29. Trinh Nguyên

   Tạo hóa khởi ở Nguyên, cũng dừng ở Trinh. Lại sẽ khởi ở Trinh Nguyên, là mấu chốt hình thành thế hệ con cháu.

   Nguyên chú: Tam nguyên đều có Trinh Nguyên. Như lấy Bát tự mà xem, lấy năm là Nguyên, tháng là Hanh, ngày là Lợi, giờ là Trinh. Năm tháng tốt, ½ cuộc đời ở trước là tốt, còn ngày giờ tốt thì ½ cuộc đời còn lại là tốt. Lấy đại vận xem, lấy 15 năm đầu là Nguyên, 15 năm tiếp theo là Hanh, 15 năm giữa là Lợi, 15 năm sau là Trinh. Vận Nguyên Hanh là cát thì ½ đời người phía trước là tốt; vận Lợi Trinh tốt thì ½ đời người còn lại là tốt, đều là đạo Trinh Nguyên. Nhưng mà hay là có Trinh Nguyên tồn tại ở chỗ này, không chỉ là Tuyệt xứ phùng sinh, ý là hết Bắc đến Đông vậy.
   Về phần sống thọ con người, mà sau khi đã hết, chỗ hành vận, kết quả chỗ hỉ là sao? Thì gia đình tất hưng thịnh; còn kết quả chỗ kị thì sao? thì gia đình tất suy tàn. Bởi vì lấy cha là Trinh lấy con là Nguyên vậy. Hay là chỗ Trinh hạ khởi Nguyên, là then chốt sinh sôi không ngừng. Còn luận theo chỗ này, không muốn người biết xem năm, mà thiên hạ muôn đời, cho nên thực tế là dấu hiệu thời đại nghiệm Dịch, mà biết số không thể nào trốn được vậy. Học giả hãy cố gắng!

   Nhâm Thị viết: Lý lẽ Trinh Nguyên, ý chỉ Hà Đồ Lạc Thư vậy. Ý nghĩa của Hà Đồ Lạc Thư là ghi vị trí quẻ dịch của Tiên Hậu Thiên vậy. Quẻ Tiên Thiên, thì Càn Nam Khôn Bắc, cho nên Tây Bắc nhiều núi, nên Côn Lôn là núi; Đông Nam nhiều nước, biển cả là chỗ nước quay về. Là lấy nước từ núi ra, nước gặp núi là dừng vậy. Nói đến chín sông mà chảy cuồn cuộn, xu thế đỉnh điểm của đại dương mênh mông, là ngọn nguồn, đều là tinh tú vậy; Nói đến Ngũ Nhạc chọc trời, hình dáng cao ngút hùng vĩ, nơi tận cùng chính là núi Côn Lôn vậy.
   Riêng con người có tổ phụ là hiển nhiên, mặc dù là gánh chịu một phần phát huy, ai cũng xuất phát từ một chỗ mà ra cả. Cho nên ban đầu nhất âm sinh tại quẻ Khôn, nhất dương sinh tại quẻ Càn là thủy, cho nên quẻ Ly là tượng trưng mặt trời, quẻ Khảm là mặt trăng vậy. Mà theo lý Trinh Nguyên, Nguyên là ở nạp Giáp, tượng nạp Giáp, xuất phát từ Bát Quái. Cho nên Càn là cha, Khôn là mẹ, Chấn là trưởng nam, kế tiếp thần mau đen mà thàng tượng Khôn. Khôn, ý giống như là Trinh vậy. Mùng ba ánh sáng có ba phần, nhất dương mới sinh, là tượng Chấn vậy. Chấn, là dấu hiệu của Nguyên vậy. Mùng 8 là trăng lưỡi liềm, là 6 phần ánh sáng, tượng là Đoài vậy. Đoài, lý giống như Hanh vậy. Ngày 18, trăng đủ mà giảm bớt ba phần, tượng là Tốn vậy, nghĩa giống như Lợi vậy. Là lấy đạo của Trinh Nguyên, lý là không tuân theo, cực thịnh đến suy, phủ cực đến Thái, cũng là ý này vậy. Xem ý nghĩa của chương này, không chỉ con người sinh ra trên đời, vận tốt thì thịnh, vận hung thì bại. Còn như sống thọ về sau, mà dựa vào hành vận, xem vận đến cát hung, mà cũng biết con cháu thịnh suy. Cho nên con người sau khi về cuối đời, mà gia nghiệp hưng thịnh, hậu vận tất nhiên là cát vậy; còn gia nghiệp suy bại, thì hậu vận tất nhiên là xấu vậy. Nói đến đây mặc dù có định đoạt của tạo hóa, kể ra là không thể trốn thoát được, làm người tất phải cần biết suy xét năm, mà dễ dàng kế thừa. Nếu xem có hậu vận tốt, là thân ta nhờ có tiền nhân để phúc lại; nếu thấy hậu vận không tốt thì cũng bằng lòng an phận, xoay chuyển tạo hóa. Nếu tổ tông phú quý, đương nhiên thi cử thuận lợi, con cháu hưởng phú quý, tức là bỏ quên thi thư vậy; nếu tổ tông gia nghiệp, tự thân cần kiệm được, con cháu hưởng gia nghiệp, tức là bỏ quên cần kiệm vậy, là liên quan đến chia cắt đất Phù tang mà nhận chữ khắc trên gỗ, chưa có bản thảo, quyết là thủy ở Sông Vị, mà vào tại vùng thấp Tứ Xuyên, đầu tiên không hề bị đục. Tại sao vậy? Vốn là không dựa vào tự nhiên, học giả cần suy nghĩ sâu xa vậy.

   (HẾT)

20.4.2015