KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


descriptionChương Lục Thần EmptyChương Lục Thần

more_horiz
Lý của Ngũ hành vốn chỉ là sinh Ta, khắc Ta, Ta sinh, Ta khắc. Nhưng không đặt danh tính thì sinh ra bất tiện khi tường thuật, cho nên dùng danh từ để thay thế ngũ hành âm dương sinh khắc vậy. Đương nhiên việc lập ra các danh từ thay thế này, vẫn giữ ngũ hành sinh khắc để đánh giá nhân mệnh. Những ngũ hành sinh khắc tỉ hòa gồm có: Thương Quan, Thất Sát, Chính Quan, Thực Thần, Thiên Tài, Chính Tài, Kiêu thần, Chính Ấn, Tỉ kiên, Kiếp Tài , cộng lại có 10 loại. Mà thần thì chỉ có 6, là tại sao vậy? Bởi vì Tỉ kiên Kiếp tài không thể thành cách, mà Thiên- Chính Tài, Thiên- Chính Ấn, lại có tên là Tài Ấn; vừa bỏ Tỉ Kiếp mà lại hợp thành Tài Ấn, cho nên cộng các Thần lại chỉ còn có 6 mà thôi.

1. Thương Quan

* Cấu thành Thương quan :
Là cái Ta sinh, mà cùng hành với ta nhưng dị tính ( khác tính chất) vậy.

Ví như:
Nhật can là Giáp mộc gặp Đinh hỏa, mộc có thể sinh hỏa, Đinh hỏa là do Giáp mộc sinh ra. Mà Giáp là dương tính, Đinh là âm tính, âm dương khác nhau do đó Đinh là Thương Quan của Giáp.

Chú thích: Giáp thấy Đinh, thấy Ngọ; Ất thấy Bính, thấy Tị; Bính thấy Kỷ, thấy Sửu Mùi; Đinh thấy Mậu, thấy Thìn Tuất; Mậu thấy Tân, thấy Dậu; Kỷ thấy Canh, thấy Thân; Canh thấy Quý, thấy Tý; Tân thấy Nhâm, thấy Hợi; Nhâm thấy Ất, thấy Mão; Quý thấy Giáp, thấy Dần; đều là Thương Quan.

* Sơ lược giải thích Thương Quan:
Giáp mộc thấy Đinh hỏa là Thương Quan. Đinh hỏa là do Giáp mộc sinh ra, chính là cha con trong một gia đình. Đinh dựa vào thế lực của Giáp, để phát ra tú khí cho Giáp mộc, cho nên là người nhiều thông minh, có năng lực. Nhưng mà chỉ có đơn độc lấy tên Thương Quan, là sao vậy? Giáp mộc lấy Tân kim làm Chính Quan. Chính Quan giống như một Huyện có Quan chủ trì. Nhân dân cư ngụ ở bên dưới, ở nơi tốt thì nhờ có quy tắc, khuôn phép, không dám tùy tiện ngông cuồng làm bậy, làm trái làm xấu. Mà Đinh hỏa thấy Tân kim Chính Quan, chính là dựa vào thế lực để tấn công gây hại, cho nên gọi là Thương Quan. Nếu con người không có phục tùng sự quản lý của Quan, nhất định là muốn vượt qua khỏi sự trói buộc của bản thân, thấy Quan tinh đến thì nhất định muốn tấn công gây hại. Cho nên Thương Quan cách đa số là người hay kiêu ngạo, hay giấu kín không cho ai biết mình, song bản thân cũng rất nhiều tài năng. Năng lực thích tấn công nhiều hơn là chịu đựng, bản thân không chịu gò bó, trói buộc, hay coi thường pháp luật, vượt qua khuôn phép, làm nên điều xằng bậy, không có ác thì không làm vậy. Vốn là như thế, giả sử một lòng chịu sự quản lý ở dưới, thì sợ hình phạt nghiêm khắc của pháp luật, còn không cần rèn luyện bản thân trước đó thì phải chịu nhận lấy hình phạt vậy. Cho nên Thương Quan nhất định có nhiều tài năng hơn người, mà lại cũng gặp nhiều thảm khốc, tai họa lớn vậy.

* Năng lực của Thương quan: Tiết thân, sinh tài, địch Sát, tổn Quan.

Sự việc trong Thiên hạ, có lợi thì nhất định cũng có hại. Lợi hại cũng cần phân biệt, tức là ở chỗ gánh chịu cùng không gánh chịu vậy. Lục Thần đã có năng lực, ở trên phối hợp đã có gánh chịu cùng không gánh chịu, thì nhất định cũng có lợi, có hại. Đã có lợi, có hại, lại có hỉ kỵ, tất cả kết thành kể ra các Lợi, Hại, Hỉ, Kỵ như sau:

* Thương Quan có lợi:
+ Tiết thân: Nhật can cường. Tài Quan không có khí, tức là lấy cường làm bệnh hoạn, vì thế thích Thương Quan. Thương Quan có thể phát ra cường khí của Nhật can, khiến cho hành lộ hết ra ngoài vậy.

Ví như: Quý Sửu/ Ất Mão/ Ất Hợi/ Bính Tý

Ất mộc sinh ở mùa Xuân, lại có nhiều thủy mộc sinh phù. Bản thân mừng có Thời thượng ( can giờ) nạp hỏa Thương Quan tiết thân, thổ tú. Nếu không, dứt khoát chỉ là một Ngoan Mộc ( là Mộc ngu, không biết gì mà lại làm càng) vậy.

+ Sinh Tài: Thân cường, Tài nhược, càng thích Thương Quan. Thương Quan có thể lưu thông khí của Nhật can. Phát sinh của cải về sau, giúp cho bản thân sử dụng, như:

Mậu Dần/ Giáp Dần/ Ất Hợi/ Bính Tý

Mộc vượng thành rừng, Mậu thổ là Tài, chịu khắc quá nặng. May mắn có Bính hỏa Thương Quan tiết mộc sinh thổ, Nhật can vượng khí được lưu thông mà lại vừa cứu hộ Tài tinh còn bất túc ( không đủ), làm nên sự nghiệp lớn vậy.

+ Địch Sát: Sát trọng thân khinh, hết cử động gây ra bị kềm chế, cũng thích Thương Quan. Thương Quan có thể địch Sát để bảo vệ thân, khiến cho bản thân được tự do.

Ví như: Mậu Tý/ Tân Dậu/ Ất Dậu/ Bính Tý

Ất mộc sinh Mùa Thu vốn là điêu tàn, sợ nhất là Tân kim Thất Sát khắc phạt. May mắn có Bính hỏa Thương Quan chế địch Sát, giải nguy cho Nhật nguyên vậy.

+ Tổn Quan: Quan trọng ( nặng) thân khinh (nhẹ), hết cử động là bị trói buộc. Cũng rất thích có Thương Quan, Thương Quan có thể tổn thương Quan để bảo vệ thân, khiến cho bản thân được thoải mái.

Ví như: Canh Thân/ Giáp Thân/ Ất Mão/ Bính Tuất

Ất mộc sinh ở đầu mùa Thu, chồng chất gặp dương kim khắc, tức là Quan trọng mà thân khinh. Bính hỏa Thương quan, có khả năng ức chế kim Quan tinh. Tuy không có thể phù nhược, nhưng lại có công trừ cường, cũng đủ dẫn đến yên ổn.

* Thương Quan có hại:
+ Tiết thân: Nhật can nhược, sợ gặp Thương Quan. Tự bản thân không có thời gian nhàn rỗi, sao lại kham nỗi tiếp tục gặp tên cướp Thương Quan làm tổn hại.

Ví như: Tân Sửu / Đinh Dậu/ Ất Mão/ Bính Tuất

Nhật nguyên Ất mộc, gặp kim khắc phạt, hỏa là tên trộm làm tổn khí, gặp thổ thì bị dày vò tổn thất, lại vừa gặp tiết giữa Thu là Tử lệnh, quá suy nhược. Trong trường hợp đó gặp Bính hỏa Thương Quan tiết thân, cũng là Kỵ thần vậy.

+ Sinh Tài: Tài quá vượng, càng sợ Thương Quan. Thân nhược đã không thể gánh nỗi Tài, sao chịu nổi lại tiếp tục gặp Thương Quan sinh Tài.

Ví như: Bính Thân /Mậu Tuất /Ất Sửu /Ất Mão

Thổ trọng mộc chiết ( Thổ nặng thì mộc gẫy), Tài vượng thân khinh. Bính hỏa Thương Quan sinh Tài chính là Hổ mọc thêm cánh, trợ lực cho kẻ giết người gây ra tai vạ, đáng sợ thay!

+ Địch Sát: Thân cường Sát yếu, tức là sợ Thương Quan. Thân là nơi mượn Sát làm quyền, cớ sao lại còn tiếp tục gặp Thương Quan đối địch mà khứ mất.

Ví như: Bính Dần /Tân Mão /Ất Hợi /Quý Mùi

Xuân mộc là phương vượng, địa chi hội thành Mộc cục. Nguyệt thượng ( can tháng) Tân kim Thất Sát, lấy Búa Rìu theo mùa mà nhập sơn lâm, chất mộc không thể dùng được. Là vừa lại có Bính hỏa Thương Quan làm đối địch, chất lượng giảm sút là không phải nhẹ.

+ Tổn Quan: Thân trọng Quan khinh, cũng sợ Thương Quan. Phương bản thân lấy Quan làm tôn kính, sao kham nổi tiếp tục gặp Thương Quan làm tổn hại.

Ví như: Giáp Dần /Bính Dần /Ất Mão /Canh Thìn

Bát tự bên trong chứa đến 5 mộc. Rừng đầy dãy, hoàn toàn nhờ Thời thượng ( can giờ) Canh kim Chính Quan, phạt mộc thành vật dùng, không may gặp Bính hỏa Thương Quan khắc Canh, cùng với ví dụ ở trên để lại đồng nhất một sự đáng tiếc.

* Thương Quan là Hỉ:

+ Tiết thân: Nhật can cường, thích hợp có Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng gặp Tài để lưu thông; Nhật can nhược, sợ Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Ấn thụ để chế phục.
+ Sinh Tài: Thân cường thì thích Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Tài nhiều để phát sinh hưng thịnh; Thân nhược Tài nhiều có Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Ấn thụ lấy để chế phục.
+ Địch Sát: Sát trọng thân khinh, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Tỉ Kiếp Thực Thương sinh trợ; Thân cường Sát ít sợ Thương Quan, tức là gặp Thương, hỉ gặp Tài để hòa giải.
+ Tổn Quan: Quan trọng Thân khinh, mừng gặp Thương Quan. Đã gặp Thương, hỉ có Tỉ Kiếp Thực Thần để sinh trợ; Thân cường Quan nhược, sợ Thương Quan, đã gặp Thương, hỉ gặp Tài để hòa giải.

* Thương Quan là Kỵ:
+ Tiết thân: Nhật can cường, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ gặp Ấn để khắc khứ; Nhật can nhược, sợ Thương Quan, đã gặp Thương thì lại tiếp tục sinh Tài, thân chuyển thành tiết nhược.
+ Sinh Tài: Thân cường Tài nhược thích hợp Thương Quan, đã gặp Thương thì kỵ gặp Ấn để khắc khứ; Thân nhược Tài nhiều, sợ Thương Quan, đã gặp Thương, kỵ tiếp tục sinh Tài, chuyển thành tiết nhược.
+ Địch Sát: Sát trọng Thân khinh, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ Tài vượng sinh Sát; Thân cường Sát ít, sợ Thương Quan. đã gặp Thương, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương để sinh trợ.
+ Tổn Quan: Quan nhiều Thân nhược, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ Tài vượng sinh Quan; Thân trọng Quan khinh, sợ Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương để sinh trợ.

descriptionChương Lục Thần EmptyRe: Chương Lục Thần

more_horiz
2. Thất Sát ( còn gọi là Thiên Quan)

* Cấu thành Thất sát: Khắc Ta mà đồng tính với Ta, chính là Thất Sát.

Ví như: Nhật can là Giáp mộc, gặp Canh kim. Kim có thể khắc mộc, là Canh kim khắc Giáp mộc. Mà Giáp là dương tính, Canh cũng là dương tính. Dương dương đồng tính, cho nên Canh tức là Thất Sát của Giáp.

Ghi chú: Giáp gặp Canh gặp Thân; Ất gặp Tân gặp Dậu; Bính gặp Nhâm gặp Hợi; Đinh gặp Quý gặp Tý; Mậu gặp Giáp gặp Dần; Kỷ gặp Ất gặp Mão. Canh gặp Bính gặp Tị; Tân gặp Đinh gặp Ngọ; Nhâm gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Quý gặp Kỷ gặp Sửu Mùi. Đều là Thất Sát.

* Giải thích sơ lược về Thất Sát:
Thất sát còn có tên là Thiên Quan. Hai dương tương khắc, hai âm tương khắc, cũng như 2 nam không thể ở chung được, 2 nữ cũng không thể chung sống với nhau, không thể phối ngẫu ( kết duyên), cho nên gọi là Thiên Quan. Lại lấy cách nhau 7 ngôi, mà cùng nhau khắc chiến, cho nên gọi là Thất Sát. Thất Sát là thảm thương bao trùm không có ân nghĩa, chuyên lấy công thân làm đầu. Ví như kẻ tiểu nhân nhiều hung bạo, không có kỵ kiêng sợ. Nếu không có phép tắc chế tài, không có trừng trị, không có giới hạn, nhất định là đã thương chủ. Cho nên nếu có chế, thì gọi là Thiên Quan. Không có chế, gọi là Thất Sát. Nhất định cần có chế hợp sinh hóa, không có thái quá ( quá nhiều), bất cập ( không đủ), vốn là mượn thế lực của kẻ tiểu nhân, hộ vệ cho vua, lấy thành uy quyền, tạo ra mệnh nhiều đại phú, đại quý. Nếu khiến cho sinh hóa bất cập, Nhật chủ suy nhược, Thất Sát gặp nhiều, họa đến không thể nói hết. Nếu Thất Sát chỉ có một, chế phục quá nặng, nếu như tiếp tục gặp hành vận chế phục, thì cũng như hết pháp luật mà không có dân; tuy mạnh như Hổ, cũng không thi hành mệnh lệnh vậy.

* Năng lực của Thất Sát : Háo Tài, sinh Ấn, công thân, chế Kiếp.
- Thất Sát có lợi:
+ Hao Tài ( tổn hao Tài): Thân nhược, Ấn khinh Tài trọng, rất thích Thất Sát, lấy Sát có thể làm hao Tài, đều có thể trợ giúp Ấn vậy.

Ví như: Đinh Mão/ Giáp Thìn/ Tân Mão/ Mậu Tý
Tân kim Tù ở mùa Xuân, cả bầy mộc vượng ở mùa xuân, vừa nhìn có thể thấy được là Tài trọng,Thân khinh. Mậu tuy sinh Tân nhưng chính là bị khắc ở Giáp, thì chỉ có Đinh hỏa Thất Sát, tiết khí làm tiêu hao Giáp mộc là vượng Tài, sinh Mậu thổ là độc Ấn đang suy mà lập nên sự nghiệp vậy.

+ Sinh Ấn: Thân và Ấn cùng suy, thích nhất là Thất Sát. Sát có thể sinh Ấn, khiến cho Ấn tiếp tục sinh thân vậy.

Ví như: Mậu Dần/ Giáp Dần/ Tân Mão/ Đinh Dậu
Nhật chủ Tân kim sinh ở mùa Xuân không có lực. Tuy có Dậu kim Mậu thổ giúp đỡ, nhưng chính Mậu bị Giáp khắc, Mão với Dậu xung mà lại còn gặp vượng mộc thành rừng, là Tài đa Thân nhược là bệnh. May mắn có Đinh hỏa Thất Sát tiết khí Giáp mộc là vượng Tài, sinh Mậu thổ là Ấn đang bị suy, khiến Ấn tiếp tục sinh thân. Hết sức bổ cứu cho sự thiên lệch là tốt vậy.

+ Công thân: Xem Thiên Can quá vượng, quá vượng thì thân không có chỗ dựa, cho nên rất thích Thất Sát. Thất Sát tuy công thân, nhưng lực của thân có thể gánh nổi, cho nên lấy được quyền uy vậy.

Ví như: Tân Dậu/ Đinh Dậu/ Tân Dậu/ Giáp Ngọ
Tân kim sinh ở mùa Thu, tiếp tục gặp 3 Dậu 1 Tân, cường vượng đạt đến cực điểm, diệu kỳ là có Đinh hỏa Thất Sát. Luyện kim mà thành khí, công thân để lấy uy quyền, đây là mệnh cục rất tốt vậy.

+ Chế Kiếp: Thân cường Tài nhược, lại gặp Kiếp Tài, khắc Tài là cùng cực, cũng thích Thất Sát. Thất Sát có thể chế phục Kiếp Tài, khiến cho không bị bại vậy.

Ví như: Đinh Dậu/ Canh Tuất/ Tân Dậu/ Giáp Ngọ
Nhất trọng Giáp mộc Chính Tài, Canh kim Kiếp Tài nắm lệnh , cướp đoạt hầu như hết. May mắn có Đinh hỏa Thất Sát chế Kiếp Tài, luận kỳ công dụng, thứ nhất là chế Kiếp, thứ hai là cứu Tài, thay đổi chế Kiếp tức là cứu Tài vậy.

- Thất Sát có hại:
+ Háo Tài: Nhật can cường, Ấn trọng Tài khinh, tức là sợ Thất Sát, Sát đã làm hao Tài, lại trợ Ấn vậy.

Ví như: Đinh Sửu/ Canh Tuất/ Tân Sửu/ Ất Mùi
Tân gặp thổ nặng, may mắn có Nguyệt thượng ( Can tháng) là Canh kim giá hợp trợ giúp, kim chưa bị chôn vùi, gọi là Thân Ấn lưỡng cường. Ất mộc là Thiên Tài, để Đinh hỏa Thất Sát làm tiêu hao, chưa lập được công khai thông thổ, Bát tự vẫn thuộc loại Thiên khô, thì Thất Sát làm hao Tài là điều hung dữ, cho nên khó khăn là không thể không gặp.

+ Sinh Ấn: Nhật can nhược, Ấn cường, càng sợ Thất Sát, Ấn nhiều thì thân ít mà thành “Mẫu đa Tử bệnh” ( Mẹ mạnh, con bệnh). Không kham nổi nếu tiếp tục gặp Thất Sát, sinh Ấn khắc thân.

Ví như: Mậu Tuất/ Kỷ Mùi/ Tân Mùi/ Đinh Dậu
Thổ vượng mà nhiều, giống như núi băng. Nhật nguyên là Tân, Mẫu vượng Tử hư, là kim bị chôn vùi thì không thích hợp vậy. Đinh hỏa Thất Sát, sinh thổ Ấn để trợ giúp mà gây ra tai vạ, khắc chế Nhật chủ suy nhược mà bắt nạt chủ, sinh ra họa hoạn, làm sao mà thích hợp được.
+ Công thân: Nhật can suy nhược, tức sợ Thất Sát, nhật nhược vừa là chủ uể oải, sao lại kham nổi mà tiếp tục gặp Thất Sát.

Ví như: Đinh Mão/ Ất Tị/ Tân Mão/ Ất Mùi
Tân sinh tháng Tị, đã lo lắng bị mất lệnh. Quần mộc vượng hỏa, tranh giành tồi tàn. Lại ít được trợ giúp, kỳ nhược cũng biết, hoặc lấy Đinh hỏa Thất Sát công thân mà nói, cùng chúng Tài ức chế Nhật chủ là bệnh, cân đo khinh trọng thì giống như 50 bộ với 100 bộ vậy. ( Bộ: là đơn vị đo độ dài ngày xưa, một bộ bằng 5 thước)

+ Chế kiếp: Nhật can nhược nương nhờ Kiếp, cũng sợ Thất Sát. Phương mà Thân dựa vào Kiếp để duy trì, sao lại kham nổi tiếp tục gặp Thất Sát chế khứ.

Ví như: Giáp Thìn/ Đinh Mão/ Tân Mùi/ Canh Dần
Tân kim sinh ở mùa Xuân là mất lệnh, đối địch với mùa của bầy mộc, có thể dựa vào Canh kim Kiếp Tài, giúp cho Tân kim cũng có khả năng khắc mộc. Chính là mừng không thiếu sự trợ giúp để đánh giặc, nhưng gặp Đinh hỏa Thất Sát chế trụ Canh kim, góp thêm cánh tay mà chặn đứng cổ họng, đành ôm quá thất vọng.

* Thất Sát là Hỉ:
- Háo Tài: Thân nhược, Ấn khinh ( nhẹ) Tài trọng (nặng), thích Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Ấn Tỉ giúp thân; Thân cường, Ấn trọng Tài khinh, sợ Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Thương Thực lấy chế Sát mà sinh Tài.
- Sinh Ấn: Thân Ấn đều suy, thích Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Sát trọng sinh Ấn; Nhật nhược, Ấn cường giống Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Thực Tài lấy chế cả hai.
- Công thân: Nhật can cường, thích Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Tài vượng để sinh; Nhật can nhược, sợ Thất Sát, đã gặp Sát, hỉ Ấn vượng để giải trừ.
- Chế Kiếp: Thân cường, có Kiếp, thích Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Tài vượng để sinh; Thân nhược, cậy nhờ Kiếp, sợ Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Thực Thương lấy để chế.

* Thất Sát là Kỵ:
- Háo Tài: Thân nhược, Ấn khinh Tài trọng, thích Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Thương Thực sinh Tài chế Sát; Thân cường, Ấn trọng Tài khinh, sợ Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Sát tiếp tục gia tăng thêm cường.
- Sinh Ấn: Thân Ấn đều suy, thích Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Thực Thương chế khứ; Nhật nhược, Ấn cường sợ Thất Sát, đã gặp Sát kỵ Sát tiếp tục gia tăng thêm cường.
- Công thân: Nhật can cường, thích Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Thực Thương tiếp tục chế khứ; Nhật can nhược, sợ Thất Sát, đã gặp Sát kỵ Tài lại sinh.
- Chế Kiếp: Nhật cường có Kiếp, thích Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Thực Thương đến chế khứ; Nhật nhược, dựa vào Kiếp, sợ Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Tài vượng tiếp tục sinh.

descriptionChương Lục Thần EmptyRe: Chương Lục Thần

more_horiz
3. Chính Quan
* Cấu thành Chính quan : Khắc TA mà cùng TA là dị tính, tức là Chính Quan.
Ví như: Nhật can Giáp mộc, gặp Tân kim, kim có thể khắc mộc, Tân kim khắc Giáp mộc , mà Giáp là dương tính, Tân là âm tính, âm dương khác nhau, cho nên Giáp gặp Tân là Chính Quan.
Chú thích: Giáp gặp Tân gặp Dậu; Ất gặp Canh gặp Thân; Bính gặp Quý gặp Tý; Đinh gặp Nhâm gặp Hợi; Mậu gặp Ất gặp Mão; Kỷ gặp Giáp gặp Dần; Canh gặp Đinh gặp Ngọ; Tân gặp Bính gặp Tị; Nhâm gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Quý gặp Mậu gặp Thìn Tuất. Đều là Chính Quan.

* Sơ lược giải thích về Chính Quan:
Chính Quan là 6 cách chính khí, tôn danh là Trung Tín, có đạo “Tề gia trị quốc”. Cái dương gặp âm khắc, âm gặp dương khắc, như người có 1 chồng, 1 vợ. Âm dương điều hòa, cương nhu phối hợp, là thành đạo vậy, Quan phủ là cai quản vậy. Một Huyện có Quan nhân cư ngụ trị vì, ở dưới đều chịu quản thúc, dù có ngông cuồng cũng phải tuân theo quy cũ, phép tắc. Đạo lý làm người là hợp với lẽ phải, không nên phóng túng, buông thả mà làm trái. Tùy tiện không có Quan nhân cai quản , thì sẽ vượt qua khuôn khổ pháp luật, do đó lấy chế thân ta chính là Chính Quan, vạn lần không thể gặp tổn phá vậy. Nguyệt lệnh đề cương là Quan, giống như là nơi phủ làm việc của Thái Thú ( chức Quan ngày xưa), vốn là Quan Huyện lệnh, đứng đầu để quản lý. Niên thượng ( Can năm) là Quan địa vị cao nhất. Nhưng mà cũng cần xem kỹ kỳ cường nhược như thế nào, mà nhận định so sánh vậy.

* Năng lực của Chính Quan: Dẫn Tài, Sinh Ấn, câu thân, chế Kiếp.
- Chính Quan có lợi:
+ Dẫn Tài: Thân cường, Tài nhược, vì thế mừng có Chính Quan. Chính Quan có thể dẫn Tài, câu thân (hạn chế thân cường), để giữ Tài vậy.

Ví như: Ất Tị Tân Tị Bính Tý Quý Tị
Bính hỏa sinh đầu mùa Hạ, có 3 Tị Lộc có thể nói là vượng. Tân kim là Tài, không khỏi bị Hỏa đa tiêu dong (hỏa nhiều nấu chảy tiêu tan), trở lại cậy nhờ kim thủy Chính Quan khắc hỏa cứu kim, vốn gọi là Dẫn Tài vậy.

+ Sinh Ấn: Thân cường Ấn nhược, càng thích Chính Quan. Chính Quan có thể câu thúc ( hạn chế) Nhật can, mà sinh cho Ấn thụ vậy.

Ví như: Tân Tị Quý Tị Bính Tý Ất Mùi
Ất mộc thoái khí, bỏ đi không bằng như Bính hỏa đang vượng, sao so sánh Bính được 2 Lộc, không phải Mẫu đa Tử hoạn quá yếu. Can tháng Quý thủy Chính Quan, hạn chế bớt uy lực của hỏa, trợ giúp thế lực cho mộc, có công sinh Ấn cũng lớn vậy.

+ Câu thân: Nhật can quá vượng, quá vượng thì thân không có chỗ dựa, tức là thích Chính Quan. Chính Quan có thể câu thúc ( hạn chế) Nhật can, không dám làm trái gây ác vậy.

Ví như: Tân Mão Quý Tị Bính Ngọ Bính Thân
Bính Nhật chủ quá vượng. May mắn có hỉ Quý thủy Chính Quan khắc hỏa làm cho bớt nóng, có công quản chế thân, tiếc là “Bôi thủy xa tân” (dùng chén nước để cứu hỏa). Song, có Tân Thân lưỡng kim sinh cho Quý thủy còn yếu, chủ được sinh liên tục, vẫn có thể đạt được vậy.

+ Chế Kiếp: Nhật can đã vượng, lại gặp Kiếp Tài, Kiếp thịnh tức là trợ thân làm nghịch, cũng thích Chính Quan. Chính Quan có thể chế khứ Kiếp Tài, khiến cho Nhật can bản thân được tốt vậy.

Ví như: Quý Tị Đinh Tị Bính Tý Đinh Dậu
Nhật chủ đã vượng, thêm lấy 2 Tỉ 2 Kiếp, Dậu kim là Tài tinh gặp nguy vậy. Quý thủy Chính Quan, khắc chế hỏa Tỉ kiên, vốn là ganh đua nhưng không đủ mạnh. Song, Quý thủy được Lộc ở Tý, được sinh ở Dậu, cũng đủ lấy khứ lưỡng Đinh Kiếp Tài, không thể luận như “Dương thang chỉ phí” ( nước sôi ngừng lại bốc hơi) vậy.

- Chính Quan có hại:
+ Dẫn Tài: Thân nhược, Tài cường, vì thế sợ Chính Quan, lấy Tài cường thân đã sợ không thể gánh nổi, sao còn kham nổi lại gặp tiếp tục Chính Quan, dẫn Tài mà trói buộc thân.

Ví dụ như: Quý Sửu Tân Dậu Bính Tý Bính Thân
Kim nhiều hỏa ít, ở giữa mùa Thu, nhật nguyên là Bính, mệnh thuộc Tài cường Thân nhược, lại gặp tiếp Quý thủy Chính Quan, dẫn vượng Tài. Khắc suy Nhật chủ, càng nguy, cho nên lấy Tài làm gốc của bệnh, cũng lấy Quan làm dấu hiệu của bệnh vậy.

+ Sinh Ấn: Thân nhược, Ấn cường, lại càng sợ gặp Chính Quan. Ấn nhiều thì thân ít, Mẫu đa Tử bệnh, sao lại kham thêm Chính Quan hại thân sinh Ấn.

Ví như: Quý Mão Ất Mão Bính Tý Ất Mùi
Bính hỏa sinh ở mùa xuân, lại vừa gặp 4 mộc, Ấn nhiều mà vượng, tức không khỏi Mẫu đa Tử bệnh. Quý thủy Chính Quan khắc thân chắc chắn không phải mừng, nhưng mà kỳ sinh Ấn chẳng những trợ giúp gánh vác mà càng làm gia tăng gây ra tai vạ vậy.

+ Câu thân: Nhật can suy nhược, tức sợ Chính Quan. Thân nhược, đã chủ uể oải, sao lại tiếp tục kham nổi gặp Chính Quan hại thân.

Ví như: Canh Thìn Canh Thìn Bính Tý Bính Thân
Nhật nguyên Bính hỏa, trừ thời thượng ( can giờ) chuyên nhất Tỉ kiên, bên ngoài là giúp thân, còn lại đều là Thần tiết khắc, yếu và không có gánh nổi Tài, đảm đương Thân Tý Thìn hội cục, Quan tinh kết thành bè đảng, trói buộc thân mà gặp tai vạ, gây ra hung hăng bạo ngược vậy.

+ Chế Kiếp: Thân nhược dụng động, cũng sợ Chính Quan. Thân cậy nhờ động để duy trì. Sao còn kham nổi tiếp tục gặp Chính Quan chế khứ.

Ví như: Đinh Dậu Quý Sửu Bính Tý Đinh Dậu
Bính tuy mất lệnh ở mùa đông, may mắn gặp Đinh hỏa Kiếp Tài, can đầu lưỡng thấu, mà có thể dựa lấy để giúp thân, nhưng kề bên lại có Quý thủy Chính Quan chế khứ Kiếp Tài, làm tinh hoa mất hết, kỳ thế nguy hiểm vậy.

* Chính Quan là Hỉ:
- Dẫn Tài: Thân cường, Tài nhược thích Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Tài vượng để sinh. Tài đa thân nhược sợ Chính Quan, đã thấy Quan, hỉ Ấn vượng để tiết.
- Sinh Ấn: Thân cường, Ấn nhược thích Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Quan vượng sinh Ấn; thân nhược Ấn cường sợ Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Thực Tài để cả 2 cùng chế.
- Câu thân: Nhật can cường, thích Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Tài vượng để sinh. Nhật can nhược, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Ấn vượng để giải.
- Chế Kiếp: Thân cường có Kiếp, thích Chính Quan, tức gặp quan, hỉ Tài vượng lấy sinh. Thân nhược dựa vào Kiếp, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Ấn lấy sinh thân.

* Chính Quan là Kỵ:
- Dẫn Tài: Thân cường, Tài nhược thích Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Thiên Ấn lấy tiết nhược. Thân nhược Tài cường, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Tài Quan tiếp tục gia tăng thêm trọng.
- Sinh Ấn: Thân cường Ấn nhược thích Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Thực Thương lấy hợp chế . Thân Ấn đều cường, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Quan Ấn tiếp tục gia tăng thêm trọng.
- Câu thân: Nhật can cường, thích Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Thực Thương lấy hợp chế. Nhật can nhược, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Tài vượng phát sinh.
- Chế Kiếp: Thân cường có Kiếp, thích Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Thực Thương lấy hợp chế. Thân nhược cậy nhờ Kiếp, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Tài Quan tiếp tục gia tăng thêm trọng.

descriptionChương Lục Thần EmptyRe: Chương Lục Thần

more_horiz
4. Thực Thần
* Cấu thành Thực thần: Là cái TA sinh ra, mà cùng với TA là đồng tính vậy.
Ví như: Nhật can Giáp mộc, gặp Bính hỏa, mộc có thể sinh hỏa. Bính hỏa là do Giáp mộc sinh, mà là dương tính, Bính cũng là dương tính, lưỡng tính tương đồng, cho nên Giáp gặp Bính tức là Thực Thần.

Ghi chú: Giáp gặp Bính gặp Tị; Ất gặp Đinh gặp Ngọ; Bính gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Đinh gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Mậu gặp Canh gặp Thân; Kỉ gặp Tân gặp Dậu; Canh gặp Nhâm gặp Hợi; Tân gặp Quý gặp Tý; Nhâm gặp Giáp gặp Dần; Quý gặp Ất gặp Mão. Đều là Thực Thần vậy.

* Sơ lược về Thực Thần:
Thực Thần là một tên của Tước tinh, lại còn có tên là Thọ tinh. Cái dương sinh dương, âm sinh âm, tuy là tiết khí, mà Thực thần là chỗ sinh ra Tài. Nguyên chính là Dưỡng Mệnh, thân cùng Thực thần cũng như Phụ Tử, Tử vượng thì sinh khởi cho Tài, lấy phụng dưỡng Phụ Mẫu, sao không phải là Tước tinh ư. Thân vừa lại lo sợ nhất là Thất Sát đến khắc Thọ tức là không lâu dài, Thực thần chính là có thể chế phục được Thất Sát, khiến cho không dám đến khắc, để cho toàn thân được thoải mái đi lại làm cho giàu có hơn, là lực của Thực thần vậy, sao không phải là Thọ tinh ư. Tài được Thực sinh, giàu có, rộng rãi, phong phú không hết, tiếp theo là con người được tước lộc, giàu có phong phú. Sát bị Thực chế mà không dám gây ra họa, sau đó là con người được sống thọ lâu dài, Thực thần này sở dĩ có nhiều là do ở nhân mệnh tạo ra vậy.

* Năng lực của Thực thần: Tiết thân, sinh Tài, chế Sát, tổn Quan.
- Thực Thần có lợi:
+ Tiết thân: Nhật can cường, Tài Quan vô khí, tức là lấy cường không biết gì mà làm càn, là bệnh, vì thế thích Thực thần. Thực thần có thể giúp cho Nhật can tiết ra tú khí vậy.

Ví như: Quý Sửu/ Ất Mão/ Giáp Tý/ Bính Dần
Giáp Ất Dần Mão hoàn toàn ở Đông phương. Xuân mộc chính vượng, cũng biết là thân cường, lại thêm Quý Tý lưỡng thủy sinh mộc càng sợ quá nhiều, toàn cục đều không thông suốt, duy chỉ có hỉ Bính hỏa Thực thần, phát tiết tú khí, ở trên không đến nổi gây nên Ngoan Mộc ( Mộc làm càn) vậy.

+ Sinh Tài: Thân cường, Tài nhược, càng thích Thực thần, Thực thần có thể tiết ra tú khí sinh Tài vậy.

Ví như: Kỷ Mão/ Bính Dần/ Giáp Tý / Ất Hợi
Can Giáp Ất, chi Dần Mão. Kiếp Tỉ như rừng, cướp đoạt hết mất Kỷ thổ Chính Tài. Nếu không có Bính hỏa Thực thần sinh Tài, thế lực sã là Thân vượng mà không có chỗ dựa thì là Hạ mệnh vậy.

+ Chế Sát: Sát trọng Thân khinh, thân hết cử động được là bị kềm chế. Tức là thích Thực thần, Thực thần có thể chế phục Thất Sát. Ví như một tướng mà đảm nhận cửa ải để thâu phục quần tà, mà thân được lấy tự do vậy.

Ví như: Canh Thân/ Giáp Thân /Giáp Tuất/ Bính Dần
3 mộc 3 kim, lấy chất lượng để luận, không có phân chia cao thấp. Nhưng mà Thu kim đang vượng, Thu Mộc điêu linh, lấy thế lực để luận. Mộc tự không địch nổi kim, Sát chính là mạnh hơn thân, mà cần ở Bính hỏa Thực thần để chế Sát vậy.

+ Tổn quan: Quan cường, thân nhược, thân hết cử động nghĩa là bị trói buộc, cũng thích Thực thần. Thực thần có thể hợp Quan để thân tồn tại, khiến thân dần dần được thoải mái.

Ví như: Tân Dậu/ Bính Thân/ Giáp Tuất/ Bính Dần
Giáp mộc ở mùa Thu, gặp Thân Dậu Tuất Tân, Quan vượng quá sợ. Bính hỏa Thực thần, khắc hợp Tân kim, khiến cho thế lực của kim bị giảm xuống, nhật chủ được nâng lên, phép Tổn Quan tức là có thể cứu chủ vậy.

- Thực Thần có hại:
+ Tiết thân: Nhật can nhược, vì thế sợ Thực thần. Ở trên Thân đã không khỏe mạnh, sao còn kham nổi lại tiếp tục gặp Thực thần tiết khí.

Ví như: Ất Dậu/ Bính Tuất/ Giáp Tuất/ Ất Sửu
Thiên can Giáp Ất Bính, Địa chi Sửu Tuất Dậu, mùa sinh ở tháng 9 mùa Thu. Thổ kim chiếm ưu thế, Giáp nhật chủ vẫn lo sợ Tài Quan vượng, Bính hỏa Thực thần đã sinh Tài lại vừa tiết thân, quả thật chủ đã nhược thì không phải là hỉ vậy.

+ Sinh Tài: Tài Quan, thân nhược, càng sợ Thực thần. Thân đã không thể gánh nổi Tài, hà cớ sao kham nổi lại tiếp tục gặp Thực thần tiết thân sinh Tài.

+ Chế Sát: Thân cường Sát ít, tức sợ Thực thần. Phương mà Thân lấy Sát làm quyền, cớ sao kham nổi lại tiếp tục gặp Thực thần chế khứ.

Ví như: Canh Dần Bính Tuất Giáp Dần Ất Hợi
Giáp tuy mất lệnh ở mùa Thu, gặp 2 Dần Lộc, giờ được Trường sinh. Cả Hình cùng Khí đều không nhược, mà sợ sinh ra tạp. Đang có Canh kim Thất Sát khắc phạt, sao Bính hỏa Thực thần lại chế trụ Canh kim. Búa rìu (kim) chưa lập công hoàn thành nhiệm vụ thì sao giúp thành Đống Lương ( Người có tài gánh vác được việc quan trọng cho đất nước (như Tể Tướng), gọi là Đống Lương ).

+ Tổn Quan: Thân vượng Quan nhược, cũng sợ Thực thần. Phương mà Thân lấy Quan làm tôn kính, sao lại kham nổi còn tiếp tục gặp Thực thần hợp khứ.

Ví như: Bính Tuất Tân Mão Giáp Tý Ất Hợi
Xuân mộc mà còn nhiều trợ giúp, đã vượng mà cường thì mất đi sự tinh hoa, mở đầu nhờ cậy Tân kim Chính Quan, nhưng mà lại có Bính hỏa Thực thần khắc hợp Tân Quan chính là dụng oai không có đất, Tổn thất hết một Quan, cho nên Bát tự chỉ là tầm thường, giảm mất thần sắc làm sao mà cho tốt.

* Thực thần là Hỉ:
- Tiết thân: Nhật can cường, thích Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Tài lấy lưu thông. Nhật can nhược, sợ Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Ấn để hợp chế.
- Sinh Tài: Thân cường, Tài nhược, thích Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Tài nhiều sinh phát. Thân nhược, Tài cường, sợ Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Ấn trợ thân vượng.
- Chế Sát: Sát trọng thân khinh, thích Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Tỉ Kiếp Thực Thương sinh trợ. Thân cường, Sát thiển, sợ Thực thần, đã gặp Thực, hỉ gặp Tài để hòa giải.
- Tổn Quan: Quan nhiều, thân nhược, thích Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Tỉ Kiếp Thực Thương sinh trợ. Thân trọng, Quan khinh, sợ Thực thần, đã gặp Thực, hỉ gặp Tài để hòa giải.

* Thực thần là Kỵ:
- Tiết thân: Nhật can cường, thích Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Kiêu Ấn đoạt khứ mất. Nhật can nhược, sợ Thực thần, đã gặp Thực, sợ tiếp tục sinh Tài. Chuyển thành tiết nhược.
- Sinh Tài: Thân cường, Tài nhược, thích Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Kiêu Ấn đoạt khứ. Thân nhược, Tài cường, sợ Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tài nhiều chuyển thành tiết nhược.
- Chế Sát: Sát trọng, thân khinh, thích Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tài tinh sinh Sát. Thân cường Sát ít, sợ Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương tiếp tục trợ Thực.
- Tổn Quan: Quan nhiều, thân nhược, thích Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tài trọng tiết Thực sinh Quan. Thân trọng, Quan khinh, sợ Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương tiếp tục trợ Thực.

descriptionChương Lục Thần EmptyRe: Chương Lục Thần

more_horiz
Thiên, Chính Ấn (Thiên Ấn còn gọi là Kiêu Thần)

* Cấu thành Thiên, Chính ấn: Sinh TA mà cùng TA đồng tính là Thiên Ấn. Sinh TA mà cùng TA là dị tính là Chính Ấn.


Ví như: Nhật chủ Giáp mộc thấy Nhâm Quý thủy, thủy có thể sinh mộc, Giáp mộc là Nhâm Quý thủy sinh. Giáp là dương tính, Nhâm cũng là dương tính, lưỡng tính tương đồng, do đó Giáp gặp Nhâm vốn là Thiên Ấn. Giáp là dương tính, Quý là âm tính, âm dương tương dị, do đó Giáp gặp Quý vốn là Chính Ấn.

Ghi chú: Giáp gặp Nhâm gặp Hợi; Ất gặp Quý gặp Tý; Bính gặp Giáp gặp Dần; Đinh gặp Ất gặp Mão; Mậu gặp Bính gặp Tị; Kỷ gặp Đinh gặp Ngọ; Canh gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Tân gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Nhâm gặp Canh gặp Thân; Quý gặp Tân gặp Dậu. Đều là Thiên Ấn.
Giáp gặp Quý gặp Tý; Ất gặp Nhâm gặp Hợi; Bính gặp Ất gặp Mão; Đinh gặp Giáp gặp Dần; Mậu gặp Đinh gặp Ngọ; Kỷ gặp Bính gặp Tị; Canh gặp Kỉ gặp Sửu Mùi; Tân gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Nhâm gặp Tân gặp Dậu; Quý gặp Canh gặp Thân. Đều là Chính Ấn.

* Sơ lược về Thiên, Chính Ấn:
Ấn thụ, chính là ngũ hành sinh ra TA. Chính là nguyên khí của TA, là sinh khí, là Phụ Mẫu, lại vừa có thể hộ Quan tinh của ta khiến cho thân không bị thương khắc. Cách này vốn là chủ thông minh, nhiều trí tuệ. Tính tình hiền lành, nhân ái, gọi là Thiện lương, bình sinh ít bệnh, mà cũng ít gặp hung tàn. Nếu làm Quan thì nhất định thanh liêm, không hạn chế là văn hay võ, đều giữ ấn tín.

* Năng lực của Thiên - Chính Ấn: Sinh thân, tiết Quan Sát, ngự Thương, tỏa Thực

* Thiên, Chính Ấn có lợi:
- Sinh thân: Nhật can nhược, đang cậy nhờ Ấn thụ sinh phù giúp cho thân vượng.

Ví như: Đinh Mão/ Tân Hợi/ Mậu Tý/ Bính Thìn
Hợi Mão bán hợp Mộc cục, Tý Thìn bán hợp Thủy cục, mùa sinh ở đầu mùa Đông là thủy lệnh, thì trọng ở thủy mộc Tài Quan, mà Mậu thổ Nhật chủ lại nhẹ. Mừng có Đinh hỏa Chính Ấn, Bính hỏa Thiên Ấn, hợp lực sinh thân, khiến cho Nhật chủ có thể gánh được Tài Quan. Sự nghiệp ích lợi, sao còn ít tốt đẹp ư.

- Tiết Quan Sát: Nhật can nhược, Quan Sát lực cường, Thân không thể đảm nhận. Có thể cậy nhờ vào Ấn thụ tiết Quan Sát mà trợ thân.

Ví như: Quý Mão/ Ất Mão/ Mậu Tý / Đinh Tị
Quan trọng, Thân khinh, lấy Ất mộc Chính Quan đắc lệnh. Mậu thổ Nhật nguyên nhờ Đinh hỏa Chính Ấn, trộm tiết khí vượng Quan mà sinh trợ cho Nhật chủ suy nhược, cứu nguy cho nguyên cục. Cho nên Ấn thụ rất nhiều tạo ra sinh cho mệnh dân.

- Ngự Thương: (Chống lại Thương Quan) Nhật can nhược, Thương Quan lực trọng, hoàn toàn nhờ cậy Ấn thụ hộ giá chống lại Thương Quan.

Ví như: Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Thân/ Đinh Tị
Kim nhiều (Thân,Dậu,Tuất hội phương Tây) mà còn ở Kim lệnh, trộm khí làm tiêu hao Mậu thổ mãnh liệt. Tuy có trụ năm lưỡng Tỉ, có thể giúp đỡ thân, nhưng mà không bằng Đinh Tị lưỡng Ấn ngự chế Thương Quan, lập công càng lớn. Tục ngữ nói: “Dương thang chỉ phí, bất như phủ để trừu tân” ( nghĩa là: Nước nóng bốc lên thì chỉ có sôi, không bằng cái búa đến bửa thì củi ngắn lại), tức là ý này vậy.

- Tỏa Thực: (Áp chế Thực Thần), Nhật can nhược, Thực thần thái trọng, đang cần nhờ Ấn tỏa Thực tư thân (Áp chế Thực thần để sinh thân).

Ví như: Bính Thân/ Bính Thân/ Mậu Tuất/ Canh Thân
Mậu gặp 1 Canh 3 Thân. Tiết khí gia tăng, hỉ gặp Bính hỏa Thiên Ấn (Kiêu thần) sinh thân để áp chế Thực, mà lấy tình thế quyền hành. Việc thay đổi Sát sinh thân là quan trọng, nếu như câu nệ ở Thuyết lấy Kiêu đoạt Thực thì là kỵ rồi.

* Thiên, Chính Ấn có hại:
- Sinh thân: Nhật can cường, Tài Quan lực yếu, càng sợ Ấn thụ trợ thân.

Ví như: Bính Thìn/ Mậu Tuất/ Mậu Ngọ/ Nhâm Tuất
Trọng thổ, trọng hỏa, nhật can cực cường, mà Quan tàng không có lực. Tài lộ bị Kiếp, thuộc Hạ mệnh. Trong trường hợp đó, cần gì có Bính Ngọ lưỡng Ấn sinh thân nữa, vì Ấn đã làm quá nặng. Việc trước mắt cần khứ bỏ là thượng sách thôi.

- Tiết Quan Sát: Nhật can cường, Quan Sát lực yếu, càng sợ Ấn thụ tiết.

Ví như: Ất Mùi/ Bính Tuất/ Mậu Ngọ/ Kỷ Mùi
Bát tự trong chứa đến 5 thổ, Tỉ Kiếp đã nhiều, Nhật chủ cường, may mắn có Ất mộc Chính Quan dùng để khai thông thổ, hạn chế bớt thân cường. Nhưng lại có Bính hỏa Ngọ hỏa, Ấn thụ tiết Quan. Dẫn đến Quan không thể trực tiếp khắc Nhật chủ, sao không phải là sự nghiệp bị tiêu hết đó sao.

- Ngự Thương: Nhật can cường, Thương Quan lực yếu, càng sợ Ấn thụ ngự khứ Thương Quan.

Ví như: Bính Tuất/ Tân Sửu/ Mậu Tuất/ Mậu Ngọ
Thổ vượng, thân cường, cần dựa vào Tân kim Thương Quan, phát tiết tú khí, song Bính hỏa Kiêu Ấn, ngự khứ Tân kim dẫn đến Nhật chủ vượng không có chỗ dựa. Mệnh cục không thể cứu vãn, tức là do chữ Ấn vậy.

- Tỏa Thực: Nhật can cường, Thực Thần lực yếu, càng sợ Ấn phong tỏa Thực.

Ví như: Canh Tý/ Bính Tuất/ Mậu Tuất/ Mậu Ngọ
Mệnh này cùng với ở trên là gần như giống nhau, vượng thổ dựa vào Canh kim Thực thần để thổ tú, không thích Bính hỏa Kiêu Ấn phong tỏa chế Thực thần, cũng là mệnh có Bệnh nặng mà Dược nhẹ. Thổ trọng là Bệnh, Bính hỏa càng làm thêm bệnh vậy.

