KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


description5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh) Empty5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh)

more_horiz
Người dịch: lang_tu, 2012

Ngọc Chiếu Định Chân Kinh
Ngọc Chiếu Đinh Chân Kinh là bộ sách cổ về mệnh lý, tuy hiện nay thị trường có xuất bản thế nhưng lời văn chú thích khá lũng củng có nhiều chổ không hợp lý trong ứng dụng thực tiển.
Vì lẻ đó, tôi mạo muội sưu tầm kinh văn của Ngọc Chiếu và bình chú lại sao cho phù hợp với nguyên lý ứng dụng của bát tự. Quá trình biên tập có chổ nào không phù hợp rất mong các bậc cao minh chỉ điểm thêm, cho tôi được tinh tấn trên con đường đam mê nghiên cứu mệnh lý học.

1. Kinh văn:
Quái Phùng Sanh Khí, Thiên Đức Hợp, Thế Thế Trường Niên.

_Chú vân : Tam hợp sanh phương giả vi sanh khí, tu yếu nhật thời giả.
_Hựu vân: Trường sanh diệc danh sanh khí. Giáp mộc đáo hợi, ất mộc đáo ngọ. Bính hỏa đáo dần, đinh hỏa đáo dậu. Mậu thổ đáo dần, kỷ thổ đáo dậu. Canh kim đáo tị, tân kim đáo tí. Nhâm thủy đáo thân, quí thủy đáo mão.
Thiên đức giả, chính đinh, nhị khôn, tam nhâm, tứ tân, ngũ càn, lục giáp, thất quí, bát cấn, cữu bính, thập ất, nhập nhất tốn, thập nhị canh.
Thiên đức hợp giả dữ bản mệnh can hợp, hoặc chi hợp đới thiên đức hợp.

Bình chú:
_Mỗi trường hợp bát tự đều có mỗi bố cục riêng, thuật ngữ thường gọi là mệnh cục. Vậy kinh văn trên dùng đến từ “quái" là chỉ cho mệnh cục trong bát tự.
Đến đây có thể tạm dịch:
Mệnh cục gặp được sanh khí, cùng Thiên Đức Hợp thì mệnh tạo ấy hưởng được tuổi thọ và vinh hoa phú quí.

Thế nào là mệnh cục được sanh khí?
Có thuyết cho rằng tam hợp, bán hợp là sanh khí. Có thuyết cho rằng trường sanh nhật can là sanh khí.
Theo tôi khái niệm sanh khí trong bát tự, điều kiện cần thiết nhất là sự cân bằng âm dương và ngũ hành của nhật can. Thực tế khó có lá số bát tự nào tự động cân bằng trung dung về mặt âm dương ngũ hành, do đó cần đến hệ số điều chỉnh tức dụng thần của mệnh cục.
Vậy đoạn “tu yếu nhật thời giả” trong lời chú, nói lên quan trọng tại nơi nhật trụ(trụ ngày) và thời trụ (trụ giờ)
Nếu dụng thần trong bát tự xuất hiện tại nhật trụ, hay thời trụ điều đó nói lên rằng mệnh cục gặp được sanh khí tại khoảng thời điểm trung và hậu vận của đời người, thì mệnh số ấy sẻ được cao thọ và hưởng được nhiều lạc phúc.
Còn việc ứng dụng thêm thần sát là việc phụ trợ, được xem là công cụ nhấn mạnh phân tích luận giải mệnh lý. Nếu ứng dụng thần sát một cách tùy tiện thì không có giá trị phân tích luận giải mệnh lý.

_Nếu nhật can suy nhược, nhưng được trường sanh, quan đới hay lâm quan tại nguyệt lệnh cùng sự tam hợp hay bán hợp, lục hợp địa chi tại nhật trụ và thời trụ tương trợ nhật can, cũng được xem là mệnh cục gặp phương sanh khí.

Ví dụ càn tạo: Năm mậu thân, tháng mậu ngọ, ngày ất hợi, giờ kỹ mão.

Với ví dụ trên, nhật can ất mộc tuy bị lực thổ kim dày tương khắc làm cho thân mệnh suy nhược. Nhưng nhật can đuợc truờng sanh tại nguyệt lệnh ngọ hỏa, và được nhật chi là Thiên Đức Hợp tương sanh, đồng thời nhật chi hợi bán hợp mão mộc cuộc tương trợ nhật can ất mộc. Do đó mệnh cục này được xem là phùng sanh khí cùng Thiên Đức, chủ phát phúc hậu vận và được trường thọ vậy.

Câu: “Thiên đức hợp giả dữ bản mệnh can hợp, hoặc chi hợp đới thiên đức hợp”. Lấy ví dụ trên làm sáng tỏ.

description5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh) EmptyRe: 5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh)

more_horiz
2. Kinh Văn:
Thân Mệnh Phùng Hình, Phản Khắc Thời Tất Nhiên Yểu Tiện.

_Chú vân: chi dữ nạp âm dã. Phàm nhân thân mệnh nhật thời khắc phá giả, yểu tiện dã.
Giả lệnh Mậu thìn niên, chính nguyệt, nhâm thân nhật, thời ất tị. Chính nguyệt hựu hình nhật thời chi, nạp âm dã khuyết thủy vô chơn, cố vi yểu tiện dã.
Giả lệnh Canh ngọ, tứ nguyệt, thủy nhân nhâm ngọ phục hình nhật thời, cố phế quan lộc chi địa, tất đại bại.

Bình Chú:
Đoạn kinh văn trước dùng từ “quái” để nói lên tình hình của từng loại mệnh cục của bát tự, còn đoạn này dùng từ "thân mệnh " để chỉ thẳng tình trạng của nhật can.
Ở đây tôi xin lưu ý đọc giả khi trên tay quí bạn đang có quyển Ngọc Chiếu Định Chân Kinh mới phát hành, phần nhiều lối hành văn dụng nghĩa của quyển này chập choạn, không có tính ứng dụng nghiệm lý mệnh vận.
Chính bản thân tôi phát hiện có nhiều chổ sai lệch không khế hợp với sách cổ của tôi đã có trong tay do lưu truyền.

Câu: “Phàm nhân thân mệnh nhật thời khắc phá giả, yểu tiện dã.” điểm nhấn mạnh ở đây là nhật can gặp phải hình xung khắc hại quá nhiều, khiến cho thân mệnh suy nhược thái quá, mệnh tạo rất dễ gặp phải nhiều tai ương hoạn nạn hoặc yểu mệnh bất đắc kỳ tử, do đó từ “thời” ở đây không dùng chỉ đến thời trụ, dụng ý ở đây từ “ thời” nói lên nhật can ngộ phải, gặp phải thực trạng hình xung khắc hại quá nhiều, dẫn đến thân mệnh hoạn nạn hay yểu vong. Vậy lời chú đến đây đã thích trọn nghĩa cho kinh văn của Ngọc Chiếu, và ta có thể tạm dịch kinh văn như sau:
Nhật can gặp phải hình xung khắc hại, mệnh tạo rất dể yểu vong hay bần tiện nghèo hèn là điều tất yếu.

Câu: “Giả lệnh Mậu thìn niên, chính nguyệt, nhâm thân nhật, thời ất tị. Chính nguyệt hựu hình nhật thời chi, nạp âm dã khuyết thủy vô chơn, cố vi yểu tiện dã.”
Ví dụ : Năm mậu thìn, Tháng giáp dần, ngày nhâm thân, giờ ất tị.

Câu : “ chi dữ nạp âm dã” sẻ phân tích ở ví dụ này, ta thấy trụ ngày cùng với trụ năm cùng không vong tại càn tuất hợi, trong khi đó hợi tàng chứa nhân nguyên nhâm thủy, và con nhà giáp tí của trụ năm cùng trụ ngày vốn không có nạp âm hành thủy “nạp âm dã khuyết thủy” từ đó cho thấy nhâm thủy đã bị vô chơn, nay nguyệt trụ dần là đất suy bệnh của nhật can nhâm. Trong khi đó mệnh cục này lại xuất hiện thế tam hình dần tị thân tại nguyệt nhật thời chi, vậy mệnh tạo này phản ảnh số mệnh rất bần tiện, hoặc yểu vong, do đó lời chú mới viết “nạp âm dã khuyết thủy vô chơn, cố vi yểu tiện dã”

Câu : “Giả lệnh Canh ngọ, tứ nguyệt, thủy nhân nhâm ngọ phục hình nhật thời, cố phế quan lộc chi địa, tất đại bại.”
Ví dụ: Năm Canh ngọ, Tháng canh thìn, Ngày Nhâm ngọ, Giờ Nhâm ngọ.

Nhật can nhâm thủy mộ địa tại nguyệt trụ đề cương của lệnh thìn thổ, nay nhâm thủy lấy hỏa làm tài, thổ làm quan. Trong mệnh cục này có 3 địa chi ngọ, nhân nguyên trong ngọ là kỷ quan, đinh tài, nhưng thân mệnh (nhật can) nhược do mộ địa tọa trên địa chi tài tự hình, cùng với nguyệt trụ thìn là tự hình do đó câu “cố phế quan lộc chi địa, tất đại bại.” nói lên mệnh tạo không thể làm quan chức được, trước sau gì củng bị nạn quan trường tù hình, vì vậy gọi là đại bại.

description5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh) EmptyRe: 5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh)

more_horiz
3. Kinh Văn :
Tứ Dương Câu Lập, Định Tri Nan Hữu Âm Tôn.

_Chú vân: dương can đa nhi, can âm thiểu dã. Dương can giả: giáp bính mậu canh nhâm vi dương can dã. Nhược niên nguyệt nhật thời trung đới dương can thịnh, âm can cô kiến giả, định mẫu bất thọ dã. Nhược thời phạm khắc giả, thiếu niên mẫu tử, bất phạm khắc giả, diệc tại nhị thập ngũ tuế, hoặc trung niên mẫu tiên tử.
Giả lệnh mậu thân niên, giáp tí nguyệt, nhâm thìn nhật, nhâm dần thời. Thượng ứng tứ dương câu lập nhất dương, tôn nhân tiên chủ vong hóa dã.

Bình Chú:
Câu : “Tứ Dương Câu Lập” ý nói tứ trụ toàn là dương trụ, hoặc tứ trụ có chứa nhiều trụ dương chỉ có duy nhất một trụ âm bất kỳ, nên tiếp theo đoạn văn chú nghĩa: “ dương can đa nhi, can âm thiểu dã” dụng ý rằng can dương nhiều, can âm chỉ chiếm thiểu số. Là những thông tin tiêu chí khắc mẹ, vì tính dương đại biểu cho cha, tính âm đại biểu cho mẹ.
Thế nhưng mức độ và hình thức khắc mẹ nặng nhất dẫn đến tình trạng bản thân đương số mồ côi mẹ từ thuở nhỏ cần phải có thêm những tiêu chí khác phụ cập thêm trong lá số như sau:

Một là mệnh cục thiên khô rỏ ràng, tức nhật can thái vượng nơi nguyệt trụ.
Hai là chính ấn khuyết, thực thần nhiều, hoặc tỷ kiếp nhiều.
Ba là thời vận bất lợi cho chính ấn.

Câu: “ Nhược niên nguyệt nhật thời trung đới dương can thịnh, âm can cô kiến giả” có thể tạm dịch là : nếu trong tứ trụ năm tháng ngày và giờ đều là can dương toàn thịnh (cường vượng) can âm thế cô yếu. Là điều kiện thứ nhất nhấn mạnh mệnh cục thiên khô, tỷ kiên kiếp tài vượng nơi nguyệt lệnh, hoặc nhờ sức hợp hóa dẫn khí tỷ kiên kiếp tài cường vượng, ắt mệnh cục ấy sẻ dẫn đến tình trạng khắc mẹ, tức mất mẹ sớm.

Câu: “Nhược thời phạm khắc giả, thiếu niên mẫu tử, bất phạm khắc giả, diệc tại nhị thập ngũ tuế, hoặc trung niên mẫu tiên tử.” có thể tạm dịch là: nếu thời vận phạm khắc hoặc làm bất lợi bằng hình thức suy giảm lực chính ấn, đều là mất mẹ khi chào đời.
Hoặc củng trong thời điểm trước sau 25 tuổi gần bước lên ngưỡng cửa trung niên đều là mất mẹ, vì vận trình không đi quá hai hoặc ba đại vận .

Vậy cả hai câu chú nghĩa trên đều nói đến tình trạng mồ côi mẹ từ thưở nhỏ hoặc mất mẹ sớm khi bản thân đương số chưa bước lên ngưỡng cửa tam tuần (30) của trung niên, do đó câu “ định mẫu bất thọ dã” nhấn mạnh rằng mẹ không thọ được.

