Chương 7. Thiên Can
Ngũ dương giai dương bính vi tối, ngũ âm giai âm quý vi chí
Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc dương, duy chỉ Bính hỏa mang khí thuần dương, dương trong dương; Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm, duy Quý thủy mang khí thuần âm, âm trong âm.
Nhâm thị viết: Bính thuộc hỏa khí thuần dương, vạn vật không thứ nào mà chẳng do nó mà phát triển, thu liễm; Quý thuộc thủy khí thuần âm, vạn vật không thứ nào mà chẳng do nó mà sinh ra, tươi tốt. Dương cực thì âm sinh, do vậy Bính Tân hợp hóa thủy; âm cực thì dương sinh, do vậy Mậu Quý hợp hóa hỏa. Âm dương tương giao, vạn vật khéo sinh sôi vậy. Đến như khí của mười can, theo Tiên thiên mà nói thì khí đó đồng nhất khí (tức là do âm dương nhị khí sinh ra vậy-ND), theo Hậu thiên mà luận thì khí đó cũng do hai khí tương hợp nhau mà thành. Giáp Ất thuộc mộc, Bính Đinh thuộc hỏa, Mậu Kỷ thuộc thổ, Canh Tân thuộc kim, Nhâm Quý thuộc thủy cũng do phân biệt thể dụng mà ra, nhưng cũng không ngoài cái khí âm nhu thuận, cái dương khí cương kiện đó. Các mệnh gia nông cạn, làm ra các bài phú tạo mệnh, với cách nghĩ sai lệch, cho rằng Giáp mộc làm lương đống, Ất mộc làm hoa quả; Bính hỏa thuộc thái dương, Đinh hỏa thuộc đèn đuốc; Mậu thổ làm thành quách, Kỷ thổ tức điền viên; Canh kim thuộc sắt cứng, Tân kim thuộc châu ngọc; Nhâm thủy thuộc sông ngòi, Quý thủy thuộc mưa móc. Luận theo đó đã lâu, bền chắc không thể phá được. Ví như Giáp dương mộc không gốc rễ gọi là tử mộc, Ất âm mộc có gốc rễ gọi là hoạt mộc, cũng đồng một thứ mộc mà phân ra sinh tử, chẳng là dương mộc chỉ thụ khí tử tuyệt, còn âm mộc chỉ độc thụ khí sinh vượng hay sao? Luận đoán thiên can các loại thiếu sót, bất nhất, xa vời thực tế như thế, làm sai lầm cho người sau vậy.
Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa
Ngũ dương do thụ cái khí dương, mà thành thế dương cương, chẳng sợ Tài Sát; ngũ âm do thụ cái khí âm, mà thành thế âm thuận, thế cho nên mộc thịnh thì tòng mộc, hỏa thịnh thì tòng hỏa, thổ thịnh thì tòng thổ, kim thịnh thì tòng kim, thủy thịnh thì tòng thủy. Do theo tình nghĩa mà nương náu, gặp thế suy yếu thời hung kị, như người con gái theo chồng vậy. Thế cho nên, khi đặng cái khí thuận chính, mà tòng thế bỏ nghĩa, tuy tòng nhưng cũng thuận chính đó.
Nhâm thị viết: Ngũ dương khí tán, có cái tượng sáng sủa hanh thông; ngũ âm khí hợp, bao hàm ẩn dấu khó lường. Khí ngũ dương tính cương kiện, chẳng sợ Tài Sát nên có lóng trắc ẩn, xử thế không cẩu thả; khí ngũ âm tính nhu thuận, theo lợi quên nghĩa, nên có cái lòng bỉ lận, xử thế nhiều kiêu căng nịnh nọt. Cái khí âm nhu này có thể khắc chế cái khí dương cương, chứ cái khí dương cương đó không thể khắc chế cái khí âm nhu được. Nói chung lệ là: “âm khí là hạng người thấy lợi quên nghĩa; còn dương khí là hạng người hào hiệp khẳng khái”. Như trên trong dương có âm, trong âm có dương, lại có ngoài dương mà trong âm, ngoài âm mà trong dương, theo đó mà luận bàn. Như ngoài thì dương mà bên trong thì âm tức hạng người ngoài thì nhân nghĩa mà lòng thì gian trá, tất có cái họa ẩn chứa bên trong; còn ngoài thì âm nhu mà trong thì dương cương tức hạng người ngoài thì trông có vẻ gian trá nhưng lòng thì nhân nghĩa bao dung cương trực. Cứ theo đó chẳng lẽ nào mà không biết được nhân phẩm đoan chính hay gian tà sao? Cho nên không thể không biện biệt cho tường tận vậy. Thiết yếu tại khí thế thuận chính, tứ trụ ngũ hành bình hòa, không nên thiên lệch không có chỗ nương tựa, không làm lợi mình hại người. Phàm con người muốn giữ được cái đạo thiệp thế, xu cát tị hung trước hết phải biết người, xưa có câu “nên phân biệt được cái thiện để mà theo”, là như vậy đó.
Ngũ dương giai dương bính vi tối, ngũ âm giai âm quý vi chí
Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc dương, duy chỉ Bính hỏa mang khí thuần dương, dương trong dương; Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm, duy Quý thủy mang khí thuần âm, âm trong âm.
Nhâm thị viết: Bính thuộc hỏa khí thuần dương, vạn vật không thứ nào mà chẳng do nó mà phát triển, thu liễm; Quý thuộc thủy khí thuần âm, vạn vật không thứ nào mà chẳng do nó mà sinh ra, tươi tốt. Dương cực thì âm sinh, do vậy Bính Tân hợp hóa thủy; âm cực thì dương sinh, do vậy Mậu Quý hợp hóa hỏa. Âm dương tương giao, vạn vật khéo sinh sôi vậy. Đến như khí của mười can, theo Tiên thiên mà nói thì khí đó đồng nhất khí (tức là do âm dương nhị khí sinh ra vậy-ND), theo Hậu thiên mà luận thì khí đó cũng do hai khí tương hợp nhau mà thành. Giáp Ất thuộc mộc, Bính Đinh thuộc hỏa, Mậu Kỷ thuộc thổ, Canh Tân thuộc kim, Nhâm Quý thuộc thủy cũng do phân biệt thể dụng mà ra, nhưng cũng không ngoài cái khí âm nhu thuận, cái dương khí cương kiện đó. Các mệnh gia nông cạn, làm ra các bài phú tạo mệnh, với cách nghĩ sai lệch, cho rằng Giáp mộc làm lương đống, Ất mộc làm hoa quả; Bính hỏa thuộc thái dương, Đinh hỏa thuộc đèn đuốc; Mậu thổ làm thành quách, Kỷ thổ tức điền viên; Canh kim thuộc sắt cứng, Tân kim thuộc châu ngọc; Nhâm thủy thuộc sông ngòi, Quý thủy thuộc mưa móc. Luận theo đó đã lâu, bền chắc không thể phá được. Ví như Giáp dương mộc không gốc rễ gọi là tử mộc, Ất âm mộc có gốc rễ gọi là hoạt mộc, cũng đồng một thứ mộc mà phân ra sinh tử, chẳng là dương mộc chỉ thụ khí tử tuyệt, còn âm mộc chỉ độc thụ khí sinh vượng hay sao? Luận đoán thiên can các loại thiếu sót, bất nhất, xa vời thực tế như thế, làm sai lầm cho người sau vậy.
Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa
Ngũ dương do thụ cái khí dương, mà thành thế dương cương, chẳng sợ Tài Sát; ngũ âm do thụ cái khí âm, mà thành thế âm thuận, thế cho nên mộc thịnh thì tòng mộc, hỏa thịnh thì tòng hỏa, thổ thịnh thì tòng thổ, kim thịnh thì tòng kim, thủy thịnh thì tòng thủy. Do theo tình nghĩa mà nương náu, gặp thế suy yếu thời hung kị, như người con gái theo chồng vậy. Thế cho nên, khi đặng cái khí thuận chính, mà tòng thế bỏ nghĩa, tuy tòng nhưng cũng thuận chính đó.
Nhâm thị viết: Ngũ dương khí tán, có cái tượng sáng sủa hanh thông; ngũ âm khí hợp, bao hàm ẩn dấu khó lường. Khí ngũ dương tính cương kiện, chẳng sợ Tài Sát nên có lóng trắc ẩn, xử thế không cẩu thả; khí ngũ âm tính nhu thuận, theo lợi quên nghĩa, nên có cái lòng bỉ lận, xử thế nhiều kiêu căng nịnh nọt. Cái khí âm nhu này có thể khắc chế cái khí dương cương, chứ cái khí dương cương đó không thể khắc chế cái khí âm nhu được. Nói chung lệ là: “âm khí là hạng người thấy lợi quên nghĩa; còn dương khí là hạng người hào hiệp khẳng khái”. Như trên trong dương có âm, trong âm có dương, lại có ngoài dương mà trong âm, ngoài âm mà trong dương, theo đó mà luận bàn. Như ngoài thì dương mà bên trong thì âm tức hạng người ngoài thì nhân nghĩa mà lòng thì gian trá, tất có cái họa ẩn chứa bên trong; còn ngoài thì âm nhu mà trong thì dương cương tức hạng người ngoài thì trông có vẻ gian trá nhưng lòng thì nhân nghĩa bao dung cương trực. Cứ theo đó chẳng lẽ nào mà không biết được nhân phẩm đoan chính hay gian tà sao? Cho nên không thể không biện biệt cho tường tận vậy. Thiết yếu tại khí thế thuận chính, tứ trụ ngũ hành bình hòa, không nên thiên lệch không có chỗ nương tựa, không làm lợi mình hại người. Phàm con người muốn giữ được cái đạo thiệp thế, xu cát tị hung trước hết phải biết người, xưa có câu “nên phân biệt được cái thiện để mà theo”, là như vậy đó.