* Thiên, Chính Ấn là Hỉ:
- Sinh thân: Nhật can nhược, có Ấn thụ sinh thân, tốt nhất là có Quan tinh sinh Ấn. Nhật can cường, lại còn có Ấn thụ sinh thân, tức Hỉ có Tài để chế.
- Tiết Quan Sát: Nhật can nhược, Quan Sát cường, có Ấn thụ tiết Quan Sát. Hỉ Ấn Thân lưỡng vượng. Nhật can cường, Quan Sát nhược, lại có Ấn thụ tiết Quan Sát, hỉ có Tài phù Quan Sát.
- Ngự Thương: Nhật can nhược, Thương Quan cường, có Ấn thụ hộ giá ngự chế Thương Quan. Hỉ Ấn vượng ngự Thương, trợ thân. Nhật can cường, Thương Quan nhược, lại có Ấn thụ hộ giá ngự chế Thương Quan. Hỉ Tài vượng khắc Ấn lấy chế.
- Tỏa Thực: Nhật can nhược, Thực thần cường, có Ấn thụ hợp Thực, Hỉ Ấn vượng trợ thân khứ Thực. Nhật can cường, Thực thần nhược, lại có Ấn tỏa Thực, Hỉ Tài vượng khắc Ấn để chế.

* Thiên, Chính Ấn là Kỵ:
- Sinh thân: Nhật can nhược, Hỉ có Ấn thụ trợ thân, kỵ Tham Tài Phôi Ấn. Nhật can cường, lại có Ấn thụ trợ thân, kỵ lại gặp Ấn phù thân vượng.
- Tiết Quan Sát: Nhật can nhược, Quan Sát cường, may mắn có Ấn thụ tiết Quan, Sát, kỵ Tham Tài Phôi Ấn. Nhật can, Quan Sát nhược, lại có Ấn thụ tiết Quan Sát, tái kỵ Ấn phù thân vượng.
- Ngự Thương: Nhật can nhược, Thương Quan cường, mừng có Ấn thụ ngự Thương, kỵ Tham Tài Phôi ấn. Nhật can cường, Thương Quan nhược, lại có Ấn thụ ngự chế Thương, kỵ Ấn phù thân vượng.
- Tỏa Thực: Nhật can nhược, Thực thần cường, mừng có Ấn phong tỏa Thực, kỵ Tham Tài Phôi Ấn. Nhật can cường Thực thần nhược, lại có Thiên Ấn đoạt Thực, kỵ Ấn phù thân vượng.

descriptionChương Lục Thần EmptyRe: Chương Lục Thần

more_horiz
Thiên, Chính Tài
* Cấu thành Thiên, Chính Tài : Là cái TA khắc, cùng TA mà Dị tính là Chính Tài. Đồng tính là Thiên Tài.

Ví như: Nhật chủ là Giáp mộc, gặp Mậu Kỷ thổ, mộc có thể khắc thổ, Giáp mộc khắc Mậu Kỷ thổ. Giáp là dương tính, Mậu cũng là dương tính, lưỡng tính tương đồng, do đó Mậu là Thiên Tài; Giáp là dương tính, Kỷ là âm tính, âm dương khác tính cho nên Kỷ của Giáp là Chính Tài.

Chú thích: Giáp gặp Mậu Thìn Tuất; Ất gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Bính gặp Canh Thân; Đinh gặp Tân Dậu; Mậu gặp Nhâm Hợi; Kỷ gặp Quý Tý; Canh gặp Giáp Dần; Tân gặp Ất Mão; Nhâm gặp Bính Tị; Quý gặp Đinh Ngọ. Đều là Thiên Tài.
Giáp gặp Kỷ Sửu Mùi; Ất gặp Mậu Thìn Tuất; Bính gặp Tân Dậu; Đinh gặp Canh Thân; Mậu gặp Quý Tý; Kỷ gặp Nhâm Hợi; Canh gặp Ất Mão; Tân gặp Giáp Dần; Nhâm gặp Đinh Ngọ; Quý gặp Bính Tị. Đều là Chính Tài.

* Sơ lược giải thích về Thiên, Chính Tài:
Nguyên nhân làm sao mà con người luôn đi tìm cái lợi, không dùng tinh thần tâm lực cũng không thể được. Cái TA khắc tại sao gọi là Tài? Tức là phải bỏ ra công lao sức lực của Ta, mà về sau Ta hưởng được vậy. Có tinh lực, sau đó có thể mưu tính được tài, có thể dùng để hưởng thụ, Bát tự cũng như vậy. Lấy ở thân cường, là phương có thể gánh nổi Tài; thân nhược Tài vượng, thì y như con người bị suy mà không thể đảm nhận được. Dù có được Tài ngẫu nhiên, cũng không thể hưởng thụ. Mà lại có thể Tài là nguyên nhân gây ra họa, cho nên hành mệnh mà luận Tài, cũng cần trước tiên là xem vào Thân mệnh, cũng không phải là cứ có Tài nhiều định là đẹp vậy. Tục lấy Chính Tài làm Thê Tài, còn Thiên Tài làm của cải mọi người, cũng có khi lấy Chính Tài làm nên từ mồ hôi, nước mắt mà có Tài, còn Thiên Tài làm từ ngoài ý muốn, may mắn mà được Tài, đều là trái với thông lý, không thể câu nệ, cố chấp.

* Năng lực của Thiên, Chính Tài: Sinh Quan Sát, tiết Thương Thực, chế Kiêu, phôi Ấn.

- Thiên, Chính Tài có lợi:
+ Sinh Quan Sát: Nhật can cường, Quan Sát lực khinh, ở trên hoàn toàn không tốt, đương cậy nhờ Chính Thiên Tài sinh khởi Quan Sát, phương có thể thành là quý cách.

Ví như: Ất Hợi/ Giáp Thân/ Canh Dần / Đinh Sửu
Đinh hỏa như hạt đậu không thể chế ngự cả một khối lớn kim, thân quá nặng mà Quan quá nhẹ. Giáp Ất song Tài đều thấu, sinh trợ Chính Quan, đủ giúp cho thân quá nặng. Cho nên Bát tự có thể gánh nổi thành quý; cùng dựa vào ở Tài sinh Quan, không phải gần Quan là khắc thân vậy.

+ Tiết Thương Thực: Nhật can cường, Thương Thực lực lượng cũng cường, tuy Nhật can thấu khí, để tiết khí ở Thương Thực, mà Thương Thực thì ngăn chặn ức chế chưa thư thả, đang cậy nhờ vào Chính Thiên Tài tiết khí, dựa vào để khai thông.

Ví như: Quý Mão/ Canh Thân/ Canh Tý/ Canh Thìn
Đầu Thu, có 3 Canh, chi toàn là Thân Tý Thìn, Can năm thấu Quý, kim thủy đều lộ, Mẫu cường Tử kiện, bởi lẽ Canh sinh thủy, mà tú khí phát ra Quý thủy Thương Quan, lấy Mão mộc Chính Tài tiết khí mà cũng được nương nhờ, sinh sinh không ngừng vậy.

+ Chế Kiêu: Nhật can cường, Thiên Ấn lực lượng cũng cường, thân vượng sao lại cần Ấn thụ. Đương cậy nhờ vào Thiên Tài chế khứ Kiêu thần, khiến cho thân không bị hung tàn, ví như:

Giáp Thìn/ Mậu Thìn/ Canh Thân/ Giáp Thân
Canh kim lưỡng đắc Thân lộc, không lo yếu đuối suy nhược, một Mậu 2 Thìn là Kiêu Ấn sinh thân, trái lại như 2 con ngựa đóng kèm thân, không bằng nhờ cậy Giáp mộc Thiên Tài lấy để khứ mất mà thanh tịnh vậy.

+ Phôi Ấn: Nhật can cường, Chính Ấn lực lượng cũng cường, thân vượng không cần Chính Ấn. Đương cậy nhờ Chính Tài phá bớt Ấn, khiến cho thân không quá vượng.

Ví như: Ất Hợi/ Kỷ Sửu/ Canh Thân/ Ất Dậu
Canh Nhật đắc Lộc ở Thân, thừa Vượng ở Dậu, đầu Khố ở Sửu, căn cơ cực thâm, cho nên không cần gặp bang phù. Trong trường hợp đó, Ất mộc Chính Tài, phá hư Kỷ thổ Chính Ấn, chính là lấy khứ đi cái rườm rà mà còn lại cái giản đơn vậy.

- Thiên, Chính Tài có hại:
+ Sinh Quan Sát: Nhật can nhược, rất sợ Tài vượng sinh Quan Sát đến khắc Nhật can.

Ví như: Giáp Dần/ Đinh Mão/ Canh Ngọ/ Ất Dậu
Mộc vượng kim suy, Tài đa Thân nhược, kị nhất là tiếp tục gặp Tài sinh Quan, khiến cho Quan đến khắc thân, tình thế càng nguy hiểm, chính là mộc hỏa Tài Quan loài sói lang làm phản tặc, lần lượt gây ra tai vạ, lại càng không coi thường vậy.

+ Tiết Thương Thực: Nhật can nhược, rất sợ gặp Thương Thực tiết Tài, lấy lực lượng của Nhật can để phân biệt.

Ví như: Quý Mùi/ Ất Mão/ Canh Tý/ Canh Thìn
Canh kim mất lệnh, lại thiếu giúp đỡ, cho nên sợ bầy thủy tiết khí. Song, nếu chỉ gặp thủy tinh, sao lại gặp thêm mộc đến tiết thủy, chuyển thành bị phân tán lực. Thì Tài tiết Thương Thực mà phong tỏa lực của Nhật chủ. Cùng Tài sinh Quan Sát mà khắc thân vậy.

+ Chế Kiêu: Nhật can nhược, rất sợ Tài tinh chế khứ Kiêu thần là nguồn để sinh cho Nhật can.

Ví như: Mậu Thìn/ Giáp Tý/ Canh Dần/ Giáp Thân
Thủy mộc thành bầy, Canh kim bị tiết không ngừng. Mậu thổ Kiêu Ấn tuy sinh Canh, làm sao mà sinh vì bị thụ chế ở Giáp Tài. Tài thần trái lại gần như gây ra hoạn nạn cho thân, mà có thể hại Mẫu, loại bỏ căn gốc. Làm họa càng sâu là ở nơi tiết Thương Thực, sinh Quan Sát vậy.

+ Phôi Ấn: Nhật can nhược, rất sợ Tài tinh, phá hư Chính Ấn, tuyệt đứt kỳ sinh trợ, ví như:

Ất Mùi/ Kỷ Mão/ Canh Tý / Giáp Thân
Canh kim vô sự (nhàn) ở Thủy Mộc bao vây, Kỷ thổ Chính Ấn, dựa vào Ất Tài để phá hư, bản thân giống như không có. Thế lực lớn thích hợp làm địch thân, thế lực nhỏ khó làm trợ thân, cùng mệnh ở trên, đồng nhất cùng ôm hối tiếc vậy.

* Thiên, Chính Tài là Hỉ:
- Sinh Quan Sát: Nhật can cường, có Tài sinh Quan Sát, hỉ Quan Sát vượng thì thành công. Nhật can nhược, có Tài sinh Quan Sát, hỉ Ấn sinh Tỉ Kiếp lấy để chế.
- Tiết Thương Thực: Nhật can cường, Thương Thực trọng, có Tài tiết Thương Thực, hỉ Tài vượng sinh phát. Nhật can nhược, Thương Thực khinh, có Tài tiết Thương Thực, hỉ Tỉ Kiếp lấy chế Tài.
- Chế Kiêu: Nhật can cường, không cần Kiêu thần sinh thân, hỉ Tài đến chế Kiêu. Nhật can nhược, có Tài tinh chế Kiêu, hỉ Tỉ Kiếp lấy để giải.
- Phôi Ấn: Nhật can cường, không cần Ấn thụ trợ thân, hỉ Thương Thực sinh Tài, trợ Tài phá Ấn. Nhật can nhược, có Tài phá Ấn, hỉ Tỉ Kiếp khắc khứ Tài tinh để bảo tồn Ấn.

* Thiên, Chính Tài là Kỵ:
- Sinh Quan Sát: Nhật can cường, may mắn có Tài đến sinh Quan Sát, kỵ Thương Thực khắc Quan Sát. Nhật can nhược, lại có Tài khứ sinh Quan Sát, kỵ gặp Quan Sát tiếp tục vượng mà khắc thân.
- Tiết Thương Thực: Nhật can cường, mừng có Tài đến tiết Thương Thực, kỵ Tỉ Kiếp đoạt Tài. Nhật can nhược, lại có Tài khứ tiết Thương Thực, kỵ gặp Tài vượng mà phân bớt lực.
- Chế Kiêu: Nhật can cường, mừng có Thiên Tài chế Kiêu, kỵ gặp Tỉ Kiếp tiếp tục đoạt Tài. Nhật can nhược, lại có Thiên Tài chế Kiêu, kỵ Thương Thực sinh Tài.
- Phôi Ấn: Nhật can cường, mừng có Chính Tài phá Ấn, kỵ gặp Tỉ Kiếp tiếp tục đoạt Tài. Nhật can nhược, lại có Chính Tài phá Ấn, kỵ Thương Thực sinh Tài.

descriptionChương Lục Thần EmptyRe: Chương Lục Thần

more_horiz
Tỉ, Lộc, Kiếp, Nhận

Ngũ hành phân ra khắc TA, TA khắc, sinh TA, TA sinh, Tỉ hòa, có 5 loại. Lại còn có âm dương đồng tính cùng dị tính mà phân ra. Chính là các danh từ thay thế, gồm có: Thất Sát, Chính Quan, Thương Quan, Thực thần, Thiên Chính Ấn, Thiên Chính Tài, cùng Tỉ kiên, Kiếp Tài . Thất Sát, Thực thần, Chính quan, Thương quan. Lấy thành mỗi cách ở trong chương Lục Thần, Thiên Chính Tài, Thiên Chính Ấn, cũng không phân biệt là Thiên hay Chính, đều viết là Ấn, là Tài cũng đã tường thuật tại chương Lục Thần ở phần trên.

Riêng tường thuật về lợi hại của Tỉ kiên, Kiếp Tài, Lộc cùng Nhận chính là vật để trợ thân, công dụng lợi hại, cùng Tỉ kiên Kiếp Tài, đều có vị trí tương tự. Cho nên là phụ luận.

* Cấu thành Tỉ Kiên:
Cùng với TA là đồng loại, mà lại đồng tính thì là Tỉ Kiên vậy. Như Giáp gặp Giáp, Dần, đã cùng thuộc loại Mộc là cùng là dương tính vậy.
Chú thích: Giáp thấy Giáp thấy Dần; Ất thấy Ất thấy Mão; Bính thấy Bính thấy Tị; Đinh thấy Đinh thấy Ngọ; Mậu thấy Mậu thấy Thìn Tuất; Kỷ thấy Kỷ thấy Sửu Mùi; Canh thấy Canh thấy Thân; Tân thấy Tân thấy Dậu; Nhâm thấy Nhâm thấy Hợi; Quý thấy Quý thấy Tý. Đều là Tỉ kiên.

* Cấu thành Kiếp Tài:
Cùng với TA đồng loại mà khác tính thì là Kiếp Tài vậy. Như Giáp Nhật gặp Ất, Giáp là mộc, Ất cũng là mộc, vốn là đồng loại. Giáp là dương tính, Ất là âm tính, vốn là đồng loại mà khác tính vậy. Cho nên Ất gặp Giáp là Kiếp Tài.
Chú thích: Giáp gặp Ất gặp Mão; Ất gặp Giáp gặp Dần; Bính gặp Đinh gặp Ngọ; Đinh gặp Bính gặp Tị; Mậu gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Kỷ gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Canh gặp Tân gặp Dậu; Tân gặp Canh gặp Thân; Nhâm gặp Quý gặp Tý; Quý gặp Nhâm gặp Hợi; Đều là Kiếp Tài.

* Cấu thành Lộc:
TA là bản khí vậy. Như Giáp mộc bản khí tại Dần, Dần tức là Lộc của Giáp vậy.
Chú thích: Giáp gặp Dần, Ất gặp Mão, Bính Mậu gặp Tị, Đinh Kỷ gặp Ngọ, Canh gặp Thân, Tân gặp Dậu, Nhâm gặp Hợi, Quý gặp Tý, đều là Lộc.

* Cấu thành Nhận:
Trước Lộc một vị trí là Nhận. Như Giáp lộc tại Dần, Mão chính là trước Dần một vị trí, cho nên là Giáp Nhận. Duy chỉ có dương thuận âm nghịch, âm can sau này lấy trước, cho nên trước Lộc một vị trí đều là Nhận, tức là sau Lộc một vị trí là Nhận, như Ất lộc tại Mão, Dần chính là sau Mão một vị trí, cho nên là Ất Nhận.
Chú thích: Giáp gặp Mão, Ất gặp Dần, Bính Mậu gặp Ngọ, Đinh Kỷ gặp Tị, Canh gặp Dậu, Tân gặp Thân, Nhâm gặp Tý, Quý gặp Hợi, đều là Nhận.

* Sơ lược giải thích Tỉ Kiếp Lộc Nhận:
Xem ở Can là Tỉ, ở Chi là Lộc, ở Can là Kiếp, ở Chi là Nhận. Lý này là rất thông, cái Giáp Lộc tại Dần bên trong có Giáp mộc Tỉ kiên; Ất Lộc tại Mão, Mão bên trong có Ất mộc Tỉ kiên; Bính Mậu Lộc tại Tị. Trong Tị có Bính Mậu Tỉ kiên; Đinh Kỉ Lộc tại Ngọ, trong Ngọ có Đinh Kỉ Tỉ kiên; Canh Lộc tại Thân, trong Thân có Canh kim Tỉ kiên; Tân Lộc tại Dậu, trong Dậu có Tân kim Tỉ kiên; Nhâm Lộc tại Hợi, trong Hợi có Nhâm thủy Tỉ kiên. Quý Lộc tại Tí, trong Tí có Quý thủy Tỉ kiên.
Giáp Nhận tại Mão, trong Mão có Ất mộc, là Kiếp tài của Giáp. Ất Nhận tại Dần, trong Dần có Giáp mộc, với Ất là Kiếp tài. Bính Mậu Nhận tại Ngọ, trong Ngọ có Đinh Kỉ, gặp Bính Mậu Kiếp Tài. Đinh Kỉ Nhận ở Tị, trong Tị có Bính Mậu, là Kiếp Tài của Đinh Kỉ. Canh Nhận ở Dậu, Dậu chứa Tân kim, gặp Canh là Kiếp Tài. Tân Nhận tại Thân, Thân chứa Canh kim, gặp Canh là Kiếp Tài. Nhâm Nhận ở Tí, Tí chứa Quý thủy, gặp Nhâm là Kiếp Tài; Quý Nhận ở Hợi, Hợi chứa Nhâm thủy, gặp Quý là Kiếp Tài. Bởi vậy, cái gặp dương can là Nhận, ở Dần Thân Tị Hợi là đáng tin vậy.

Nhận là vượng mà vượt quá kỳ phân ra vậy. Cho nên trước Lộc một vị trí là Nhận, trước Lộc một vị trí tức là Đế vượng vậy. Lý Âm dương của vạn vật đều là sự việc cực xấu, cái gọi là “Mãn dịch chiêu tổn” ( đầy tràn thì tổn thất). Nhận là bởi do thái vượng, cho nên tính cương bạo, mãnh liệt. Kỳ khí ác độc, tàn nhẫn. Lộc thì sau Nhận một vị trí, chính là đã thịnh mà chưa cực điểm, cho nên ôn hòa, thông suốt. Giáp Nhận ở Mão, Bính Mậu Nhận ở Ngọ, Canh Nhận ở Dậu, Nhâm Nhận ở Tí, không có một thì không phải Đế vượng vậy. Dương thuận âm nghịch, dương lấy trước làm trước, âm thời lấy sau làm trước, mà trước Lộc tức là sau Lộc, cho nên Ất Lộc tại Mão mà Nhận ở Dần, Đinh Kỷ Lộc ở Ngọ mà Nhận ở Tị, Tân Lộc ở Dậu mà Nhận ở Thân, Quý Lộc ở Tí mà Nhận ở Hợi, đều không có một là không phải Đế vượng vậy. Muốn lấy can âm là Nhận, Thìn Tuất Sửu Mùi, mà Thìn Tuất Sửu Mùi là Mộ địa, không phải là vượng địa, sao lại lấy là Nhận, không đủ tin vậy, đủ sáng tỏ rồi.

* Năng lực của Tỉ Kiếp Lộc Nhận: Bang thân, Nhâm (đảm nhận) Quan Sát, đại tiết ( thay mặt tiết khí), đoạt Tài.

* Tỉ Kiếp Lộc Nhận có lợi:
- Bang thân: Nhật can nhược, không luận Tài Quan Thực Thương, đều đủ làm tiêu hao thân, mà không làm phúc cho TA. Được có Tỉ Kiếp Lộc Nhận giúp thân, phép làm tiêu hao thân thì có thể lấy TA làm dụng vậy.

Ví như: Kỷ Tị/ Bính Dần/ Nhâm Tý/ Nhâm Dần
Tài Quan Thực thần tuy đẹp, chính là Nhật chủ hư nhược, giống như con người phú quý mà có bệnh thì sao có thể hưởng thụ vinh hoa. Trở lại bắt lấy thân bù vào chỗ này. Ở Nhâm thủy Tỉ kiên, Tý thủy Kiếp Nhận, có thể cầu để giúp thân, là có thể quý vậy.

- Đảm nhận Quan Sát: Nhật can nhược, gặp Quan thì bị trói buộc, gặp Sát thì bị áp chế. Nhìn thấy Quan tức là rất lo sợ, nói là đủ yên tâm để đảm nhận, nếu như được Tỉ Kiếp Lộc Nhận đối địch Quan Sát mà không kiêng sợ, trái lại là đủ đảm nhận để có làm vậy.

Ví như: Mậu Tý/ Mậu Ngọ/ Nhâm Tuất/ Nhâm Dần
Nhâm thủy kiêng sợ ở thổ nặng đè nén, vốn là Sát trọng Thân khinh. Đã có Nhâm thủy Tỉ kiên, Tý thủy Kiếp Nhận hợp lực để đối địch, Nhật chủ có thể đảm đương Sát vậy.

- Thay mặt tiết khí (Đại tiết): Nhật can nhược, gặp Thương xác thực là TA không có phúc, mà trái lại đủ lấy trộm tiết khí, Tỉ Kiếp Lộc có đủ, có thể lấy TA bị tiết khí, thì Thương Thực trái lại là Phúc thần vậy.

Ví như: Ất Mão/ Quý Mùi/ Nhâm Tý/ Ất Tị
Cả bầy mộc trộm khí thủy, may có Quý Tý lưỡng Kiếp, thay mặt Nhật chủ được tiết, thời Ất Thực thần Thủy là Kỵ thần mà sau làm Phúc tinh. Là Kỵ thần kiêng sợ bị tiết vậy, là Phúc tinh đã có Kiếp Tài thay mặt được tiết, không làm hại TA. Có thể bình yên đảm nhận, lại có thể là có sinh Tài chế Sát mà có lợi vậy.

- Chế Tài: Nhật can nhược, gặp Tài thì thân càng nhược, được Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, thì không làm nô lệ cho Tài vậy.

Ví như: Nhâm Thân/ Bính Ngọ/ Nhâm Dần/ Bính Ngọ
Hỏa viêm thủy chước ( Hỏa nóng, thủy bỏng), Tài trọng Thân khinh, không có Ấn Tỉ sinh phù, mất hỉ Nhâm thủy Tỉ kiên chế Tài. Chế Tài mà mạnh mẽ, vốn là loại Ta ra vậy. Thắng được là do ở đồng khí tương trợ nhiều vậy.

* Tỉ Kiếp Lộc Nhận có hại:
- Bang thân: Nhật can cường, sợ Tỉ Kiếp Lộc Nhận trợ giúp, cường quá thì không có chỗ dựa vậy.

Ví như: Quý Tị/ Quý Hợi/ Nhâm Thân/ Nhâm Dần
Nhâm sinh ở tháng Hợi, tọa ở Thân kim Tị lâm đất vượng, cần gì can đầu Tỉ Kiếp bang thân, đủ để thúc đẩy thành thân vượng, không có chỗ dựa là nguy hiểm, Tị là đáng sợ vậy.

- Đảm nhận Quan Sát: Nhật can cường, Hỉ Quan Sát làm dụng, sợ Tỉ Kiếp Lộc Nhận địch Quan Sát, mà phân ra lực lượng của Quan Sát.

Ví như: Kỷ Hợi/ Nhâm Thân/ Nhâm Tý/ Bính Ngọ
Nhâm sinh tháng Thân, nguồn nước chảy dài. Chính Hỉ Kỷ thổ Chính Quan đắp đê để quản thúc thân vượng. Quả là can tháng có Nhâm Tỉ, Chi năm là Hợi Lộc. Lấy cùng ở dưới là Tý Nhận, trợ giúp cho sóng càng dâng cao, xung kích bờ đê. Kỳ phân chia Chính Quan đảm nhận, khiến cho Nhật chủ chảy tràn ra khắp nơi mà không có tiết chế, làm hại sao mà tốt được.

- Thay mặt tiết khí: Nhật can cường, gặp Thương Thực thì tú khí có thể tiết ra, sợ gặp thêm Tỉ Kiếp Lộc Nhận ganh đua thay mặt chịu tiết.

Ví như: Quý Hợi/ Quý Hợi/ Nhâm Thân/ Ất Tị
Ất mộc Thương Quan, tiết khí vượng Nhâm mà thổ tú, chỉ có lấy Thủy đa mộc phiêu, tác dụng làm hết khí. Cho nên mệnh thân cường thì không mừng có Kiếp trọng nặng, Tỉ thay mặt tiết, duy chỉ có một lý do tức là Mẫu đa Tử hư. Cũng như con người được ân huệ thái quá, trái lại là gặp nhiều điều tệ hại vậy.

- Chế Tài: Nhật can cường, mừng nhất là gặp Tài, sợ Tỉ Kiếp Lộc Nhận ức chế Tài.

Ví như: Nhâm Ngọ/ Nhâm Tý/ Nhâm Tý/ Bính Ngọ
Mùa Đông, Nhâm thủy bản thân mừng gặp Bính hỏa Ngọ hỏa, huống chi lại có chỗ dựa lấy làm dưỡng mệnh là Tài vậy. Không may lại gặp Kiếp Tỉ mọc lên như rừng, Kiếp đoạt 1/0, như người sinh Tài mà dựa vào cảnh túng bẩn, mà lại còn có dấu hiệu khắp nơi trên đất. Khúc ca hành lộ bị gian nan vậy.

* Tỉ Kiếp Lộc Nhận là Hỉ:
- Bang thân: Nhật can nhược, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận bang thân, hỉ thân vượng sinh phát. Nhật can vượng, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận bang thân, hỉ Quan Sát để chế.
- Đảm nhận Quan Sát: Nhật can nhược, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận đối địch Quan Sát, hỉ Thân Sát lưỡng đình. ( Đình là bình quân vậy ). Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận địch Quan Sát, hỉ có lực lượng Tài sinh Quan Sát.
- Thay mặt tiết khí: Nhật can nhược, Thương Thực nhiều, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận thay mặt làm tiết khí, hỉ Ấn chế Thương Thực mà sinh Thân. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận thay mặt bị Thương Thực tiết khí, hỉ Tài Quan lưỡng vượng.
- Chế Tài: Nhật can nhược, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, hỉ Ấn sinh thân. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, hỉ Quan Sát chế .

* Tỉ Kiếp Lộc Nhận là Kỵ:
- Bang thân: Nhật kiền nhược, mừng có Tỉ Kiếp Lộc Nhận bang thân, kỵ Quan Sát lại chế. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận bang thân, kỵ tái có Ấn sinh thân vượng.
- Đảm nhận Quan Sát: Nhật can nhược, mừng có Tỉ Kiếp Lộc Nhận nhâm quan sát, kỵ tài vượng trợ quan sát. Nhật kiền cường, hựu hữu bỉ kiếp lộc nhận nhâm quan sát, kỵ tái ấn vượng sinh thân nhi tiết quan sát.
- Thay mặt tiết khí: Nhật can nhược, Thương Thực nhiều, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận thay mặt làm tiết khí, hỉ Ấn chế Thương Thực mà sinh Thân. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận thay mặt bị Thương Thực tiết khí, hỉ Tài Quan lưỡng vượng.
- Chế Tài: Nhật can nhược, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, hỉ Ấn sinh thân. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, hỉ Quan Sát chế .
- Thay mặt tiết khí: Nhật can nhược, mừng có Tỉ Kiếp Lộc Nhận, thay mặt bị Thương Thực tiết khí, kỵ Quan Sát tương Tỉ Kiếp Lộc Nhận khắc khứ. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận, thay mặt bị Thương Thực tiết khí, kỵ Ấn đến phá Thực sinh Thân.
- Chế Tài: Nhật can nhược, Tài nhiều thì càng nhược, mừng có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, kỵ Thương Thực sinh Tài. Nhật can cường, gặp Tài mà lại bị Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế khứ, kỵ tái có Ấn vượng sinh thân.

descriptionChương Lục Thần EmptyRe: Chương Lục Thần

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết