Thập nhị, luận dụng thần cách cục cao đê (P.1)
Nguyên văn: Bát tự đã có dụng thần, tất có cách cục, có cách cục tất có chia cao thấp, tài quan ấn thực sát thương kiếp nhận, cách nào chẳng quý? cách nào chẳng tiện? bởi cực quý cho tới cực tiện, vạn người mới có 1, thiên biến vạn hóa, sao kể hết được? nhưng cái lý đại cương, nói gọn lại cũng chỉ ở có tình hay vô tình, có lực hay không có lực.
Từ chú: Cao thấp khác biệt, theo đại thể mà nói, tức coi ở thành bại ứng cứu với dụng thần thuần hay tạp; như luận kỹ, tất can chi tàng thấu, thứ tự phối hợp vị trí, hỉ kị gian thần với nhật nguyên xa cách hay kề cận, hoặc hỉ dụng với nhật nguyên là tiến khí hay thối khí, đều do đó phân ra cách cục cao thấp. Các bát tự có tình vô tình, có lực không có lực khác nhau, nên các mệnh cũng khác nhau. Học giả nhờ xem nhiều bát tự, tinh thần sáng suốt, tự nhiên hội ngộ, không văn tự nào nói rõ được.
Thí dụ như sau:
Tỉ Sát Nhật chủ Sát
Mậu Giáp Mậu Giáp
Tí Dần Ngọ Dần
Kiếp Kiêu Nhật chủ Sát
Kỉ Bính Mậu Giáp
Hợi Dần Tí Dần
Hai trụ trên cùng là Sát trọng dùng Ấn.
Trụ trên nhật nguyên đóng ở Ngọ, 2 Dần củng Giáp (củng lộc), Tài ở chi năm, Sát sanh Ấn, Ấn đóng ở dưới, kề cận có lực, 2 Sát giúp 2 bên, tương sanh có tình.
Trụ dưới cũng dùng ấn, ấn phục thấu can, chỉ vì nhật nguyên tọa tài, kị thần kề cận. 2 tạo cùng là quý cách, cùng là tài sát ấn tương sanh, nhưng mà trụ dưới không bằng được trụ trên, như thế là cùng 1 cách cục mà cũng chia ra cao thấp vậy.
Nguyên văn: Như Chánh quan bội Ấn, chẳng may thấu Tài, như tứ trụ thêm Thương, không còn bội Ấn nữa. Nên Giáp thấu Dậu Quan, thấu Đinh hợp Nhâm, là hợp Thương giữ lại Quan, toại thành quý cách, ấy là có tình. Tài kị Tỷ kiếp, cùng Sát tác hợp, Kiếp trở thành dụng. Nên Giáp sanh tháng Thìn, thấu Mậu thành cách, gặp Ất là Kiếp, gặp Canh là Sát, cả hai tương hợp, thảy đều đắc dụng, toại thành quý cách, cũng là có tình vậy.
Từ chú: Thân nhược dùng Quan, nên nhờ Ấn hóa; thân cường dùng Quan, nên lấy Tài sanh. Vì vậy Quan Ấn cách không huy hoàng bằng Tài Quan cách vậy. Như tứ trụ có Thương, nhật nguyên đã bị Quan khắc chế, lại bị Thương tiết nhược, tuy dùng Tài có thể hóa Thương, nhưng thân nhược không gánh nổi Tài sẽ nguy, chẳng bằng lấy bội Ấn có thể chế Thương hộ Quan, tư sanh nhật nguyên, một Ấn mà tới 3 công dụng. Giáp thấu Dậu Quan là như, Giáp sanh tháng Dậu, tháng thấu ra Tân kim Quan tinh, gặp Đinh hỏa tất Quan tinh bị thương, có Nhâm hợp Đinh, không chỉ hợp mất Thương quan, mà Đinh Nhâm hóa mộc, lại giúp nhật nguyên, hóa kị ra hỉ, thế là có tình vậy. Tài cách kị Tỷ kiếp tranh Tài, như thấu Sát tất Tài dua theo Sát, cũng do thế mà phạm cấm kị của cách, thế nhưng Kiếp Sát gồm thấu mà lại hợp nhau, cả 2 đều trở thành đắc dụng. Ấy là vì Sát có thể chế Kiếp, khiến Kiếp không tranh Tài, Kiếp có thể hợp Sát, lại khiến Sát chẳng công thân nữa. Như Giáp sanh tháng Thìn như thấu Mậu, thành Thiên tài cách, Ất Canh đều thấu, hai bên khiên chế nhau, Tài cách nhờ vậy không bị phá (xem tiết luận Tài cách Tài đới Thất sát). Lấy kị chế kị, có tình nên quý vậy.
Nguyên văn: Bát tự đã có dụng thần, tất có cách cục, có cách cục tất có chia cao thấp, tài quan ấn thực sát thương kiếp nhận, cách nào chẳng quý? cách nào chẳng tiện? bởi cực quý cho tới cực tiện, vạn người mới có 1, thiên biến vạn hóa, sao kể hết được? nhưng cái lý đại cương, nói gọn lại cũng chỉ ở có tình hay vô tình, có lực hay không có lực.
Từ chú: Cao thấp khác biệt, theo đại thể mà nói, tức coi ở thành bại ứng cứu với dụng thần thuần hay tạp; như luận kỹ, tất can chi tàng thấu, thứ tự phối hợp vị trí, hỉ kị gian thần với nhật nguyên xa cách hay kề cận, hoặc hỉ dụng với nhật nguyên là tiến khí hay thối khí, đều do đó phân ra cách cục cao thấp. Các bát tự có tình vô tình, có lực không có lực khác nhau, nên các mệnh cũng khác nhau. Học giả nhờ xem nhiều bát tự, tinh thần sáng suốt, tự nhiên hội ngộ, không văn tự nào nói rõ được.
Thí dụ như sau:
Tỉ Sát Nhật chủ Sát
Mậu Giáp Mậu Giáp
Tí Dần Ngọ Dần
Kiếp Kiêu Nhật chủ Sát
Kỉ Bính Mậu Giáp
Hợi Dần Tí Dần
Hai trụ trên cùng là Sát trọng dùng Ấn.
Trụ trên nhật nguyên đóng ở Ngọ, 2 Dần củng Giáp (củng lộc), Tài ở chi năm, Sát sanh Ấn, Ấn đóng ở dưới, kề cận có lực, 2 Sát giúp 2 bên, tương sanh có tình.
Trụ dưới cũng dùng ấn, ấn phục thấu can, chỉ vì nhật nguyên tọa tài, kị thần kề cận. 2 tạo cùng là quý cách, cùng là tài sát ấn tương sanh, nhưng mà trụ dưới không bằng được trụ trên, như thế là cùng 1 cách cục mà cũng chia ra cao thấp vậy.
Nguyên văn: Như Chánh quan bội Ấn, chẳng may thấu Tài, như tứ trụ thêm Thương, không còn bội Ấn nữa. Nên Giáp thấu Dậu Quan, thấu Đinh hợp Nhâm, là hợp Thương giữ lại Quan, toại thành quý cách, ấy là có tình. Tài kị Tỷ kiếp, cùng Sát tác hợp, Kiếp trở thành dụng. Nên Giáp sanh tháng Thìn, thấu Mậu thành cách, gặp Ất là Kiếp, gặp Canh là Sát, cả hai tương hợp, thảy đều đắc dụng, toại thành quý cách, cũng là có tình vậy.
Từ chú: Thân nhược dùng Quan, nên nhờ Ấn hóa; thân cường dùng Quan, nên lấy Tài sanh. Vì vậy Quan Ấn cách không huy hoàng bằng Tài Quan cách vậy. Như tứ trụ có Thương, nhật nguyên đã bị Quan khắc chế, lại bị Thương tiết nhược, tuy dùng Tài có thể hóa Thương, nhưng thân nhược không gánh nổi Tài sẽ nguy, chẳng bằng lấy bội Ấn có thể chế Thương hộ Quan, tư sanh nhật nguyên, một Ấn mà tới 3 công dụng. Giáp thấu Dậu Quan là như, Giáp sanh tháng Dậu, tháng thấu ra Tân kim Quan tinh, gặp Đinh hỏa tất Quan tinh bị thương, có Nhâm hợp Đinh, không chỉ hợp mất Thương quan, mà Đinh Nhâm hóa mộc, lại giúp nhật nguyên, hóa kị ra hỉ, thế là có tình vậy. Tài cách kị Tỷ kiếp tranh Tài, như thấu Sát tất Tài dua theo Sát, cũng do thế mà phạm cấm kị của cách, thế nhưng Kiếp Sát gồm thấu mà lại hợp nhau, cả 2 đều trở thành đắc dụng. Ấy là vì Sát có thể chế Kiếp, khiến Kiếp không tranh Tài, Kiếp có thể hợp Sát, lại khiến Sát chẳng công thân nữa. Như Giáp sanh tháng Thìn như thấu Mậu, thành Thiên tài cách, Ất Canh đều thấu, hai bên khiên chế nhau, Tài cách nhờ vậy không bị phá (xem tiết luận Tài cách Tài đới Thất sát). Lấy kị chế kị, có tình nên quý vậy.