KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


description21)  Luận Thần/Sát không lý đến Cách Cục Empty21) Luận Thần/Sát không lý đến Cách Cục

more_horiz
Chương 21 - Luận Thần/Sát không lý đến Cách Cục

(- nplm dịch -)


Nguyên văn: Cách cục Bát tự chú trọng lấy nguyệt lệnh phối với tứ trụ, còn về phần Thần sát tốt xấu, đã không dùng đến cái lẽ sinh khắc thì dùng cái gì để đo lường thành bại? Huống chi trong cách cục có cản trở, tức các thứ tốt như Tài Quan thành ra không được việc, thì sao gọi là cát tinh được? Còn dụng được cách cục, như Thất Sát Thương Quan, chẳng lẽ gọi là hung thần sao? Cách cục đã thành dù cho trong trụ đầy Cô thần nhập bọn với Sát chẳng lẽ làm hại đến quý cách? Cách cục bị phá, chả nhẽ Thiên đức quý nhân đầy trụ thì lại thành công? Người nay không biết đến khinh trọng, cứ thấy cát tinh liền tập trung cho nó mà bỏ qua dụng thần (đúng) bất kể tứ trụ thế nào, để rồi luận bậy về quý tiện, nói sai về họa phúc, thật là nực cười.

Từ chú thích: Những sai lầm khi nói về Thần/Sát đều là do không nghiên cứu kỹ đến ngọn nguồn của nó. Phép Tử Bình biến đổi từ khoa Ngũ tinh, vốn lấy năm là chủ, dùng Thần Sát để phán cát hung. Thần sát đều có ở mỗi mệnh bàn, mỗi năm đều có sự khác nhau cho nên phép Tử bình xưa lấy năm làm chủ. Thử lật lại sách xưa như "Lý Hư Trung Mệnh thư", "Tam mệnh tiêu tức phú" của Lạc Lục Tử, cho đến các nhà chú giải mệnh lý Từ Tử Bình, Thích Đàm Oánh, Lý Đồng, Đông Phương Minh có thể thấy thời kỳ này đều lấy năm làm chủ. Đến Tam Mệnh Thông Hội của Vạn Dục Ngô đời Minh thì phép xem này có sự thay đổi, phép này bắt nguồn từ thời nhà Minh đến nay cũng trải qua vài trăm năm rồi. Sách Lan Đài Diệu Tuyển chuyên bàn về cách cục mà thần sát cho đến nạp âm cũng an từ năm mà ra, rất nhiều thuật ngữ thừa kế từ khoa Ngũ tinh chưa hề được cải biến. Phép Tử bình nay đã đổi từ năm sang dùng ngày để luận, Thần sát và nạp âm cũng không còn được sử dụng nhiều. Dùng các tác phẩm đó để thi thố vốn không phải là không nên, nhưng dùng để đoán họa phúc, há không làm cho kẻ hiểu biết cười cho ư? Rồi thêm chuyện bọn thuật sĩ giang hồ khi hành nghề đều dùng đến phép thần sát rồi tự cho là thông minh hiểu biết mà bỏ mất ngọn nguồn thì thật đáng cười nhạt. Nếu như hiểu rõ pháp xem Thần sát thì mấy ông thầy Địa lý thời nay đã không đánh mất chân truyền. Tử Bình và Phong Thủy tuy không cùng một con đường nhưng chẳng lẽ góc độ chuyển động của Thần sát trên trời lại có hai ư?

Nguyên văn: huống chi trong sách nói đến Lộc Quý, thường chỉ nói đến Chính quan mà không phải bàn đến Lộc đường quý nhân. Hay như Chánh Tài đắc Thương Quý là kỳ cách, mà Thương Quý gọi đầy đủ chính là Thương Quan sinh Tài, Chánh Tài đắc nó mới gọi là kỳ, nếu chỉ quý nhân thì Thương Quý là thứ gì vậy? Lại như câu "nhân đắc lộc nhi tị vị" (vì được lộc mà quên nhiệm vụ), thì đắc lộc chính là đắc Quan cách, vận hạn đến đất Quan đương nhiên thăng quan tiến tước; nhưng giả như Tài dụng Thương Quan Thực Thần, vận thấu Quan thì trật tự bị phá hỏng, Chính Quan vận lại gặp Quan thì trùng lắp nhiều quá, nên các loại này chỉ có thể là "tị vị". Nếu cho đó là Lộc Đường thì không những không đúng lý mà cứ cố cho là "đắc lộc tị vị" thì văn phạm đối chỏi nhau, cổ nhân viết sách lẽ nào không thông thạo ngữ pháp!

Từ chú thích: ở đây tức là danh từ của Ngũ tinh và Tử Bình làm cho làm lẫn lộn. Lộc cũng chính là Quan, có khi cũng gọi là Quý, về ngũ hành thì vị trí Lâm quan cũng gọi là Lộc Đường. Mã cũng là Tài; Đức cũng chính là Ấn; Thiên trù thọ tinh là Thực thần. Lúc đó để cho tiện mới giả dụng danh từ Thần sát của khoa Ngũ tinh, người sau không được giải nghĩa rõ ràng chính là khiên cưỡng gán ghép rồi thần thánh hóa lời đó. Tam Kỳ Lộc mã cũng chỉ là nói đến Tài Quan (tham khảo phần khởi lệ). Như niên Bính gặp Quý Dậu là Quan tinh lâm quý; Bính nhật gặp Quý Dậu là Quan tọa Tài hương (Quan đóng nơi đất Tài); ngày Nhâm tọa Ngọ gọi tên là Lộc mã đồng hương cũng tức là Tài Quan đồng cung. Đây là tự mượn Tam kỳ Lộc mã, tên khác nhưng thực ra là như nhau, mà dùng. Còn như Thương Quý, Thương Quan (Nhâm) mà gặp Đinh Mão, Giáp dụng Kỷ thổ làm Tài mà gặp Kỷ Mùi đều thế cả. Nhưng việc nầy chẳng qua cũng chỉ là giải thích hai chữ thương quý, chứ phép Tử Bình thì thứ gì hợp với đòi hỏi của Nhật nguyên tức là quý, còn không hợp thì không quý. Chữ Thương Quý, v.v... ở đây chỉ là một tu từ (lối nói khoa trương), cho nên không cần câu chấp. "Đắc lộc tị vị" là Lộc đường của Quan hay là Lộc đường của nhật nguyên? Nếu Quan trùng lắp mà gặp Lộc đường của Quan thì tự ứng với "tị vị", còn nếu Quan trùng lắp mà gặp Lộc đường của nhật nguyên thì lại ứng với thăng quan tiến tước rồi. Tóm lại thì hợp với nhu yếu thì thành quý, còn Thần sát cát hay hung thật ra không quan hệ đến họa phúc.

Nguyên văn: như nữ mệnh, có câu "Quý chúng tắc vũ quần ca phiến" (Quý mà nhiều thì chỉ là hạng kỹ nữ múa hát tầm thường). "Quý chúng" chính là "Quan chúng", nữ lấy Quan làm chồng, chả lẽ xuất hiện ra hai chính phu? Một nữ nhiều chồng thì ý chỉ đến giới ca múa phục vụ đàn ông thời phong kiến, một lý lẽ tất nhiên. Nếu cho từ đó là quý nhân, là sao trên trời, cũng không phải là chồng, thì e gì ít hay nhiều mà gán cho là hạng gái cầm ca?

Từ chú thích: Quý tức là Quan, Quý nhiều tức là Quan nhiều. Như lấy Thiên Ất để nói, từ Hạ chí đến Đông chí dụng Âm quý, từ Đông chí đến Hạ chí dụng Dương quý. Lại cần phải thích hợp với Dụng thần và Tài cũng phải sinh vượng. Nếu Tài đa Thân nhược thì phải chọn Tỷ Kiếp chẻ Tài ra thì mới tốt, Quý nhiều nhanh thành bệnh mà thôi. Về phần "quý chúng, vũ quần ca phiến", chính là lấy Quan làm phu tinh. Quan nhiều cần phải làm tổn Quan hoặc hóa bớt Quan để trở thành phu tinh, không nhất định phải dụng Quan. Quan Sát khắc ta, trong tứ trụ có Quan sát, trước tiên cần an định nó, không nhất định phải dùng, điều này thì bất luận nam nữ đều thế cả. Nếu Dụng thần không gặp Thiên Ất, hoặc Thiên Ất lại lâm nơi Kị thần là Âm dương tịnh kiến, chồng chéo hỗn tạp đều chưa đủ phán cát hung, không liên quan đến khinh trọng, có thể bỏ qua không luận.

Nguyên văn: song Thần sát trong mệnh thư cũng có đề cập đến, kẻ đọc sách tâm không tốt thường câu chấp, không tường lẽ biến thông. Như "Quý nhân đầu thượng đới Tài Quan, môn sung tứ mã" (Quý nhân thấu lộ mà có cả Tài Quan thì như ngoài cửa có sẳn xe tứ mã), đó là vì Tài Quan như người diện mạo đẹp đẽ, quý nhân như quần áo đẹp thì mới làm vẻ đẹp diện mạo lộ rõ ra được. Thực ra Tài Quan thành cách, tức không có quý nhân xuất lộ, thì lại không có "môn sung tứ mã"! Còn "Cục thanh quý, hựu đới nhị đức, tất thụ vinh phong" (cách cục thanh quý lại mang cả nhị Đức tất thụ hưởng vinh phong). Nếu chú trọng nhị Đức thì tại sao không nói đầy đủ là "đới nhị Đức thụ lưỡng quốc chi phong", mà còn phải cho rằng không được có Sát cái đã (đòi hỏi cục thanh quý)? Nếu cho rằng mệnh phùng cách xấu, trụ có nhị Đức là phùng hung hữu cứu, tránh được nguy hiểm thì tuy có nói đến cách cục nhưng mà chung quy cũng là không liên can đến quý tiện của cách cục.

Từ chú thích: Thần sát so với Dụng thần, mỗi thứ đều phải cần thích hợp. Như Quan tinh cần Thiên Ất, Ấn thụ thích hợp với nhị Đức (Thiên Nguyệt đức quý nhân), Tài thích hợp với Dịch Mã, Thực Thươngthích hợp với Văn Xương, Từ Quán Học Đường. Dụng Quan mà Quan lâm Thiên Ất, cẩm thượng thêm hoa (trên gấm thêm hoa, ý nói đã đẹp lại đẹp thêm); dụng Ấn mà Ấn lâm Thiên nguyệt nhị Đức, là người tố thực từ tâm (ăn chay làm việc thiện). Cái đẹp gặp được nó thì tăng điều tốt, khi gặp hung thì giảm được tai họa, chứ chẳng phải dựa vào nó mà luận thành cách đâu. Nếu bỏ Dụng thần để luận Thần sát thì khi xét vận hạn cát hung thì sử dụng phép nào đây? "Vô sát đới nhị đức" thì Sát là chỉ Kị thần, chứ chẳng phải chỉ Thất sát. Người đọc cần gắng thành tâm lĩnh hội ý nghĩa thực chứ đừng cho rằng cổ nhân viết lách ngu muội. Tóm lại, Tử Bình có cách xem của Tử Bình, chớ nên xem hỗn tạp với Thần sát làm hoa mắt rồi không biết cái nào là chính yếu cả.

description21)  Luận Thần/Sát không lý đến Cách Cục EmptyRe: 21) Luận Thần/Sát không lý đến Cách Cục

more_horiz
Kỷ Mùi / Quý Dậu / Đinh Tị / Đinh Mùi
   Đại vận: Nhâm Thân - Tân Mùi - Canh Ngọ - Kỷ Tị - Mậu Thìn - Đinh Mão
   Đây là mệnh của Viên Hạng Thành (tức Viên Thế Khải), xem sơ qua thì thấy Thân cường Thực Thần chế Sát mà thôi, nhưng biện chi tiết thì lấy năm làm chủ, năm là Kỷ Mùi, Mùi Dậu giáp thân là quý; lấy ngày làm chủ thì Đinh quý nhân tại Dậu, lấy Sát làm dụng mà Sát quý tại Tị cho nên thân Sát hỗ hoán đắc quý nhân. Thất sát là thần đối nghịch với ta, quý nhân hỗ hoán ví như được triều đình nhà Thanh biết đến mà trọng dụng, mà cũng là dấu hiệu triều đình bị ta phản phúc. Địa chi Tị Mùi Dậu giáp lộc giáp quý, toàn trụ đầy Lộc và Quý nhân ủng hộ nên ứng với Nguyên thủ quốc gia. Đến vận Mão, Sát đối nghịch lâm Quý nhân đắc thế mà xung với Quý nhân của bản thân nhật chủ, bị cô lập hoàn toàn, hết sức hiển nhiên vậy.

   Ất Mão / Bính Tuất / Quý Dậu / Bính Thìn
   Đại vận: Ất Dậu - Giáp Thân - Quý Mùi - Nhâm Ngọ - Tân Tị - Canh Thìn
   Đây là mệnh của Từ Đông Hải (tức Tổng thống Từ Thế Xương, sinh năm 1855, mất 1939, bản thân đậu Tiến sĩ, từ năm 1879 đã kết nghĩa huynh đệ và sau thành mưu sĩ cho Viên Thế Khải, sau làm đến Thủ tướng rồi năm 1918 được Quốc hội bầu làm Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc), ban đầu nhìn vào chỉ thấy Tài được Thực sinh, nhưng mà Quý quý nhân tại Mão, Bính quý nhân tại Dậu, Thìn Mão Dậu Tuất là hai phương đông tây đối đầu, mà cũng là lưỡng hợp giải xung cho nhau (Thìn hợp Dậu, Mão hợp Tuất), thủy hỏa tương tranh nhưng đắc quý nhân Ất mão đóng vai người thương thuyết mà hòa bình với nhau. Viên là võ nhân, dụng Sát vi quyền còn Từ là văn thần (*), dụng Thực sinh Tài, đây lẽ nào là ngẫu nhiên ư?

   (*) Từ Thế Xương còn được gọi là "Văn trị Tổng thống", tức là Tổng thống lãnh đạo thành công về mặt văn hóa và giáo dục.


   Mậu Dần / Kỷ Mùi / Giáp Dần / Ất Hợi
   Đại vận: Canh Thân -Tân Dậu -Nhâm Tuất -Quý Hợi -Giáp Tý -Ất Sửu
   Niên Mậu nhật Giáp, đều lấy Mùi làm quý nhân; bản thân Giáp vượng gánh được Tài, nguyệt lệnh có Kỷ thổ chân quý nhân lộ ra làm Dụng thần; hơn nữa hỷ Tứ trụ vô kim, Dần Mùi tàng hỏa, Thực Thương sinh Tài, cách cục hết sức thanh thuần. Niên nguyệt là tổ nghiệp, được quý nhân xuất lộ là hưởng phúc ấm, quý nhân Mùi trực tiếp làm dụng thần nghĩa là bản thân được quý nhân nâng đỡ. Đây là mệnh của người Hợp Phì tỉnh An Huy Lý Quốc Quân, được Tổng thống Hạng Thành trọng dụng, thời Dân quốc sơ niên từng giữ chức Quảng Đông Tuần án sứ giả (mệnh của Viên Hạng Thành là Kỷ Mùi kỳ cách hơn).

   Mậu Tuất / Giáp Tý / Kỷ Tị / Mậu Thìn
   Đại vận: Ất Sửu -Bính Dần -Đinh Mão -Mậu Thìn -Kỷ Tị -Canh Ngọ -Tân Mùi
   Tài sinh Quan vượng, Bính hỏa Điều hậu làm dụng. Nguyệt lệnh Thiên Ất là quý chổ thừa hưởng phúc ấm tổ tiên. Quý nhân là Tài nhằm sinh Quan là quý nhân gián tiếp, hơn nữa do Tài Quan tháng chạp cần hỏa để Điều hậu, Dụng thần tại Tị mà không phải Tý, quý nhân ở đây được dùng gián tiếp. Đây cũng là mệnh của một ông người Hợp Phì họ Lý. Vận đến Bính Dần Đinh Mão kế thừa sản nghiệp lớn, mà cái quý của mệnh so với tứ trụ trước thì hơi kém một chút. Hơn nữa do Kỷ Giáp hợp Quan để hộ Tài, nên Mậu (Kiếp) không thể tranh đoạt, vì thế một mình thừa hưởng được sản nghiệp rất lớn.

   (Lâm chú thích: Tứ trụ này thủy không có kim sinh cho, một bầy thổ bao vây, không luận là Tài vượng. Năm thổ mà chỉ có một hỏa, biến thành Tòng vượng cách, hỏa thổ là hỷ dụng thần kiêm nhiệm Điều hậu, Tý thủy là Bệnh. Trong 70 năm Đại vận, ngoài chữ Thìn bán hợp cục với Tý thủy ra, các chữ còn lại đều là hỷ dụng hoặc đóng vai trò trừ khử Bệnh thần, Kị thần. Nhập Tòng cách mà được vận trình trường thịnh như vậy đúng là hiếm thấy.)

   Tân Tị / Tân Sửu / Canh Thân / Tân Tị
   Đại vận: Canh Tý -Kỷ Hợi -Mậu Tuất -Đinh Dậu -Bính Thân -Ất Mùi -Giáp Ngọ
   Kim gặp tháng rét thổ, cần dụng hỏa Điều hậu. Mà Tị Sửu hội hợp, Tị Thân hình hợp, cách cục liền chuyển đổi. Khí toàn kim thủy, đành phải thuận theo vượng khí, nên hành vận thổ kim thủy là mỹ vận. Đây là mệnh Lý Quốc Kiệt, người Hợp Phì (tỉnh An Huy). Tân kim tạp xuất mà chỉ có một Canh kim đắc quý, tuy anh em rất đông mà một mình mình kế tục ngôi vị, "quý do di ấm" là chổ đó, cho nên niên nguyệt trụ thích hợp đóng quý nhân. Vừa vào vận Mùi, lưỡng quý tương xung, hơn nữa gặp phải lưu niên Giáp Tuất, tam hình hội hợp, hình thương đến lưỡng quý mà bị họa tù ngục. Tứ trụ này nếu như thời thấu một thủy thì vận cuối không đến nỗi cùng khốn. Có thể thấy Thần sát không hoàn toàn vô căn cứ. Lại về quý nhân người họ Lý, đầu tiên là mệnh Văn Trung Công (tức Lý Hồng Chương), Quý Mùi / Giáp Dần / Ất Hợi / Kỷ Mão, Khúc trực nhân thọ cách, cho đến mệnh Lý Quốc Kiệt có kim cục mà quý bị tuyệt diệt, hưởng ngôi vị đến đây thì tận số, cũng đều là kỳ cả. Đây là đạo lý trinh nguyên của vận hạn (*), nghiên cứu Bát tự thì vô cùng tận, cần chuyện tâm thì mới tỏ tường.

   (*) Bát Tự lấy niên vi nguyên, nguyệt vi hanh, nhật vi lợi, thời vi trinh. Niên nguyệt cát thì tiền vận cát, nhật thời cát thì hậu vận cát. Còn về Đại vận thì lấy 15 năm đầu là nguyên, 15 năm kế là hanh, 15 năm giữa là lợi, 15 năm cuối là trinh.

11.6.2012
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết