Thất, luận hình xung hội hiệp giải pháp (P.1)
Nguyên văn: Hình tức là tam hình dã, Tý Mão Tị Thân các loại. Xung tức là lục xung, Tý Ngọ Mão Dậu các loại, hội tức là tam hội như Thân Tý Thìn các loại. Hợp tức là lục hợp, Tý với Sửu hợp các loại. Tuy tất thảy đều lấy phân chia ra theo địa chi mà nói, chia thành các hệ ý đối nhau. Tam phương hội là ý của bằng hữu. Đối xứng thì hợp là ý của láng giềng ta. Đến như tam hình hai dãy, như chị dâu em chồng, tuy không biết, với mệnh lý cũng không có hại.
Từ chú: Tam hình có Tý Mão tương hình, Dần Tị Thân tương hình, Sửu Tuất Mùi tương hình, Thìn Ngọ Dậu Hợi tự hình. Hình tức là, số đến cực đầy thì vơi bớt. "Âm phò kinh" có câu: có tam hội sanh ra tam hình, do lục hại mà sanh ra lục hợp (xem lại quyển đầu). Thân Tý Thìn tam hợp đối chọi cùng Tị Ngọ Mùi, tất Tị hình Dần, Ngọ gặp Ngọ tự hình, Tuất hình Mùi. Tị Dậu Sửu tam hợp đối chọi cùng Thân Dậu Tuất, tất Tị hình Thân, Dậu gặp tự hình, Sửu hình Tuất. Hợi Mão Mùi tam hợp đối chọi cùng Hợi Tý Sửu, tất Hợi gặp Hợi tự hình, Mùi khinh lờn Sửu. Các nhà giải thích bất nhất, duy theo thuyết này là xác đáng nhất.
Lục xung là cung đối nghịch với mình, như Tý và Ngọ, Sửu và Mùi, Mão Thìn với Dậu Tuất, Dần Tị với Thân Hợi. Thiên can cách 7 ngôi tất là sát, địa chi cách 7 ngôi tất là xung. Xung là khắc vậy.
Lục hợp là Tý Sửu hợp chẳng hạn, như ngày tháng tương hợp. Mặt trời mọc từ trái sang phải, mặt trăng hiện từ phải sang trái, thuận nghịch mà gặp nhau sanh ra lục hợp.
Tam hợp lấy tứ chánh làm chủ. Tứ chánh là Tý Ngọ Mão Dậu tức là 4 cạnh khảm ly chấn đoài. 4 góc tứ sanh theo tứ chánh mà lập ra cục như Mộc sanh ở Hợi, vượng ở Mão, mộ ở Mùi, gọi là Hợi Mão Mùi hội Mộc cục. Hỏa sanh ở Dần, vượng ở Ngọ mộ ở Tuất, gọi là Dần Ngọ Tuất hội Hỏa cục. Kim sanh ở Tị, vượng ở Dậu, mộ ở Sửu, gọi là Tị Dậu Sửu hội Kim cục. Thủy sanh ở Thân, vượng ở Tý, mộ ở Thìn, gọi là Thân Tý Thìn hội Thủy cục. Xem lại phần nhập môn.
Tam hình, lục xung, lục hại, ngũ hợp, lục hợp, tam hợp, nói chung Hình và Hại kém quan trọng hơn. Còn như thiên can ngũ hợp, địa chi lục hợp, tam hợp và lục xung, rất quan trọng. Bát tự biến hóa đều từ đó mà ra, nên nhớ để ý.
Tam hợp lấy đủ 3 chi mới thành cục. Như có Dần Ngọ hoặc Ngọ Tuất là bán Hỏa cục, Thân Tý hoặc Tý Thìn là bán là Thủy cục. Còn như chỉ có Dần Tuất hoặc Thân Thìn, tất chẳng thành cục.
Tam hợp lấy tứ chánh làm chủ. Nếu như chi Dần Tuất thêm can Bính Đinh, chi Thân Thìn thêm can Nhâm Quý, thì cũng có thể thành cục, vì Bính Đinh tức là Ngọ, Nhâm Quý tức là Tý vậy.
Lại như Dần Tuất hội, không Ngọ nhưng có Tị, Thân Thìn hội, không Tý nhưng có Hợi, cũng có cái ý hội hợp. Vì Tị là lộc của hỏa, Hợi là lộc của thủy, so với Ngọ Tý cùng 1 loại.
Kim mộc cũng thế mà luận. Đó là những biến thể của hội cục vậy.
Lại như Giáp Tý, Kỷ Sửu là thiên địa hợp, tức lấy Giáp hợp Kỷ, Tý hợp Sửu vậy.
Như Bính Thân, Tân Mão, cũng có thể là thiên địa hợp, vì Thân tức là Canh, Mão tức Ất, Ất Canh hợp vậy.
Lại như Giáp Ngọ, Nhâm Ngọ, trong Ngọ tàng Kỷ, có thể hợp Giáp, trong Ngọ tàng Đinh, có thể hợp Nhâm.
Tân Tị, Quý Tị, trong Tị tàng Bính Mậu, có thể hợp Tân Quý, đó là những ca tương hợp trên can hay dưới chi.
Lại như tháng Tân Hợi ngày Đinh Tị, trong Hợi có Nhâm, khả lấy hợp Đinh, trong Tị có Bính, khả lấy hợp Tân. Như vậy gọi là tương hợp qua lại vậy.
Đây là những biến thể của lục hợp (Xem đính chính "tích thiên tủy chinh nghĩa " tiết thiên hợp địa).
Nguyên văn: Hình tức là tam hình dã, Tý Mão Tị Thân các loại. Xung tức là lục xung, Tý Ngọ Mão Dậu các loại, hội tức là tam hội như Thân Tý Thìn các loại. Hợp tức là lục hợp, Tý với Sửu hợp các loại. Tuy tất thảy đều lấy phân chia ra theo địa chi mà nói, chia thành các hệ ý đối nhau. Tam phương hội là ý của bằng hữu. Đối xứng thì hợp là ý của láng giềng ta. Đến như tam hình hai dãy, như chị dâu em chồng, tuy không biết, với mệnh lý cũng không có hại.
Từ chú: Tam hình có Tý Mão tương hình, Dần Tị Thân tương hình, Sửu Tuất Mùi tương hình, Thìn Ngọ Dậu Hợi tự hình. Hình tức là, số đến cực đầy thì vơi bớt. "Âm phò kinh" có câu: có tam hội sanh ra tam hình, do lục hại mà sanh ra lục hợp (xem lại quyển đầu). Thân Tý Thìn tam hợp đối chọi cùng Tị Ngọ Mùi, tất Tị hình Dần, Ngọ gặp Ngọ tự hình, Tuất hình Mùi. Tị Dậu Sửu tam hợp đối chọi cùng Thân Dậu Tuất, tất Tị hình Thân, Dậu gặp tự hình, Sửu hình Tuất. Hợi Mão Mùi tam hợp đối chọi cùng Hợi Tý Sửu, tất Hợi gặp Hợi tự hình, Mùi khinh lờn Sửu. Các nhà giải thích bất nhất, duy theo thuyết này là xác đáng nhất.
Lục xung là cung đối nghịch với mình, như Tý và Ngọ, Sửu và Mùi, Mão Thìn với Dậu Tuất, Dần Tị với Thân Hợi. Thiên can cách 7 ngôi tất là sát, địa chi cách 7 ngôi tất là xung. Xung là khắc vậy.
Lục hợp là Tý Sửu hợp chẳng hạn, như ngày tháng tương hợp. Mặt trời mọc từ trái sang phải, mặt trăng hiện từ phải sang trái, thuận nghịch mà gặp nhau sanh ra lục hợp.
Tam hợp lấy tứ chánh làm chủ. Tứ chánh là Tý Ngọ Mão Dậu tức là 4 cạnh khảm ly chấn đoài. 4 góc tứ sanh theo tứ chánh mà lập ra cục như Mộc sanh ở Hợi, vượng ở Mão, mộ ở Mùi, gọi là Hợi Mão Mùi hội Mộc cục. Hỏa sanh ở Dần, vượng ở Ngọ mộ ở Tuất, gọi là Dần Ngọ Tuất hội Hỏa cục. Kim sanh ở Tị, vượng ở Dậu, mộ ở Sửu, gọi là Tị Dậu Sửu hội Kim cục. Thủy sanh ở Thân, vượng ở Tý, mộ ở Thìn, gọi là Thân Tý Thìn hội Thủy cục. Xem lại phần nhập môn.
Tam hình, lục xung, lục hại, ngũ hợp, lục hợp, tam hợp, nói chung Hình và Hại kém quan trọng hơn. Còn như thiên can ngũ hợp, địa chi lục hợp, tam hợp và lục xung, rất quan trọng. Bát tự biến hóa đều từ đó mà ra, nên nhớ để ý.
Tam hợp lấy đủ 3 chi mới thành cục. Như có Dần Ngọ hoặc Ngọ Tuất là bán Hỏa cục, Thân Tý hoặc Tý Thìn là bán là Thủy cục. Còn như chỉ có Dần Tuất hoặc Thân Thìn, tất chẳng thành cục.
Tam hợp lấy tứ chánh làm chủ. Nếu như chi Dần Tuất thêm can Bính Đinh, chi Thân Thìn thêm can Nhâm Quý, thì cũng có thể thành cục, vì Bính Đinh tức là Ngọ, Nhâm Quý tức là Tý vậy.
Lại như Dần Tuất hội, không Ngọ nhưng có Tị, Thân Thìn hội, không Tý nhưng có Hợi, cũng có cái ý hội hợp. Vì Tị là lộc của hỏa, Hợi là lộc của thủy, so với Ngọ Tý cùng 1 loại.
Kim mộc cũng thế mà luận. Đó là những biến thể của hội cục vậy.
Lại như Giáp Tý, Kỷ Sửu là thiên địa hợp, tức lấy Giáp hợp Kỷ, Tý hợp Sửu vậy.
Như Bính Thân, Tân Mão, cũng có thể là thiên địa hợp, vì Thân tức là Canh, Mão tức Ất, Ất Canh hợp vậy.
Lại như Giáp Ngọ, Nhâm Ngọ, trong Ngọ tàng Kỷ, có thể hợp Giáp, trong Ngọ tàng Đinh, có thể hợp Nhâm.
Tân Tị, Quý Tị, trong Tị tàng Bính Mậu, có thể hợp Tân Quý, đó là những ca tương hợp trên can hay dưới chi.
Lại như tháng Tân Hợi ngày Đinh Tị, trong Hợi có Nhâm, khả lấy hợp Đinh, trong Tị có Bính, khả lấy hợp Tân. Như vậy gọi là tương hợp qua lại vậy.
Đây là những biến thể của lục hợp (Xem đính chính "tích thiên tủy chinh nghĩa " tiết thiên hợp địa).