tuhynhan, 21.8.2012
Ngũ Ngôn Độc Bộ bình chú
Tác giả: Hoàng Đại Lục
Hoàng Đại Lục bình chú:
Ở nước ta, từ xưa đến nay lưu truyền nhiều phương pháp đoán mệnh, trong đó thịnh hành nhất là thuật Tử Bình. Tử Bình sở dĩ ngàn năm không bị thay thế bởi vì thứ nhất là nó có hệ thống phương pháp luận hoàn chỉnh, độ ứng nghiệm rất cao; hai là vì người nghiên cứu rất đông đảo cung cấp nhiều phú văn mệnh lý để tham khảo, ví dự như: Kế Thiện Thiên, Hỷ Kị Thiên, Định cách cục quyết, Lục Thần thiên, Kính Vị Luận (1), Kim Bất Hoán cốt tủy ca, Tử Bình toát yếu ca, Tứ Ngôn Độc Bộ, Ngũ Ngôn Độc Bộ (2), v.v..., những phú văn này phụ trợ rất tốt cho giáo trình của người học Tử bình.
Trong nhiều mệnh lý phú văn, Ngũ Ngôn Độc Bộ (tác giả khuyết danh) có thể nói nổi bật nhất, khí thái mạch văn như thác đổ còn phương thức trình tự như mở đường dẫn lối, trong đó trình bày mệnh lý Tử bình với tính chất tinh, thô đều có, vừa đơn giản dễ hiểu vừa tóm tắt khái quát, vừa hợp giới thanh tao trí thức vừa dễ hiểu với tầng lớp thông thường khác, cho nên ảnh hưởng rất lớn đối với giới Tử Bình.
Song, người đọc vẫn mờ mịt, người thực sự đọc mà hiểu rõ thì rất ít, ngược lại, phần lớn người yêu thích Tử bình đều mất phương hướng y như đọc các tác phẩm mệnh lý lầm lạc của Nhậm Thiết Tiều, Dư Xuân Đài, Từ Nhạc Ngô. Hai mươi năm trước, người viết từng được dạy sai lầm to lớn về cái gọi là "Cân bằng dụng thần" và "Điều hậu dụng thần", làm mất 10 năm lòng vòng, lẩn quẩn về lý luận này. Sau khi trải qua vô số khó khăn và thất vọng mới hoàn toàn tỉnh ngộ, từ từ quay về chính đạo Tử Bình, mà Ngũ Ngôn Độc Bộ chính là yếu tố có tác dụng rất lớn làm tỉnh ngộ. Để hậu học không mê đường lạc lối như trên, người viết đem những chú giải của mình về Ngũ Ngôn Độc Bộ ra công bố, tin hay không, xin hai chữ tùy duyên.
Chính văn:
1- Hữu bệnh phương vi quý
vô thương bất thị kỳ
cách trung nhược khử bệnh
tài lộc hỷ tương tùy.
(có bệnh mới quý,
không bị tổn thương thì không có gì đặc sắc,
trong cách cục mà khử được bệnh,
tiền của, bổng lộc và may mắn luôn bên mình)
Hoàng Đại Lục bình chú:
Đoạn phú này mở đầu không rào trước đón sau, nêu rõ vấn đề cốt lõi, đánh thẳng vào vấn đề quan trọng nhất, trọng yếu nhất của mệnh lý, trực tiếp đưa ra lời giải đáp đối với hai vấn đề to lớn là làm thế nào để xem phú quý bần tiện và suy đoán cát hung họa phúc, đồng thời đưa ra quan điểm luận mệnh phần lớn ngược với thường lý, xưa nay chưa hề biết tới "Hữu bệnh phương vi quý, vô thương bất thị kỳ".
Phần đông học giả mệnh lý đều tin rằng ngũ hành Bát tự quý tại cân bằng và lưu thông, tựa như lý thuyết khoa Trung Y: "thất hành tắc bệnh, bất thông tắc thống, hữu bệnh hữu thống tự nhiên tựu bất hảo" (mất cân bằng thì bệnh, không lưu thông thì đau, có bệnh, đau đớn đương nhiên không tốt). Thực ra, lời này là có phần thiên vị, bởi vì cân bằng và mất cân bằng là một cặp mâu thuẫn, cũng là quan hệ tương hỗ một âm một dương, tầm quan trọng như nhau, tại sao ta chỉ nhấn mạnh tính cân bằng? Ta thường nói "ăn ngon do tiệm, hay ho do trí tuệ", "thất bại là mẹ thành công", " muốn cơ thể trẻ nhỏ ổn định, thường thường phải cho nó chịu ba phần đói và lạnh", đây không phải đang nói đến điểm tốt của thuyết mất cân bằng hay sao? Không té ngã sao biết đi, không xuống nước sao biết bơi, không nhiễm vi khuẩn sao hình thành miễn dịch, "văn chương thường ghen số mệnh hanh thông” (3), có uất giận mới xuất hồn thơ, trong xấu ắt hẳn có điểm tốt. Cân bằng là trang thái tĩnh, mất cân bằng là trạng thái động, nước yên thì không chảy, vật bằng phẳng thì bất động thôi mà.
Sinh mệnh một khi đã sinh ra thì luôn luôn trong trạng thái động, chưa từng vượt quá trạng thái cân bằng thực sự. Bên trong cơ thể tồn tại tính mất cân bằng bẩm sinh, mà chính sự mất cân bằng này mới là yếu tố then chốt quyết định cá tính khác nhau. Có người cá tính mạnh mẽ, có người nhu nhược, có người nhanh nhẹn, có người chậm chạp, có người bướng, có người hiền, có người giỏi biểu đạt bằng lời nói, có người thạo ngôn ngữ tứ chi, có người tinh thông lý số, có người sở trường tưởng tượng, có người sở hữu nhiều nhạc cụ, có người yêu thích sự vật thần bí, Thành Long không thích đọc sách, Dương Lan (4) không thích đánh đấm, Lâm Chí Linh (5) không chơi cử tạ, Dương Lệ Bình (6) không nấu ăn, Lý Bạch không rượu không thành thơ, Cổ Long (7) không sắc khó động bút, v.v..., nếu những người này tất cả đều cân bằng, khiến Lý Bạch không uống rượu, Lý Quỳ tận lực theo nghiệp học hành, Thành Long tài giỏi như Trần Cảnh Nhuận (, Dương Lan có khả năng đóng phim võ thuật, trình diễn tạp kỹ như Lý Liên Kiệt, vậy những người này sẽ không thích những thứ vốn dĩ năng khiếu của họ, và sẽ không có thành tựu dựa trên năng khiếu đó, rất có thể ngay cả sức khỏe hay cơ thể của họ cũng không được như vốn dĩ phải có. Chỉ có sự mất cân bằng của yếu tố cơ thể mới đưa đến sự khác biệt về thể chất, tính cách, sở thích, năng lực ghi nhớ, sức tưởng tượng, khả năng tính toán và lý luận, v.v... Có khác biệt của các mặt vừa kể cuối cùng mới dẫn đến sự khác biệt thành tựu trong sự nghiệp. Người đạt thành tựu lớn, không một ai không đem tinh lực sở hữu dồn vào một hai yếu tố đang mất cân bằng nghiêm trọng nào đó.
Bởi vậy, mệnh cách Bát tự phải có bệnh có thương tích mới tốt, vô bệnh vô thương dĩ nhiên cân bằng, nhưng lại thành tầm thường. Phải rực rỡ mới gọi là lạ, không chỉ phải có bệnh thương tích, mà còn cần lâm trọng bệnh, bị trọng thương! Cùng bác sĩ như nhau, người trị hết đau đầu không cho là giỏi, còn người trị khỏi bệnh hiểm nghèo, khởi tử hồi sinh mới là danh y quốc gia. Cùng ra tay như nhau, nhưng đánh bại mầm bệnh tựa như Củng Hán Lâm (9) không cho là hảo hán, đả bại thú dữ như Thái Sâm mới là anh hùng. Vàng thử lửa, gian nan thử sức, nước loạn mới biết tôi trung, thiên hạ đại loạn mới sinh anh hùng.
Đương nhiên, có bệnh phải có chế, vô chế thì phá cách, phá cách không nghèo cũng yểu. Cho nên viết: "Cách trung nhược khử bệnh, tài lộc hỷ tương tùy." Chú ý! chữ "cách" này hết sức quan trọng, ngàn vạn lần không thể mơ hồ bỏ qua. "Cách" này là chỉ cách cục cấu thành nguyệt lệnh dụng thần, chữ "bệnh" là chỉ bệnh của cách cục, không phải bệnh bát tự hay nhật nguyên. Rất nhiều mệnh lý học giả đều ít chú ý đến chữ "cách" này, mà sai lầm cho là Nhật nguyên và Tài Quan cần phải cân bằng, rồi suy diễn mất cân bằng là bệnh, hàn noãn (sưởi ấm), táo thấp (hanh khô) cũng cần cân bằng, mất cân bằng cũng là bệnh. Bởi vậy, cả thảy tám chữ thì họ tìm ra được một hoặc vài chữ làm cân bằng toàn cục, đem các tên này gọi thành "Cân bằng dụng thần" và "Điều hậu dụng thần". Nếu thật sự như vậy, thì Tử Bình Chân Thuyên đã không viết "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh", Ngũ Ngôn Độc Bộ cũng sẽ không nói "Cách trung nhược khử bệnh", mà sẽ nói "Bát tự nhược khử bệnh" hoặc "Ngũ hành nhược khử bệnh" hoặc "Nhật nguyên nhược khử bệnh". Tác giả sở dĩ nói đến hai chữ "cách trung" bởi vì ở Tử Bình đều là lấy thành bại cao thấp của cách cục để luận, cho nên "Uyên Hải Tử Bình - phần Bảo pháp chi nhị" mới nói: "Thông thường xem số Tử Bình, chọn cách không chắc, mười phần sai hết chín.", phú quý bần tiện, cát hung họa phúc, tất cả đều là "cách trung", không có ngoại lệ. Chỉ có xem chuẩn được thành bại cao thấp của cách cục mới có thể định chuẩn xác mức độ phú quý bần tiện, chỉ có tìm đúng "bệnh" của "cách trung" mới có thể đoán đúng cát hung họa phúc. Mà cái gọi là "bệnh" của "cách trung" là chỉ vấn đề tổ hợp và thuần tạp của Dụng thần và Tướng thần, của Cừu thần và Hỉ thần, v.v... và vấn đề ở đây không phải là vấn đề cân bằng giữa Nhật nguyên và Tài Quan. Dù cho là Dụng, Tướng, Hỉ, hay Kị thần cũng không cần phải cân bằng, mà chỉ cần bảo vệ trạng thái "bệnh trọng hữu chế" mới là trạng thái tốt nhất.
Có điều, ý nghĩa chữ "cách" này cũng có vài loại: cách là chỉ ngoại cách, mà có khi cách là chỉ chính cách, cục chỉ ngoại cách, cách là cách mà cục là cục, cần phân biệt rõ. Nhưng xem "Uyên Hải Tử Bình", trong đó chỉ ghi "Nội thập bát cách" và "Ngoại thập bát cách", không phân tách giữa cách và cục. Ngũ Ngôn Độc Bộ chỉ dùng một chữ "cách" để bao quát hết nội cách và ngoại cách, cũng không phân nhỏ ra cách và cục. Bởi vậy, chúng ta có thể đem cách và cục gọi chung là "cách" .
Lý Thiết Bút giải thích:
Bốn câu đầu khai thông nguồn gốc luận mệnh của hệ thống Bát tự mệnh lý học, đó là "bệnh dược nguyên lý". Thế bệnh là gì, dược là gì? Ta đều biết rằng một bát tự tuyệt đối không hề có chuyện "trung hòa thực sự" (vô bệnh), hầu hết đều có bệnh: Nhật chủ cường, nhật chủ nhược, mệnh cục hàn thấp, mệnh cục viêm nhiệt, ...(hữu bệnh), tất cả đều là Bệnh của Bát tự. Thực ra thì bát tự có bệnh là hiện tượng hết sức bình thường, nếu giả sử một bát tự hoàn toàn cân bằng, không nóng, không lạnh, không cường không nhược thì khi gặp đại vận, lưu niên xảy ra việc kết hợp hình xung hại hợp với kết cấu bát tự thì sự mất trung hòa, mất cân bằng sẽ xảy ra, đương sự lập tức gặp hung hiểm chứ không có gì tốt đẹp. Quá hiển nhiên, một bát tự cân bằng hoàn toàn thì trong đời tai họa sẽ xảy ra liên miên. Cho nên Ngũ ngôn độc bộ mới mở đầu bằng câu: "hữu bệnh phương vi quý, vô thương bất thị kỳ."
Ngũ Ngôn Độc Bộ bình chú
Tác giả: Hoàng Đại Lục
Hoàng Đại Lục bình chú:
Ở nước ta, từ xưa đến nay lưu truyền nhiều phương pháp đoán mệnh, trong đó thịnh hành nhất là thuật Tử Bình. Tử Bình sở dĩ ngàn năm không bị thay thế bởi vì thứ nhất là nó có hệ thống phương pháp luận hoàn chỉnh, độ ứng nghiệm rất cao; hai là vì người nghiên cứu rất đông đảo cung cấp nhiều phú văn mệnh lý để tham khảo, ví dự như: Kế Thiện Thiên, Hỷ Kị Thiên, Định cách cục quyết, Lục Thần thiên, Kính Vị Luận (1), Kim Bất Hoán cốt tủy ca, Tử Bình toát yếu ca, Tứ Ngôn Độc Bộ, Ngũ Ngôn Độc Bộ (2), v.v..., những phú văn này phụ trợ rất tốt cho giáo trình của người học Tử bình.
Trong nhiều mệnh lý phú văn, Ngũ Ngôn Độc Bộ (tác giả khuyết danh) có thể nói nổi bật nhất, khí thái mạch văn như thác đổ còn phương thức trình tự như mở đường dẫn lối, trong đó trình bày mệnh lý Tử bình với tính chất tinh, thô đều có, vừa đơn giản dễ hiểu vừa tóm tắt khái quát, vừa hợp giới thanh tao trí thức vừa dễ hiểu với tầng lớp thông thường khác, cho nên ảnh hưởng rất lớn đối với giới Tử Bình.
Song, người đọc vẫn mờ mịt, người thực sự đọc mà hiểu rõ thì rất ít, ngược lại, phần lớn người yêu thích Tử bình đều mất phương hướng y như đọc các tác phẩm mệnh lý lầm lạc của Nhậm Thiết Tiều, Dư Xuân Đài, Từ Nhạc Ngô. Hai mươi năm trước, người viết từng được dạy sai lầm to lớn về cái gọi là "Cân bằng dụng thần" và "Điều hậu dụng thần", làm mất 10 năm lòng vòng, lẩn quẩn về lý luận này. Sau khi trải qua vô số khó khăn và thất vọng mới hoàn toàn tỉnh ngộ, từ từ quay về chính đạo Tử Bình, mà Ngũ Ngôn Độc Bộ chính là yếu tố có tác dụng rất lớn làm tỉnh ngộ. Để hậu học không mê đường lạc lối như trên, người viết đem những chú giải của mình về Ngũ Ngôn Độc Bộ ra công bố, tin hay không, xin hai chữ tùy duyên.
Chính văn:
1- Hữu bệnh phương vi quý
vô thương bất thị kỳ
cách trung nhược khử bệnh
tài lộc hỷ tương tùy.
(có bệnh mới quý,
không bị tổn thương thì không có gì đặc sắc,
trong cách cục mà khử được bệnh,
tiền của, bổng lộc và may mắn luôn bên mình)
Hoàng Đại Lục bình chú:
Đoạn phú này mở đầu không rào trước đón sau, nêu rõ vấn đề cốt lõi, đánh thẳng vào vấn đề quan trọng nhất, trọng yếu nhất của mệnh lý, trực tiếp đưa ra lời giải đáp đối với hai vấn đề to lớn là làm thế nào để xem phú quý bần tiện và suy đoán cát hung họa phúc, đồng thời đưa ra quan điểm luận mệnh phần lớn ngược với thường lý, xưa nay chưa hề biết tới "Hữu bệnh phương vi quý, vô thương bất thị kỳ".
Phần đông học giả mệnh lý đều tin rằng ngũ hành Bát tự quý tại cân bằng và lưu thông, tựa như lý thuyết khoa Trung Y: "thất hành tắc bệnh, bất thông tắc thống, hữu bệnh hữu thống tự nhiên tựu bất hảo" (mất cân bằng thì bệnh, không lưu thông thì đau, có bệnh, đau đớn đương nhiên không tốt). Thực ra, lời này là có phần thiên vị, bởi vì cân bằng và mất cân bằng là một cặp mâu thuẫn, cũng là quan hệ tương hỗ một âm một dương, tầm quan trọng như nhau, tại sao ta chỉ nhấn mạnh tính cân bằng? Ta thường nói "ăn ngon do tiệm, hay ho do trí tuệ", "thất bại là mẹ thành công", " muốn cơ thể trẻ nhỏ ổn định, thường thường phải cho nó chịu ba phần đói và lạnh", đây không phải đang nói đến điểm tốt của thuyết mất cân bằng hay sao? Không té ngã sao biết đi, không xuống nước sao biết bơi, không nhiễm vi khuẩn sao hình thành miễn dịch, "văn chương thường ghen số mệnh hanh thông” (3), có uất giận mới xuất hồn thơ, trong xấu ắt hẳn có điểm tốt. Cân bằng là trang thái tĩnh, mất cân bằng là trạng thái động, nước yên thì không chảy, vật bằng phẳng thì bất động thôi mà.
Sinh mệnh một khi đã sinh ra thì luôn luôn trong trạng thái động, chưa từng vượt quá trạng thái cân bằng thực sự. Bên trong cơ thể tồn tại tính mất cân bằng bẩm sinh, mà chính sự mất cân bằng này mới là yếu tố then chốt quyết định cá tính khác nhau. Có người cá tính mạnh mẽ, có người nhu nhược, có người nhanh nhẹn, có người chậm chạp, có người bướng, có người hiền, có người giỏi biểu đạt bằng lời nói, có người thạo ngôn ngữ tứ chi, có người tinh thông lý số, có người sở trường tưởng tượng, có người sở hữu nhiều nhạc cụ, có người yêu thích sự vật thần bí, Thành Long không thích đọc sách, Dương Lan (4) không thích đánh đấm, Lâm Chí Linh (5) không chơi cử tạ, Dương Lệ Bình (6) không nấu ăn, Lý Bạch không rượu không thành thơ, Cổ Long (7) không sắc khó động bút, v.v..., nếu những người này tất cả đều cân bằng, khiến Lý Bạch không uống rượu, Lý Quỳ tận lực theo nghiệp học hành, Thành Long tài giỏi như Trần Cảnh Nhuận (, Dương Lan có khả năng đóng phim võ thuật, trình diễn tạp kỹ như Lý Liên Kiệt, vậy những người này sẽ không thích những thứ vốn dĩ năng khiếu của họ, và sẽ không có thành tựu dựa trên năng khiếu đó, rất có thể ngay cả sức khỏe hay cơ thể của họ cũng không được như vốn dĩ phải có. Chỉ có sự mất cân bằng của yếu tố cơ thể mới đưa đến sự khác biệt về thể chất, tính cách, sở thích, năng lực ghi nhớ, sức tưởng tượng, khả năng tính toán và lý luận, v.v... Có khác biệt của các mặt vừa kể cuối cùng mới dẫn đến sự khác biệt thành tựu trong sự nghiệp. Người đạt thành tựu lớn, không một ai không đem tinh lực sở hữu dồn vào một hai yếu tố đang mất cân bằng nghiêm trọng nào đó.
Bởi vậy, mệnh cách Bát tự phải có bệnh có thương tích mới tốt, vô bệnh vô thương dĩ nhiên cân bằng, nhưng lại thành tầm thường. Phải rực rỡ mới gọi là lạ, không chỉ phải có bệnh thương tích, mà còn cần lâm trọng bệnh, bị trọng thương! Cùng bác sĩ như nhau, người trị hết đau đầu không cho là giỏi, còn người trị khỏi bệnh hiểm nghèo, khởi tử hồi sinh mới là danh y quốc gia. Cùng ra tay như nhau, nhưng đánh bại mầm bệnh tựa như Củng Hán Lâm (9) không cho là hảo hán, đả bại thú dữ như Thái Sâm mới là anh hùng. Vàng thử lửa, gian nan thử sức, nước loạn mới biết tôi trung, thiên hạ đại loạn mới sinh anh hùng.
Đương nhiên, có bệnh phải có chế, vô chế thì phá cách, phá cách không nghèo cũng yểu. Cho nên viết: "Cách trung nhược khử bệnh, tài lộc hỷ tương tùy." Chú ý! chữ "cách" này hết sức quan trọng, ngàn vạn lần không thể mơ hồ bỏ qua. "Cách" này là chỉ cách cục cấu thành nguyệt lệnh dụng thần, chữ "bệnh" là chỉ bệnh của cách cục, không phải bệnh bát tự hay nhật nguyên. Rất nhiều mệnh lý học giả đều ít chú ý đến chữ "cách" này, mà sai lầm cho là Nhật nguyên và Tài Quan cần phải cân bằng, rồi suy diễn mất cân bằng là bệnh, hàn noãn (sưởi ấm), táo thấp (hanh khô) cũng cần cân bằng, mất cân bằng cũng là bệnh. Bởi vậy, cả thảy tám chữ thì họ tìm ra được một hoặc vài chữ làm cân bằng toàn cục, đem các tên này gọi thành "Cân bằng dụng thần" và "Điều hậu dụng thần". Nếu thật sự như vậy, thì Tử Bình Chân Thuyên đã không viết "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh", Ngũ Ngôn Độc Bộ cũng sẽ không nói "Cách trung nhược khử bệnh", mà sẽ nói "Bát tự nhược khử bệnh" hoặc "Ngũ hành nhược khử bệnh" hoặc "Nhật nguyên nhược khử bệnh". Tác giả sở dĩ nói đến hai chữ "cách trung" bởi vì ở Tử Bình đều là lấy thành bại cao thấp của cách cục để luận, cho nên "Uyên Hải Tử Bình - phần Bảo pháp chi nhị" mới nói: "Thông thường xem số Tử Bình, chọn cách không chắc, mười phần sai hết chín.", phú quý bần tiện, cát hung họa phúc, tất cả đều là "cách trung", không có ngoại lệ. Chỉ có xem chuẩn được thành bại cao thấp của cách cục mới có thể định chuẩn xác mức độ phú quý bần tiện, chỉ có tìm đúng "bệnh" của "cách trung" mới có thể đoán đúng cát hung họa phúc. Mà cái gọi là "bệnh" của "cách trung" là chỉ vấn đề tổ hợp và thuần tạp của Dụng thần và Tướng thần, của Cừu thần và Hỉ thần, v.v... và vấn đề ở đây không phải là vấn đề cân bằng giữa Nhật nguyên và Tài Quan. Dù cho là Dụng, Tướng, Hỉ, hay Kị thần cũng không cần phải cân bằng, mà chỉ cần bảo vệ trạng thái "bệnh trọng hữu chế" mới là trạng thái tốt nhất.
Có điều, ý nghĩa chữ "cách" này cũng có vài loại: cách là chỉ ngoại cách, mà có khi cách là chỉ chính cách, cục chỉ ngoại cách, cách là cách mà cục là cục, cần phân biệt rõ. Nhưng xem "Uyên Hải Tử Bình", trong đó chỉ ghi "Nội thập bát cách" và "Ngoại thập bát cách", không phân tách giữa cách và cục. Ngũ Ngôn Độc Bộ chỉ dùng một chữ "cách" để bao quát hết nội cách và ngoại cách, cũng không phân nhỏ ra cách và cục. Bởi vậy, chúng ta có thể đem cách và cục gọi chung là "cách" .
Lý Thiết Bút giải thích:
Bốn câu đầu khai thông nguồn gốc luận mệnh của hệ thống Bát tự mệnh lý học, đó là "bệnh dược nguyên lý". Thế bệnh là gì, dược là gì? Ta đều biết rằng một bát tự tuyệt đối không hề có chuyện "trung hòa thực sự" (vô bệnh), hầu hết đều có bệnh: Nhật chủ cường, nhật chủ nhược, mệnh cục hàn thấp, mệnh cục viêm nhiệt, ...(hữu bệnh), tất cả đều là Bệnh của Bát tự. Thực ra thì bát tự có bệnh là hiện tượng hết sức bình thường, nếu giả sử một bát tự hoàn toàn cân bằng, không nóng, không lạnh, không cường không nhược thì khi gặp đại vận, lưu niên xảy ra việc kết hợp hình xung hại hợp với kết cấu bát tự thì sự mất trung hòa, mất cân bằng sẽ xảy ra, đương sự lập tức gặp hung hiểm chứ không có gì tốt đẹp. Quá hiển nhiên, một bát tự cân bằng hoàn toàn thì trong đời tai họa sẽ xảy ra liên miên. Cho nên Ngũ ngôn độc bộ mới mở đầu bằng câu: "hữu bệnh phương vi quý, vô thương bất thị kỳ."