Câu: “Giả lệnh mậu thân niên, giáp tí nguyệt, nhâm thìn nhật, nhâm dần thời. Thượng ứng tứ dương câu lập nhất dương, tôn nhân tiên chủ vong hóa dã.”
Ví dụ: Năm mậu thân, tháng giáp tí, ngày nhâm thìn, giờ nhâm dần.
Với ví dụ này ta thấy tứ trụ toàn dương, nhật can nhâm thủy vượng nơi nguyệt trụ tí.
Tuy trụ năm tuy có thân kim thiên ấn nhưng bị hợp nơi nguyệt và nhật trụ thành thế tam hợp thân tí thìn thủy cục là thoái khí của thiên ấn.

Củng từ ví dụ này ta tạm phân hai trường hợp để xét thêm:
Trường hợp một là càn tạo (nam mệnh) thì đại vận hai và ba là bính dần, đinh mão; địa nguyên vận đều là thực thần, thương quan tổn hại ấn, khó tránh khỏi cảnh mất mẹ sớm.
Trường hợp hai là khôn tạo (nữ mệnh) thì đại vận một và hai là quí hợi, nhâm tuất; thiên nguyên vận đầu là tỷ kiên kiếp tài làm cho mệnh cục càng thiên khô, thái vượng phạm chính ấn, khó tránh khỏi cảnh mất mẹ sớm.

Vậy đến đây ta có thể tạm dịch cho dể hiểu đoạn kinh văn trên như sau:
Tứ trụ toàn dương, hoặc dương trụ nhiều nhưng đều là tính chất dương cường vượng, thì định mệnh cho thấy tôn mẫu khó được trường thọ.

description5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh) EmptyRe: 5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh)

more_horiz
4. Kinh Văn:
Âm Phục Toàn Phùng, Bất Kiến Tôn Dương Lão Thọ.

_Chú vân: âm can đa nhi, dương can thiểu dã. Âm can giả: ất đinh kỷ tân quí vi âm can dã. Nhược bát tự trung âm thịnh, dương suy giả, định dương phụ bất thọ dã.
Giả lệnh đinh dậu niên, ất tị nguyệt, đinh sữu nhật, quí mão thời. Âm thịnh toàn giả, phạm dương phụ tiên tử dã.

Bình Chú:

Câu : “ Âm Phục Toàn Phùng, Bất Kiến Tôn Dương Lão Thọ."ý nói trong bát tự chứa nhiều can âm, không có can dương hoặc can dương chỉ chiếm thiểu số. Thì trong mệnh cục ấy không thể hiện dương tôn đại biểu cho cha sống thọ được.

Trong lời chú có đoạn : “Nhược bát tự trung âm thịnh, dương suy giả, định dương phụ bất thọ dã.” nhấn mạnh rằng với điều kiện âm thịnh dương suy trong bát tự mới đoán định được độ số cha không được cao thọ.

Vậy tính chất âm thịnh phải là điều kiện kèm theo như sau:
Một là nhật can thiên khô rỏ ràng, tức nhật can thái vượng.
Hai là trong bát tự khuyết tài, nhiều thương quan, thực thần, hoặc nhiều quan với sát.
Ba là thời vận bất lợi cho thiên tài.

Câu 3 và 4 trên nói lên hai tình trạng trong bát tự “Tứ Dương Câu Lập” hoặc “Âm Phục Toàn Phùng” đều là những thông tin bất lợi về tuổi thọ cha và mẹ thể hiện trên bát tự của đương số. Để xác định dương can hay âm can trên bát tự là một điều dễ dàng, thế nhưng xác định địa chi là dương hay âm không thể nào xác định theo lối thông thường được.
Ta cần xét tính dương hay âm của địa chi như sau:

a. Dương cung quái:
Dần, Thân, Tị, Hợi, bốn địa chi này toàn chứa nhân nguyên là dương can do đó xác định là thuộc tính dương.
Thìn và Tuất hai địa chi này đồng chứa nhân nguyên âm can lẫn dương can, do đó cần xác định tình hình chung của bát tự lệch về âm hay dương qua số lượng nhiều.

b. Âm cung quái:
Tí, Ngọ, Mão, Dậu, Sữu, Mùi sáu địa chi này đều toàn chứa nhân nguyên là âm can do đó xác định là thuộc tính âm.

c. Tam hợp thuộc tính dương cung quái:
Thân tí thìn tam hợp thủy cuộc được xác định tính dương, tỷ lệ nhân nguyên can dương chiếm nhiều hơn nhân nguyên can âm.
Dần ngọ tuất tam hợp hỏa cuộc được xác định tính dương, tỷ lệ nhân nguyên can dương chiếm nhiều hơn nhân nguyên can âm.

d. Tam hợp thuộc tính âm cung quái:
Hợi mão mùi tam hợp mộc cuộc được xác định tính âm, tỷ lệ nhân nguyên can âm chiếm nhiều hơn nhân nguyên can dương.
Tị dậu sữu tam hợp kim cuộc được xác định tính âm, tỷ lệ nhân nguyên can âm chiếm nhiều hơn nhân nguyên can dương.

Đến đây ta có thể xác định thuộc tính dương hay âm trong bát tự một cách nhanh gọn và chính xác như sau:
Chỉ điếm số lượng nhân nguyên can và thiên nguyên can trong bát tự là bao nhiêu chữ, sau đó xác định tính dương hay âm của thập thiên can chiếm được bao nhiêu, lấy phần trội yếu để xác định tính dương hay âm của bát tự.

Câu : “Giả lệnh đinh dậu niên, ất tị nguyệt, đinh sữu nhật, quí mão thời. Âm thịnh toàn giả, phạm dương phụ tiên tử dã.” là câu nêu ra ví dụ cụ thể :

Năm đinh dậu, tháng ất tị, ngày đinh sữu, giờ quí mão.

Với ví này ta thấy tứ trụ toàn âm can chiếm đa số, nhật can đinh hỏa cực vượng nơi nguyệt lệnh tị hỏa (Dương Nhận) và được đinh hỏa tỷ kiên tại trụ năm trợ thêm lực vượng cho nhật can, ất mộc kiêu thần, cùng với mão mộc tại trụ giờ tương sanh cho nhật can đinh hỏa, do đó điều kiện “âm thịnh” lấn át tính dương tôn, gây nên tổn hại đến tuổi thọ của cha rất nhiều.

description5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh) EmptyRe: 5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh)

more_horiz
5. Kinh Văn: Nhật Thời Lai Phá Âm Hung, Nhi Can Kiến Hoàn Khinh.

_Chú Vân : phàm can khắc tại diện đầu, âm khắc tại thân cập tứ chi dã, cố can chi âm dương khinh trọng dã.

Bình Chú:

_Từ “thời” ở đây có thể tạm hiểu là ngộ phải, gặp phải.
Từ “âm hung” có thể hình dung hai tính chất: dương cát, âm hung vậy.
Vậy thì nguyên câu “Nhật Thời Lai Phá Âm Hung” nói đến nhật can khi gặp phải tương khắc quá nhiều biến thể thân mệnh thành suy nhược, ắt gặp nhiều hung tai do mệnh cục đem lại.
Mặt khác từ “thời” có thể hiểu là thời gian, thời vận. Như vậy có thể cho ta khái niệm nếu nhật can suy nhược, thân mệnh suy vi gặp phải thì gian vận hạn kị thần lai khắc nhật can (mệnh) tạo nên yếu tố rất dễ gặp phải tai họa hung tai.
_Câu : “Nhi Can Kiến Hoàn Khinh.” đại ý của kinh văn nhấn mạnh nếu nhật can suy nhược nên lưu ý cẩn trọng không nên xem nhẹ được vì đây có thể là thông tin hàm chứa sẳng tiêu chí tai họa đến thân mệnh.

_Nguyên văn lời chú : “phàm can khắc tại diện đầu, âm khắc tại thân cập tứ chi dã” giải thích rằng nếu nhật can (thân mệnh) suy nhược gặp thêm sự tương khắc tai họa hung tai trực tiếp gây hại trên khu vực đầu mặt.
_Và nguyên văn tiếp theo chú thích : “âm khắc tại thân cập tứ chi dã” nếu tình trạng nhật can suy nhược dẫn đến tình trạng quá xấu (tính âm hung) thì mức độ tai họa hung tai trực tiếp và thân mệnh ( toàn thân cùng tứ chi) không còn là hình thức tai họa nhẹ đến đầu mặt nữa.
_Đoạn cuối của nguyên chú “cố can chi âm dương khinh trọng dã.” Tai họa hung tai nặng hay nhẹ cần phân định nơi thiên can và địa chi của toàn bố cục bát tự, hoặc vận hạn.

Vậy đến đây ta có thể tổng kết ý nghĩa của kinh văn trên: nhật can trong tình trạng suy nhược tức cơ bản thân mệnh suy nhược, mệnh vận yếu kém không vững rất dễ gặp phải tai nạn hung tai, cần lưu tâm không nên xem nhẹ hình thức nhật can khi bị suy nhược. Nhất là lưu ý cân nhắc trong bố cục bát tự có bị thêm sự tương khắc hay hay không, tức có nghĩa là trong mệnh cục có chính quan hay thiên quan thất sát không, vì nếu nhật can suy nhược gặp quan sát ắt khó tránh khỏi tai họa hung tai.
Nếu trong mệnh cục không có thêm sự khắc, nhưng ở thời gian vận hạn có xuất hiện sự khắc nhật can, tức có nghĩa là trong các khoảng vận hạn có xuất hiện chính quan hay thiên quan thất sát thì bản mệnh khó tránh khỏi tai họa hung tai.

Tai họa hung tai nặng hay nhẹ cần nhận định phân biệt trên can chi tương tác với nhật can (thân mệnh). Thiên can (thiên nguyên) trong mệnh cục tương tác khắc nhật can chỉ cho tai họa từ xa đến, hoặc từ trên xuống, vì địa chi (địa nguyên) có hàm chứa nhân nguyên nên tai họa từ hoàn cảnh địa lý gây nên, từ nơi gần hoặc từ mối quan hệ giữa con người với con người gây nên. Đối với các khoảng đại vận can chi củng nhận định phân biệt như thế.

Nhật can (mệnh) bị khắc nhẹ (quan hay sát) tức trong mệnh cục có thần cứu giải (dụng thần) hình thức tai họa sẻ được giảm nhẹ, không gây ảnh hưởng đến tánh mệnh. Nếu nhật can bị khắc nặng, tức trong mệnh cục không có thần giải cứu (dụng thần) hình thức tai họa xảy ra cho bản thân rất nặng, có thể nguy hại đến tánh mệnh.
Đối với các khoảng thời gian đại vận củng nên cần xem xét tương tự như vậy, nếu trong khoảng 10 năm lưu niên hoặc địa nguyên vận (địa chi đại vận) có hàm chứa nhân nguyên là dụng thần cứu giải, cho thấy khi gặp phải tai ương hoạn nạn có người cứu giải kịp thời cho bản thân (quí nhân)

Nói đến đây tác phẩm Ngọc Chiếu Định Chân Kinh, theo tôi (Thiện Minh) có lẻ không do một tác giả Quách Phác đời Tấn biên soạn, lời văn khá lủng củng đọc sơ qua một lần khó hình dung được đại ý kinh văn nói lên điều gì trong khoa mệnh lý.
Từ mạch văn của kinh văn có nhiều đoạn không được nhất quán với nhau nên tôi tự hỏi rằng phải chăng đây là tác phẩm được đúc kết từ nhiều học giả trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Bản thân tôi lại có một bản Ngọc Chiếu xem ra không trùng khớp với tài liệu hiện đang lưu hành.
Nhưng cốt lỏi ở chổ cần sự chọn lọc để tham khảo, chọn tính chất chặt chẻ logic lý thuyết để ứng dụng trong dự đoán thực tiễn vậy.

Ghi chú của kimcuong: Bộ sách "Tinh Bình Hội Hải" có tập hợp tài liệu này (199 câu). Cũng có nơi khác ghi lại thành 210 câu.
Phương pháp cổ xưa dùng cả bát quái, lục nhâm, chú trọng thập nhị trường sinh, Lộc, Mã, Quí nhơn, Thai nguyên v.v..., xét niên trụ là chính, thêm cả nạp âm. So với phương pháp hiện đại có nhiều điểm bất cập ở suy luận, cần phải học sâu thêm về nhiều môn khác mới hiểu được. Danh từ, thuật ngữ thì đại ý tương đồng như "hữu thực hữu quỷ" nghĩa là "Thực thần chế Sát".

description5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh) EmptyRe: 5 câu trong Ngọc Chiếu Bình Chú (Thiện Minh)

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply