tiếng không có nhập đạo, trái lại làm nhục sáng tác, uổng phí tâm huyết của thánh xưa. Hoàn toàn là loại ếch ngồi đáy giếng vừa nhảy lên thấy trời xanh, bụng dạ tiểu nhân mà đo lòng quân tử.

Tại sao gọi là Chân thần Giả thần? Chỗ nói Chân thần Giả thần chính là khí âm dương của thập thiên can, khí lại có phân ra Chân Giả Thể Dụng, thần lại phân ra thập thần thập cách thanh trọc mà luận.
Chân thần là phùng gặp Thập Thần nắm lệnh mà vua đến với thiên hạ;
Giả thần là thập thần đắc thời nắm lệnh mà vua không đến với thiên hạ. Mà không phải là chỗ Nhậm tiên bối giải thích "Chân, là thần đắc thời nắm lệnh vậy; Giả, là thần thất thời thoái khí vậy" là giải thích sai lầm!
【 Lệnh thượng tầm chân tụ đắc chân, Giả thần chớ vội loạn Chân thần; Chân thần đắc dụng cả đời quý, dụng nếu không có người tầm thường. 】 Đầu tiên tìm ra ngày trực thập thần trong nhân nguyên phân dã nguyệt lệnh, còn xưng là Thần quản sự. Ý tầm chân chính là tìm ra chủ khí trời chân chính đắc thời nắm lệnh, hơn nữa chủ khí nắm lệnh còn là tụ họp ngưng tụ thấu ra mà làm vua, vua đến thiên hạ mới là Chân thần (Cách thần). Nhưng Cách thần vua đến thiên hạ không nhất định có thể tác dụng là Chân thần, cho nên "Lệnh thượng tầm chân" tất cần phải "Tụ đắc chân", nếu như "Tụ có Giả" cũng không cát, đây chính là nguyên ý của "Lệnh thượng tầm chân tụ đắc chân"! "Giả thần" chính là ngày trực chủ khí nắm lệnh không thấu can, mặc dù cùng là Thập thần (Cách thần), nhưng ở mệnh cục chủ khí không thấu không thể là vua đến thiên hạ, không có cách nào sử dụng quyền của Cách thần, có ngại hưu tù, cho nên viết là "Giả thần" !
Cách thần thấu can cùng Cách thần không thấu can, ở trong bát tự thuộc tính xã hội hết sức trọng yếu, bởi vì Chân thần Giả thần có liên quan đến công danh phú quý cả đời con người, hơn nữa phân biệt phát huy công năng tác dụng cũng rất lớn. Cho nên Cổ hiền luận thuật đối với "Chân thần cùng Giả thần" thì có chỉ ra: "Giả thần chớ nên loạn Chân thần". Vua đến thiên hạ chính là vua đến thiên hạ, vua không đến thiên hạ chính là vua không đến thiên hạ, dù sao cũng chớ đem Cách thần thấu cùng không thấu coi như cùng chung kỹ pháp đoán Cách, không nên chụp mũ, ảnh hưởng sử dụng chính xác đến Cách thần bát tự!

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Tạo Mao Trạch Đông 【 Thất Sát cách 】(Quý nắm lệnh);
Quý Giáp Đinh Giáp
Tị Tý Dậu Thìn

Tạo Chu Ân Lai 【 Chính Ấn cách 】(Giáp nắm lệnh):
Mậu Giáp Đinh Bính
Tuất Dần Mão Ngọ

Tạo Chu Dung Cơ 【 Chính Tài cách 】(Mậu nắm lệnh);
Mậu Nhâm Ất Kỷ
Thìn Tuất Mùi Mão

Lý Gia Thành 【 Chính Ấn cách 】(Kỷ nắm lệnh)
Mậu Kỷ Canh Đinh
Thìn Mùi Ngọ Hợi

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
【 Chân thần đắc dụng cả đời quý, Lệnh thượng tầm chân tụ đắc chân 】, giải thích 4 ví dụ tạo mệnh kể trên "Lệnh thượng tầm chân", mà còn ở dưới tiền đề là "Tụ đắc chân", tất Cách thần cần phải là 【 Chân Thần đắc dụng 】mới cát,cũng chính là Cách thần là chỗ hỉ của nhật chủ, có ích đối với nhật chủ, mới là thần mang đến cho nhật chủ công danh lợi lộc!

Nam sinh năm 1963 【 Chính Quan cách 】(Tân nắm lệnh);
Quý Tân Giáp Canh
Mão Dậu Tuất Ngọ

Nữ sinh năm 1983 【 Kiêu Thần cách 】(Canh nắm lệnh):
Quý Canh Nhâm Kỷ
Hợi Thân Ngọ Dậu

Khôn tạo sinh năm 1953 【 Tỉ kiên cách 】(Tân nắm lệnh);
Quý Tân Tân Mậu
Tị Dậu Mão Tuất

Càn tạo sinh năm 1968 【 Thiên Tài cách 】(Canh nắm lệnh):
Mậu Canh Bính Tân
Thân Thân Dần Mão

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Bốn tạo ở trên là 【 Chân thần là kỵ cả đời tiện, Lệnh thượng tầm chân tụ phải hung 】! Nam tạo sinh năm 1963 không những không có quý phú, mà còn ở năm 1986 tháng 9 ngày 4 giờ Ngọ vì xe đụng mà yểu. Nữ tạo sinh năm 1983 cũng không có phú quý, vì hôn nhân dẫn đến tai họa, ở năm 2005 tháng 8 nhảy sông tự tử. Khôn tạo sinh năm 1953 đồng dạng là không cát, năm 1988 chết vì bệnh ung thư. Càn tạo sinh năm 1968 tuy Thiên Tài là cách, lúc nhỏ tang cha, gia đình rất nghèo, thanh niên tìm đường sống trong cỏi chết là mệnh bần tiện.

Từ những ví dụ kể trên xem ra Cách chân thần nắm lệnh tất cần phải có 【 Tụ đắc chân, mà còn có Chân thần đắc dụng 】 mới có thể ứng cát, nếu không nói "Dụng nếu không có", đồng dạng là không có phú quý còn ứng hung. 【 Giả thần chớ nên loạn Chân thần, Dụng nếu không có người tầm thường 】!

Hồ Diệu Bang 【 Thực thần cách 】(Quý giữ lệnh);
Ất Mậu Tân Mậu
Mão Tý Mão Tý

Tống Tổ Anh 【 Thiên Tài cách 】(Mậu giữ lệnh).
Bính Bính Giáp Bính
Ngọ Thân Thìn Dần

Hồ tạo có Cách thần chủ khí trời nắm lệnh, chân thần không lộ mà ẩn tàng, là chỗ hỉ của nhật chủ, có thể hộ vệ nhật can là đắc dụng. Tống tạo Cách thần là Thiên Tài Mậu nắm lệnh không thấu can, đồng dạng có ích cho nhật chủ là cát, chính là 【 Đề cương không cùng Chân thần chiếu, ám xứ tầm chân cũng có chân 】luận rất tinh xác. Vua không đến thiên hạ là không đại biểu vua không có tác dụng, cho nên Cách thần thấu can cùng không thấu can đều có Cách, chẳng qua chỉ là phân ra cách có cao thấp có quý tiện. Bất luận Cách thần phú quý hay bần tiện cũng đều có cách thức của nó, chỗ xã hội ban cho giá trị công dụng khác nhau mà thôi.

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Nam sinh năm 1985 【 Kiêu thần cách 】(Tân giữ quyền);
Ất Ất Quý Đinh
Sửu Dậu Dậu Tị

Nam sinh năm 1957 tháng 12 【 Chính Quan cách 】(Mậu giữ quyền):
Mậu Giáp Quý Mậu
Tuất Dần Sửu Ngọ

Nam tạo sinh năm 1985 yểu ở tháng 3 năm Tân Mão, Cách thần tuy không thấu nhưng là kỵ, đối với nhật can là vô ích. Nam tạo sinh năm 1957 chết ở tháng 12 năm Đinh Hợi tự uống thuốc độc, tạo này Giáp chủ khí không nắm quyền, thuộc về Mậu Quan dư khí thấu mà đến thiên hạ, không những không có làm quan, trung niên lại thấy kiện tụng, là mệnh bần tiện có vợ cũng khó giữ được. Cho nên 【 Chân Giả so tính khó biện luận, không minh không ám chịu khốn đốn 】 chính là khắc họa đối với ví dụ ở trên là tốt nhất.

Từ Chân thần Giả thần, Thanh khí Trọc khí, Thể Dụng Tinh Thần, Nguyệt lệnh Giờ sinh, Thuận cục Phản cục, Suy vượng trung hòa, Thuận Nghịch thông quan... trong chương tiết của 【 Trích Thiên Tủy 】có thể nhìn ra, suy chuẩn một vài bát tự không thể chỉ dựa vào cách và cục, mà cần phải nắm chỗ tri thức học để tổng hợp mà vận dụng linh hoạt, cũng không phải bất cứ công thức tác dụng nào cũng có thể dự trắc bát tự cùng vận mệnh cả đời người. Bát tự là quá trình tóm tắt cuộc đời con người, cho nên nơi phát nguồn kỹ năng bát tự đối với cuộc đời con người cùng kinh nghiệm sinh tồn tích lũy hàng ngày, kết hợp bản thể tự nhiên cùng công dụng xã hội, càng không có con đường đi tắt mà chỉ cần dăm ba năm thì có thể trở thành đại sư được.

【 Chân thần đắc dụng cùng Dụng nếu không có 】Chân thần Giả thần trong 【 Trích Thiên Tủy 】chính là bài văn tinh túy, dụng chỗ này không phải là Dụng thần suy vượng cùng điều hậu, Cách thần là xếp cách mới là Dụng. Nhưng mà Cách thần đối với nhật chủ hữu tình hay vô tình là mấu chốt để phán quyết Chân Giả【 Chân thần thuận dụng, Giả thần nghịch dụng 】! ! ! Thực ra Cổ hiền luận thuật đối với Cách thần đã sớm có, chỉ có đổ thừa hậu học "Không biết khuôn mặt thật của núi Lư Sơn" mà vô duyên hưởng thụ.

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
Dưới đây là giải thích tường tận bí quyết của Cổ thánh xếp Cách và phép tắc tác dụng, công khai cho những ai còn trong mê muội mà thấy rõ.

Dụng Quan Sát không thể tổn thương,
Không dụng Quan Sát thì thương tận.
Dụng là Tài thì không thể Kiếp,
Không dụng Tài tinh thì Kiếp tận.
Dụng Ấn thụ thì không nên phá,
Không dụng Ấn Kiêu hãy phá tận.
Dụng Thực Thương thì không thể phá,
Không dụng Thực Thương nên phá tận.
Dụng Tỉ Kiếp thì không thể xung,
Không dụng Tỉ Kiếp nên xung tận.


Hiện tại độc giả hẳn phải rõ cái gì là 【 Chân Giả so tính khó biện luận, không minh không ám chịu khốn đốn; Đề cương không cùng Chân thần chiếu, xứ ám tầm chân cũng có chân. 】? !
"Đề cương không cùng Chân thần chiếu", "Đề cương", là chỉ địa chi nguyệt lệnh, mà không phải là chỉ thiên can "Chân thần" nắm quyền giữ lệnh, Đề cương chính là thứ tự thời gian vậy! Cho nên Đề cương là đề cương, Chân thần là Chân thần, cả hai không thể nhập lại thành một mà nói không rõ ràng, mới có chỗ tinh luận của Cổ hiền cảnh giới nói cho chúng ta biết "Đề cương không cùng Chân thần chiếu".

Họ Nhậm viết: Đúng Tiên thiên mà là Địa kỷ, cho nên trắc Địa (đo đất), trước xem Đề cương để định Cách Cục (Pháp Năng giải thích: Xếp Cách xem Thập Thần, định Cục xem Thời lệnh ngũ hành vượng suy, Cách và Cục trước tiên đều phải xem Đề cương). Trung thiên thì là Nhân kỷ, cho nên chế định con người, thứ xem Nhân nguyên nắm lệnh mà làm Dụng thần (Pháp Năng giải thích: Chỉ có Thiên can chủ khí ở trong Nhân nguyên gặp lúc nắm quyền mới có thể làm Dụng, mà không phải là hiện tại chỗ danh sư rất nhiều lúc lấy địa chi làm Dụng, Thần là chỉ khí can, chi là luận hình). Hậu thiên mà là Thiên kỷ, cho nên quan Thiên (xem trời), sau là xem Thiên nguyên phát lộ (Phép tắc hỉ kỵ của Cách thần), mà phụ Cách trợ Dụng. Là tam thức Thiên Địa Nhân hợp lại mà dùng, thì công thành tạo hóa vậy; công thành tạo hóa, thì chế định phú quý vậy; sau đó mới định vận trình nghi kỵ, thì đúng là thông hiểu vô cùng vô tận vậy.

【 Hậu học cần phải nghiên cứu chính lý của Tam Nguyên, thẩm sát Chân Giả, khảo sát hỉ kỵ, nghiên cứu xung hợp yêu ghét, luận tuế vận có hợp hay không, cho nên phép tắc tuy có thể nói truyền, dụng hay là do nhân tâm ngộ ra vậy. 】! ! !

9.9.2017

descriptionPhân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy EmptyRe: Phân tích mệnh lý Trích Thiên Tủy

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết