Thập, luận dụng thần biến hóa (P1)
Nguyên văn: Dụng thần chuyên gửi ở nguyệt lệnh hĩ, nhưng nguyệt lệnh tàng chứa bất nhất, nên dụng thần cũng biến hóa. Như trong 12 chi, trừ Tý Ngọ Mão Dậu ra, đều tàng chứa dư khí, không chỉ riêng tứ khố vậy. Tức lấy Dần mà luận, Giáp vốn là chủ, như quận có phủ, Bính trường sanh ở đó, như quận có đồng tri, Mậu cũng trường sanh, như quận có thông phán; giả sử tháng Dần là đề cương, không thấu Giáp mà thấu Bính, tất như tri phủ không tới quận, nên đồng tri được tác chủ vậy. Biến hóa là do thế.
Từ chú: Trong 12 chi, Tý Ngọ Mão Dậu là chuyên khí, chỉ tàng 1 chứa thần vậy; Dần Thân Tị Hợi là sanh địa, là nơi tàng chứa khí Trường sanh Lộc vượng. Thập can tức là ngũ hành, ngũ hành chỉ có 4 sanh địa. Âm trường sanh là do dương cực mà âm sanh, không phải sanh địa chân chính, nên nói trong Tý Ngọ Mão Dậu, không có trường sanh vậy. Ở Dần thì Giáp mộc lộc vượng, Bính Mậu trường sanh, nên nói tàng Giáp Mậu Bính. Ở Tị thì Bính mậu lộc vượng, Canh kim trường sanh, nên nói Tị tàng chứa Bính Mậu Canh, Giáp mộc trường sanh, cố sở tàng là Nhâm Mậu Giáp. Thổ kí sanh ở Dần Thân, kí vượng ở Tị Hợi. Nói Dần Tị mà không nói Thân Hợi vì, do trong Dần có chứa Bính hỏa sanh cho, nên thổ vượng dùng được; trong Hợi trong có tàng chứa kim thủy tiết khí, nên nói thổ nhược không thể dùng được vậy. Thìn Tuất Sửu Mùi là mộ địa, tàng chứa dư khí vạn vật lúc nhập mộ. Ở Thìn thì mộc còn dư khí, thủy mộ, nên thổ là bản khí, nên nói Thìn tàng chứa Mậu Ất Quý vậy, Tuất Sửu Mùi đều như thế. Nên nói lấy Dần mà luận, Giáp là chủ, gặp Dần thì khí đương vượng vậy; kế tới Bính Mậu cũng là có khí. Giả sử tháng Dần là đề cương, không thấu Giáp mà thấu Bính, thì Giáp tuy đương vượng, nhưng trong bát tự không có, cai quản ở đâu chứ; Bính tuy thứ yếu, nhưng chủ trì bát tự, thế nên bỏ Giáp mà dùng Bính. Do thế mà biến hóa vậy.
Nguyên văn: Lại nói Đinh sanh tháng Hợi, vốn là Chánh quan, chi toàn Mão Mùi, tất hóa ra Ấn. Kỷ sanh tháng Thân, vốn là Thương quan. Tàng chứa Canh mà thấu Nhâm, tất hóa ra Tài. Phàm như thế đều là biến hóa của dụng thần vậy.
Từ chú: Đinh sanh tháng Hợi, nguyệt lệnh vốn là Chánh quan, chi toàn Mão Mùi, tất tam hợp mộc cục mà hóa ra Ấn, thế là vì hội hợp mà biến hóa vậy. Kỷ sanh tháng Thân, kim vốn là Thương quan, tàng Canh thấu Nhâm, tất Thương quan dùng lấy Tài, thế là vì tàng thấu mà biến hóa vậy.
Nguyên văn: Dụng thần chuyên gửi ở nguyệt lệnh hĩ, nhưng nguyệt lệnh tàng chứa bất nhất, nên dụng thần cũng biến hóa. Như trong 12 chi, trừ Tý Ngọ Mão Dậu ra, đều tàng chứa dư khí, không chỉ riêng tứ khố vậy. Tức lấy Dần mà luận, Giáp vốn là chủ, như quận có phủ, Bính trường sanh ở đó, như quận có đồng tri, Mậu cũng trường sanh, như quận có thông phán; giả sử tháng Dần là đề cương, không thấu Giáp mà thấu Bính, tất như tri phủ không tới quận, nên đồng tri được tác chủ vậy. Biến hóa là do thế.
Từ chú: Trong 12 chi, Tý Ngọ Mão Dậu là chuyên khí, chỉ tàng 1 chứa thần vậy; Dần Thân Tị Hợi là sanh địa, là nơi tàng chứa khí Trường sanh Lộc vượng. Thập can tức là ngũ hành, ngũ hành chỉ có 4 sanh địa. Âm trường sanh là do dương cực mà âm sanh, không phải sanh địa chân chính, nên nói trong Tý Ngọ Mão Dậu, không có trường sanh vậy. Ở Dần thì Giáp mộc lộc vượng, Bính Mậu trường sanh, nên nói tàng Giáp Mậu Bính. Ở Tị thì Bính mậu lộc vượng, Canh kim trường sanh, nên nói Tị tàng chứa Bính Mậu Canh, Giáp mộc trường sanh, cố sở tàng là Nhâm Mậu Giáp. Thổ kí sanh ở Dần Thân, kí vượng ở Tị Hợi. Nói Dần Tị mà không nói Thân Hợi vì, do trong Dần có chứa Bính hỏa sanh cho, nên thổ vượng dùng được; trong Hợi trong có tàng chứa kim thủy tiết khí, nên nói thổ nhược không thể dùng được vậy. Thìn Tuất Sửu Mùi là mộ địa, tàng chứa dư khí vạn vật lúc nhập mộ. Ở Thìn thì mộc còn dư khí, thủy mộ, nên thổ là bản khí, nên nói Thìn tàng chứa Mậu Ất Quý vậy, Tuất Sửu Mùi đều như thế. Nên nói lấy Dần mà luận, Giáp là chủ, gặp Dần thì khí đương vượng vậy; kế tới Bính Mậu cũng là có khí. Giả sử tháng Dần là đề cương, không thấu Giáp mà thấu Bính, thì Giáp tuy đương vượng, nhưng trong bát tự không có, cai quản ở đâu chứ; Bính tuy thứ yếu, nhưng chủ trì bát tự, thế nên bỏ Giáp mà dùng Bính. Do thế mà biến hóa vậy.
Nguyên văn: Lại nói Đinh sanh tháng Hợi, vốn là Chánh quan, chi toàn Mão Mùi, tất hóa ra Ấn. Kỷ sanh tháng Thân, vốn là Thương quan. Tàng chứa Canh mà thấu Nhâm, tất hóa ra Tài. Phàm như thế đều là biến hóa của dụng thần vậy.
Từ chú: Đinh sanh tháng Hợi, nguyệt lệnh vốn là Chánh quan, chi toàn Mão Mùi, tất tam hợp mộc cục mà hóa ra Ấn, thế là vì hội hợp mà biến hóa vậy. Kỷ sanh tháng Thân, kim vốn là Thương quan, tàng Canh thấu Nhâm, tất Thương quan dùng lấy Tài, thế là vì tàng thấu mà biến hóa vậy.