Chương 1. Thiên Đạo
Dục thức tam nguyên vạn pháp tông, tiên quan đế tái dữ thần công
Trời có âm dương; cho nên mùa Xuân mộc, mùa Hạ hỏa, mùa Thu kim, mùa Đông thủy, tứ quý thổ vậy; tùy theo thời lệnh mà hiển hiện sinh sát. Trong mệnh có trời đất người tức lý Tam nguyên, mọi thứ căn bản đều như thế cả.
Nhâm thị viết: Can là thiên nguyên, chi là địa nguyên, trong chi tàng chứa nhân nguyên. Con người thụ mệnh, các khí không đồng đều, chung quy không vượt khỏi cái lý tam nguyên, nó chính là phương pháp tông vậy. Âm dương vốn là thái cực, mệnh danh vua nâng đỡ, ngũ hành đi khắp bốn mùa, là thần sinh sát, thống quản hệ Tam tài, vạn vật bắt nguồn từ đó. “Trích thiên tủy” chương Thiên đạo tỏ rõ như thế.
Lời người dịch:
Lời nói của người xưa thường ngắn gọn, súc tích đôi khi khó hiểu. Chương thiên đạo này, cổ nhân muốn bàn đến cái nguồn gốc âm dương mà kinh dịch đã nói đến. Hai khí âm dương này cọ xát nhau mà có bốn mùa, mùa xuân mộc, mùa hạ hỏa, mùa thu kim, mùa đông thủy và bốn tháng cuối của bốn mùa là thổ khí (tháng 3, 6, 9, 12). Năm cái khí này tư lệnh bốn mùa, thuận thì sinh nghịch thì sát.
Con người bẩm thụ cái thiên khí âm dương, ngũ hành mà thành hình tượng. Tuy thụ mệnh không đồng như nhau, nhưng tựu trung lại thì không vượt ra khỏi lý tam nguyên thiên địa nhân vậy. Mệnh bẩm thụ khác nhau thì cát hung cũng không giống nhau, thế gian có vạn vật tất có vạn sự.
Thế cho nên người học đoán mệnh cái cần yếu nhất là hiểu được cái cơ động tịnh của âm dương, cái sinh vượng của ngũ hành trong tứ trụ có trong thiên can và địa chi được mệnh danh là tam tài thiên địa nhân. Cứ theo cái lẽ ấy mà luận đoán cát hung, đó là phương pháp chính tông vậy. Vì vậy mà cổ nhân mới khuyên chúng ta: muốn biết được lý tam nguyên thí trước phải xem sự động tĩnh của âm dương sau đó mới xét đến cái lý của ngũ hành (Dục thức tam nguyên vạn pháp tông, tiên quan đế tái dữ thần công) là như thế đó.
Chương 2. Địa Đạo
Khôn nguyên hợp đức cơ giam thông, ngũ khí thiên toàn định cát hung
Đất có cương nhu, mà ngũ hành sinh ở Đông Nam Tây Bắc và Trung ương, trời đất giao cảm nhau mà sinh ra cái khí diệu dụng. Con người do bẩm thụ cái thiên khí không đồng đều nhau, cũng vì vậy mà cát hung theo đó cũng khác nhau như thế.
Nhâm thị viết: “Cao lớn thay đức của Kiền, vạn vật từ đó”, “cao lớn thay đức của Khôn, vạn vật được sinh”, Kiền chủ cương cứng, Khôn chủ nhu thuận. Cương nhu theo nhau, mạnh yếu trợ nhau; đắp đổi nhau, qua lại đóng mở. Chỉ do cái khí ngũ hành thiên lệch, mà cát hung của mệnh nhân đó mới phát sinh vậy.
Lời người dịch:
Âm dương cọ sát nhau mà sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Đứng đầu quẻ dương là Kiền, đứng đầu quẻ âm là Khôn. Kiền chủ cương kiện là cái tượng ban đầu của sự vật, nên thánh nhân mới bảo “đại tai Kiền nguyên”. Khôn chủ nhu thuận là cái hình của sự vật, nên thánh nhân mới bảo”chí tai Khôn nguyên”.
Hai khí Kiền Khôn này một cái cương một cái nhu cùng theo nhau, tương trợ nhau, cùng giao cảm nhau mà sinh ra sáu quẻ Chấn Tốn Ly Khảm Cấn Đoài. Vạn vật cũng từ đó mà tương sinh tương diệt. Thông cũng tượng cho quẻ Thái là thời mà âm dương tương giao tư sinh vạn vật. Giam cũng tượng cho quẻ Bĩ là thời mà hai khí âm dương bất tương giao vạn vật tất tương diệt.
Nhân sinh bẩm thụ mệnh, khí ngũ hành thiên lệch bất toàn mà họa phúc, cát hung cũng từ đó mà sinh ra. Vì thế cho nên, thánh nhân khuyên người học đoán mệnh cần hết sức quan tâm sự thông thuận của hai khí âm dương, sự lệch lạc của ngũ hành mà quyết định cát hay hung, thành hay bại, thọ yểu cùng thông (Khôn nguyên hợp đức cơ giam thông, ngũ khí thiên toàn định cát hung) ý là như vậy đó.
Chương 3. Nhân Đạo
Đái thiên phúc địa nhân vi quý, thuận tắc cát hề hung tắc bội
Vạn vật sinh ra trong trời đất không có giống nào mà chẳng thụ cái khí ngũ hành, duy chỉ con người thụ được cái khí ngũ hành toàn mà quý vậy. Nhưng cát hung chẳng đồng nhau là do ngũ hành đi thuận hay nghịch đó vậy.
Nhâm thị viết: Con người sống giữa trời đất, đầu tiếp giáp trời chân tiếp giáp đất, bát tự cần nhất là thiên can và địa chi thông thuận chớ nên nghịch thường. Thuận thì được tương sinh, nghịch thì bị khắc hại, thế cho nên cát hung cũng từ đó mà phân rẽ vậy.
Như thiên can khí nhược, được địa chi sinh; địa chi khí suy, được thiên can trợ chi, tức can chi thông thuận tất cát; giả như thiên can suy nhược mà còn bị địa chi ức chế, địa chi khí nhược mà còn bị thiên can khắc chế, tức can chi nghịch thường hung nguy vậy.
Thí như thiên can Mộc rất sợ hành Kim khắc thiên can Mộc, địa chi có Tý Hợi hóa Kim sinh can; nếu địa chi không có Tý Hợi, mà thiên can có Nhâm Quý có thể hóa Kim sinh Mộc; còn như thiên can không có Nhâm Quý mà địa chi có Dần Mão mộc, tức thiên can thông gốc (thông căn); bằng như địa chi không có Dần Mão mộc, thiên can có Bính Đinh hỏa khắc chế kim, thiên can mộc có sinh cơ, sự cát có thể biết được.
Nhược bằng thiên can không có Nhâm Quý, mà trái lại trên can còn hiển lộ can Mậu Kỷ; còn địa chi không có Hợi Tý Dần Mão, mà trái lại còn thấy xuất hiện Thìn Tuất Sửu Mùi Thân Dậu, thổ kim trùng trùng sinh trợ kim, thiên can mộc bị khắc vô sinh trợ, hung nguy có thể biết được vậy. Dư lại các loại cứ thế mà suy.
Đại phàm vạn vật không vật nào mà chẳng mang thuộc tính ngũ hành, trên tiếp giáp với trời dưới tiếp giáp với đất, như loài chim bay trên trời cá bơi dưới nước, cỏ cây muông thú chạy trên bờ đều mang thuộc tính ngũ hành khí chuyên sinh của nó, như loài mang bộ lông vũ thuộc hỏa, loài cỏ cây thuộc mộc, loài cá bơi lội dưới nước thuộc kim, duy con người thụ đắc khí thuộc thổ, cư trung ương gồm nắm cả kim mộc thủy hỏa, kim mộc thủy hỏa thành từ thổ, vì vậy tuy ngũ hành nhất khí nhưng rất tôn quý. Thế cho nên bát tự tối cần tứ trụ lưu thông, ngũ hành sinh hóa hữu tình, đại kỵ tứ trụ khuyết hãm, ngũ hành thiên khô. Ngụy thư vọng ngôn cho rằng tứ trụ tứ Mậu Ngọ là mệnh thánh đế, tứ Quý Hợi là mệnh của hầu bá, nghiên cứu cận lý mới biết hậu nhân ngoa truyền.
Ta trong quá trình hành đạo, đã xem qua những tứ trụ có tứ Mậu Ngọ, tứ Đinh Mùi, tứ Quý Hợi, tứ Ất Dậu, tứ Tân Mão, tứ Canh Thìn, tứ Giáp Tuất và nhiều hơn thế nữa, đều luận mệnh theo lẽ thiên khô, chẳng cái nào mà không ứng nghiệm. Như Càn tạo mệnh tứ trụ tứ Nhâm Dần, Nhâm Dần / Nhâm Dần / Nhâm Dần / Nhâm Dần địa chi Dần tàng chứa hỏa thổ trường sinh, thực thần lộc vượng, trên có Nhâm thủy sinh cho, mặc dù thê tài tử tôn ngộ Lộc, nhưng chẳng toàn mỹ, nguyên nhân là do hỏa thổ trong Dần không có chi dẫn xuất, cho nên tuổi thơ cô khổ, trung vận cơ hàn, mãi quá 30 tuổi, hạn hành phương nam dẫn xuất hỏa trong Dần, kinh doanh phát tài, tuổi già không con, gia nghiệp bị phân chia tranh đoạt, có thể biết được như vậy nhờ luận theo cách cục thiên khô. Do vậy nghiệm ra rằng, mệnh cục quý trung hòa, thiên khô chung quy có tổn hại; mệnh cục cần ngũ hành cân bằng đầy đủ, mệnh cục kỳ dị bất túc lấy chi nương tựa vậy.
Lời người dịch:
Trời đất có âm dương ngũ hành, nhị khí giao cảm nhau mà sinh ra vạn vật. Thế cho nên, dưới thế gian không có giống loài nào mà không thụ đắc cái khí âm dương ngũ hành của trời đất.
Con người là động vật chí linh, do bẩm thụ khí âm dương ngũ hành toàn vẹn. Nhưng do sự thụ khí bất đồng và sự lưu hành của khí âm dương ngũ hành thuận nghịch mà cát hung họa phúc không đồng nhau vậy.
Âm dương ngũ hành trong bản mệnh chính là can chi, cần nhất là trung hòa, bất túc, khiếm khuyết dù có phú quý chăng nữa cũng bất toàn. Thế cho nên, thánh nhân khảo mệnh cần sự trung hòa đầy đủ theo thường lý, chớ nên kỳ dị khác lạ nghịch thường chung cuộc hung hại (Đới thiên phúc địa nhân vi quý, thuận tắc cát hề hung tắc bội).
29.5.2012, người dịch: vnn1269
Dục thức tam nguyên vạn pháp tông, tiên quan đế tái dữ thần công
Trời có âm dương; cho nên mùa Xuân mộc, mùa Hạ hỏa, mùa Thu kim, mùa Đông thủy, tứ quý thổ vậy; tùy theo thời lệnh mà hiển hiện sinh sát. Trong mệnh có trời đất người tức lý Tam nguyên, mọi thứ căn bản đều như thế cả.
Nhâm thị viết: Can là thiên nguyên, chi là địa nguyên, trong chi tàng chứa nhân nguyên. Con người thụ mệnh, các khí không đồng đều, chung quy không vượt khỏi cái lý tam nguyên, nó chính là phương pháp tông vậy. Âm dương vốn là thái cực, mệnh danh vua nâng đỡ, ngũ hành đi khắp bốn mùa, là thần sinh sát, thống quản hệ Tam tài, vạn vật bắt nguồn từ đó. “Trích thiên tủy” chương Thiên đạo tỏ rõ như thế.
Lời người dịch:
Lời nói của người xưa thường ngắn gọn, súc tích đôi khi khó hiểu. Chương thiên đạo này, cổ nhân muốn bàn đến cái nguồn gốc âm dương mà kinh dịch đã nói đến. Hai khí âm dương này cọ xát nhau mà có bốn mùa, mùa xuân mộc, mùa hạ hỏa, mùa thu kim, mùa đông thủy và bốn tháng cuối của bốn mùa là thổ khí (tháng 3, 6, 9, 12). Năm cái khí này tư lệnh bốn mùa, thuận thì sinh nghịch thì sát.
Con người bẩm thụ cái thiên khí âm dương, ngũ hành mà thành hình tượng. Tuy thụ mệnh không đồng như nhau, nhưng tựu trung lại thì không vượt ra khỏi lý tam nguyên thiên địa nhân vậy. Mệnh bẩm thụ khác nhau thì cát hung cũng không giống nhau, thế gian có vạn vật tất có vạn sự.
Thế cho nên người học đoán mệnh cái cần yếu nhất là hiểu được cái cơ động tịnh của âm dương, cái sinh vượng của ngũ hành trong tứ trụ có trong thiên can và địa chi được mệnh danh là tam tài thiên địa nhân. Cứ theo cái lẽ ấy mà luận đoán cát hung, đó là phương pháp chính tông vậy. Vì vậy mà cổ nhân mới khuyên chúng ta: muốn biết được lý tam nguyên thí trước phải xem sự động tĩnh của âm dương sau đó mới xét đến cái lý của ngũ hành (Dục thức tam nguyên vạn pháp tông, tiên quan đế tái dữ thần công) là như thế đó.
Chương 2. Địa Đạo
Khôn nguyên hợp đức cơ giam thông, ngũ khí thiên toàn định cát hung
Đất có cương nhu, mà ngũ hành sinh ở Đông Nam Tây Bắc và Trung ương, trời đất giao cảm nhau mà sinh ra cái khí diệu dụng. Con người do bẩm thụ cái thiên khí không đồng đều nhau, cũng vì vậy mà cát hung theo đó cũng khác nhau như thế.
Nhâm thị viết: “Cao lớn thay đức của Kiền, vạn vật từ đó”, “cao lớn thay đức của Khôn, vạn vật được sinh”, Kiền chủ cương cứng, Khôn chủ nhu thuận. Cương nhu theo nhau, mạnh yếu trợ nhau; đắp đổi nhau, qua lại đóng mở. Chỉ do cái khí ngũ hành thiên lệch, mà cát hung của mệnh nhân đó mới phát sinh vậy.
Lời người dịch:
Âm dương cọ sát nhau mà sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Đứng đầu quẻ dương là Kiền, đứng đầu quẻ âm là Khôn. Kiền chủ cương kiện là cái tượng ban đầu của sự vật, nên thánh nhân mới bảo “đại tai Kiền nguyên”. Khôn chủ nhu thuận là cái hình của sự vật, nên thánh nhân mới bảo”chí tai Khôn nguyên”.
Hai khí Kiền Khôn này một cái cương một cái nhu cùng theo nhau, tương trợ nhau, cùng giao cảm nhau mà sinh ra sáu quẻ Chấn Tốn Ly Khảm Cấn Đoài. Vạn vật cũng từ đó mà tương sinh tương diệt. Thông cũng tượng cho quẻ Thái là thời mà âm dương tương giao tư sinh vạn vật. Giam cũng tượng cho quẻ Bĩ là thời mà hai khí âm dương bất tương giao vạn vật tất tương diệt.
Nhân sinh bẩm thụ mệnh, khí ngũ hành thiên lệch bất toàn mà họa phúc, cát hung cũng từ đó mà sinh ra. Vì thế cho nên, thánh nhân khuyên người học đoán mệnh cần hết sức quan tâm sự thông thuận của hai khí âm dương, sự lệch lạc của ngũ hành mà quyết định cát hay hung, thành hay bại, thọ yểu cùng thông (Khôn nguyên hợp đức cơ giam thông, ngũ khí thiên toàn định cát hung) ý là như vậy đó.
Chương 3. Nhân Đạo
Đái thiên phúc địa nhân vi quý, thuận tắc cát hề hung tắc bội
Vạn vật sinh ra trong trời đất không có giống nào mà chẳng thụ cái khí ngũ hành, duy chỉ con người thụ được cái khí ngũ hành toàn mà quý vậy. Nhưng cát hung chẳng đồng nhau là do ngũ hành đi thuận hay nghịch đó vậy.
Nhâm thị viết: Con người sống giữa trời đất, đầu tiếp giáp trời chân tiếp giáp đất, bát tự cần nhất là thiên can và địa chi thông thuận chớ nên nghịch thường. Thuận thì được tương sinh, nghịch thì bị khắc hại, thế cho nên cát hung cũng từ đó mà phân rẽ vậy.
Như thiên can khí nhược, được địa chi sinh; địa chi khí suy, được thiên can trợ chi, tức can chi thông thuận tất cát; giả như thiên can suy nhược mà còn bị địa chi ức chế, địa chi khí nhược mà còn bị thiên can khắc chế, tức can chi nghịch thường hung nguy vậy.
Thí như thiên can Mộc rất sợ hành Kim khắc thiên can Mộc, địa chi có Tý Hợi hóa Kim sinh can; nếu địa chi không có Tý Hợi, mà thiên can có Nhâm Quý có thể hóa Kim sinh Mộc; còn như thiên can không có Nhâm Quý mà địa chi có Dần Mão mộc, tức thiên can thông gốc (thông căn); bằng như địa chi không có Dần Mão mộc, thiên can có Bính Đinh hỏa khắc chế kim, thiên can mộc có sinh cơ, sự cát có thể biết được.
Nhược bằng thiên can không có Nhâm Quý, mà trái lại trên can còn hiển lộ can Mậu Kỷ; còn địa chi không có Hợi Tý Dần Mão, mà trái lại còn thấy xuất hiện Thìn Tuất Sửu Mùi Thân Dậu, thổ kim trùng trùng sinh trợ kim, thiên can mộc bị khắc vô sinh trợ, hung nguy có thể biết được vậy. Dư lại các loại cứ thế mà suy.
Đại phàm vạn vật không vật nào mà chẳng mang thuộc tính ngũ hành, trên tiếp giáp với trời dưới tiếp giáp với đất, như loài chim bay trên trời cá bơi dưới nước, cỏ cây muông thú chạy trên bờ đều mang thuộc tính ngũ hành khí chuyên sinh của nó, như loài mang bộ lông vũ thuộc hỏa, loài cỏ cây thuộc mộc, loài cá bơi lội dưới nước thuộc kim, duy con người thụ đắc khí thuộc thổ, cư trung ương gồm nắm cả kim mộc thủy hỏa, kim mộc thủy hỏa thành từ thổ, vì vậy tuy ngũ hành nhất khí nhưng rất tôn quý. Thế cho nên bát tự tối cần tứ trụ lưu thông, ngũ hành sinh hóa hữu tình, đại kỵ tứ trụ khuyết hãm, ngũ hành thiên khô. Ngụy thư vọng ngôn cho rằng tứ trụ tứ Mậu Ngọ là mệnh thánh đế, tứ Quý Hợi là mệnh của hầu bá, nghiên cứu cận lý mới biết hậu nhân ngoa truyền.
Ta trong quá trình hành đạo, đã xem qua những tứ trụ có tứ Mậu Ngọ, tứ Đinh Mùi, tứ Quý Hợi, tứ Ất Dậu, tứ Tân Mão, tứ Canh Thìn, tứ Giáp Tuất và nhiều hơn thế nữa, đều luận mệnh theo lẽ thiên khô, chẳng cái nào mà không ứng nghiệm. Như Càn tạo mệnh tứ trụ tứ Nhâm Dần, Nhâm Dần / Nhâm Dần / Nhâm Dần / Nhâm Dần địa chi Dần tàng chứa hỏa thổ trường sinh, thực thần lộc vượng, trên có Nhâm thủy sinh cho, mặc dù thê tài tử tôn ngộ Lộc, nhưng chẳng toàn mỹ, nguyên nhân là do hỏa thổ trong Dần không có chi dẫn xuất, cho nên tuổi thơ cô khổ, trung vận cơ hàn, mãi quá 30 tuổi, hạn hành phương nam dẫn xuất hỏa trong Dần, kinh doanh phát tài, tuổi già không con, gia nghiệp bị phân chia tranh đoạt, có thể biết được như vậy nhờ luận theo cách cục thiên khô. Do vậy nghiệm ra rằng, mệnh cục quý trung hòa, thiên khô chung quy có tổn hại; mệnh cục cần ngũ hành cân bằng đầy đủ, mệnh cục kỳ dị bất túc lấy chi nương tựa vậy.
Lời người dịch:
Trời đất có âm dương ngũ hành, nhị khí giao cảm nhau mà sinh ra vạn vật. Thế cho nên, dưới thế gian không có giống loài nào mà không thụ đắc cái khí âm dương ngũ hành của trời đất.
Con người là động vật chí linh, do bẩm thụ khí âm dương ngũ hành toàn vẹn. Nhưng do sự thụ khí bất đồng và sự lưu hành của khí âm dương ngũ hành thuận nghịch mà cát hung họa phúc không đồng nhau vậy.
Âm dương ngũ hành trong bản mệnh chính là can chi, cần nhất là trung hòa, bất túc, khiếm khuyết dù có phú quý chăng nữa cũng bất toàn. Thế cho nên, thánh nhân khảo mệnh cần sự trung hòa đầy đủ theo thường lý, chớ nên kỳ dị khác lạ nghịch thường chung cuộc hung hại (Đới thiên phúc địa nhân vi quý, thuận tắc cát hề hung tắc bội).
29.5.2012, người dịch: vnn1269