Tác giả: Hoàng Đại Lục
Nguồn: http://blog.sina.com.cn/s/blog_4d4f37290100095j.html
Nguồn: http://blog.sina.com.cn/s/blog_4d4f37290100095j.html
Gọi là "Tướng", chính là Tể tướng, với nghĩa rộng là người phụ tá; Gọi là "Tướng thần", tức là trong mệnh cục có một chữ phụ tá Dụng thần (cách cục). Nói ngắn gọn hơn, Tướng thần chính là chữ phụ trợ thành cách.
Cách cục thành hay không thành, là cao hay thấp, đều xem có Tướng thần hay không rồi mới xem tiếp tác dụng của "Tướng". Tướng thần ở vị trí đắc lực, thì mệnh cách tất thành mà cao, mệnh chủ chẳng phú cũng quý. Tướng thần ở vị trí thất lực, thì mệnh cách tất bại mà thấp, mệnh chủ khó có thành tựu. Mệnh cục không có Tướng thần, thì đoán không phải hảo mệnh, mệnh chủ chẳng bần cũng chết yểu. Chính vì nguyên nhân này mà Tướng thần rất quan trọng, trong Tử Bình Chân Thuyên mới nói: " Thương dụng quá mức sẽ tổn hại thân, Thương tướng quá mức sẽ tổn hại dụng".
Song, giới mệnh học hiện nay không còn nói tới Tướng thần, ngay cả khi có người biết đến Tướng thần, thì lác đác cũng không thấy bao nhiêu. Có người coi Tướng thần và Hỉ thần nhập làm một, điều này thực bất lợi cho sự phát triển mệnh học tinh thâm, cho nên bút giả viết ra bài luận này để hậu học hiểu rõ thêm.
Nhưng mà, chúng ta đã biết tầm quan trọng của tổ hợp bát tự, vậy chúng ta nên hiểu tầm quan trọng của cách cục bát tự nha, bởi vì mỗi loại cách cục bát tự không phải là một loại kiểu tổ hợp sao?
Cách thức bát tự tổ hợp nhiều lắm, tổng cộng có gần 52 vạn loại mệnh thức. Nếu như không thể nắm bắt tất cả sẽ dẫn tới biến loạn mấu chốt mệnh thức, mệnh thức sẽ lộ ra sự hổn độn vô, lý luận không có đầu mối. Cổ nhân cho rằng, mấu chốt tạo ra biến hóa mệnh thức chính là nguyệt lệnh. Nguyệt lệnh là căn cứ duy nhất suy đoán bát tự vượng suy, đồng thời cũng là nơi chính yếu làm thay đổi bát tự vượng suy, nguyệt lệnh biến đổi, mức độ vượng suy tám chữ mệnh cục không thể không tùy theo biến đổi đó. Bởi vậy, nguyệt lệnh mới là "đề cương" toàn bộ mệnh cục.
Dựa vào nguyệt lệnh Dụng thần, cổ nhân xây dựng bát cách Tài Quan Ấn Thực..., nếu nguyệt lệnh không có dụng thần thì tách ra làm ngoại cách. Kể từ đó, biến phức tạp thành giản đơn, đem 52 vạn loại mệnh thức quy về thành hơn mười kiểu mệnh thức điển hình, làm cho việc suy đoán mệnh có một bộ mô thức giản hóa, bởi vậy có thể nâng cao kỹ thuật suy đoán mệnh về cả phương pháp tính lẫn cách thức học tập.
Một tổ hợp mệnh thức dù tốt hay xấu, mấu chốt phải xem Tướng thần. Thông thường, Tướng thần phụ tá Dụng thần, biểu hiện ở 3 phương diện dưới đây:
1. Phụ tá thiện dụng thần
Gọi là "Thiện" dụng thần, ở đây chính là 4 loại dụng thần Tài, Quan, Ấn, Thực. Bốn loại dụng thần này cần bảo vệ đặc tính để sử dụng: Tài giúp dưỡng mệnh, cần có Quan hộ (che chở); Quan làm vinh danh thân, cần có Tài sinh; Ấn là nguồn sống của thân, cần có Quan vệ (giữ gìn); Thực có năng lực chế Sát mà hộ thân sinh Tài, cần có Tỉ trợ (giúp). Cái hộ Tài chính là Quan, sinh Quan là Tài, sinh thân là Ấn, vệ Ấn là Quan, trợ Thực là Tỉ, chính là Tướng thần.
2. Chế phục ác dụng thần
Gọi là "Ác" dụng thần, tức chỉ bốn loại dụng thần Sát, Thương, Kiêu, Nhận. Bốn loại dụng thần này cần khống chế đặc tính khi sử dụng: Sát là lợi khí là công thân, phải có Thực chế hoặc Ấn hóa; Thương là thiên vương tổn danh, phải có Ấn chế hoặc Tài hóa; Kiêu là độc dược hại mệnh, phải có Tài chế; Nhận là Kiếp tài cường đạo, phải có Quan phục. Cái chế hóa Thất Sát là Thực Ấn, khắc tiết Thương quan là Ấn Tài, chế Kiêu là Tài tinh và phục Nhận là Quan tính, đó chính là Tướng thần.
3. Cứu hộ cách cục
Khi gặp tình huống cách cục đã bị phá hoại, tác dụng của Tướng thần là đảm nhận khắc chế hoặc hợp bán (cản) chữ phá hư cách cục, cứu hộ cách cục, làm cho phá cách tìm được chữa trị.
Ví dụ, Giáp mộc sinh tại tháng Dậu, làm Chính quan cách, nếu có Đinh hỏa Thương quan thì phá cách. Lúc này, nếu như gặp Nhâm Quý thủy tới khắc chế Đinh hỏa, gọi là "hợp Thương tồn Quan", Chính quan cách phải có được Nhâm Quý thủy cứu hộ thì cách cục phục thành, Nhâm Quý thủy này chính là Tướng thần.
Lại như, Ất mộc sinh vào tháng Dậu, dụng thần là Thất Sát, mệnh cục hữu Đinh hỏa chế Sát thì thành cách. Nhưng nếu tái kiến Quý thủy khắc Đinh hỏa thì phá cách, lúc này nếu như có Mậu Kỷ thổ tới chế Quý thủy, khiến Quý thủy bất khắc Đinh hỏa, cách cục phục thành, Mậu Kỷ thổ này chính là Tướng thần.
Khác như, Quý thủy sinh vào tháng Hợi, làm Lộc Nhận cách, can đầu không có Quan sát mà thấy Bính hỏa Tài tinh, tức là phá cách. Lúc này, địa chi nếu như thấy chữ Dần Mão, thì Dần Hợi hoặc Hợi Mão hợp mộc, hóa Lộc Nhận làm Thực Thương, thành cách Thực Thương sinh Tài, Dần Mão mộc đó tức làm Tướng thần.
Cần phải chú ý, khi mệnh cục biến hóa, Tướng thần cũng theo đó mà biến hóa, đôi khi Tướng thần là do Hỉ thần hoặc Kị thần biến ra, bởi vì sự can dự của tuế vận, Tướng thần cũng có thể tái chuyển thành Hỉ thần hoặc Kị thần v.v... Nhưng bất kể biến hóa như thế nào, tác dụng của nó trước sau vẫn là giữ gìn, bảo vệ cách cục, khiến phá cách phục thành.