Nguyên văn: Thuyết ngũ hành can chi, xem thêm thiên can chi cho rõ. Can động chẳng nghỉ, chi tĩnh lẽ thường. Lấy mỗi can lưu hành 12 tháng mà an Sinh Vượng Mộ Tuyệt.
Từ chú: Thuyết Sinh vượng mộ tuyệt đã có từ rất xưa. "Chuẩn nam tử" viết: Xuân lệnh mộc tráng, thủy lão, hỏa sanh, kim tù, thổ tử; "thái bình ngự lãm - ngũ hành hưu vượng luận" viết: lập xuân cấn vượng, chấn tướng, tốn thai, ly một, khôn tử, đoái tù, kiền phế, khảm hưu v.v... (Xem thêm trong "mệnh lý tầm nguyên"). Danh từ tuy hơi khác, nhưng ý như nhau. Hậu thế dung 12 chi phối bát quái mà định ra thứ tự 12 ngôi từ Trường sanh Mộc dục đến Thai Dưỡng (Xem thuyết minh hình dưới), tuy là thuyết của hạng thuật sĩ, nhưng hợp lẽ tự nhiên của trời đất. Lời nói bình dân nhưng chứa đựng ý nghĩa rất tinh túy, học ngũ hành âm dương không ngoài lẽ ấy.
Nguyên văn: Dương chủ tụ, lấy tiến làm tiến, nên nói chủ thuận; âm chủ tán, lấy thối làm thối, nên nói chủ nghịch. Như Trường sinh Mộc dục cùng hạng, cho nên dương thuận âm nghịch có khác. Vận 4 mùa tuần hoàn, công thành thì thoái, cùng dụng thì tiến, nên nói mỗi tháng tuần hoàn, mà Sinh Vượng Mộ Tuyệt lại nhất định. Nơi dương sanh thì âm tử, thay phiên tuần hoàn, là lẽ xoay vần của tự nhiên. Như lấy Giáp Ất mà luận, Giáp là dương mộc, là mộc cành lá, thụ khí trời sinh, tự thu tàng no đủ, có thể dùng để khắc phát tiết phát động, nên sinh ở Hợi. Khí hậu tháng Ngọ, mộc đang lúc cành lá sum xuê, sao Giáp lại tử? Lại chẳng xét bên ngoài tuy phồn thịnh, mà trong thì sinh khí phát tiết đến hết, bởi vậy nên nói Tử ở Ngọ vậy. Ất mộc ngược lại, tháng Ngọ cành lá phồn thịnh, tức là được sinh, tháng Hợi cành lột lá rụng, tức là Tử. Luận theo chất khác với theo khí vậy. Lấy Giáp Ất làm ví dụ trên minh họa.
Từ chú: Sinh Vượng Mộ Tuyệt tức là nơi sinh vượng mộ tuyệt của ngũ hành, chẳng phải của 10 can. Gọi tên 10 can chi để đại biểu ngũ hành có âm có dương; ngũ hành tuy chia âm dương, thật ra cũng là một. Giáp Ất cùng là 1 mộc, chẳng chia hai. Dần Thân Tị Hợi là nơi ngũ hành Trường sinh Lâm quan; Tý Ngọ Mão Dậu là nơi ngũ hành Vượng địa; Thìn Tuất Sửu Mùi là nơi ngũ hành Mộ địa. Chẳng phải chia ra can âm can dương có Trường sinh lộc vượng mộ riêng. Do Trường sinh lâm quan vượng mộ, mà có chi tàng nhân nguyên, xem nhân nguyên ti lệnh đồ bên dưới khắc tự hiểu rõ. Nói riêng về lý thì mọi vật đều có âm dương, dương cực tất âm sanh, thí dụ như kim điện từ, Giáp đoan là dương lấy dụng mà luận, sinh vượng mộ tuyệt, chỉ phân ngũ hành, bất tất phân âm dương. Lại theo các sách thuật số, chỉ nói ngũ dương trường sanh, mà không nói đến ngũ âm trường sanh, chỉ nói dương nhận mà không nói đến âm nhận, hậu thế chưa rõ lý mà muốn binh vực thuyết ấy, bẻ lý chi ly, chẳng biết theo ai. Hoặc nói ngũ âm không có Nhận, hoặc nói ngôi trước là Nhận, hoặc nói ngôi sau là Nhận (Như Ất lấy Dần hoặc Thìn làm Nhận), mỗi người mỗi ý riêng, phân ra nhiều thuyết khác nhau, thật chưa rõ lý.
Được sửa bởi Admin ngày 8/10/2024, 13:22; sửa lần 1.
Từ chú: Thuyết Sinh vượng mộ tuyệt đã có từ rất xưa. "Chuẩn nam tử" viết: Xuân lệnh mộc tráng, thủy lão, hỏa sanh, kim tù, thổ tử; "thái bình ngự lãm - ngũ hành hưu vượng luận" viết: lập xuân cấn vượng, chấn tướng, tốn thai, ly một, khôn tử, đoái tù, kiền phế, khảm hưu v.v... (Xem thêm trong "mệnh lý tầm nguyên"). Danh từ tuy hơi khác, nhưng ý như nhau. Hậu thế dung 12 chi phối bát quái mà định ra thứ tự 12 ngôi từ Trường sanh Mộc dục đến Thai Dưỡng (Xem thuyết minh hình dưới), tuy là thuyết của hạng thuật sĩ, nhưng hợp lẽ tự nhiên của trời đất. Lời nói bình dân nhưng chứa đựng ý nghĩa rất tinh túy, học ngũ hành âm dương không ngoài lẽ ấy.
Nguyên văn: Dương chủ tụ, lấy tiến làm tiến, nên nói chủ thuận; âm chủ tán, lấy thối làm thối, nên nói chủ nghịch. Như Trường sinh Mộc dục cùng hạng, cho nên dương thuận âm nghịch có khác. Vận 4 mùa tuần hoàn, công thành thì thoái, cùng dụng thì tiến, nên nói mỗi tháng tuần hoàn, mà Sinh Vượng Mộ Tuyệt lại nhất định. Nơi dương sanh thì âm tử, thay phiên tuần hoàn, là lẽ xoay vần của tự nhiên. Như lấy Giáp Ất mà luận, Giáp là dương mộc, là mộc cành lá, thụ khí trời sinh, tự thu tàng no đủ, có thể dùng để khắc phát tiết phát động, nên sinh ở Hợi. Khí hậu tháng Ngọ, mộc đang lúc cành lá sum xuê, sao Giáp lại tử? Lại chẳng xét bên ngoài tuy phồn thịnh, mà trong thì sinh khí phát tiết đến hết, bởi vậy nên nói Tử ở Ngọ vậy. Ất mộc ngược lại, tháng Ngọ cành lá phồn thịnh, tức là được sinh, tháng Hợi cành lột lá rụng, tức là Tử. Luận theo chất khác với theo khí vậy. Lấy Giáp Ất làm ví dụ trên minh họa.
Từ chú: Sinh Vượng Mộ Tuyệt tức là nơi sinh vượng mộ tuyệt của ngũ hành, chẳng phải của 10 can. Gọi tên 10 can chi để đại biểu ngũ hành có âm có dương; ngũ hành tuy chia âm dương, thật ra cũng là một. Giáp Ất cùng là 1 mộc, chẳng chia hai. Dần Thân Tị Hợi là nơi ngũ hành Trường sinh Lâm quan; Tý Ngọ Mão Dậu là nơi ngũ hành Vượng địa; Thìn Tuất Sửu Mùi là nơi ngũ hành Mộ địa. Chẳng phải chia ra can âm can dương có Trường sinh lộc vượng mộ riêng. Do Trường sinh lâm quan vượng mộ, mà có chi tàng nhân nguyên, xem nhân nguyên ti lệnh đồ bên dưới khắc tự hiểu rõ. Nói riêng về lý thì mọi vật đều có âm dương, dương cực tất âm sanh, thí dụ như kim điện từ, Giáp đoan là dương lấy dụng mà luận, sinh vượng mộ tuyệt, chỉ phân ngũ hành, bất tất phân âm dương. Lại theo các sách thuật số, chỉ nói ngũ dương trường sanh, mà không nói đến ngũ âm trường sanh, chỉ nói dương nhận mà không nói đến âm nhận, hậu thế chưa rõ lý mà muốn binh vực thuyết ấy, bẻ lý chi ly, chẳng biết theo ai. Hoặc nói ngũ âm không có Nhận, hoặc nói ngôi trước là Nhận, hoặc nói ngôi sau là Nhận (Như Ất lấy Dần hoặc Thìn làm Nhận), mỗi người mỗi ý riêng, phân ra nhiều thuyết khác nhau, thật chưa rõ lý.
Được sửa bởi Admin ngày 8/10/2024, 13:22; sửa lần 1.