1, Lời tựa trong nguyên sách gọi là 39 bài chép tay, cho nên luận bát cách với thủy vận hợp lại thành một quyển ( Như luân Chính quan với luận Chính quan thủ vận thực tế là một bài). Nếu phân loại ra thì có 47 bài, mà bản phường chỉ có 44 bài rưỡi, hành vận, thành cách, biến cách bản in phường chỉ có nữa bài. Nay theo nguyên bản bổ sung cho đầy đủ, để thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
2, Nguồn gốc Tử bình với Ngũ tinh, danh từ cách cục, đa số theo cách gọi cũ của Ngũ tinh, người đời sau không được minh bạch, khiên cưỡng gán ghép, đủ để làm rối loạn sự hiểu biết nhiều nhất. 《 Bình chú 》thì trình bầy chi tiết thêm để uốn nắn sửa chữa, đồng thời thuyết minh vào trong bình chú, thêm vào đó là sửa chữa cải chính.
3, 《 Chân thuyên 》 lấy nguyệt lệnh Dụng thần làm kinh, các loại thần làm vĩ, nhưng mà dụng thần không phải hoàn toàn lấy ra ở nguyệt lệnh, cho nên lấy cách cục dụng thần bỏ đi sự khác biệt của nguyệt lệnh, đặc biệt nêu ra (đề xuất) với tiến hành thuyết minh. Do đó thủ dụng ( chọn dụng thần) không định phương pháp, lấy thứ tự sắp xếp của nguyệt lệnh dụng thần, tuy 10 nhưng chỉ được 7, 8, nghiên cứu mà không thể hoàn toàn bao quát được. Vì thế không phải sự sai lầm của sách gốc mà đây là chỉ giới hạn trong thứ tự sắp xếp mà không thể không đúng mà thôi.
4, Khởi lệ ca quyết ( nêu nên những văn vần để ví dụ), chẳng qua tiện cho ghi nhớ. Nếu như rõ ràng nguyên lý của nó, thì ca quyết không chỉ dễ dàng ghi nhớ, mà còn có thể tự mình biến tấu thêm, bằng không, ca quyết trong mệnh lý nhiều như lông trâu, làm sao mà có thể ghi nhớ được hoặc thuộc hết? Cho nên khi đưa ra ví dụ minh họa nhập môn của bài đầu, lược thuật bớt nguyên lý, đồng thời phụ thêm ca quyết, và sắp xếp bảng biểu để tiện tra cứu.
5, Người chưa am hiểu mệnh lý, nên đọc trước cuốn Nhập môn mệnh lý, lại đọc bình chú, tuần tự mà tiến, bản thân không đến nỗi sa vào sự rối rắm mà không có manh mối nào.
6, Trong khi bình chú sở sĩ dẫn ra ví dụ chứng minh, hoặc sưu tầm một số mệnh tạo của các danh nhân hiện đại, hoặc sao chép từ sách 《 Trích Thiên Tủy chinh nghĩa 》. Nhưng do nguyên nhân tài liệu không đủ, thông thường thì đúng là không phải những ví dụ chứng minh thích hợp, tạm thời bổ sung vào chỗ còn khiếm khuyết đó cho thích hợp, hoặc cũng có thể bên này chứng minh cho bên kia, hai bên bổ trợ cho nhau, song vẫn không tránh khỏi sự trùng lặp xuất hiện, sau này sẽ tiếp tục thu thập và đem cải chính khi tái bản.
Ghi chú:
1. Thất chính Tứ dư là hệ thống chiêm tinh học cổ đại Trung Quốc. Thất chính là chỉ các tinh diệu như nhật ( thái dương), nguyệt ( thái âm ), kim, mộc, thủy, hỏa, thổ , v.v... Tứ dư là chỉ 4 hư tinh là Tử Khí ( (điềm báo tốt lành trong chiêm tinh học), Nguyệt bột, La hầu, Kế đô, v. v... Thất chính Tứ dư đoán mệnh, là lấy ngày tháng năm sinh của con người, quan sát những tinh diệu của Thất chính Tứ dư, ở vào miếu vượng của 12 cung, với sự vận hành thiên thể về độ số của 28 chòm sao, để đoán biết được sự cát hung của người khi sinh ra.
2. Tử sử chư tập gồm có Kinh, Sử, Tử, Tập tứ bộ : Là sản phẩm của văn hóa truyền thống Trung Quốc, thích hợp dùng với các sách cổ điển văn hóa truyền thống.
3. Phó cống: Là trong chế độ khoa cử, những tú tài được tiến cử vào Quốc tử giám. Chế độ nhà Thanh, khi tuyển chọn thi hương tức số người ngoại lệ thì còn được tuyển thêm ngoài danh sách trúng tuyển chính thức có thể vào Quốc tử giám học tập, gọi là "phó bảng tú tài", do đó mà có tên gọi tắt là Phó Cống.
4. Quan học: Là chỉ triều đình Trung Quốc trực tiếp cử ra và quản lý, cùng Quan phủ các triều đại căn cứ theo hệ thống trường học mà quy định khu vực hành chính cho từng địa phương lo liệu. Bao gồm Quan học của trung ương và quan học của địa phương cùng cấu thành chế độ giáo dục Quan học chủ yếu nhất Trung Quốc.
5. Quan thừa: Quan giúp việc thời xưa.