Chương 24 - Luận thê tử

( -nplm dịch- )

Luận vợ con

Nguyên văn: Phàm luận việc cát hung trong mệnh thì (sự, việc) càng gần với con người thì ứng nghiệm càng linh ứng. Phú quý bần tiện, các việc liên quan đến bản thân thì không nói rồi; đến phần Lục thân như vợ phối duyên với mình, con là hậu duệ thì càng thiết thân với mình. Cho nên xem mệnh (thấy) vợ con, đề cương (nguyệt lệnh) đắc lực, hoặc niên can hữu dụng thì luận về cha mẹ, vốn thân ta sinh ra từ đó - đều có ứng nghiệm; cho nên, đề cương đắc lực hoặc niên can hữu dụng đều chủ phụ mẫu song toàn. Còn tổ tông, anh chị em thì không ứng nghiệm lắm.

Từ chú thích: Vận mệnh cát hung thuộc phần lợi hay hại của bản thân. Phú quý bần tiện, tiến thoái thuận nghịch, là các việc gắn bó với mình, cho nên đều có thể từ trong Bát tự mà suy ra. Vợ con, bổng lộc đều quan hệ lợi hại đến bản thân, cùng chung vinh nhục với ta nên đều suy đoán được. Nếu mai sau vật đổi sao dời, cha con riêng rẽ, chồng vợ không chung sức thì lợi hay hại đều không liên quan đến nhau nữa, tức lúc đó đoán cát hung khó mà linh nghiệm, ví như con quý hiển mà cha hèn, vợ giàu còn chồng nghèo,.. là không chung mưu cầu cuộc sống thì không thể suy đoán, đồng thời quan hệ giữa lợi hại và các mối lệ thuộc vẫn có thể thấy rõ. Lý lẽ của mệnh cũng đúng như vậy, xưa nay chẳng thấy bất đồng. Năm là tổ tiên để xem tổ nghiệp sang hèn, xuất thân tốt xấu; huynh đệ hỗ trợ hữu ích hay làm liên lụy gây hại,... đều thấy được. Nếu phận ai nấy lo, mỗi người đều toan tính riêng phần mình thì khó mà suy đoán được. Điều này chính là gần cận thì ứng nghiệm còn xa rời thì khó đoán.

Nguyên văn: Lấy vợ (cung Thê) để luận, thấy đóng ở đất Tài Quan thì ứng với vợ hiền đức quý hiển; nhưng cũng có khi đóng ở Tài Quan mà vợ bất lợi; phùng Thương Nhận mà thê trái lại tốt, sao vậy? Đây là do nguyệt lệnh dụng thần phối thành hỷ kị. Giả như thê cung tọa Tài là tốt, nhưng Ấn cách gặp nó trái lại thành chẳng đẹp. Thê tọa Quan là cát, nhưng Thương Quan gặp nó thì sao có thể tâm đầu ý hợp? Thê đóng Thương Quan là hung, nhưng Tài cách gặp nó là Thương quan sinh Tài; Sát cách gặp nó là chế Sát thì trái lại vợ chỉ nội trợ. Thê tọa Dương Nhận là hung, trong tứ trụ các cách Tài Quan Sát Thương đã thành cách cục, còn nhật chủ lại vô khí, thì lúc này chỉ nhờ được Nhận để giúp nhật chủ thì vợ lại hợp với chồng, hết hung. Cho nên các lý đó không nên chấp nhất (phải áp dụng một cách linh động).

Từ chú thích: Ấn cách tức là Thân nhược lấy Ấn làm Dụng thần. Bất luận nguyệt lệnh có phải là Ấn thụ hay không, nếu nhật chi lâm Tài thì với ta là bất lợi, ngược lại thì mới đẹp. Thương Quan là dụng thì kị thấy Quan tinh, khi Thê cung tọa Quan như vác nặng mà chạy thì sao có thể thuận ý được? Tuy nhiên, mùa đông kim thủy Thương Quan, thê cung gặp Quan lại là điềm tốt (xem tiết Phối khí hậu đắc thất). Việc dùng hỷ kị để phối hợp không nên câu chấp, Thê cung tọa Thương Quan, mà Tài cách Sát cách gặp nó trái lại tốt đẹp; Thê cung tọa Dương Nhận mà Thân nhược thì gặp nó ngược lại thành tốt, cái lý của nó tương tự nhau. Tóm lại, thê cung là Hỉ thần thì cát, còn là Kị thần thì hung; Tài là Hỉ Thần thì tốt, là Kị thần là xấu. Dùng lý này tham đoán thì không mảy may sai sót được.

Nguyên văn: Đã xem cung Thê thì nay xem đến sao Thê (vợ). Sao Thê là Tài đứng trên can (Tài thấu lộ lên trên). Thê thấu mà thành cách, như các trường hợp Quan cách thấu Tài, Ấn nhiều phùng Tài, Thực Thương thấu Tài làm dụng, tức đóng ở chổ vô dụng thì cũng chủ vợ nội trợ. Thê thấu mà phá cách, như các loại Ấn khinh Tài lộ, Thực Thần/ Thương Quan (cách), thấu Sát phùng Tài, tức đóng nơi hữu dụng nhưng cũng cần đề phòng hình khắc. Lại có trường hợp thê thấu thành cách, hoặc thê cung hữu dụng lại đóng nơi hình xung, thì khó tránh cảnh vợ đẹp nhưng khó sống đến bạc đầu. Có trường hợp thê tinh lưỡng thấu, Chính/ Thiên tài tạp xuất, chẳng phải một chồng mà nhiều vợ đấy sao? Cũng cần phải đề phòng hình khắc.

Từ chú thích: "Thê thấu thành cách" nghĩa là Tài thấu lộ ra can làm hỷ dụng thần. Như Quan cách thấu Tài lấy Tài sinh Quan làm dụng; Ấn trọng thấu Tài, lấy Tài tổn Ấn làm dụng; Thực Thương thấu Tài, Thực Thương sinh Tài làm dụng. Các loại này đều mượn Tài để thành cách, cho dù nhật chi, vốn là cung thê, không có hỷ dụng thần cũng chủ nội trợ đắc lực, lúc này Tài là Thê tinh (sao vợ).

"Tài thấu phá cách" như các trường hợp Thân nhược dụng Ấn mà gặp Tài phá, Thực Thần chế Sát mà kiến Tài hóa Thực sinh Sát,... tức là thần khí nhật chi hữu dụng, cũng đề phòng hình khắc, vì lý do đó Tài là Kị thần.

Lại có trường hợp Tài tinh đóng bên dưới thấu can thành cách, thì cung Thê hay sao Thê đều tốt cả. Còn như phùng hình xung, ví dụ trường hợp Tý xung, Mậu Tý là nhật tọa Tài gặp phải Ngọ xung là tượng khó sống bên nhau trọn đời.

Còn như Thiên chính Tài tạp xuất, ắt hẳn Tài vượng Thân khinh thì Tài là Kị thần, nếu không có Tỉ Kiếp phân đoạt cũng chủ khắc vợ. Đây là cần phải hỷ kị phối hợp thể định, không thể cứng nhắc được.

Nguyên văn: Bàn về phần Tử tức, cũng phải xem cung phận và sao Tử tức thấu ra hỷ kỵ, lý lẽ đánh giá hơi giống với luận Thê. Song khi xem về tử tức, ca quyết Trường Sinh Mộc Dục cũng phải đọc thuộc, như:

"Trường Sinh bốn con, trung tuần còn một nửa
Mộc Dục hai con đều cát tường
Quan Đới, Lâm Quan đều có ba con
Đế vượng được năm con
Suy có hai con, Bệnh có một con
Tử đến già cũng không có con trai, trừ khi nhận nuôi con người khác
nhập Mộ là lúc Mệnh yểu vong
Tuyệt một con
Thai sinh con gái đầu lòng
Dưỡng ba con chỉ còn lại một
nam tử trong cung tử tế tường"

Từ chú thích: Quan Sát là sao con cái (Tử tinh), chi giờ là cung phận của Tử tức. Phối hợp hỷ kỵ gần giống với luận vợ, nhưng cũng có điều cần chú ý, xét Quan cần kiêm xét Tài, xem Sát cần kiêm xem Thực, đây là bàn đến Thân cường. Trường hợp Thân nhược cần xem có hay không có Ấn thụ, cho nên Trích Thiên Tủy lấy Thực Thương làm con, Tài làm vợ, Tài vượng ám sinh Quan Sát, cho dù Tứ trụ không thấy rõ Tử tinh cũng ắt hẳn nhiều con, tương tự như Thực Thương sinh Tài cách, v.v... Quan Sát vượng mà vô chế hóa, Thân khinh mà Tài vượng phá Ấn cũng không có con, cho nên luận vợ con, đều cần xem xét phối hợp linh hoạt, cứ cứng nhắc lập luận thì không đúng. [Xem thêm Trích Thiên Tủy - tiết Lục Thân].

Trường Sinh Mộc Dục ca cũng chính là Trường Sinh Mộc Dục của Quan Sát. Như cho giờ làm Quan Sát lâm Trường sinh ứng với có bốn con; ý của câu "trung tuần còn một nửa" nghĩa là thời điểm nắm lệnh đã thoái rồi, ví dụ như (tháng) Dần là Trường sinh Bính Mậu, sau trung tuần (từ ngày 11 đến 20 tháng Dần), Giáp mộc nắm lệnh, Bính Mậu thoái khí cho nên số con giảm còn nửa. Mộc Dục thì hai con, giống sau trung tuần tháng Dần; Quan Đới Lâm Quan thì ba con; Đế vượng năm con; Thai là con gái, Dưỡng là ba trai còn một. Ca quyết này đoán năm con là tối đa, trai hay gái nhiều, hoặc vài chục con thì lấy gì định? Dùng sinh vượng suy hay bại của hỷ dụng mà đoán nhiều hay ít con; dùng thành bại hay cứu ứng mà quyết có con hay không con. Phép đoán là như thế cả chứ không phải cổ nhân dối gạt gì cả.

Nguyên văn: Phép luận Trường Sinh dùng dương mà không dùng âm, như ngày Giáp Ất chỉ dụng Trường Sinh Canh kim, cục Tị Dậu Sửu thuận số mà không dùng Tân kim nghịch số cục Tý Thân Thìn. Tuy sách có nói Quan là con gái còn Sát là con trai, nhưng rốt cuộc không thể lấy Giáp dùng Canh con trai mà dùng dương cục, còn Ất dùng Tân con trai mà dùng âm cục. Cho nên mộc là nhật chủ không cần hỏi Giáp hay Ất, đều lấy Canh là con trai, Tân là con gái, lý đó tự nhiên đều ở Quan Sát, có ứng nghiệm không?

Từ chú thích: Thập can tức Ngũ Hành, chỉ có Ngũ Hành Trường Sinh mà không có Thập can Trường Sinh. Gọi dương Trường Sinh và âm Trường Sinh chính là do hậu nhân chẳng hiểu nguyên lý mà đơm đặt suy đoán. Gọi Quan là con gái, Sát con trai chính là dương can là nam, âm can là nữ. Lấy Giáp làm ví dụ thì Tân Quan là nữ, Canh Sát là nam. Nếu là Ất thì Canh Quan là năm, Sát là nữ, không thể lầm được. [ Mời xem lại tiết Thập can âm dương sinh khắc ].

Nguyên văn: Cho nên khi cầm bát tự, muốn xem con cái trước tiên phải xem chi giờ. Như sinh ngày Giáp Ất thì xem quan hệ Canh kim ở cung nào, hoặc đóng ở sinh vượng, hoặc đóng tử tuyệt thì ít nhiều đã biết được số, sau đó phối với can giờ là Tử tinh. Như Tài cách mà can giờ thấu Thực, Quan cách mà can giờ thấu Tài đều gọi là can giờ hữu dụng (có dụng thần), chủ có con quý hiển, nhưng không nhiều lắm. Nếu lại gặp sinh vượng tất con trẻ quấn quít quanh chân, khó mà lượng được. Nếu can giờ không tốt, Tử tinh thấu phá cục, nghĩa là phùng Tài vượng khó khăn đường con cái, nếu gặp tử tuyệt thì khó có hy vọng. Phép luận vợ con này chỉ mang tính khái quát.

Từ chú: Thời can hữu dụng tức xem thập thần thấu lên ở can giờ là hỷ là dụng tức hữu dụng, không nhất định phải là (thấu) Quan Sát. Dùng sinh vượng tử tuyệt của Quan Sát để giả định về số con, sau nữa xem thêm can giờ hỷ dụng đây là phép đoán linh hoạt và đặc thù không câu chấp. Dưới là mệnh của đại vương Vương Hiểu Lại (1886-1967), rất đông con:

Bính Tuất - Tân Sửu - Nhâm Ngọ - Mậu Thân

Đại vận: nhâm dần quý mão giáp thìn ất tị bính ngọ đinh vị mậu thân kỷ dậu
Mậu thổ Thất Sát, thấu ra can giờ, thổ cư trung ương, ký sinh ở Dần Thân, nên Thân cũng là sinh địa của thổ. Trường Sinh ca quyết luận có bốn con. Bính Tân tương hợp, Nhâm thủy thông nguồn, Thân vượng chống được Sát, còn ngày Nhâm tọa Ngọ, "Lộc Mã đồng hương", chọn Tài sinh Sát làm Dụng thần. Thời can hữu dụng, là tượng nhiều con; Tài là hỷ thần, cũng là tượng vợ đắc lực. Song từ ca quyết có gấp đôi lên cũng chỉ được tám con, còn Vương Quân có hơn 30 người con, thì xem theo cách nào đây?

11.6.2012