KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


descriptionThần Sát trong tứ trụ - Vai trò  EmptyThần Sát trong tứ trụ - Vai trò

more_horiz
-Vu4Tham, 2013-

Trong Tử Bình Chân Thuyên (Bình chú) của Từ Nhạc Ngô có chương phủ nhận quan điểm "luận thần sát không luận kết cục" và tất nhiên các mệnh lý gia hiện đại cũng không thể phủ nhận vai trò của việc luận thần sát. Vậy luận sao cho đúng? Đây là câu hỏi mà hầu hết các hậu bối như chúng ta luôn thắc mắc và cố gắng nghiệm lý trong thời gian dài.

Lại nói, như bên Tử Vi, luôn luôn có 2 quan điểm đối lập:
- Phần lớn các bạn biết Tử Vi đều cho rằng: "Tử Vi đẩu số lấy sao mà luận"
- Nhưng thật tế các cao nhân tử vi đều cho rằng trục và cung mới quan trọng sau đó mới xét đến sao

Do đo, VT xin đưa ra quan điểm nhỏ của bản thân về cách luận thần sát trong môn tử bình để mong có sự góp ý và bàn luận của cô kim cuong và các bạn trên diễn đàn.

1. Vì sao Thần Sát ít được luận bàn trong tứ trụ?

Chúng ta đều biết, Tử Bình luận cách cục luôn được ưu tiên trên hết sau đó các tiểu tiết "thêm mắm muối" gì đó là nhờ vào luận thần sát. Tử Bình lấy thiên văn và dịch lý là phương pháp luận căn bản, xét quan hệ thập thần, "đo lường" nhật chủ so với lệnh tháng từ đó mà đưa ra phán đoán chính xác bản đồ đời người của đương số. Do đó chỉ luận đến cách cục thôi thì đã chặt chẽ về dịch và đã xem được tổng quát về bản đồ ấy. Do đó thần sát ít khi được bàn đến trong các luận giải tứ trụ.

Bên cạnh đó, nếu tìm hiểu sâu hơn thì thần sát trong tứ trụ lại có nhiều cách an khác nhau theo từng trường phái và sự phân biệt ưu tiên giựa từng thần sát khác nhau. Do đó mà thần sát ít được luận.

2. Luận thần sát thế nào?

Chú ý đến quan hệ thập thần là điều đầu tiên cần quan tâm khi luận thần sát. Ví dụ như: Ấn cách, thân nhược, ấn làm dụng lại có cát thần thiên ất quý nhân, tất nhiên người đó sẽ được nhiều người giúp đỡ nhờ vào sư rộng lượng, tài văn chương, từ quan hệ của cha mẹ, gia đình...

Nên xét đến hình xung khắc hợp trong từng trường hợp cụ thể. VD: Thiên MÃ tọa kị thần bị xung tất có sự biến động, chuyển biến mới theo chiều hướng xấu đi.


descriptionThần Sát trong tứ trụ - Vai trò  EmptyRe: Thần Sát trong tứ trụ - Vai trò

more_horiz
-kimcuong-

Ví dụ như: Ấn cách, thân nhược, ấn làm dụng lại có cát thần thiên ất quý nhân, tất nhiên người đó sẽ được nhiều người giúp đỡ nhờ vào sư rộng lượng, tài văn chương, từ quan hệ của cha mẹ, gia đình...


Chữ "lại" trong câu trên rất đúng. Vì luận thần sát trong tứ trụ là dụng thêm phương pháp khác vào. Phương pháp này Từ Vĩ Cương (người bình chú Tử Bình Chân Thuyên) gọi là "Thần sát thiên tinh pháp". Ông cho rằng 2 phương pháp luận song song với nhau, nghĩa là không nhất thiết phải luận thêm thần sát vào tứ trụ. Nếu ai muốn luận thêm các thần sát thì tự bổ sung hung, cát vào cách cục pháp.

Thí dụ về "Lộc" và "Mã":

Thần sát thiên tinh pháp gọi là "Lộc Quý ", chính là lộc mã cùng quý nhân.

Như thế nào lộc mã? Chính là thiên can tọa lộc, thí dụ như GIÁP gặp DẦN, ẤT gặp MÃO. Tam hợp Thân Tí Thìn gặp Mã ở Dần, Hợi Mão Mùi gặp Mã ở Tị, v.v...

Như thế nào quý nhân? Chính là nói thiên can gặp Thiên ất quý nhân, thí dụ như Giáp, Mậu, Canh gặp Sửu, Mùi (bài ca là Giáp Mậu Canh ngưu dương...v.v...)

Theo pháp luận bát tự của Từ Tử Bình thì giải thích Lộc Mã một cách khác: Từ Tử Bình lấy quan tinh là Lộc, lấy tài tinh là Mã. Luận Tài Quan là trọng yếu, xem như là luận "Lộc Mã ". Như vậy, hiển nhiên, luận mệnh cách theo Từ Tử Bình và Thần sát thiên tinh pháp là 2 phép luận khác nhau về ý tứ đặc thù của tương quan ngũ hành.

Chúng ta còn nên biết là luận Thần sát phần lớn hoàn toàn theo "Cục", tức tam hội, tam hợp và nạp âm ngũ hành.

Còn phép luận tứ trụ mà chúng ta đang học hỏi nghiên cứu thì hoàn toàn là ngũ hành đơn của thiên can và địa chi, trong đó phần Nhân Nguyên (can tàng) là chính.

Vì vậy, các bạn có thể nghiên cứu thêm cách luận theo Thiên tinh pháp này và mang vào tứ trụ để bổ sung cho phần giảng giải cát, hung. Điều cần thiết là dụng cho đúng pháp.

descriptionThần Sát trong tứ trụ - Vai trò  EmptyRe: Thần Sát trong tứ trụ - Vai trò

more_horiz
-chung-
Em xin có vài ý sau:
Vài tài liệu chỉ cách tra thần sát dựa theo trụ ngày. Nên có thể suy ra thần sát tọa trụ ngày là có lực nhất. Nhưng khi mang ra áp dụng chỉ có vài trường hợp đúng.

Nếu thần sát nằm tại trụ tháng, tử bình dùng lệnh tháng luận cách. Do vậy thần sát tọa trụ tháng là có lực. Áp dụng cũng chưa thấy đúng.

Bình thường em tra thần sát từ trụ ngày và chỉ dùng thiên ất, hoa cái, mã, âm dương lệch. Thấy khá chính xác là khi hiểu rõ bản chất của từng thần sát dùng cho việc gì.

Thiên ất: Tọa trụ ngày là có lực gặp hung hóa cát ( đôi khi áp dụng cho cung mệnh). Khi gặp hung vào giờ thiên ất quý nhân cứ an tâm về tính mạng.

Hoa cái : Chủ về tính cô độc, yên tĩnh, tiếp thu nhanh về mệnh lý, khả năng cảm nhận tốt gần giác quan thứ sáu, nằm trụ nào cũng tốt.

Mã: chủ về thay đổi công việc nên khi nào gặp quan sát thì mới luận.

Âm dương lệch: Chỉ xét ở trụ ngày. Bản chất của âm dương lệch là không trùng quan điểm với người khác phái dẫn đến hay cãi nhau. Nhưng chỉ có tác dụng ở giai đoạn tuổi trẻ, lấy nhau thường sống xa nhau. Sau 30 tuổi kết hôn sẽ hóa giải việc chia cách, tuy nhiên phải có sự nhượng bộ của một bên.

-tuhynhan-
Luận Thần sát như thế nào, câu hỏi này đặt ra rất hay!

Tưởng phức tạp mà đơn giản, tưởng dễ mà khó.

- tưởng phức tạp mà đơn giản: xưa nay người nhập môn TB, do ko được hướng dẫn cụ thể, cứ thấy thần sát tốt (thần) thì liền cho là tốt, thấy thần sát xấu (sát) thì cho là xấu, thực sự ko phải vậy, mà phải xét thần sát trong quan hệ hỷ hay kị với tứ trụ của mình.

Vd: Đào hoa, ngày tị dậu sửu lấy Ngọ là Đào hoa (hoặc Hàm trì), ngày Đinh sinh tháng Hợi, cấp thời lấy ngọ làm Điều hậu, tức Đào hoa là hỷ với mình, có lợi cho mình, lập tức những điểm tốt của Đào hoa (tốt tìn duyên, hôn nhân dễ dàng, nhìn lôi cuốn, có khả năng thu hút người khác,...) bổ trợ cho cuộc sống, cho ngề nghiệp của mình,...Khi là cát thần thì gặp Ấn thì văn chương thi phú, gặp Tài thì quý, gặp Quan thì thăng tiến, v.v... đa số danh nhân, nghệ sỹ, người tài hoa,... đều có Đào hoa trong trụ và là hỷ thần,... Còn khi là hung thần, kị thần thì ăn chơi sa đọa, mắc thĩ phi, ảnh hưởng ko tốt cho nghề nghiệp,...

- tưởng dễ mà khó: chưa thống nhất cách an thần/sát, khó khăn khi luận đối với người nhập môn (chưa thành thạo lập luận thập thần/hỷ kị/ dụng thần,...)

Xưa nay thấy rất rõ KV như sách nói: hỷ thần KV thì bớt tốt, kị thần KV bớt xấu, ngoài ra chú ý cách cục hóa giải KV: xung hoặc hợp KV (nguyên cục hoặc vận/niên ).

Quan trọng nữa là KV trụ nào, như cuộc đời 60 năm thì 15 năm đầu thuộc trụ năm, 15 năm giữa là trụ tháng, 15 năm trung niên là ngày, 15 năm cuối là trụ giờ --> Cát hung của KV cần phối hợp với khoảng thời gian chi phối.

-Hjmama-
Trong Tử bình Không vong cũng là một trong những thần sát, có thể dùng có thể không hay bắt buộc phải dùng? . Vì thấy nhiều người dùng nó rất quan trọng đến mức có thể vô hiệu hóa cách cục (như ý của tb ở trên) nên tôi vẫn thường phân vân và không dùng,với lý do: chỉ là một trong những thần sát mà sao uy lực ghê gớm vậy có thể thay đổi cả cách cục..., tôi không tin như thế. Mong ý kiến các bạn.

descriptionThần Sát trong tứ trụ - Vai trò  EmptyRe: Thần Sát trong tứ trụ - Vai trò

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply