KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Thiên can âm dương sinh tử

Có hỏi: Thập can phân ra âm dương, có cương nhu, có sinh tử, thuyết này đúng hay không?
Trả lời: Thập can có ngũ dương và ngũ âm, dương là cương, âm là nhu, phân ra sinh tử như mẹ sinh ra con, con trưởng thành mà mẹ già chết, lý là tự nhiên. Phú viết: Dương sinh Âm tử, Dương tử Âm sinh, tuần hoàn thuận nghịch, mà thấy biến hóa vậy.

Giáp mộc là đứng đầu thập can, chủ tể bốn mùa, sinh dưỡng vạn vật; ở trên trời là sấm là Rồng, ở đất là xà nhà, là đòn dông, gọi là Dương mộc. Lộc đến Dần. Dần là mộc ở trên cao, rễ đã đứt, cành đã tuyệt, gọi là Tử mộc. Tử mộc, là Cương mộc vậy, cần phải cầm búa rìu để đẽo gọt mới thành khí. Trường sinh ở Hợi, Hợi là thủy ở sông, đầm, ao hồ, danh viết là Tử Thủy ( nước tù đọng), Cho nên Tử mộc bỏ vào trong Tử thủy, mặc dù ngâm trong nước lâu năm, cũng không thể mục nát, ví như ngọn cây Dầu, ở trong nước thì rất kiên cố. Nếu xa rời nước mà đến bờ mà gặp Quý thủy, Quý thủy là Hoạt thủy vậy, là mưa sương ở giữa trời đất, dạn dày nắng gió, khô ẩm không điều hòa, liền thành khô mục, thì có thể sinh hỏa, hỏa vượng mà mộc tất phải đốt cháy vậy, cho nên có họa tan thành mây khói vậy. Còn Ngọ thuộc Ly hỏa, hỏa dựa vào mộc sinh, mộc là mẹ của hỏa, hỏa là con của mộc, là Tử vượng Mẫu suy, lý chỗ này cuối cùng không hết? Cho nên Giáp mộc tử ở Ngọ. Kinh nói: Mộc không chạy hướng Nam. Chính là chỗ này vậy.

Ất mộc kế sau Giáp, phát dục vạn vật, sinh sinh không dứt; ở trên trời là gió, ở dưới đất là cây, gọi là Âm mộc. Lộc đến Mão, Mão là cây cối, rễ sâu là tốt, gọi là Hoạt mộc. Hoạt mộc, là Nhu mộc vậy, sợ dương kim chặt bổ là tai họa, sợ đến mùa Thu cây suy yếu rơi ngã, muốn Nhuận thổ mà bồi căn, lợi ở Hoạt thủy mà cành là sinh sôi. Hoạt thủy, là Quý thủy vậy, tức là mưa sương ở trên trời, suối nguồn trong đất; Nhuận thổ, là Kỷ thổ vậy, như thổ làm ruộng, công thành Giá Sắc. Kỷ lộc ở Ngọ, Ngọ là Lục Dương tiêu mất, lại sinh Nhất Âm, cho nên câu lúa nở hoa ở giờ Ngọ, Ất mộc sinh ở đất Ngọ. Tháng 10 thấy Hợi, Hợi chính là thuần âm nắm lệnh, Nhâm Lộc đến Hợi nắm quyền, Tử thủy phiếm lạm, thổ suy căn hư, mất có bồi dưỡng. Cho nên Ất mộc tử ở Hợi. Kinh nói: Thủy phiếm Mộc phù. Chính là chỗ này vậy.

Bính hỏa dựa vào ở giữa trời, chiếu khắp trên dưới và bốn phương; ở trên trời là ánh Thái Dương là tia chớp điện, ở dưới đất là bếp là nấu, gọi là Dương hỏa. Lộc ở Tị, Tị là hỏa bếp nấu, gọi là Tử hỏa. Tử hỏa, là Cương hỏa vậy, hỷ Tử mộc để phát ra ánh sáng, ghét kim, thổ vì che mất ánh sáng. Tử mộc, là Giáp mộc vậy, Giáp Lộc ở Dần, Dần là thành dương mộc, mộc thịnh hỏa sinh, ẩn ở giữa thạch mộc, người không thể sử dụng, không thể phát sinh, cho nên Ngũ Dương đều xuất ra ở tự nhiên mà thành Tiên thiên, Ngũ Âm đều thuộc ở nhân sự mà thành Hậu Thiên, Bính hỏa sinh ở Dần, lý là rất rõ ràng. Như hỏa Thái Dương từ phương Đông mà lên cao, đến phương Tây mà lặn, còn Dậu thuộc cung Đoài, Đoài là Trạch; Kỷ thổ sinh kim, kim khí thịnh, tức che mất ánh sáng Bính hỏa, không thể chiếu rõ, sao không mờ chứ? Cho nên Bính hỏa sinh ở Dần mà tử ở Dậu. Kinh nói: Hỏa không hướng Tây. Chính là chỗ này vậy.

Đinh hỏa kế sau Bính hỏa, là Tinh sao của vạn vật, tượng văn minh; ở trên trời là dội ngủ ngôi sao, ở dưới đất là ngọn đèn dầu, gọi là Âm hỏa. Lộc đến Ngọ, là lấy Lục Âm, bên trong có Ất mộc, có thể sinh Đinh hỏa. Ất là Hoạt mộc, Đinh là Hoạt hỏa. Hoạt hỏa, là Nhu hỏa vậy, Đinh hỷ Ất mộc mà sinh, là âm sinh âm vậy, ý nghĩa giống thế gian sử dụng dầu cải, dầu mè để làm nến, nói dầu là dầu của Ất mộc vậy. Về phần giờ Dậu, là Tứ âm nắm quyền, thì ngọn đèn dầu có thể sáng rực, đội ngũ ngôi sao thì có thể rực rỡ, cho nên Đinh sinh ở Dậu; Về phần đất Dần, hợp làm Tam Dương, mà sinh Dương hỏa, mà lui Âm hỏa, như mặt trời từ hướng Đông lên cao, hàng ngũ ngôi sao ẩn sáng, đèn dù có ánh lửa, ánh sáng không hiện. Cho nên Đinh sinh ở Dậu mà tử ở Dần vậy. Kinh nói: Hỏa minh tắc diệt. Chính là chỗ này vậy.

Mậu thổ trời đất chưa phân, trong giữ lấy một, trời đất đã phân, chở dày vạn vật, tụ ở trung ương, tán ở bốn góc. Ở trời là bụi, ở đất là núi, gọi là dương thổ. Lộc ở Tị, Tị là lửa ở trong lò vậy, nung luyện thành khí, khó có âm thanh, tính thì cương mãnh, khó mà xúc phạm. Hỷ có dương hỏa tương sinh, sợ âm kim cướp khí. Dương hỏa, là Bính hỏa vậy, Bính sinh ở Dần, Dần thuộc cung Cấn, Cấn là núi, núi là Cương thổ, tức là Mậu thổ vậy, dựa vào Bính hỏa mà sinh ra chỗ này. Về phần đất Dậu, Dậu thuộc cung Đoài, kim cướp hao tổn khí Mậu thổ, chính là kim thịnh thổ hư, là Mẫu suy Tử vượng, thêm kim đánh đá vỡ, sao có thể thọ dài chứ? Cho nên Mậu thổ sinh ở Dần mà tử ở Dậu. Kinh nói: Thổ hư thì băng. Chính là chỗ này vậy.

Kỷ thổ kế sau Mậu thổ, là nguyên khí của trời, là chân thổ của đất. Thanh khí thăng lên cao, xung hòa trời đất, trọc khí giáng xuống, tụ sinh vạn vật, gọi là Âm thổ. Thiên địa nhân là tam tài đều không thể thiếu khuyết ở thổ, như trong Càn Khôn ở giữa có người làm mai mối, chỗ này mất âm dương, sao có thể mà phối ngẫu? Cho nên không có ở bốn hành thì không tồn tại, ở bốn mùa thì gửi vượng ở chỗ này, chính là chân thổ vậy. Hỷ Đinh hỏa mà sinh, sợ dương hỏa mà táo. Lộc đến Ngọ, trong Ngọ có Đinh hỏa có thể sinh Kỷ thổ, bị Ất mộc cướp khí bồi gốc. Về phần đất Dậu, mà Đinh hỏa sinh, ký sinh ở Đinh hỏa, Kỷ thổ cũng có thể sinh vậy; đến Dần dụng sự, mộc hỏa nắm quyền, nung luyện Kỷ thổ, liền thành gốm sứ, khí lại mất trung hòa, lý là sao không có tổn hại chứ? Cho nên Kỷ thổ sinh ở Dậu mà tử ở Dần. Kinh nói: Hỏa táo thổ liệt. Chính là chỗ này vậy.

Canh kim nắm quyền cung kính trời đất, chủ thay đổi quyền bính ở nhân gian. Ở trời là gió sương, ở đất là kim loại, gọi là Dương kim. Lộc đến Thân, Thân chính là Cương kim, hỷ Mậu thổ mà sinh, sợ Quý thủy mà chìm; trường sinh ở Tị, trong Tị có Mậu thổ có thể sinh Canh kim, là dương sinh dương vậy; Tị là lửa trong lò bếp, nung luyện Canh kim, khí liền thành chung đỉnh, khỏ mà có âm thanh, nếu gặp thủy thổ vùi chôn thì không có âm thanh vậy, chỗ gọi là Kim thực vô thanh. Về phần Tý địa, là đất thủy vượng, là kim hàn thủy lạnh, là Tử vượng Mẫu suy, cũng gặp họa chìm sâu, sao có thể mà hồi sinh? Cho nên Canh kim sinh ở Tị mà tử ở Tý. Kinh nói: Kim thẩm thủy để. Chính là chỗ này vậy.

Tân kim kế sau Canh kim, là lấy Ngũ kim, là nguồn gốc đá thạch. Ở trên trời là mặt trăng, mặt tời, là sao Thái Âm, ở đất là kim loại, kim là quặng mỏ đá, gọi là Âm kim. Lộc đến Dậu, trong Dậu có Kỷ thổ có thể sinh Tân kim, là âm sinh âm vậy, gọi là Nhu Kim, là sao Thái Âm. Trường sinh ở Tý, Tý là thành của quẻ Khảm thủy, trong Khảm kim thuộc Nhất Dương, lại có Nhị Âm thuộc thổ, thổ có thể sinh kim, là Tử ẩn trong bào thai của Mẫu, chưa hiển lộ hình thể, được Tý thủy mênh mông, tránh khỏi phù sa, mới có thể xuất sắc, chỗ này là Thủy giúp Kim sáng, ánh sáng óng ánh. Về phần Tị địa, Tị là lửa trong bếp lò, đem Tân kim luyện thành tử khí, cũng bị ở trong Tị có Mậu thổ chôn vùi, hình thể không thể biến hóa, sao có thể mà hồi sinh? Cho nên Tân kim sinh ở Tý mà tử ở Tị vậy. Kinh nói: Thổ trọng kim mai. Chính là chỗ này vậy.

Nhâm thủy hỷ dương thổ trợ giúp mà thành bờ đê, lo sợ âm mộc cướp khí. Ở trên trời là mây, ở dưới đất là đầm hồ, gọi là Dương Thủy. Lộc ở Hợi, Hợi là thủy ao hồ tồn đọng lưu tồn, gọi là Tử thủy. Tử thủy, là cương thủy vậy, dựa vào Canh kim mà sinh, Canh Lộc đến Thân, có thể sinh Nhâm thủy, là khí ngũ hành chuyển dưỡng. về phần Mão địa, Mão là hoa lá của cây cối, mộc vượng ở Mão thì có thể khắc thổ, thổ hư thì sụp đổ, cho nên bờ đê sụp lở, mà đi tiết Nhâm thủy, tán mạn bốn phương vậy, lưu mà không phản, lại bị âm mộc cướp khí, sao hoạt động được tồn tại chứ? Cho nên Nhâm thủy sinh ở Thân mà tử ở Mão vậy. Kinh nói: Tử thủy hoành lưu. Chính là chỗ này vậy.

Quý thủy kế sau Nhâm thủy, chính là khí âm dương tạo thành một vòng thiên can, dần dần hoàn thành mà cuối cùng là qua về ban đầu, cho nên là bắt đầu phân lấy thanh trọc, tán ra bốn phương, có công nhuận hạ trợ thổ, là đức sinh sôi vạn vật. Ở trên trời là vũ lộ ( mưa sương), ở dưới đất là suối khe đá, gọi là Âm Thủy. Lộc ở Tý, Tý là đất âm cực dương sinh, Tân sinh thành thì Canh tử; Quý là Hoạt thủy, Hoạt thủy, là Nhu Thủy vậy, hỷ âm kim mà sinh, sợ dương kim mà trì trệ, muốn hành âm mộc thì căn có thể khai thông âm thổ, âm thổ đã thông ở mạch đất thì có thể lưu thông. Tháng 2 thấy Mão, là hoa quả cây cối, là mộc vượng nhà thổ, Quý thủy mới được thông đạt. Về phần Thân địa, là Tam Âm dụng sự, quẻ Bĩ nắm quyền, trời đất không giao hòa, vạn vật không thông, trong Thân có Khôn thổ, Canh kim liền trở thành đê ngằn sông, khiến cho Quý thủy không thể lưu thông, khốn đốn ở hồ nước, không có chỗ thi hành, sao lại sinh vật? Cho nên Quý thủy sinh ở Mão mà tử ở Thân. Kinh nói: Thủy không chảy về Tây. Chính là chỗ này vậy.

Luận viết: Lý Ngũ hành trường sinh mà cũng giống như vạn vật. Ví như giờ ở đầu ngày, quang cảnh trong sáng, đến Ngọ Ly cung, trời sáng càng đậm, ở đầu tháng, giả như đàn bà, rất hi vọng ánh sáng thanh khiết; như sinh ra con người, tự thiếu chí mạnh mẽ, từ già đến chết, là lẽ thường tình vậy. Vậy con người sinh ra, trẻ em chỉ biết khóc cười mà thôi, đến thời kỳ thanh niên thấy rõ hiền ngu, vạn vật đều giống như vậy.

Giáp mộc sinh ở Hợi, Hợi thuộc thủy, Giáp mộc ở chỗ này; mộc vượng ở mùa xuân, đến Dần là Lâm quan quy Lộc, Giáp mộc đắc thành, đến Ngọ thì tử; Bính hỏa sinh ở Dần, Dần thuộc mộc, Bính hỏa ở chỗ này, hỏa vượng ở mùa Hạ, đến Tị là Lâm quan quy Lộc, Bính hỏa đắc thành, đến Dậu thì tử; Canh kim sinh ở Tị, Tị có Mậu thổ, Canh kim ở chỗ này, kim vượng ở Thu, đến Thân là Lâm quan quy Lộc, canh kim đắc thành, đến Tý thì tử; Nhâm thủy sinh ở Thân, Thân thuộc lệnh kim, Nhâm thủy ở chỗ này, thủy vượng ở Mùa đông, đến Hợi là Lâm Quan quy Lộc, Nhâm thủy đắc thành, đến Mão thì tử; Mậu thổ sinh ở Dần, trong Dần có Bính hỏa, Mậu thổ sinh chỗ này, là mùa Tam Dương, thổ cao lấy động, vạn vật phát sinh, là Mậu sinh ở Dần vậy. Thổ vượng ở các tháng tứ quý, hỏa thổ có giống như Mẫu Tử tương sinh, cho nên Mậu theo Bính Lâm quan quy Lộc ở Tị.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Thập Can phân phối thiên văn

Giáp mộc là Lôi. Lôi là khí dương hà hơi ra vậy, Giáp mộc thuộc dương, cho nên chỗ này thủ tượng ở Lôi. Tra cứu nhiều nguyệt lệnh, tháng giữa xuân, Lôi chính là phát ra âm thanh, Giáp mộc vượng, tức càng nghiệm vậy, so với Lôi chấn động ở đất, mộc sinh ở đất, lý cũng không có khác nhau. Giáp mộc đến Thân mà thành tuyệt, lấy âmm thanh của Lôi (sấm) đến Thân mà thu vào vậy. Phàm mệnh thuộc ngày Giáp, thích gặp mùa xuân, hoặc là loại tượng, hoặc là Xu Can, hoặc là Diêu Tị, hoặc là Củng Quý, đều là đại cát; vận không thích hành Tây phương. Kinh nói: Mộc sinh ở Xuân, xử thế an nhiên, tất thọ.

Ất mộc là Phong. Ất mộc trường sinh ở Ngọ, bại ở Tị. Ở Ngọ mà sinh, bởi vì Ất là cây sống ở núi rừng, được đến mùa Hạ mà thỏa thích rậm rạp, chỗ nhiều chương thơ ca gọi là Hạ Mộc là thanh vậy; Sao lại nói ở Tị là bại? Tị chính là đất của Tốn, Tốn là Phong (gió), mộc thịnh sinh phong vậy, phong sinh ở mộc mà lại phá mộc, là do hỏa sinh ở mộc mà trái lại là đốt mộc, cho nên chắc chắn là thủ bại vậy, chỗ nói Ất mộc là phong, là nói chỗ mộc tự sinh mà thôi. Như thấy người sinh ngày Ất, ở mùa Thu là đại cát, mùa thu kim vượng, Ất mộc có thể hóa có thể tòng mà đoạn rễ lá đan xen lộn xộn, không có vũ khí sắc bén thì không có chỗ cắt thành; gặp Hợi hẳn phải chết, là lúc lá rơi về cội vậy?

Bính là Nhật (Mặt trời). 《 Thuyết Quái truyện 》viết: Ly là hỏa là mặt trời, Mặt trời và hỏa đều có tượng văn minh, chỗ này là lấy Bính hỏa danh là Nhật không đổi. Thái Dương xuất buổi sáng mà nhập vào buổi chiều, dương hỏa Dần sinh mà Dậu tử, mà lại có gì khác nhau chăng? Phàm Lục Bính sinh mùa Đông mùa Hạ, không bằng sinh ở mùa Xuân mùa Thu, mùa xuân có công làm ấm vạn vật, mùa Thu mặt trời có dùng làm khô vạn vật, mùa Đông thì âm u mờ tối, mùa Hạ thì rất nóng, nên suy xét tinh tế.

Đinh hỏa là Tinh (ngôi sao). Bính hỏa tử mà Đinh hỏa thành sinh từ chỗ này, ở trên trời mặt trời mờ nhạt mà sao chiếu sáng vậy. Như vậy loại tinh tượng (các vì sao) chỉ có vào ban đêm mới xán lạn, cho nên âm hỏa chỉ có gần tối mới xán lạn, mà vì sao Đinh không phải là tinh sao? Phàm người sinh ngày Đinh thích gặp ban đêm, thích gặp mùa Thu, như lúc ngôi sao được chiếu sáng vậy; lại thích hành đất thân nhược, như ở bên trong tàng ẩn đá chỗ thuộc Đinh hỏa, đá tuy ở trong nước, lập tức lấy gõ, cũng tự có hỏa; ngày cùng Đinh Tị, đa số là khắc cha anh vợ con, bởi vì Tài kị Tỉ Kiếp, anh trai khuất phục dưới em trai, vì trong Tị có Mậu thổ, là Thương quan vậy.

Mậu thổ là Hà (ráng mây màu). Thổ không có khí chuyên, dựa vào hỏa mà sinh, ráng mây màu hình thể là vô định, mượn mặt trời mà hiện theo, biết Bính hỏa là mặt trời, thì biết Mậu thổ là ráng mây màu vậy. Vậy ráng mây màu là hơn mặt trời, mặt trời lặn nhưng ráng mây thì không có hết, hỏa tắt thì thổ không có sức sống, cho nên gọi là ráng mây màu vậy. Như nhật chủ Mậu thổ thích tứ trụ có kèm theo thủy thì thành thượng cách, ráng mây màu dựa vào thủy mà rực sáng thành văn chương giỏi vậy; lại càng thích can năm thấy thấy Quý, Quý thì thành mưa, sau cơn mưa ráng mây màu hiện rõ mà nhìn thấy tượng văn minh vậy.

Kỷ thổ là Vân (mây). Kỷ thổ sinh ở Dậu, Dậu, là phương Đoài vậy, tượng là ao đầm. Tiên chính viết: "Thiên giáng thời vũ, sơn xuyên xuất vân." Nhưng mà mây là khí núi sông vậy, Kỷ tuy thuộc thổ, lấy luận chỗ này, thì cũng nên gọi là mây vậy. Cho nên Giáp Kỷ hợp mà hóa thổ, khí thăng lên mà thành mây; mây sấm cùng giao nhau mà làm mưa, rơi xuống thành sông nước mà thổ nhuận. Chỗ này tạo hóa cũng rất là kỳ diệu! Phàm thân chủ thuộc Kỷ thổ, quý là tọa ở Dậu, quý là sinh ở mùa xuân, quý là thấy Ấn, tọa Hợi thì không thể thấy Ất mộc, mây bay trên trời, gặp gió thì không khỏi mà thành loại lang sói vậy.

Canh kim là Nguyệt (Mặt trăng). Canh chính là dương kim phương Dậu, tại sao biết kỳ phối nguyệt chứ? Viết: Ngũ hành có Canh, giống như bốn mùa có trăng vậy; Canh không đợi mùa Thu mà trường sinh, nhưng nhất định mùa Thu mà thủy thịnh; trăng không đợi mùa Thu mà trăng muộn, nhưng nhất định mùa thu mà tăng thêm ánh sáng. Lấy màu sắc mà nói, mặt trăng chắc chắn là màu trắng vậy, giống như không khí vậy; lấy khí mà nói, là kim sinh thủy vậy, mặt trăng ứng với thủy triều vậy, giống như không khí mà thôi. Kinh nói: Kim chìm ở Tý. Cùng thấy mặt trăng chìm trong sóng nước vậy, thấy nhiều Nhật Nguyệt là thấy phương Canh, sinh đầu tháng cùng vị trí là Canh vậy, cho nên viết Canh kim là Nguyệt. Như người sinh ngày Canh, tứ trụ có thấy đến chữ Ất Tị, gọi là Nguyệt bạch Phong thanh, mùa Thu là trên hết, mùa Đông là thứ, không thủ ở mùa Xuân mùa Hạ.

Tân kim là Sương. Tháng 8, Tân kim đất kiến lộc, là tháng khí trời xác xơ tiêu điều, Bạch Lộ là sương, cây cỏ vàng úa suy mà rơi rụng, cho nên ngũ hành âm mộc tuyệt ở đất này, nếu mộc được búa rìu chặt phạt, chỗ này không có chỗ sinh vậy. Lúc lấy búa rìu vào rừng núi, lúc lấy sương dày chặt cây cối, suy xét lẽ trời, tham khảo nhân sự, xác thực ở Tân kim gọi là Sương vậy. Như người Tân tọa Mão, không thấu Ất, là đại phú, tọa Hợi thấu Bính thì quý. Thích sinh ở mùa Đông.

Nhâm thủy là Thu lộ ( hơi nước mùa Thu). Xuân cũng có hơi nước, sao chỉ nghĩ là lấy ở mùa Thu? Bởi vì hơi nước mùa Xuân, hơi nước vừa thấm mưa, còn hơi nước ở mùa Thu, là hơi nước thành sương đã rơi, là đầy hơi nước vậy. Xuân chủ sinh, Thu chủ sát, như vậy là có công dụng khác nhau, cho nên chúng ta lấy Nhâm là Thu lộ vậy, bởi vì hơi nước là thuộc thủy, mà Nhâm thủy sinh ở Thân, bản năng của thủy là sinh mộc, thủy đã sinh ở đây, tại sao mộc lại tuyệt ở chỗ này? Cho nên biết Nhâm là hơi nước, là Thu lộ vậy. Như ngày Nhâm sinh ở mùa Thu, thấy lộ rõ Đinh hỏa, Đinh là Tinh sao trên dãy ngân hà, Nhâm là Thu lộ, một lúc rửa hơi nóng bốc lên, tượng hàng ngang thấy rất rõ ràng vậy.

Quý thủy là Xuân lâm ( mưa dầm ở mùa Xuân). Quý thủy sinh tháng Mão, hiệu viết là Xuân lâm. Bởi vì âm mộc được mưa mà phát sinh vậy, nhưng đến Thân thì tử, tháng 7, 8 thì nhiều khô hạn vậy. Mà trước Mão một vị là Thìn, Thìn, là long cung vậy, Mão gần Long cung mà thủy sinh, Long (Rồng) một khi hưng phấn thì chỗ này liền hóa thành mưa; Mão là Lôi môn, Lôi một khi chấn động mà Long chỗ này tất phải phát động, xem đến đây thì Quý thủy là Xuân lâm rồi. Như ngày Quý Mão thấu ra chữ Kỷ, có tượng mây được làm mưa, người tất có tài trị nước vậy. Xuân Hạ là cát, Thu Đông là không cát.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Thập nhị Chi phân phối địa lý

Tý là Mặc trì (đầm đen). Tý ở chính Bắc phương, thuộc thủy, tượng màu sắc đen, cho nên có tượng Mặc trì. Phàm mệnh gặp sinh năm Tý, thích thấy giờ Quý Hợi, gọi là thủy quy về biển lớn, lại gọi là Song Ngư du mặc, tất thành người văn chương vậy.

Ngọ là Phong hậu (vọng gác chiến tranh). Ngọ chính vị ở phương Nam, thuộc hỏa, thổ, màu đỏ vàng, danh viết chỗ này là Phong hậu vậy; lại Ngọ là Mã, Phong hậu chính là xứ sở ngựa chiến vậy; người sinh lúc lợi thấy Thìn, đến chân Long thì phàm ngựa trống rỗng vậy, gọi là Mã hóa Long câu.

Mão là Quỳnh lâm (Rừng đẹp). Mão thuộc Ất mộc, cư vị trí chính Đông, là ở lúc giữa mùa Xuân, vạn vật sinh ra chỗ này, màu sắc xanh hơi trắng (màu cẩm thạch), cho nên viết là Quỳnh lâm. Năm Mão gặp giờ Tị Mùi, thì tượng gọi là Thỏ nhập Nguyệt cung, chủ đại quý.

Dậu là Tự chung (Chuông chùa). Dậu thuộc kim, vị trí gần Tuất Hợi, Tuất Hợi, là Thiên Môn vậy, chuông, thuộc kim vậy, chuông chùa gõ thì vang vọng đến Thiên Môn; Dậu lại cư chính phương Tây, chùa thì ở Tây phương Phật giới vậy. Dậu thấy Dần là cát, gọi là Chung minh cốc ứng (nghĩa là chuông vang thì hang núi vọng lại).

Dần là Quảng cốc (Hang rộng). Dần là Cấn phương, Cấn là núi, Mậu thổ trường sinh vì vậy mà có nghĩa Quảng cốc vậy. Nhưng cung Dần có Hổ, người sinh Dần mà có giờ Mậu thìn, gọi là Hổ khiếu nhi cốc phong sinh (Hổ gầm mà hang núi phát gió), uy chấn vạn lý.

Thân là Danh đô. Khôn là đất, hình thể không có giới hạn, không phải nói lấy Danh đô là không đủ. Thân, là Khôn vậy, là Kinh Đô; là chỗ ở của đế vương; cung Thân có Nhâm thủy sinh, lại đối với cung Cấn núi, là thủy quấn vòng quanh núi vậy. Phàm mệnh thích năm Thân giờ Hợi, chính là Trời đất giao thái.

Tị là Đại dịch (Trạm lớn). Đại dịch là chỗ nhiều người tụ hội, là nơi đạo lộ thông suốt. Trong Tị có Bính hỏa Mậu thổ, là tượng vậy, trước Tị lại có Ngọ mã, cho nên viết là Đại dịch. Sinh năm Tị thích có được giờ Thìn, là Rắn hóa Rồng bay, ở cách gọi là Thiên lý Long Câu (Rồng bay nghìn dặm).

Hợi là Huyền hà. Là Thiên hà thủy, chảy xiết không trở về, cho nên viết là Huyền Hà, Hợi tức là Thiên Môn, lại thuộc thủy, không phải tượng Huyền hà sao? Người sinh năm Hợi, ngày giờ thấy hai chữ Dần, Thìn, chính là Thủy củng Lôi môn.

Thìn là Thảo trạch (Đầm cỏ). Nói đến đầm, rốt cuộc là chỗ thủy vậy, sau là Thìn ở Đông phương, là thủy khố, cho nên là cỏ là đầm; Thìn gặp Nhâm Tuất, Quý Hợi tức là cách Long quy đại hải.

Tuất là Thiêu nguyên (gốc đốt nóng). Tháng Tuất ở cuối mùa Thu, cây cỏ hết suy, nông dân đốt cây cỏ mà cày bừa, Tuất lại thuộc thổ, cho nên xưng danh Thiêu Nguyên, cho nên Tuất cùng chỗ Thìn đếu là chỗ quý nhân không đến vậy. Người sinh Tuất gặp Mão, hiệu viết là Xuân nhập thiêu ngân.

Sửu là Liễu Ngạn (Bờ cây Dương Liễu). Trong Sửu có thủy có kim, Ngạn là thổ vậy, cho nên ngăn thủy vậy, do đó gọi là Liễu Ngạn. Người sinh Sửu thấy giờ Kỷ Mùi, chính là cách Nguyệt chiếu Liễu sao ( Mặt trăng chiếu đỉnh nhọn cây Liễu), là cực điểm thượng cách.

Mùi là Viên. Mùi thuộc Hoa viên, Mão thì không thuộc, tại sao vậy? Mão là mộc vượng, tự thành rừng núi; Mùi là mộc khố, giống như con người xây bức tường để bảo vệ các loài hoa vậy, lấy trăm hoa là nói trong Mùi có chứa tạp khí mà thôi; Người sinh năm Mùi là Song Phi cách, rất tốt, như Tân Mùi thấy Mậu Tuất, là các Lưỡng Can bất tạp vậy.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận thuộc tướng Địa Chi

Có hỏi: Địa chi có thuộc tướng, còn thiên can thì không có, tại sao vậy?
Trả lời: Là Thiên Can động là không có Tướng, địa chi tĩnh là có Tướng. Bởi vì trời nhẹ mà trong vậy, còn đất thì nặng mà đục vậy, ở trong nặng và đục, chỗ này là có vật. Cho nên Tý Chuột, Sửu thuộc Trâu, Dần thuộc Hổ, Mão thuộc Thỏ, Thìn thuộc Rồng, Tị thuộc Rắn, Ngọ thuộc Mã, Mùi thuộc Dê, Thân thuộc Khỉ, Dậu thuộc Gà, Tuất thuộc Chó, Hợi thuộc Heo. 12 thuộc tướng này cũng có phân ra dùng chẵn và lẻ, thịnh và suy. Số lẽ là Chuột, Hổ, Rồng, Mã, Khỉ, Chó, một là thuộc dương, chân lục thú này đều là đơn; Số chẵn là Trâu, Thỏ, Rắn, Dê, Gà, Heo, hai là thuộc âm, chân lục thú này đều là đôi. Duy chỉ có Rắn là không có chân thì làm sao thủ nghĩa? Bởi vì ở tháng Tị chính là tháng thuần dương, ở mùa chính là mùa xuân dương, số thì chẵn mà mùa là dương, cho nên dụng lấy tượng là Rắn, Rắn chính là vật âm, không dùng chân mà rõ ràng là thắc mắc tượng Tị, ý cũng không dám nói ra ở âm mà thôi, cũng ví như là có hai đầu. Có thể nghĩ nghiệm ra 12 tướng ( trạng thái) tức là lấy trong 36 loài chim, tự có phân biệt âm dương, phân ra đơn và đôi, chỗ này cũng là chỗ kỳ diệu của tạo hóa vậy.

Dần, là mộc vậy, cầm tinh là Hổ; Tuất, là thổ vậy, cầm tinh là Chó; Sửu, Mùi cũng là thổ vậy, Sửu cầm tinh là Trâu, Mùi cầm tinh là Dê, mộc thắng thổ, cho nên Chó cùng Trâu Dê là chỗ dùng của Hổ; Hợi, là thủy vậy, cầm tinh là Heo, Tị, là hỏa vậy, cầm tinh là Rắn; Tý cũng là thủy, cầm tinh là Chuột; Ngọ là hỏa cầm tinh là Ngựa, mà thủy thắng hỏa, cho nên Heo ăn Rắn, hỏa là chỗ thủy hại, cho nên Ngựa ăn phân Chuột mà trướng bụng. Nhưng cũng không hề có thắng nhau. Ngọ, là Ngựa, Tý là chuột, Dậu là Gà, Mão là Thỏ, thủy thắng hỏa, Chuột sao không đuổi Ngựa? Kim thắng mộc, Sao Gà không mổ Thỏ? Hợi là Heo, Mùi là Dê, Sửu là Trâu, thổ thắng thủy, sao Trâu và Dê không giết Heo? Tị là Rắn, Thân là Khỉ, hỏa thắng kim, sao Rắn không ăn Khỉ? Khỉ sợ Chuột, Chuột là thủy, Thân là kim, thủy không thắng kim, cớ sao Khỉ sợ Chuột? Tuất là thổ, Thân là Khỉ, thổ không thắng kim, sao Khỉ lại sợ Chó? Cầm tinh 12 thần nếu lấy khí tương khắc thì càng không tương ứng. Đại để là dùng chứa máu huyết lẫn nhau, về phần ăn nhau, nếu dùng răng không bén, thì dùng sức cơ bắp tốt xấu tự thắng nhau vậy.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Nhân Nguyên ti sự

Nói Nhất Khí hỗn độn, hình chất chưa tách ra, sao biết âm dương?
Bắt đầu Thái thuỷ, một tách thành ba, phút chốc liền phân chia, trời được mà thanh nhẹ là dương, đất được mà nặng đục là âm, con người ở giữa trời đất, chịu khí âm dương xung hòa. Cho nên ở đây thanh nhẹ là thập can, chủ Lộc, gọi là Thiên nguyên, nặng đục là thập nhị chi, chủ bản thân, gọi là Địa nguyên, trời đất nhiều mà chính vị, mới hình thành ở giữa trời đất, chính là chỗ gọi con người vậy. Cho nên Chi Lữ chỗ tàng là chủ mệnh, gọi là Nhân nguyên, danh là Thần chủ sự, lấy Mệnh thuật mà nói là Nguyệt lệnh.
+ Tháng giêng kiến Dần, trong Dần có Mậu thổ dụng sự 5 ngày, Bính hỏa trường sinh 5 ngày, Giáp mộc 20 ngày;
+ Tháng 2 kiến Mão, trong Mão có Giáp mộc dụng sự 7 ngày, Ất mộc 23 ngày;
+ Tháng 3 kiến Thìn, trong Thìn có Ất mộc dụng sự 7 ngày, Quý thủy mộ khố 5 ngày, Mậu thổ 18 ngày;
+ Tháng 4 kiến Tị, trong Tị có Mậu thổ 7 ngày, Canh kim trường sinh 5 ngày, Bính hỏa 18 ngày;
+ Tháng 5 kiến Ngọ, trong Ngọ có Kỷ thổ dụng sự 7 ngày, Đinh hỏa 23 ngày;
+ Tháng 6 kiến Mùi, trong Mùi có Đinh hỏa dụng sự 7 ngày, Ất mộc mộ khố 5 ngày, Kỷ thổ 18 ngày;
+ Tháng 7 kiến Thân, trong Thân có Mậu thổ dụng sự 5 ngày, Nhâm thủy trường sinh 5 ngày, Canh kim 20 ngày;
+ Tháng 8 kiến Dậu, trong Dậu có Canh kim dụng sự 7 ngày, Tân kim 23 ngày;
+ Tháng 9 kiến Tuất, trong Tuất có Tân kim dụng sự 7 ngày, Đinh hỏa mộ khố 5 ngày, Mậu thổ 18 ngày;
+ Tháng 10 kiến Hợi, trong Hợi có Mậu thổ 5 ngày, Giáp mộc trường sinh 5 ngày, Nhâm thủy dụng sự 20 ngày;
+ Tháng 11 kiến Tý, trong Tý có Nhâm thủy dụng sự 7 ngày, Quý thủy 23 ngày;
+ Tháng 12 kiến Sửu, trong Sửu có Quý thủy dụng sự 7 ngày, Tân kim mộ khố 5 ngày, Kỷ thổ 18 ngày.
Chỗ này thập nhị chi tra 12 tháng đều tàng ngũ hành là Nhân nguyên, phối lấy bốn mùa thì xuân ấm, thu mát, Đông lạnh, Hạ nóng, xoay tròn một vòng, cuối cùng trở lại ban đầu, Tuế công hoàn tất mà thành một năm.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Tiết Khí bốn mùa

Khí tháng giêng là Quẻ Thái, khí trời giáng xuống, nên là Vũ thủy;
tháng 2 là quẻ Đại Tráng, là lôi trên trời, nên là Kinh Trập, trước Vũ thủy mà sau Kinh Trập, cũng phù hợp vậy.
Kinh Trập, vạn vật xuất ra ở cung Chấn, Chấn là Lôi (Sấm) vậy;
Thanh Minh, vạn vật đủ ở Tốn, Tốn vi Phong vậy, Tốn đủ thanh khiết viết là Thanh Minh, Thanh Minh nghĩa là thanh khiết đầy đủ;
Cốc Vũ trong tháng 3, từ Vũ Thủy thổ cao dày mạch động, đến đây lại mưa, thì mạch thổ sinh vật, cho nên sinh loại ngũ cốc vậy;
Tiểu Mãn trong tháng 4, xưa nói: sau Tiểu Tuyết một ngày dương sinh một phân, tích tụ 13 ngày, sinh 30 phân mà thành một ngày, là Đông Chí, sau Tiểu Mãn âm sinh cũng vậy.
Cốc Vũ nếu đến trong tháng 3, Mang Chủng trong tháng 5, hai khí này duy chỉ nói cốc mạch. Cốc tất khởi đầu mới sinh, loại cốc ở mùa xuân, được khí mộc, tàn ở mùa thu, vì kim khắc mộc vậy; Mạch cuối cùng tất phải thành, loại lúa mạch ở mùa thu, được khí kim, thành ở mùa hạ, vì hỏa khắc kim vậy;
tháng 6 là tiết Tiểu Thử, Đại Thử ở trong tháng 6, trong tháng 6 cực nóng, cho nên nói là Đại, nhưng chưa đến ở Đại thì là từ Tiểu vậy;
Xử Thử trong tháng 7, tháng 7 hết nóng, bắt đầu hàn lạnh, đại hỏa lưu về hướng tây, khí Xử Thử là cuối cùng vậy, Xử, là ẩn vậy, nghĩa là tàng phục vậy;
tiết tháng 8 là Bạch Lộ,
tiết tháng 9 là Hàn Lộ, thu mộc thuộc kim, kim màu trắng, khí kim trắng lạnh, lộ ra màu sắc, Hàn, là khí lộ, trắng trước rồi khí mới lạnh, cho nên dần dần tràn vào vậy,
Sương Giáng trong tháng 9 lộ ra hàn lạnh, thủy kết thành sương vậy;
sau Lập Đông viết là Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, khí hàn lạnh bắt đầu lộ ra ở trong sương, cuối cùng là tuyết, trước sương là lộ, sương từ trắng là mới lạnh, sau sương là tuyết, tuyết từ tiểu mà đến đại, đều có dần dần vậy;
đến Tiểu Hàn, Đại Hàn, 《 U Phong 》 nói: "Một ngày dương phát, hai ngày lật liệt", dương phát phong hàn, cho nên tới tháng 11 là Tiểu Hàn, khí hàn lạnh run rảy, cho nên cuối tháng 12 là Đại Hàn vậy.

Đại để hợp lại mà nói, nửa năm đầu là chủ trường sinh, viết Vũ viết Lôi viết Phong, đều là khí Sinh, nửa năm cuối chủ sinh thành, viết Lộ viết Sương viết Tuyết, đều là khí Thành. Nói thời tiết ở nửa năm cuối, mà không nói thời vụ, thời vụ không dùng ở Xuân Hạ vậy.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Ngũ hành Vượng Tướng Hưu Tù Tử cùng ký sinh thập nhị cung

Đức thịnh đúng thời viết là Vượng. Như xuân mộc vượng, vượng thì sinh hỏa, hỏa là con mộc, con nhận nghiệp cha, cho nên hỏa là Tướng; mộc dụng thủy sinh, sinh ta là cha mẹ, trước mắt con nối dõi được thời, mà đăng cao hiển hách, sinh ra ta là nên hiểu thoái lui vậy, cho nên thủy là Hưu. Hưu, là chỗ đẹp vô cực, nhưng nghĩa của Hưu là vô sự. Hỏa có thể khắc kim, kim chính là quỷ của mộc, bị hỏa khắc chế, không thể thực thi, cho nên kim là ; hỏa có thể sinh thổ, thổ là Tài của mộc, Tài là vật ẩn tàng, cây cỏ phát sinh, thổ tán khí nhơ, cho nên xuân mộc khắc thổ là Tử. Hạ hỏa Vượng, sinh thổ thì thổ là Tướng, mộc sinh hỏa thì mộc là Hưu, thủy khắc hỏa thì thủy là Tù, hỏa khắc kim thì kim là Tử. Tháng 6 thổ vượng, thổ sinh kim thì kim tướng, hỏa sinh thổ thi hỏa hưu, mộc khắc thổ thì mộc tù, Thổ khắc thủy thì thủy tử. Thu kim vượng, kim sinh thủy thì thủy tướng, thổ sinh kim thì thổ hưu, hỏa khắc kim thì hỏa tù, kim khắc mộc thì mộc tử. Đông thủy vượng, thủy sinh mộc thì mộc tướng, kim sinh thủy thì kim hưu, thổ khắc thủy thì thổ tù, thủy khắc hỏa thì hỏa tử.

Nhìn mùa Hạ đại hạn, kim đá đều tan chảy, thủy thổ khô cháy. Tháng 6 khí nóng tăng, khí hàn diệt; mùa Thu thì kim thắng, cây cỏ vàng rụng; mùa Đông khí đại hàn quá lạnh, thủy đóng băng, khí hỏa giảm mạnh, hết thịnh vượng, nói chung là có thể thấy được vậy. Cho nên xếp thứ tự bốn mùa, tiết đầy thì tất lui, tính cách ngũ hành, công thành tất sẽ trở lại ban đầu, cho nên dương cực là đi xuống, âm cực là đi lên, quá trưa thì mặt trời ngã về Tây, trăng tròn rồi khuyết. Chỗ này là đạo thường của trời vậy. Trời đất và con người, thế tích tất tổn, tài tụ tất tán, trẻ lại già, vui lại buồn. Chỗ này là lẽ thường tình của con người vậy. Cho nên một thịnh một suy, hoặc được hoặc mất, vinh khô tiến thoái, khó mà thoát khỏi lý lẽ này. Kinh nói: Người dù linh hơn vạn vật, mệnh chớ thoát ở ngũ hành. Vì thế lời nói này là vô tận vậy.

Ngũ hành ký sinh thập nhị cung: Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng, tuần hoàn không ngừng, xoay vòng mà trở lại ban đầu, tạo vật nói chung cùng với con người là giống nhau, tuần hoàn 12 cung cũng giống như nhân gian luân hồi vậy. 《 Tam Mệnh đề yếu 》 nói: "Ngũ hành ký sinh thập nhị cung: 1, viết Thụ Khí, lại viết Tuyệt, viết Thúy, lấy vạn vật ở trong đất lúc chưa thành tượng, giống như bụng mẹ còn trống rỗng, vật chưa có vậy; 2, viết Thụ Thai, khí trời đất giao nhau tạo ra vật, vật ở trong đất nảy sinh, bắt đầu có khí, giống như con người thụ khí cha mẹ vậy; 3, viết Thành Hình, vạn vật ở trong đất đã thành hình, như con người thành hình ở trong bụng mẹ vậy; 4, viết Trường sinh, vạn vật phát sinh hướng vinh, giống như con người bắt đầu sinh ra mà hưởng thọ vậy; 5, viết Mộc dục, lại viết là Bại, lấy vạn vật bắt đầu sinh ra, hình thể giòn mềm, dễ bị hại, lấy mộc dục giống như con người sau khi sinh ra 3 ngày, hết ngũ vậy; 6, viết Quan đới, vạn vật dần tươi tốt xinh đẹp, giống như con người có đủ áo mũ vậy; 7, viết Lâm quan, vạn vật đã nở hoa kết quả, giống như con người lúc làm quan vậy; 8, viết Đế vượng, vạn vật đã thành thục, giống như con người lúc hưng vượng vậy; 9, viết Suy, lúc hình thể vạn vật suy yếu, giống như khí con người suy nhược vậy; 10, viết Bệnh, lúc vạn vật bệnh, giống như con người bị bệnh vậy; 11, viết Tử, vạn vật chết, giống như con người chết vậy; 12, viết Mộ, còn viết là Khố, khố là lấy lúc vạn vật thành công mà ẩn tàng, giống như cuối cùng là trở về mộ vậy. Trở về Mộ thì lại thụ khí, bào thai mà sinh ra".

Phàm suy tạo hóa, thấy sinh vượng vị tất liền lấy cát luận, thấy hưu tù tử tuyệt vị tất liền lấy hung luận. Như sinh vượng thái quá, cần ở chế phục, tử tuyệt bất cập, cần ở sinh phù, kỳ diệu là ở nhận thức biến thông. Xưa lấy Thai Sinh Vượng Khố gọi là Tứ Quý, Tử Tuyệt Bệnh Bại là Tứ Kị, còn lại là Tứ Bình, cũng chỉ nói lược qua.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận độn Nguyệt Thời

Nói đến mệnh, thủ năm làm gốc, là cha, tháng là anh em là thân hữu, ngày là chủ là vợ là bản thân, giờ là con cháu là quả là vinh nhục cả đời.
Lại viết: Năm là gốc, tháng là mầm giống, ngày là hoa, giờ là quả. Cho nên mầm không có gốc không sinh trưởng, quả không có hoa thì không kết trái. Cho nên độn tháng theo năm, độn giờ theo ngày.

Độn tháng: Tức là năm Giáp Kỷ, tháng giêng khởi Bính Dần, tháng 2 khởi Đinh Mão, thuận hành 12 tháng.
Cổ ca viết:
Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ,
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu,
Bính Tân chi tuế tầm Canh thượng,
Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu,
Cánh hữu Mậu Quý hà xứ khởi?
Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu.


Độn thời: Như người sinh ngày Giáp Tý giờ Tý tức Giáp Kỷ, lại thêm Giáp, liền hiểu giờ Tý là Giáp Tý, giờ Sửu là Ất Sửu, thuận hành theo 12 giờ.
Cổ ca viết:
Giáp Kỷ hoàn gia Giáp,
Ất Canh Bính tác sơ,
Bính Tân tòng Mậu khởi,
Đinh Nhâm Canh Tý cư,
Mậu Quý hà phương phát?
Nhâm Tý thị trực đồ.


Phép Nguyệt Thời ( lấy tháng, lấy giờ) , là lấy thiên can hợp số, phối hợp âm dương vậy. Đã lấy hợp số, tự sinh hóa số, tháng thì thủ Sinh, giờ thì thủ Khắc. Ví dụ như Giáp Kỷ hóa thổ, cho nên hỏa sinh thổ, tháng khởi Bính Dần; cho nên thổ khắc thủy, giờ khởi Giáp Tý. Tháng độn khởi ở Dần, nghĩa là người sinh ra ở Dần, mùa lấy phương Đông lưu hành vậy; giờ độn khởi ở Tý, nghĩa là trời mở ra ở Tý, sau khi phương Nhất Dương sinh vậy. Cuối cùng mà nói, thì tất cả đều tương sinh rồi chuyển, chỗ này là tuần hoàn không ngừng. Bởi thế năm đầu tiên của âm lịch là Giáp Tý, tháng Giáp Tý, ngày Giáp Tý, giờ Giáp Tý, bắt đầu là Giáp Kỷ, tổ tông Giáp Tý ở chỗ này vậy. Có Giáp Tý thì Ất Sửu, Bính Dần thuận theo phân bố ở thập nhị cung, dương sinh dương, âm sinh âm, cách nhau một vị, đồng loại là vợ chồng. Là phép khởi nguyệt, bên trong không ngoài khởi ở giờ vậy.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Năm Tháng Ngày Giờ

Phàm luận sinh mệnh con người, năm tháng ngày giờ xếp thành tứ trụ, tháng độn theo năm, thì lấy Năm là Bản (gốc), giờ độn theo ngày, thì lấy Ngày là Chủ. Phép xưa lấy năm xem, Tử Bình lấy ngày xem, vốn là chỗ này. Như người Bản mộc mà được tháng Mão để cưỡi, Chủ là kim mà được giờ Dậu để cưỡi, gọi là Bản Chủ nhận vượng khí; như Bản là thủy mà được tháng Giáp Thân, Bính Tý, Nhâm Tuất, Quý Hợi; chủ hỏa mà được giờ Bính Dần, Mậu Ngọ, Giáp Thìn, Ất Tị; Bản là mộc mà được tháng Kỷ Hợi, Tân Mão, Giáp Dần, Canh Dần; Chủ là kim mà được giờ Tân Tị, Quý Dậu, Canh Thân, Nhâm Thân, gọi là Bản Chủ trở về Nhà; Bản là mộc mà được tháng Quý Mùi, Chủ là kim mà được giờ Ất Sửu; Bản là thủy mà được tháng Nhâm Thìn, Chủ là hỏa mà được giờ Giáp Tuất, gọi là Bản Chủ trì Ấn. Bốn vị trí như vậy, thêm có Cát thần qua lại, Hung sát né tránh, gọi là Bản Chủ đắc vị, Bản thắng hơn Chủ phần đa là được tổ ấm, Chủ thắng hơn Bản là tự thân đứng vững, Bản và Chủ đều cường, là phú quý song toàn. Trong tứ trụ lại quy về trong Ức Dương (Ức là Trầm, Dương là Bỗng), không có thái quá bất cập, mới là mệnh tốt, có một vị bất cập, tất chủ trì trệ, nhưng nhiều nhà thuật mệnh đều nói năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt. Nói chung lấy năm là cai quản từ một tuổi, tháng thì bao gồm đến tuổi 30, mà là được ngày giờ. Là không biết được ngày giờ tốt mà tháng không ưng thuận, trái lại là vô dụng, huống chi dụng thần phần đa thủ ở tháng là chủ yếu, tháng lại có thể xem nhẹ sao? Thời nhà Đường có Lý Hư Trung chuyên lấy Nhật can làm chủ, lại lấy năm tháng và giờ hợp lại xem sinh khắc chế hóa, vượng tướng hưu tù, để thủ lập cách cục. Chỗ này lời người xưa là tổ tông của thuật gia ngày nay.

Lại viết: Năm là Thái Tuế, chủ họa phúc cả đời con người, như Thái Tuế lúc sinh là kim là mộc, ngày tháng phải tương sinh tương ứng, tạo hóa hòa thuận, thì căn cơ vững chắc, cả đời chắc chắn là thành tựu. Loại can chi ngũ hành không thuận lại khắc, xung phá là tổn thương, Bản Chủ là không thọ, gặp phải hình dáng mang Sát. Cập sinh, tháng ngày giờ chủ tổn thương mộc khí, là phá thương tổ nghiệp, lục thân lãnh đạm là mệnh trì trệ vậy. Tháng là Nguyên Vận, hành vận khởi đến từ tháng, ngày giờ là phúc của Bản năm sinh, cần quy về chỗ nguyên vận sinh vượng để được phù trợ, cho nên Quan Ấn quý nhân, Lộc Mã Tài tinh cần chỗ nguyên vận sinh vượng là tốt; nếu ngày giờ là hoạ của Bản năm sinh, nên quy về chỗ nguyên vận khắc cướp để cứu giúp. Cho nên thổ nhiều thì tắc nghẻn, nên quy về chỗ nguyên vận khai thông; thủy nhiều thì phiếm lạm, nên quy về chỗ nguyên vận quy tụ; hỏa nhiều thì hung bạo, nên quy về chỗ nguyên vận xứ ẩn trốn; kim mộc thái cường, nên quy về chỗ nguyên vận chìm ẩn. Hoặc nguyên vận tụ phúc ở giờ sinh, hoặc nguyên vận phát phúc ở giờ sinh, ngày hội tụ Tam Dương, tượng Hoàng Đế, là gần thời thần, thân lấy Đế Tọa, mà ngày giờ có Quân Thần khánh hội, Thiên Địa hợp Đức. Hoặc bốn vị năm tháng ngày giờ khí nạp âm sinh vượng, hoặc bốn vị Lộc cùng Phúc quý khí tụ ở trụ giờ, gọi là bốn vị tụ phúc ở Đế tọa; hoặc giờ đảo nghịch, vượng khí tú khí tán ở nhiều nơi, mà các nơi nận khí tụ cát, gọi là Đế Tọa phát phúc ở bốn vị. Nói về Tụ phúc ở Đế tọa là lấy thuần hậu trung tín làm tâm, phát phúc ở bốn vị thì lấy thông minh đoan trực tự tiến. Nếu cận thần hầu hạ thiết kị thổ hỏa kim khí thái vượng, không thể trụ lâu dài, thủy mộc thanh kỳ đa số là Hàn Lâm. Chỗ phát phúc là năm tháng, giờ sinh không nên phá hoại, giải thích xứ phá bại vẫn cần giờ sinh.
Luận bởi vì do đều xem trọng năm tháng ngày giờ, mà giờ thì càng trọng hơn. Nhân mệnh quý tiện, thọ yểu, cùng thông, được mất chỉ biện ở giờ sinh. Giờ có 8 khắc, khí có đầu giữa và cuối khác nhau, cần phải xem xét kĩ càng.

《 Định Chân luận 》 viết: Tổn thương năm bất lợi cha, tổn thương tháng bất lợi huynh đệ, cũng chủ lúc trẻ là cơ hàn khổ cực. Tổn thương ngày bất lợi bản thân, danh là Chiết Yêu Sát; tổn thương giờ thì bất lợi cho con cháu, cũng không có kết quả. Nếu năm sinh ba vị tháng ngày giờ gọi là Trên sinh Dưới, chủ hao tổn bản khí, kiêm phá tổ nghiệp; trụ giờ sinh ngày tháng năm gọi là Dưới sinh Trên, chủ tăng phúc đức. Nếu Trên sinh Dưới gặp lúc hành xấu, là sinh nhận phúc khí, cũng xem là mệnh tốt. Nếu cùng nhau đón sinh họa, thì không tốt. Tứ trụ thuần túy, không có hình xung phá hại, Không Vong tử tuyệt, lại có phúc thần hỗ trợ mới là mệnh tốt, trái lại chỗ này thì hung.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Thai Nguyên

Nói về Thai, là bắt đầu thụ hình, cho nên Dịch Càn biết Thái Thủy, lấy hình nói vậy; Tháng, lúc thành khí, cho nên truyền nói tích lấy ngày thành tháng, lấy khí nói vậy. Nay đàm mệnh hoặc không lấy Thai nguyệt làm trọng, đặc biệt không nhớ Thai nguyệt là mầm căn tứ trụ, ngày giờ tuy là yếu khẩn, nếu không phạm phá Thai nguyệt, hoặc nhận Lộc Mã xứ vượng khí thì là phúc càng nhiều, hoặc ngày giờ cát mà là phạm chỗ Thai nguyệt (tháng mang thai), thì cát cũng quy về vô dụng. Vì Thai nguyệt rất là then chốt.
Thủ Thai nguyên, duy chỉ có một phép, lấy khí trước lúc sinh 300 ngày là 10 tháng, chính là lúc thụ thai, thí dụ như sinh ngày Giáp Tý liền lấy ngày Giáp Tý là ngày thụ thai, bởi vì 5 lần 6 tính là 300 ngày, xem ngày sinh có ở trong tháng nào, thì nhuận ở trong đó vậy. Còn như người sinh ngày Ất Sửu tháng Giáp Dần năm Mậu Tý, phải ở trong nừa tháng trước của tháng 10 hoặc tháng 11, tìm lúc sinh ngày Ất Sửu, đúng thai chính là 300 ngày.

Luận tọa Mệnh cung

Thần không có miếu không có chỗ trở về, người không có nhà không có chỗ ở, mệnh không có cung không có chỗ làm chủ, cho nên co1` thuyết Mệnh cung, nếu không Lưu niên Tinh thần, là hung là cát, lấy gì làm bằng chứng?
Phép này là xem người sinh tháng nào tọa ở giờ nào, sau đó mới định Mệnh tọa ở cung nào. Trước tiên đem chỗ tháng sinh khởi từ trên Tý là tháng giêng, tháng 2 trên Hợi, tháng 3 trên Tuất, tháng 4 trên Dậu, tháng 5 trên Thân, 6 là Mùi, 7 là Ngọ, 8 là Tị, 9 là Thìn, 10 là Mão, 11 là Dần, 12 là Sửu, nghịch hành 12 vị, thứ đem chỗ giờ sinh gia vào chỗ tháng sinh, thuận hành 12 vị, phùng Mão tức là an Mệnh cung. Giả sử người sinh tháng 3 năm Giáp Tý được giờ Tuất, lại đem tháng giêng gia trên Tý, tháng 2 ở Hợi, tháng 3 ở Tuất là dừng, lại đem giờ Tuất gia ở trên Tuất, Tuất ở trên Hợi, Hợi ở trên Tý, Tý ở trên Sửu, Sửu ở trên Dần, Dần ở trên Mão, Mão phùng Mão là đúng, tức là Mệnh tọa ở cung Mão là đáng vậy. Vẫn khởi theo năm Giáp Tý, cũng như phép khởi tháng. Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ, là cung Đinh Mão vậy. Thứ xem tam phương cùng bản mệnh lưu can phạm tinh nào hung cát mà suy.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Đại Vận

Nói đến vận, là diễn đạt cả đời người. Thuyết xem mệnh trước tiên lấy tam nguyên, tứ trụ, ngũ hành, sinh tử, cách cục hợp lại để định căn cơ, sau đó nghiên cứu khí vận, cùng hợp lại mà định cát hung cả đời người vậy. Người xưa lấy đại vận thì một thần là 10 tuổi, tại sao lại chiết trừ 3 ngày là một năm? Bởi vì trọn một tháng, một vòng Hối Sóc ( từ đầu tháng đến cuối tháng) là có 30 ngày, trọn một ngày, một vòng ngày đêm là có 12 giờ; tổng cộng vận khí 10 năm, phàm 3 ngày có 36 giờ, một năm chính là con số 360 ngày; Ở trong một tháng có 360 giờ, chiết trừ tiết khí, 10 tuổi coi như 3.600 ngày là một thần vậy. Phép luận chiết trừ nhất định sử dụng ngày sinh theo dương lịch. Đếm qua ngày giờ, là số tiết khí. Dương nam âm nữ, đại vận lấy theo sau ngày giờ sinh, đếm tới ngày giờ gần nhất của tiết sắp tới, mà thuận hành; âm nam dương nữ, đại vận lấy trước ngày giờ sinh đếm tới ngày giờ gần nhất của Tiết đã qua, mà nghịch hành.

Giả dụ như dương nam sinh giờ Tị, ngày 24, tháng 12 năm Giáp Tý, giờ Thân ngày 29 tháng này mới đúng Lập Xuân, dương nam đếm đến ngày sắp tới, từ giờ Tị ngày 24 đến giờ Tị ngày 25 mới là số thực một ngày, đến giờ Thân ngày 29 đúng tiết khí là được 5 ngày 3 giờ, lịch thực chiết trừ qua 63 ngày, chiết trừ qua 63 giờ, tính là 630 ngày, đại vận là 1 tuổi 9 tháng; bắt đầu ở Đinh Sửu, nhất định từ sau ngày sinh tháng 12, thực tế trải qua là 21 ngày, phương vận di chuyển cung tháng, là vượt qua bên trong 3 tuổi 9 tháng, mới là sinh tháng 12 năm Giáp Tý, hành đại vận 1 tuổi 9 tháng vậy.

Phàm hành vận, tại can thần kiêm dụng địa chi, vật ở chi thì bỏ thiên can. Bởi vì đại vận trọng địa chi, cho nên có tổn biện hành đông phương, nam phương, tây phương, bắc phương. Dụng thần là có muốn vận chế ích, dụng thần là có muốn vận sinh thân. Nhược thì muốn vận dẫn vào đất vượng; Quan thì muốn vận sinh, không muốn vận Thương; Sát thì muốn vận chế, không muốn vận trợ. Tài thì muốn vận phù, không muốn vận Kiếp; Ấn thì muốn vận vượng, không muốn vận suy; Thực thì muốn sinh, không muốn vận Kiêu tuyệt. Lại xem tứ trụ cường nhược như thế nào, vốn có vốn không có, vốn khinh vốn trọng. Như người mộc dụng kim là Quan, dương nam vận xuất Mùi nhập Thân, âm nam vận xuất Hợi nhập Tuất; người kim dụng mộc là Tài, dương nam xuất Sửu nhập Dần, âm nam xuất Tị nhập Thìn, đều là hướng Lộc lâm Mã. Vốn có Quan, hành Quan vận là phát quan; vốn có Tài, hành Tài vận là phát tài; vốn có tai, hành tai vận là phát tai. Lại xem năm giờ sinh được khí cạn đục, tứ trụ được khí sâu, đón vận liền phát, được khí cạn, cần giao qua vận mới phát, được khí trung hòa, vận đến trung hòa thì phát.

Phàm hành vận, đất Trường sinh chủ có chuyện sáng kiến làm mới; đến đất Lâm quan, Đế vượng, chủ hưng thịnh vui sướng, phát phúc tiến tài, sinh con cốt nhục hỉ khánh; đến đất Suy Bệnh, phần đa là có các chuyện thoái bại, phá tài, tật bệnh; đến đất Tử Tuyệt, chủ con cái cốt nhục tang tử, tự thân suy họa phiền muộn cùng cực, bách sự bế tắc; đến Bại vận, chủ lười nhác nghèo túng, hôn mê tửu sắc; đến đất Thai Khố thành hình, Quan đái, được bách sự, an khang bình dị. Phàm hành vận đến trên giáp Quý, Hoa Cái, Quý nhân, Lục hợp, cùng nhận khí sinh vượng, đều chủ hỉ khánh, nhưng vẫn phải khảo sát căn cơ lúc sinh, 10 phần thì ứng 5 phần, giờ sinh thì ứng 10 phần, phúc cùng tai họa giống nhau; phàm hành vận đến trên lâm quan, đế vượng, Thái tuế chủ quản, làm quan chủ có tiến sự sửa xấu thành hỉ.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Tiểu vận

Nói đến đại vận là nắm tốt xấu 10 năm, còn tiểu vận thì năm 1 năm tai họa cát tường, tiểu vận là bổ túc đại vận không đủ mà lập danh vậy. Cổ nhân lấy nam khởi từ Bính Dần thuận hành, còn nữ thì khởi từ Nhâm Thân nghịch hành, nhất định mà không thể dịch dời vậy. Nói giải thích nam là dương hỏa, nguyên khí khởi từ Mậu Tý, 30 là Đinh Tị, tháng 10 đến Bính Dần, chỗ này là mộc sinh hỏa; nữ là âm thủy, nguyên khí khởi từ Canh Tý, 20 là Tân Tị, tháng 10 đến Nhâm Thân, chỗ này là kim sinh thủy, kể ra chỗ này vậy.

Túy Tỉnh Tử là lấy nam nữ tiểu vận đều từ giờ sinh mà khởi, thuận nghịch đều lấy năm mà định. Như dương mệnh sinh giờ Giáp Tý năm dương đọa địa, tức là hành Ất Sửu, 2 tuổi Bính Dần, một vị là một năm, giáp vòng mà trở lại ban đầu; âm mệnh năm dương thì nghịch hành cũng như vậy. Thử dùng, nhiều lần tra xét, cũng phải cùng đại vận cùng trong trụ dụng thần nhật chủ để tính toán cát hung. Hạn trẻ con chưa giao đại vận, chuyên dụng phép này; hành cung tử tuyệt Sát vượng, tất có nguy nan. Trước tiên xem kĩ bát tự suy vượng hỉ kỵ, sau đó mới lấy phép này mà tham khảo, không có không đúng vậy. Ngày nay đàm mệnh chỉ có lấy đại vận sử dụng, không biết tiểu vận cũng có quan khẩn (cửa quan trọng). Đại vận tuy cát, mà tiểu vận không thông, không thể liền nói cát lợi; đại vận tuy hung, mà tiểu vận lại cát, cũng không thể vội lấy hung suy. Chỗ tiểu vận còn có tên là Hành niên, không thể không nghiên cứu.

Luận Thái Tuế

Nói về Thái tuế, là chủ tể một năm, lĩnh tụ các chư thần. Là nói có 2 chỗ: Như năm sinh trong tứ trụ viết là Thái Tuế lúc sinh, như từng năm luân chuyển thì viết là Thái Tuế du hành. Thái Tuế lúc sinh chính là chủ cả đời, lý này đã luận ở trước rồi; từng năm Thái Tuế du hành 12 cung, định họa phúc một năm, là cát hung bốn mùa. Bởi vì Thái Tuế giống như Vua vậy, còn đại vận giống như Thần vậy. Như vua cùng thần hòa nhau, là một năm cát; nếu gặp hình chiến, là năm hung. Kinh nói: Tuế tổn thương nhật can, có họa tất nhẹ; nhật phạm Tuế Quân, tai ương tất nặng. Chỗ này lại chia ra mà nói: Tuế Quân tổn thương nhật can, như năm Canh khắc ngày Giáp là Thiên Quan, tỉ như vua quản lý thần, cha quản lý con, tuy có tai hối, nhưng không đại hại, là sao vậy? Trên cai quản dưới, là thuận vậy, tình cảm không hết tuyệt; còn Nhật phạm Tuế Quân, như ngày Giáp khắc năm Mậu là Thiên Tài, tỉ như thần với vua, con với cha, rất là bất lợi, sao vậy? Dưới lăng nhục trên, là nghịch vậy, hung quyết không thể miễn. Nếu ngũ hành có cứu, tứ trụ có tình, như ngày Giáp khắc năm Mậu, tứ trụ vốn có Canh Thân kim, hoặc gặp đại vận, cũng có đem Giáp mộc chế phục thuần túy. Không thể khắc Mậu thổ là có cứu; nếu như đại vận cùng tứ trụ có một chữ Quý cùng Mậu tương hợp là có tình. Kinh nói: Nhâm lấy Quý muội phối Mậu, là điềm hung thành cát.
Lại có thuyết Chân Thái Tuế, Chinh Thái Tuế. Kinh nói: Giờ sinh tương phùng Chân Thái Tuế. Giả sử như người sinh Giáp Tý lại thấy năm Giáp Tý, gọi là Chân Thái Tuế, còn có danh là Chuyển Chỉ Sát, cần đại vận, nhật chủ cùng Thái Tuế tương hòa tương thuận, là năm cát; nếu gặp hình xung phá hại, cùng Thái Tuế hỗ tương khắc chiến là hung. Như ngày Quý Tị gặp lưu niên Đinh Hợi; can chi ngày xung khắc Thái Tuế viết là Chinh, can chi vận thương xung Thái tuế cũng viết là Chinh, can chi Thái Tuế xung can chi ngày cũng viết là Chinh, là gặp năm hung, tai họa khó tránh. Lại như lưu niên Giáp Tý lại gặp vận Giáp Tý, gọi là Tuế Vận cùng lâm, chỉ độc Dương Nhận, Thất Sát là hung, Tài, Quan, Ấn thụ cũng cát. Lại như ngày Giáp Tý thấy Thái tuế Giáp Tý, gọi là Nhật Niên tương tịnh, như quân tử gặp, gọi là Xứ hội Quân Thần, là năm lợi tấu vua, có hỉ thấy mặt vua, nếu lúc được kẻ sĩ thăm viếng, có tượng đăng tiến sĩ tiến, lại phải cùng Tuế quân Đế tọa hòa hợp, mới là đặc sắc; nếu là thường tục tiểu nhân gặp, rất là bất thiện, nếu giờ sinh hòa nhau, thì họa hơi nhẹ. Cho nên kinh nói: Thái Tuế lúc lập đến đầu, chư thần không dám đương, nếu không có quan sự quấy nhiễu, định chủ thấy trọng tang. Chỗ này nói cùng nhau! Lại thêm Nguyên Vong, Hàm Trì, Cô Khổ, Trạch Mộ, Bệnh Tử, Quan Phù, Tang Điếu, Bạch Hổ, Dương Nhận, Bạo Bại, Thiên Ách các loại hung sát cùng đến, họa hoạn bách xuất, nặng là chết.
Giả như ngày Giáp thấy Thái tuế là năm Mậu, Giáp lại sinh Dần Mão Hợi Mùi, năm tháng ngày giờ lại trọng kiến chữ Giáp Ất cùng khắc, năm Mậu trong trụ không có Canh Tân Tị Dậu Sửu kim cục chế mộc, Bính Đinh hỏa cục đốt mộc, rất hung. Như một mệnh: Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Tuất, Giáp Dần, là Dương Nhận Đảo Qua, gặp tháng 4 năm Nhâm Thân, sinh bệnh ung thư cổ họng mà chết; Lại như mệnh: Ất Sửu, Ất Hợi, Nhâm Thân, Ất Tị, vận hành Tân Mùi, năm Bính Dần, can chi ngày Nhâm khắc Thái tuế Bính, chi ngày Canh Thân khắc Thái tuế Dần Giáp, Dần lại hình Tị, Tị hình Thân, hình Dần, hành vận Tân Mùi, hợp Thái Tuế thành mộc cục Thương quan, đều là không cát, năm Giáp Ngọ hỏa vượng khắc chiến, cho nên chết đột ngột.
Đại để, ngày phạm Tuế quân, ở 5 can dương thì nặng, ở 5 can âm thì nhẹ, nếu nhật can là Thiên Nguyệt Đức. Thái tuế là dụng thần thì không xấu, mà còn có thu hoạch; thiên xung địa kích, vốn có ở trong trụ, lưu niên lại gặp, cũng không có đại xấu; nếu Thái tuế khắc giờ sinh, hoặc giờ khắc Thái tuế, cũng là có tai họa, nhưng lấy vị trí con cái mà đoán.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Tổng luận Tuế Vận

Nói đến Thái Tuế, là vua của một năm, lãnh đạo các chư thần sát trong năm; thống lĩnh tất cả phương vị, lục khí bốn mùa, dịch chuyển bốn mùa để thành Tuế công, là đấng chí tôn vô thượng, nếu người gặp khắc xung áp phục, đều là điềm không cát lành. Vận là hòa hợp 24 tiết khí, là vận bản cả đời tốt xấu, phù trì tứ trụ, phụ bật tam nguyên, cả hai vận cùng lưu niên làm thành ngọn nguồn, chính là chỗ hệ thống họa phúc tử sinh nhân mệnh, Tuế sử dụng Thiên nguyên, vận sử dụng Địa chi, phàm hành vận tốt mà nhật can gây tổn thương Thiên nguyên lưu niên, là phúc nhẹ; nếu hành vận không tốt cùng thoát vận Tài Quan mà nhật can gây tổn thương can tuế, là họa nặng, nếu là mệnh đã phát, họa hoạn lập tức đến, phàm hành vận không tốt, không thể liền nói suy tuyệt, cần phải biết là đã phát hay chưa phát, khí số đã qua hay chưa qua mà nói.
Hành vận lấy tháng sinh gọi là Vận nguyên, rất sợ hành vận cùng Thái tuế xung khắc, nếu tuế vận xung Nguyệt lệnh (chi tháng) tất có họa; nếu tuế vận cùng ngày đối xung nhau, gọi là Phản ngâm, tuế vận áp lên ngày, gọi là Phục ngâm, cả hai đều bất lợi cho lục thân, hết sức phá tài, không là điềm cát. Phàm tuế vận cát hung, Thiên nguyên lúc sinh, hoặc trong chi vốn không có Quan tinh, Thiên nguyên có Chính Quan hoặc vốn là Thiên Quan chế phục thái quá, vận gặp Thiên nguyên Quan tinh, cũng có thể phát phúc; chi không có Tài mà can vận là Tài, cũng có thể phát tài; chi không có Sát mà can vận là Sát, cũng đủ thành tai họa.

Hối khí, chính là tượng không sáng, nói là hôn muội vậy, tức là Giáp lấy Ất Canh, để hợp gọi là Hối vậy, nhật can cùng can giờ không nên cùng Thiên nguyên Thái tuế hợp, hợp thì có danh là Hối khí. Lại cần phân chia nhật can hợp Thái tuế, ví dụ như ngày Giáp năm Kỷ, Thái tuế hợp nhật can, như ngày Kỷ năm Giáp vậy. Giáp hợp Kỷ họa nặng, Kỷ hợp Giáp họa nhẹ, vị trí Tuế gần là họa nặng, xa là họa nhẹ, như Tuế ở trước ngày 5 thần mà gặp hợp, gọi là Thái Tuế nhập trạch, hối khí lâm môn, chủ tai ách.

Đại vận không nên cùng Thái tuế tương khắc tương xung, càng kỵ vận khắc tuế, cùng ngày phạm là như nhau, chủ phá hao tang sự, có Quý nhân Lộc Mã giải thì hơi cát, bát tự có cứu thì không ngại.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Thập Can hợp

Nói về Hợp chính là ý nghĩa hài hòa, như dương thấy dương, hai dương cạnh tranh lẫn nhau thì thành khắc, âm thấy âm, hai âm không thể gặp thì thành khắc, duy chỉ có âm thấy dương, dương thấy âm là hợp, cũng như nam nữ tương hợp mà thành đạo vợ chồng vậy.
Đông phương Giáp Ất mộc sợ Tây phương Canh Tân kim khắc. Giáp thuộc dương là huynh, Ất thuộc âm là muội, Giáp huynh toại nguyện đem Ất muội gả cho gia đình kim, dành cho Canh làm vợ, cho nên Ất cùng Canh hợp.
Nam phương Bính Đinh hỏa sợ Bắc phương Nhâm Quý thủy khắc. Bính thuộc dương làm huynh, Đinh thuộc âm làm muội, Bính huynh toại nguyện gả Đinh muội cho gia đình thủy, dành cho Nhâm làm vợ, cho nên Đinh cùng Nhâm hợp.
Trung ương Mậu Kỷ thổ sợ Đông phương Giáp Ất mộc khắc. Mậu thuộc dương làm huynh, Kỷ thuộc âm làm muội, Mậu huynh toại nguyện gả Kỷ muội cho gia đình mộc, dành cho Giáp làm vợ, cho nên lấy Giáp cùng Kỷ hợp.
Tây phương Canh Tân kim sợ Nam phương Bính Đinh hỏa khắc. Canh thuộc dương làm huynh, Tân thuộc âm làm muội, Canh huynh chính thức gả Tân muội cho gia đình hỏa, dành cho Bính làm vợ, cho nên lấy Bính cùng Tân hợp.
Bắc phương Nhâm Quý thủy sợ trung ương Mậu Kỷ thổ khắc. Nhâm thuộc dương làm huynh, Quý thuộc âm làm muội, Nhâm huynh chính thức gả Quý muội cho gia đình thổ, dành cho Mậu làm vợ, cho nên Mậu cùng Quý hợp.

Giáp cùng Kỷ sao gọi là hợp trung chính? Giáp, là dương mộc, tính chất là Nhân ái, địa vị là nơi đứng đầu thập can, Kỷ là âm thổ vậy, tính là điềm tĩnh mà thật thà trung thực, có phát sinh đức hạnh, cho nên Giáp Kỷ là hợp trung chính. Mang hợp chỗ này thì chủ là người được kính trọng to lớn, tính tình khoan hậu, bình trực. Như mang Sát mà ngũ hành không có khí thì tính nóng hay phẫn nộ, tính tình ương ngạnh không thể khuất phục.

Ất cùng Canh sao gọi là hợp nhân nghĩa? Ất là âm mộc vậy, tính tình nhân ái mà quá nhu nhược, Canh là dương kim vậy, kiên cường bất khuất thì cương và nhu cùng giúp nhau, nhân nghĩa có đủ. Cho nên chủ là người lấy có quả cảm, không có nhu nịnh, đầy đủ lòng nhân ái, tiến thóai chỉ có chính nghĩa. Ngũ hành sinh vượng thì cốt tú hình thanh, nếu tử tuyệt mang Sát thì khiến cho khí dũng mãnh, thể mạo không đẹp, bản thân làm chuyên phi pháp. Giáp Kỷ, Ất Canh mà hợp, phụ nữ không kỵ.

Bính cùng Tân sao gọi là hợp uy nghiêm? Bính là dương hỏa vậy, bản thân chứa đựng hiển hách sáng tỏ, Tân là âm kim vậy, khắc Nhận mà hỉ Sát. Cho nên Bính Tân là hợp uy nghiêm. Chủ là người bề ngoài tỏ ra uy nghiêm, tôn kính, nhiều người sợ sệt, tàn độc, thích tiền của, mừng dâm dục, nếu mang Sát hoặc ngũ hành tử tuyệt thì ít ân thiếu nghĩa, người vô tình. Phụ nữ gặp, cùng Thiên trung, Đại hao, Hàm trì cùng thấy thì diện mạo đẹp mà thanh tú, yểu mệnh, đẹp mà dâm.

Đinh cùng Nhâm sao gọi là hợp dâm loạn, gian ác? Nhâm là thủy thuần âm, tam quang (mặt trời, mặt trăng và các vì sao) không chiếu sáng, Đinh là hỏa ẩn tàng âm, bản thân mờ mịt không rõ. Cho nên Đinh Nhâm là hợp dâm loạn, gian ác. Chủ là người mắt sáng thần đẹp đẽ, đa tình dễ dàng lay động, việc không trong sạch, thanh khiết, quen nhân nhượng, không rời bỏ, gối lên vui mừng mà đam mê nhan sắc, keo kiệt, biển lận, hướng về đối phương mà ham muốn, nếu ngũ hành tử tuyệt hoặc mang Sát, thấy Hàm Trì, Đại hao, Thiên trung tự bại, có dâm ô mà gia phong mang tiếng xấu; bản thân là kẻ tiểu nhân, coi thường quân tử, tham lam gây ra ngông cuồng, nhất định thắng mà lấy hậu. Phụ nữ thì dâm tà gian ác, dễ dàng kén chọn cũng dễ dàng dụ dỗ, truyền nhiễm nhiều điều sĩ nhục, hỗ thẹn, có thể tuổi nhỏ mà kết duyên với ông già, hoặc tuổi cao mà lấy niên thiếu, hoặc trước là bần tiện mà về sau lương thiện, hoặc trước lương thiện mà về sau thì hạ tiện.

Mậu và Quý sao lại gọi là hợp vô tình? Mậu là dương thổ vậy, là lão già xấu xí, Quý là âm thủy vậy, là bà già đong đưa, Lão Dương và Thiếu Âm, tuy là hợp mà không có tình, chủ là người hoặc tốt hoặc xấu, như Mậu được Quý thì nũng nịu, dung nhan được chỗ xinh đẹp, đàn ông lấy phụ nữ có chồng, đàn bà lấy đàn ông có vợ; nếu Quý được Mậu thì hình dung cổ xưa, chất phác, tướng cụ già trần tục, đàn ông lấy phụ nữ già, đàn bà lấy đàn ông già.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Tiến giao Thoái phục

Diêm Đông Tẩu nói: Lấy thập can phân làm 4 Hầu ( Hầu: nghĩa là Thời gian), mỗi Hầu là 15 ngày, 12 ngày là thời gian Tiến thần, còn lại 3 ngày là thời gian Giao Thoái Phục thần. Cho nên Giáp Tý là đệ nhất Tiến thần, thì Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần là Giao Thoái phục thần; Kỷ Mão là đệ nhị Tiến thần, thì Tân Mão, Nhâm Thần, Quý Tị là Giao Thoái phục thần; Giáp Ngọ là đệ tam Tiến thần, thì Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân là Giao Thoái phục thần; Kỷ Dậu là đệ tứ Tiến thần, thì Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi là Giao Thoái phục thần. Gặp Tiến thần thì hanh thông phát tài; gặp Giao thần thì mọi việc không thông; gặp Thoái thần thì phá hủy tiền tài danh vọng; gặp Phục thần thì làm ngưng lại.

Luận Thập Can hóa khí

Phục Dương Tử nói: "Thập can hợp nhi hóa giả, âm dương chi phối, phu phụ chi đạo dã." ( có nghĩa là, thập can hợp mà hóa, âm dương phối hợp giống như đạo vợ chồng vậy). Gặp lục hợp, hợp độn ba thì hóa. Lấy số dư Ngũ Tý lấy đến ở trên được hợp; Đã hợp, Hổ độn thống Long, Long chủ dương, được điều khiển trời mà biến thành hóa vậy. Tý vị trí ở Khảm, tượng Thiên 1 sinh thủy, trong Thai thần dương. Cho nên đàn ông theo Tý từ bên trái đi 30 số đến Tị, là dương vậy, cho nên 30 tuổi mà lấy vợ, đàn bà theo Tý từ bên phải đi 20 số đến Tị, là âm vậy, cho nên nói 20 tuổi thì xuất giá. Chỗ này con người hợp với tạo hóa ngũ hành, sao có thể qua được ở chỗ này chăng?
+ Phía Đông, Nhâm Tý đếm đến Đinh Tị là 6 số. Cho nên Đinh cùng Nhâm hợp, Đinh Nhâm hóa mộc. Giáp Đức thống Long.
+ Phía Nam, Mậu Tý đến Quý Tị là 6 số. Cho nên Mậu cùng Quý hợp, Mậu Quý hóa hỏa. Bính Đức thống Long.
+ Phía Tây, Canh Tý đến Ất Tị là 6 số. Cho nên Ất cùng Canh hợp, Ất Canh hóa kim. Canh Đức thống Long.
+ Trung cung, Giáp Tý đến Kỷ Tị là 6 số. Cho nên Giáp cùng Kỷ hợp. Giáp Kỷ hóa thổ. Mậu Đức thống Long.
+ Phía Bắc, Bính Tý đến Tân Tị là 6 số. Cho nên Bính cùng Tân hợp, Bính Tân hóa thủy. Nhâm Đức thống Long.

Năm Giáp Kỷ, Mậu Đức thống (quản lý) Long dùng thổ, Quân Thiên điều khiển hóa thổ khí; năm Ất Canh, Canh Đức thống Long dùng kim, Hạo Thiên điều khiển hóa kim khí; Năm Bính Tân, Nhâm Đức thống Long dùng thủy, Huyền Thiên điều khiển hóa thủy khí; Năm Đinh Nhâm, Giáp Đức thống Long dùng mộc, Thương Thiên điều khiển hóa mộc khí; Năm Mậu Quý, Bính Đức thống Long dùng hỏa, Viêm Thiên điều khiển hóa hỏa khí. Thiên Đức thống Long, lâm ngự trên dưới để thành biến hóa, loại tụ hợp đều hanh thông. Cho nên Bính gặp Tân, được Thân Tý Thìn mà phấn phát; Ất gặp Canh, được Tị Dậu Sửu mà nổ tung; Đinh gặp Nhâm, được Hợi Mão Mùi mà thanh quý; Mậu gặp Quý, được Dần Ngọ Tuất mà vinh hiển; Giáp gặp Kỷ, được Thìn Tuất Sửu Mùi mà vượng tướng. Là lấy ngũ vận dùng ngũ cung là Chính Miếu, ta vào Mẫu cung là phúc đức, ta vào Tử cung là thoát ra, ta vào Quỷ cung là hình thương, ta vào Thê cung là tài bạch; Tử lại có thể khắc chế ở nơi hung sát, cuối cùng vẫn chế Sát khí. Cho nên tạo hóa ngũ vận là vô tận, chỉ có sinh khắc chế hóa.

Tam Xa, lấy năm Giáp Kỷ khởi độn, Bính Dần đến Mậu Thìn là 3 số, đếm đến 3 thì biến hóa, Thìn là Long, cũng có thể biến hóa, cho nên Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Mậu Quý tùy thuộc chỗ thiên can mà được khí.

Lại nói: Giáp Kỷ Bính tác thủ, Bính thuộc hỏa, hỏa sinh thổ, cho nên hóa thổ. Còn lại theo ví dụ trên mà suy ra. Giải thích không ngoài lý lẽ ở trên vậy.

Nói chung, Hóa khí chỉ lấy Nhật can mà nói thần phối hợp. Hoặc năm tháng cùng giờ đều có thể dụng, nhưng Nhật thần phải được vượng khí ở mùa; nếu như ở trong tháng không được vượng khí, chỉ vượng khí ở trụ giờ, cũng được; còn được vượng khí ở trong tháng mà trụ giờ không đón vượng khí thì không được; nếu tháng cùng ngày giờ đều được vượng khí, mới là hoàn toàn cát.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
+ Giáp Kỷ hóa thổ, không phải tháng Thìn Tuất Sửu Mùi thì không hóa, thứ đến tháng Ngọ cũng hóa, giữa có chữ Mậu thì không hóa, gọi là Đố hợp. Phàm người sinh Thìn Tuất Sửu Mùi, trụ có Kỷ Hợi là thụ khí lâm quan, đến lúc tuổi già thì không tốt, có Quan thì đoạt Quan, có Tài thì đoạt Tài. Nói thụ khí lâm quan, là vị trí thứ tư vòng trường sinh vậy, lấy can làm chủ, phạm cả hai thì ứng, tháng còn lại thì không ứng. Lại nói: Giáp Kỷ hóa thổ, cần có mộc là Quan, được Hợi Mão, Hợi Mùi là Quan, khí Mậu Quý là phúc, kỵ thấy ngày giờ Đinh Nhâm.

+ Ất Canh hóa kim, không phải tháng Tị Dậu Sửu thì không hóa, sau đến tháng 7 cũng hóa, giữa có chữ Giáp thì không hóa, gọi là Đố hợp. Phàm người sinh Tị Dậu Sửu, trụ có Canh Thân là thụ khí lâm quan, về già không tốt. Lại nói: Ất Canh hóa kim, cần gặp hỏa là Quan, cho nên hỉ Bính Đinh Kỷ Ngọ, Giáp Kỷ là phúc, kỵ thấy ngày giờ Mậu Quý.

+ Bính Tân hóa thủy. Không phải tháng Thân Tý Thìn thì không hóa, sau là đến tháng Hợi cũng hóa, trụ có chữ Đinh thì không hóa, gọi là Đố hợp. Phàm người sinh tháng Thân Tý Thìn, thấy Quý Hợi, gọi là thụ khí lâm quan, cũng chủ về già không tốt. Lại nói: Bính Tân hóa thủy, cần thiết có thổ là Quan, được Thìn Tuất Sửu Mùi là Quan, Ất Canh là phúc, kỵ thấy ngày giờ có Giáp Kỷ.

+ Đinh Nhâm hóa mộc, không phải tháng Hợi Mão Mùi thì không hóa, sau đến tháng Dần cũng hóa, trụ có chữ Bính thì không hóa, gọi là Đố hợp. Người sinh Hợi Mão Mùi thấy Giáp Dần, gọi là thụ khí lâm quan, về già cũng không tốt. Lại nói: Đinh Nhâm hóa mộc, cần thiết thấy Canh Tân Thân Dậu là Quan, Bính Tân là phúc, kỵ thấy ngày giờ Ất Canh.

+ Mậu Quý hóa hỏa, không phải tháng Dần Ngọ Tuất thì không hóa, sau là đến tháng Tị cũng hóa, trụ có chữ Kỷ thì không hóa, gọi là Đố hợp. Phàm người sinh Dần Ngọ Tuất thấy Đinh Tị là thụ khí lâm quan, về già cũng không tốt. Lại nói: Mậu Quý hóa hỏa, cần thiết có Nhâm Quý Hợi Tý là Quan, Đinh Nhâm là phúc, kỵ thấy ngày giờ Bính Tân.

+ Giáp Kỷ hóa thổ, hỉ giờ sinh Mậu Thìn, tháng tứ quý là thành tượng thổ, trong trụ sinh vượng, có khí là thượng cách. Không thể thấy hỏa, thấy hỏa thì hư, thấy khí mộc là khắc phá. Ngày là Giáp Kỷ sợ giờ Bính Đinh, tháng lẻ thì hỉ Bính.
+ Ất Canh hóa kim, hỉ giờ sinh Canh Thìn, tháng Thân Dậu là thành tượng kim. Hỉ Mậu thổ tương sinh, Giáp Kỷ là phúc. Không thích gặp Tử Bại, cho nên tháng này có ngày Ất Canh sợ giờ Tý Dần.
+ Bính Tân hóa thủy, hỉ giờ sinh Nhâm Thìn, tháng Hợi Tý là thành tượng thủy. Thích chữ Canh khí tương sinh, gặp Ất Canh là phúc. Cho nên tháng này có ngày Bính Tân sợ giờ Mão Tị.
+ Đinh Nhâm hóa mộc, hỉ giờ sinh Giáp Thìn, tháng Dần Mão là thành tượng mộc. Hỉ Bính Tân là phúc. Cho nên tháng này có ngày Đinh Nhâm sợ giờ Ngọ Thân.
+ Mậu Quý hóa hỏa, hỉ giờ sinh gặp Bính Thìn, tháng Tị Ngọ là thành tượng hỏa. Thích chữ Giáp tương sinh, Đinh Nhâm là phúc. Sợ giờ Mão Dậu, nếu phạm Mậu Kỷ, là do hỏa thấy thổ tất có ám phục mà không sáng tỏ.

Bính Dần Tân Mão, Bính Thìn Tân Mão, Canh Thân Ất Dậu, Canh Tuất Ất Dậu, Kỷ Hợi Giáp Tý, Kỷ Sửu Giáp Tý, Quý Tị Mậu Ngọ, Quý Mùi Mậu Ngọ, Mậu Tý Quý Sửu, Mậu Dần Quý Sửu, Kỷ Dậu Giáp Tuất, Kỷ Hợi Giáp Tuất, Ất Tị Canh Thìn, Ất Mão Canh Thìn, Nhâm Ngọ Đinh Mùi, Nhâm Thân Đinh Mùi, ở trên lấy địa chi tương liên, là đồng khí vậy, cho nên là chính hóa.

Chuyển góc tiến hóa. Can hợp thích hợp thấy chi Thìn, bốn góc thuận liền nhau, như loại Giáp Thìn thấy Kỷ Tị. Ngày giờ gặp là nắm vững công danh không khó.
Chuyển góc thoái hóa. Can hợp thích hợp thấy chi Ngọ, bốn góc xoay ngược không thuận, như loại Giáp Ngọ thấy Kỷ Tị. Ngày giờ gặp thì công danh hơi muộn, đến xứ tốt thì bị giảm nhiều, tuế vận gặp cũng ngưng mất.
Tọa dưới tự hóa, như Nhâm Ngọ, Đinh Hợi, Mậu Tý, Giáp Ngọ, Tân Tị, Quý Tị, Đinh lộc ở Ngọ, Nhâm cùng Đinh hợp, Nhâm lộc ở Hợi, Đinh cùng Nhâm hợp. Nhâm Ngọ, Đinh Hợi là phúc rất dày, Mậu Tý là thông minh, Tân Tị là quyền mưu, Giáp Ngọ cũng lấy một ít hanh thông, Quý Tị trong quý hiển thì có bệnh ham mê tửu sắc.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Chi nguyên lục hợp


Nói về Hợp, là hòa thuận vậy, chính là âm dương hòa hợp nhau, khí tự hợp lại. Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất gọi là Lục Dương, Sửu Mão Tị Mùi Dậu Hợi gọi là Lục Âm, là lấy Nhất Âm hòa với Nhất Dương mà thành hợp. Tý hợp Sửu, Dần hợp Hợi, Tý lại không hợp Hợi, Dần hợp Sửu, là sao chứ? Trong tạo vật tuy là âm dương là hợp, trong khí số phải xem dương khí làm trọng, Tý là Nhất Dương, Sửu là Nhị Âm, 1+2 thành số 3; Dần là Tam Dương, Hợi là Lục Âm, 3+6 thành số 9; Mão là Tứ Dương, Tuất là Ngũ Âm, 4+5 thành số 9; Thìn là Ngũ Dương, Dậu là Tứ Âm, 5 + 4 thành số 9; Tị là Lục Dương, Thân là Tam Âm, 6+3 thành số 9; Ngọ là Nhất Dương, Mùi là Nhị Âm, 1+2 thành số 3. Tý Sửu Ngọ Mùi mỗi cái là 3, 3 là sinh vạn vật, còn lại đều là 9, là số cực dương vậy.
Nói về Hợp thì có hợp Lộc, hợp Mã, hợp Quý. Lạc Lục Tử nói: Là theo không mà lập có, gọi là Kiến bất kiến chi hình vậy. Theo không mà lập có, thí dụ như người sinh Giáp lấy Dần là Lộc, không thấy Dần mà thấy Hợi, gọi là Hợp Lộc; người sinh Dần lấy Thân là Mã, không thấy Thân mà thấy Tị, gọi là Hợp Mã; Người Giáp Tuất Canh lấy Sửu Mùi là quý, không thấy Sửu Mùi mà thấy Tý Ngọ, gọi là Hợp Quý. Kinh nói: Minh hợp không bằng ám hợp, Củng thực không Củng hư. Là nói như vậy. 《 Thiên Nguyên biến hóa thư 》nói: Tý hợp Sửu phúc nhẹ, Sửu hợp Tý phúc thịnh; Dần hợp Hợi phúc thanh, Hợi hợp Dần phúc chậm; Tuất hợp Mão phúc hư, Mão hợp Tuất phúc dày; Thìn hợp Dậu phúc yếu, Dậu hợp Thìn đại lợi; Ngọ hợp Mùi phúc chậm, Mùi hợp Ngọ đại lợi; Tị hợp Thân phúc chậm, Thân hợp Tị khí Quan thịnh. Như Giáp ngọ Tân Mùi chỉ là thân vượng, nhưng mệnh lộc yếu, như Ất Mùi Nhâm Ngọ tuy là Lộc nhược có thô.
Lại viết: Nam nhân kị hợp tuyệt, Nữ nhân kị hợp quý.

Luận Chi nguyên tam hợp


Có thể lấy tam hợp, giống như con người vận dụng một thân vậy. Tinh chính là Thiên nguyên, Khí chính là nguyên Thần, là lấy Tinh là mẹ Khí, Thần là con Khí, mẹ con tương sinh, gọi là hợp đầy đủ Tinh Khí Thần mà không tán. Bởi vì chi thuộc Nhân nguyên, cho nên lấy luận như vậy. Như Thân Tý Thìn, Thân chính là mẹ của Tý, Thìn chính là con của Tý, Thân là thủy sinh, Tý là thủy vượng. Thìn là thủy khố, sinh tức là sinh sản, vượng tức là hoàn thành, khố tức là thu vào, có sinh có thành có thu, vạn vật có thủy có chung, là lý tự nhiên, cho nên Thân Tý Thìn là thủy cục. Nếu 3 chữ khuyết một thì không hóa thành cục, không thể lấy tam hợp hóa cục luận. Bởi vì đạo lý ở giữa trời đất, hai thì hóa, nói là một âm một dương vậy, ba thì hóa, ba nói là sinh vạn vật vậy. Tị Dậu Sửu, Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi cũng vậy. Ngũ hành không có nói thổ, bốn hành đều dựa vào thổ thành cục, cho nên vạn vật đều quy tàng ở thổ vậy; nếu đầy đủ Thìn Tuất Sửu Mùi tự thành thổ cục luận. Phàm mệnh có hợp, phải được cục là tốt. Giả như lệnh người sinh Bính Đinh thấy Hợi Mão Mùi là Ấn, được cục Tị Dậu Sửu là Tài, thấy Dần Ngọ Tuất hỏa là bản cục, Thân Tý Thìn thủy là Quan cục, Thìn Tuất Sửu Mùi thổ là Thương cục. Lại như người Bính thấy Tị Dậu Sửu, người Đinh thấy Dần Ngọ Tuất là ba vị trí Lộc cách, cho nên nói Bính lấy Tị là Lộc, Đinh lấy Ngọ là Lộc, Dậu Sửu hợp Tị, Dần Tuất hợp Ngọ vậy. 《 Lạc Lục Tử 》nói: "Lộc có tam hội". 《Hồ Trung Tử 》nói: "Được một phân ba, bẻ Quế Nguyệt gặp Tiên". Còn lại theo cách này mà suy.

Phàm Lục hợp Tam hợp nhập mệnh, chủ người có dung mạo xinh đẹp, thần khí an định, thích sinh ghét tử, tâm địa chính trực, chu toàn mọi mặt, thông minh trí tuệ khai thông. Như hợp tương sinh, gặp nhiều việc thành, lại có Phúc thần lui tới, thì phúc càng dày, cả đời bình dị, nhiều nghệ nhiều tài, lời nói dễ nghe, không thích thị phi, phù trợ phúc họa, nhiều người thích thấy; như hợp tương khắc, khó thành sự việc, là nhiều tính toán, động nhiều mà chỉ thấy tổn, lại gồm có cả hung sát, thì gặp chuyện không may, tai họa bạo hành, không biết bao giờ dứt; hợp với tử tuyệt, chủ người luôn có không toại ý, uy vũ không trọng, tinh thần xấu tục, khiến người xem thường, chí thấp khí hẹp, thích tiểu nhân mà ghét quân tử, cả đời ti tiện; hợp cùng với kiến lộc, nhiều tiền của phi nghĩa, phúc danh vọng bên ngoài; hợp với chính Ấn Quý nhân, được phúc Thiên ân Quý nhân nâng đỡ; hợp với Thực thần, y lộc dồi dào, đầy bàn ẩm thực; hợp với Đại Hao, người vô lễ, lời nói dơ đục, thích kẻ tiện nhân, khinh người quân tử; hợp với Hàm Trì, tư thông gian ác, là kẻ bất lương tham ô; hợp với Quan Phù, gây nhiều hình ngục, kiện tụng cả ngày, ám muội thị phi; hợp với Thiên Không, hành động không thành thực, là kẻ tiện nhân. Phụ nữ đại kị trong hợp mang Sát, Hàm Trì làm điếm dâm dục, Đại Hao tất dẫn đến dâm bôn, trong có quý lộc, là tiện mà quý vậy. Đại để hợp cát thần thì cát, hợp hung thần thì hung.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Tướng tinh, Hoa Cái

Tướng tinh, là giống như cái ấn tướng chủ soái vậy, cho nên lấy ở giữa tam hợp gọi là Tướng tinh; Hoa Cái, là ví von giống như cái dù che đậy báu vật, trời có sao này, hình dáng giống như cái dù ( cái lọng ngày xưa), luôn che phủ ở ngôi Đại Đế ( Ngọc hoàng), cho nên lấy tam hợp đạt đến chỗ được Khố gọi là Hoa Cái. Phàm Tướng tinh thường muốn được cát tinh tương phù, Quý Sát gia lâm đều là cát khánh.
《 Lý Ngu ca 》nói: Tướng tinh nếu hợp dụng Vong Thần, là lương thần của Quốc gia. Nói cát trợ là quý, lại kẹp quý Khố Mộ thuần túy mà không tạp, là cách xuất tướng nhập tướng vậy, mang Hoa Cái, Chính ấn mà không kẹp khố, là cách lưỡng phủ vậy; chỉ mang khố mộ mà mang Chính Ấn, làm Viên Lang trở lên, không mang mộ lại không mang Chính Ấn, chỉ có Hoa Cái, lộc bình thường vậy; mang Hoa Ấn mà thấy đúng Dịch Mã, danh là Tiết Ấn, chủ địa vị cao quý nơi tiết lễ; nếu can tuế khố cùng khố là gặp hai lần phúc, chủ đại quý.
Phàm nhân mệnh được Hoa Cái, phần đa chủ cô quả, tóm lại quý cũng không miễn cô độc, lấy tăng đạo hay nghệ thuật luận.
《 Lý Ngu ca 》nói:
Hoa Cái dù cát cũng có xấu,
Hoặc là nghiệt tử hoặc cô sương,
Vợ kế, gửi rễ, nhiều khẩu thiệt,
Lò sắt hút bụi màu đen vàng.
Lại nói:
Hoa Cái tinh sao ít huynh đệ,
Là sao cô cao ở trên trời,
Sinh ra nếu ở giờ cùng Thai,
Chính là con nuôi hoặc làm thiếp.

Luận Hàm Trì

《 Hoài Nam Tử 》 viết: "Nhật xuất Phù Tang, nhập ở Hàm Trì." Cho nên đất ngũ hành mộc dục, danh là Hàm Trì. Là lấy nghĩa nhật nhân, lúc vạn vật ám muội. Dần Ngọ Tuất ở Mão, Tị Dậu Sửu ở Ngọ, Thân Tý Thìn ở Dậu, Hợi Mão Mùi ở Tý, tức là mộc dục vị trí thứ hai của cung Trường sinh vậy. Một danh là Bại thần, một danh là Đào Hoa Sát, là thần gian tà dâm dục, như sinh vượng thì dáng vẻ thẩm mỹ, đam mê tửu sắc, khai tài ham vui, phá tán gia nghiệp, chỉ có việc tham dâm; như tử tuyệt, lạc phách không kiềm chế, lời nói giảo trá, du đãng đánh bạc, thất tín vong ân, vụng trộm gian dâm, không chỗ nào là không làm; hợp cùng Nguyên Thần, lại lâm sinh vượng, phần đa là vợ kẻ cướp; hợp cùng Quý nhân kiến Lộc, đa nhân du diêm tửu hóa đắc sinh, hoặc vì tiền phụ nữ ám muội mà lập nghiệp, cả đời có họa thủy ách, bệnh lao, bị liên lụy gặp họa lưu lạc ám muội. Người này nhập mệnh, có phá không có thành, không phải là điềm cát, phụ nữ càng kỵ.
Hàm Trì không phải là cát sát, ngày giờ cùng mệnh thủy gặp thì càng hung.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Lục Hại

Bởi vì cảm khí âm dương ngày đêm mà Lục Hợp. Vì Lục Hợp mà sinh Lục Hại, vì Lục Hại mà kỵ khí âm dương ngày đêm. Lục Hại Thập nhị Chi là thần xâm chiếm vậy.
+ Tý Mùi tương hại, nói Mùi là vượng thổ, Hợi Tý là vượng thủy, gọi là gia đình có thế lực hại nhau. Cho nên Tý thấy Mùi thì thành hại.
+ Sửu Ngọ tương hại, nói Ngọ lấy vượng hỏa xâm phạm Sửu kim chết, danh là Quan quỷ tương hại. Cho nên Sửu thấy Ngọ, mà Ngọ lại mang chân Quỷ xâm phạm Sửu thì làm hại càng nặng.
+ Dần Tị tương hại, gọi là dựa vào Lâm quan tài năng mà vào hại nhau, nếu can thần qua lại có Quỷ thì hại càng nặng, huống chi ở trong đó hình phạt, càng không thể không nói gia giảm họa phúc.
+ Mão Thìn tương hại, nói Mão lấy vượng mộc mà xâm phạm Thìn thổ chết, chỗ này lấy tương hại xâm phạm tướng mạo lúc trẻ. Cho nên Thìn thấy Mão, mà Mão lại mang chân Quỷ xâm phạm Thìn thì tổn hại càng nặng.
+ Thân Hợi tương hại, nói dựa vào lâm quan, cạnh tranh đố kỵ tài năng, vào tranh giành mà hại lẫn nhau. Cho nên Thân thấy Hợi, Hợi thấy Thân đều là hại, lại nạp âm tương khắc càng nặng.
+ Dậu Tuất tương hại, nói lấy Tuất hỏa tử hại Dậu vượng kim, chỗ này là ghen tị mà hại nhau, cho nên người Dậu thấy Tuất thì hung, người Tuất thấy Dậu thì không có họa; nếu người Ất Dậu được Mậu Tuất, Ất là chân kim, Mậu là chân hỏa, là hại càng nặng.

Đối với lục thân; Hại, là tổn hại vậy. Chủ phạm đến Lục Thân là có tổn khắc, cho nên gọi là Lục Hại.
+ Tý Mùi đến thẳng xuyên qua tim, cùng xung hợp kết ân Mùi mà lại sinh ra thù hận, chính là nói Hại. Như người sinh Tý sợ xung Ngọ, còn Mùi lại đi hợp Ngọ; Sửu sợ Mùi xung, còn Ngọ lại đi hợp Mùi; Dần sợ Thân xung mà Tị đi hợp Thân; Mão sợ Dậu xung mà Thìn đi hợp Dậu; Thân sợ Dần xung mà Hợi lại đi hợp Dần. Dậu sợ Mão xung mà Tuất đi hợp Mão, cho nên đều là Hại vậy.
Phàm người mang cách này, lại thấy tiếp Dương Nhận, Kiếp Sát, Quan Phủ, thì tai nạn càng nặng.
+ Dần Tị, Hợi Thân gặp sinh vượng thì chủ thần thuần khiết mà tướng mạo thanh tú, thích tranh đoạt, thích kích động; gặp tử tuyệt thì phần đa mưu sự ít thành, xu hướng không dứt khoát, ngại tiến lên. Nhập quý cách thì có phẩm đức, giỏi quyền mưu; nhập tiện cách thì đa trá, nghèo nàn, bỉ lận.
+ Mão Thìn, Ngọ Sửu như sinh vượng, chủ háo thắng hay phẩn nộ, nghiêm nghị không nhẫn nhịn; gặp tử tuyệt thì chủ độc hại, tổn thương bi thảm, sự việc đổ xuống. Nhập quý cách thì chủ đại quyền, làm chức ti hình, cai ngục; nhập tiện cách thì liếm sống ở đất bất nghĩa.
+ Tý Mùi sinh vượng, tử tuyệt đều không lợi cho lục thân cốt nhục. Nhập quý cách đa số là liên lụy đến vợ, nhập tiện cách thì cô độc, không có chỗ dựa.
+ Tuất Dậu như sinh vượng, không khoan dung, nhiều tàn bạo; tử tuyệt thì tàn nhẫn, ghét lương thiện, ghét tài năng. Nhập quý cách thì nhát gan, vô tội, cấu kết kiện tụng, rất gian nịnh, nhập tiện cách thì sát hại, gian xảo, nịnh hót, bất lương.
Phàm Lục Hại nhập mệnh, nói chung là chủ có hại, cô độc, cốt nhục không hòa hợp, tài bạch đạm bạc, nữ mệnh càng kỵ; kiêm khởi Mệnh Cung, xem rơi vào cung nào, phân ra từng cung mà quyết đoán.
《Lạc Lộc Tử 》nói: Kẻ lục hại, mệnh có chuyện thất thương.
Ca quyết nói:
Người lục hại kỵ nhất ngày giờ,
Già tàn tật khổ dựa vào đâu;
Lại gặp Dương Nhận thần đục khoét,
Không trúng đao kiếm Hổ cũng ăn.

Có thể thấy mệnh phạm lục hại, đại kỵ can chi cùng gây tổn thương nhau, ở trên ngày giờ là quan trọng nhất, Thân Mệnh cung là thứ, nếu là quý cách, quý thì tự quý, hại thì tự hại, cả hai không kẹp nhau.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
Luận Tam Hình

《 Âm phù kinh 》nói: Ân sinh ra ở hại, hại sinh ra ở ân; tam hình sinh ra từ nhị hợp, ý nghĩa cũng như Lục Hại sinh ở Lục Hợp. Như Thân Tý Thìn tam hợp cộng Dần Mão Thìn ba vị, thì Thân hình Dần, Tý hình Mão, Thìn gặp Thìn là tự hình; Dần Ngọ Tuất cộng Tị Ngọ Mùi, thì Dần hình Tị, Ngọ gặp Ngọ là tự hình, Tuất hình Mùi; Tị Dậu Sửu cộng Thân Dậu Tuất, thì Tị hình Thân, Dậu gặp Dậu là tự hình, Sửu hình Tuất; Hợi Mão Mùi cộng Hợi Tý Sửu, thì Hợi gặp Hợi là tự hình, Mão hình Tý, Mùi hình Sửu. Trong hợp sinh ra hình, giống như ở con người thì vợ chồng là tương hợp mà trái lại là gây nên hình thương. Việc đời tạo ra, cùng là một lý mà thôi.
Hoặc nói: Phép tam Hình, lấy con số là khởi đầu. Hoàng Cực trung thiên,lấy số 10 là số kết thúc, tích góp số đến 10 thì nhất định là bằng con số 0, đạo trời cái xấu tràn đầy thì lại thành phúc. Cho nên kể ra từ Mão thuận đến Tý, Tý nghịch đến Mão, cuối cùng là con số 10 mà thành hình ( phạt) vô lễ ; Dần nghịch đến Tị, Tị nghịch đến Thân, cuối cùng là con số 10 mà thành hình vô ân; Sửu thuận đến Tuất, Tuất thuận đến Mùi, cuối cùng là con số 10 mà thành hình cậy nhờ thế lực. Thất (số 7) thì Xung, Thập (số 10) thì Hình, Lục (số 6) thì Hợp, lý lẽ giống nhau là đương nhiên vậy.

Dần Tị Thân tại sao gọi là hình vô ân? Chữ Dần trong có Giáp mộc hình Tị trong có Mậu thổ, Mậu thấy Quý thủy là muốn tương hợp, mà Quý thủy đối với Giáp mộc là Mẹ vậy; Mậu thổ đã thành chồng của Quý thủy, mà cũng là cha của Giáp, người cha và ta cùng hình nhau mà ân nghĩa vì thế mà mất vậy. Tị trong có Bính hình Thân trong có Canh, Thân trong có Canh hình Dần trong có Giáp, quy tắc này thì ý nghĩa đều giống nhau.
Lại nói: Dần có sinh hỏa hình Tị đến sinh kim, Tị ở trên sống nhờ thổ, hình Thân là nơi thủy trường sinh, Thân trong sinh thủy hình Dần trong lại sinh hỏa. Bất chấp thương hại chỗ sinh, ở xa vẫn khắc chế lẫn nhau, cho nên nói là Vô ân. Sinh vượng chủ cầm lại một thời, ít ham muốn vô tình, gây ra nhiều việc mất nghĩa mà quấy rối thành vong ân; gặp tử tuyệt thì đối diện với danh dự quay lưng mà làm phá hủy thành vong ân bỏ nghĩa. Nhập quý cách thì vô cùng độc ác, háo sát, lập công tốt để xây dựng sản nghiệp; nhập tiện cách thì lời nói và việc làm quá thông minh, tham lam gian lận không có chỗ dừng. Phụ nữ mà gặp thì thường tổn hại về máu huyết thai sản mà nguy tai.

Sửu Tuất tại sao gọi là hình nhờ cậy thế? Cái Sửu trong có thủy vượng, Sửu chính là thủy ở trong thổ, Tuất trong là mộ của hỏa, Sửu vốn là vượng thủy mà hình Tuất trong là mộ của hỏa; Tuất là địa vị cao của Lục Giáp, Mùi là Lục Quý, Tuất vốn là địa vị cao của Lục Giáp lại hình Mùi là địa vị thấp hèn của Lục Quý; Mùi có thế thổ vượng, nhờ cậy thế lực để báo thù mà hình Sửu trong có thủy vượng.
Lại nói: Mùi nhờ thế lực của Đinh hỏa để hình Sửu trong có Tân kim, Sửu nhờ cậy thế lực thủy vượng để hình Tuất trong có Đinh hỏa, Tuất nhờ cậy thế lực của Tân kim để hình Mùi trong có Ất mộc, cho nên nói là nhờ cậy thế. Sinh vượng chủ có tinh thần ý khí hào hùng, lông mày thô mặt to, để đối diện trực tiếp với người; gặp tử tuyệt thì hình lộ ra nhỏ gầy, tinh thần nhanh nhẹn mà xảo quyệt, không phải là kẻ nịnh hót, vui với họa mà mừng với tai. Nhập quý cách thì công minh, rõ ràng, người hay sợ sệt; nhập tiện cách thì phạm nhiều hình tai nạn về thưa kiện. Phụ nữ mắc phải thì phương hại cô độc.

Tý Mão sao gọi là hình vô lễ? Tý thuộc thủy, Mão thuộc mộc, thủy có thể sinh mộc, vì Tý thủy là mẹ, Mão mộc là con, mẹ con tự tương hình; Mão lại là Nhật môn, Tý là chỗ sinh ra dương, Nhật xuất ra từ Mão, Tý Mão cùng đấu tranh để tồn tại, phương hướng không có tôn trọng thấp hèn, bất chấp thương hại mà tương sinh, tiến vào hình hại lẫn nhau, cho nên nói là Vô lễ.
Lại nói: Tý trong chỉ đơn độc dụng Quý thủy, Quý dụng Mậu thổ là phu tinh mà bại ở Mão, cho nên lấy Tý hình Mão; Mão trong cũng đơn độc dụng Ất mộc, Ất dụng Canh kim là phu tinh mà tử ở Tý, cho nên để Mão hình Tý. Chỗ này cả hai gia đình dựa vào chồng mà gặp hình phạt, Nữ mệnh thấy thì càng trở nên bất lương, cho nên nói là Vô lễ.
Sinh vượng chủ dáng vẽ uy nghiêm đáng sợ, nét mặt không có hòa khí, khí mạnh mẽ, tính thô bạo, xét rất kỹ không dung tha; gặp tử tuyệt thì ngạo mạn xem thường, hay lơ là, keo kiệt, nghiệt ngã; thiếu hiếu thuận, kính nể; hại vợ con, hình khắc lục thân. Nhập quý cách thì đa số là chấp chưởng binh quyền, không có lợi khi gần kề, hầu hạ; chỗ ở không lâu; nếu nhập tiện cách thì làm bậy, hung bạo, gặp nhiều hình họa.

Thìn Ngọ Dậu Hợi sao gọi là tự hình? Nói Dần Thân Tị Hợi có Dần Tị Thân là tương hình lẫn nhau, bên trong có Hợi là không có hình; Thìn Tuất Sửu Mùi có Tuất Sửu Mùi là tương hình lẫn nhau, bên trong có Thìn là không có hình; Tý Ngọ Mão Dậu có Tý Mão là tương hình lẫn nhau, bên trong có Ngọ Dậu là không có hình. Chỗ này đúng là có bốn vị gọi là tự hình. Không có vật gì khác thêm vào lẫn nhau, chính là nói tự bản thân mình vậy.
Lại nói: Thìn là mộ của thủy, tràn ngập thì sinh ra thừa; Ngọ là nơi hỏa vượng, dữ dội thì bị thiêu rụi; Dậu là nơi của kim, cứng quá thì bị khuyết; Hợi là nơi thủy sinh, vượng thịnh thì mục nát, lão hóa. Tất cả đều lấy khí hưng thịnh quá mức mà tự gây nên tai họa, cho nên nói là tự mình vậy.
Sinh vượng thì đơn độc mà bên trong trầm tĩnh, hình dáng yếu đuối, mệt nhọc; gặp tử tuyệt thì thâm độc, khinh thường, không để ý, thấy thì xét kỹ, mưu lợi thâm sâu, tai nạn về tứ chi chân tay hay bị đau từng đốt khớp. Nhập quý cách thì mưu mô, quyền biến; nhập tiện cách thì nhiều lo buồn, ngu dốt, không tình cảm, tự hại mình. Mang nhiều hung sát, cuối cùng làm cho sai lầm vậy. Phụ nữ thì dâm đãng, hung ác, tổn thất.
Phàm gặp phải hình (phạt) không thể liền lấy hung mà luận, cần xem ngũ hành trong có hay không có cát thần, vượng tướng, Quan tinh, Ấn thụ, ác thần, phúc đức … các loại. Chỗ này mà có nhiều cát thần tương phù tương trợ, hình không thành hại, mà trái lại là thành dụng; như không có nhiều cát thần tương trợ, lại mang theo Không Vong, Kiếp Sát, Thiên trung sát, Dương Nhận loại Sát, là lấy ác giúp ác, thì họa không thể nói.
Lại nói: Tam hình sợ kim.

《 Quỷ Cốc di văn 》nói: "Quân tử bất hình định bất phát, nhược cư sĩ lộ đa đằng đạt; tiểu nhân đáo thử tất vi tai, bất nhiên dã bị quan tiên thát." ( Tức là, Quân tử không có Hình thì định là không phát, nếu ở lộ trình làm quan thì đa số là thăng quan, tiến chức; kẻ tiểu nhân gặp chỗ này thì là nguy tai, nếu không thì cũng bị hình phạt roi đòn).

Thẩm Chi nói: "Tự hình mang Sát không thành người hiền, năm tháng hình thân định lấy tổn thương. Không phải họa lao ngục tiều tụy mà chết thì cũng bị lưỡi đao kiếm mà mất đầu".
Lại nói: "Mang Thìn Ngọ Dậu Hợi đủ thì trung niên gặp tang ma là rõ ràng";
Lại nói: "Tự hình sợ hỏa, nếu bên trong có chế, thì không thể luận theo cách này";
Lại nói: Phàm mệnh có Tam Hình, cần phải phân ra hình được nhập, hình không được nhập. Lấy năm làm chủ, ngày tháng giờ làm khách, như chủ hình khách là hình được nhập thành quý, hình không nhập thì là tiện; nếu khách đến hình chủ, vốn là cần hình không nhập phương là quý cách, hình được nhập thì lại là tiện, giả như lệnh Sửu hình Tuất, vốn cần phải xem Sửu ở đâu, Tuất ở đâu, như Ất Sửu hình Canh Tuất vốn là đồng loại tương hình, thì không tốt; Bính Tuất hình Nhâm Tuất thì là tương sinh tương hình, không lấy hình để luận; Mậu Tuất, Giáp Tuất tương khắc tương hình. Mậu Tuất hình được nhập, Giáp Tuất không được nhập; lại xem họa phúc chỗ đất phát sinh ở đâu. Như Mậu Tuất, là đất tụ phúc, lại có Ất Sửu đến hình thì là đại cát. Hình không nhập đất tụ phúc, không là quý mệnh. Còn lại theo phép này mà suy ra.
Kinh nói: Phàm mệnh định là không có Hình, trước tiên luận Thái Tuế. Nói người ác mà gặp tam hình, nếu tháng ngày giờ mang theo Sát mà Thái Tuế không có thì không luận, cho nên nói Tiên luận Thái tuế.
Lại nói: Lấy Sát ngăn cản Sát, đa số là đảm nhận chấp chưởng binh hình. Nói Thái tuế thụ hình mà không được hình nếu là hạn chế hình Thái tuế. Giả như người sinh Quý Tị được ngày Mậu Dần, lại được giờ Canh Thân thì cái Quý Tị chỗ chế là Mậu Dần, được Canh Thân thì mộc lại chế thổ của Mậu Dần. Vốn là có hình mà lại không có hình, cho nên nói là lấy Sát chế Sát.
Cổ ca nói:
"Tam Hình vị trí mang Tam Kỳ,
Ngày, giờ lại có Thiên Ất ngụ.
Hình nếu chờ phân can gặp Đức,
Quan nơi cực phẩm định không suy"

Có thể thấy Tam Hình cần được cân bằng, lại mang theo Tam Kỳ, Quý nhân, Thiên Đức là cát.

descriptionQuyển 2 - Can Chi, Âm Dương EmptyRe: Quyển 2 - Can Chi, Âm Dương

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết