kimcuong, 2013
Đạt vận phát tài thường được xem cách cục tốt nhất là "Thực Thương sinh Tài". Hỉ thần như vậy là Thực hay Thương, Tài là kết quả được sinh ra. Phải tuân thủ vài nguyên tắc cơ bản thì mới thành cách. Chúng ta xem lại vài tứ trụ thí dụ trong các kinh điển để tìm hiểu thêm.
1. Tích Thiên Tủy (chương Suy Vượng)
Tài..........Sát.....................Tỉ
Quí Dậu - Giáp Tí - Mậu Tí - Mậu Ngọ (kv)
Cung mệnh: Quí Hợi
Đặc điểm thấu đáo:
- Thổ suy Thủy vượng (thủy đa thổ lưu),
- Đinh hỏa duy nhất trong trụ bị Không Vong, tức Ấn tinh vô lực
- Nhật chủ có Kiếp là Kỉ ở Ngọ nhưng cũng vô lực
- Đinh, Kỉ vô lực thì thân vô trợ, lại không đắc lệnh nên thân cực nhược
- Tài tinh vượng, có Thương (Tân kim trong Dậu) sinh phù
- Giáp lộ hư phù, tức là vô căn, lại là nhàn thần nguy hiểm (vì Giáp khắc Mậu) *
- Nhật chủ dụng được Tài cách phối hợp với Thương quan
- tuy nhiên, dù vậy, không có Ấn thì chỉ có phú mà không có quý hoặc không thọ mạng
- Tài không có khố thì giàu mà không bền
Vận: Quí Hợi, Nhâm Tuất, Tân Dậu, Canh Thân, Kỉ Mùi
Dễ dàng nhận thấy 20 năm vận Tân Dậu, Canh Thân phát tài nhờ Canh Tân là Kim Thực Thương sinh Thủy Tài, nên tiền của dồi dào phong phú. Đúng là Thực Thương sinh Tài phát ở vận có hỉ thần.
Sang vận Kỉ Mùi thì Thổ vượng trở lại, phản kích dụng thần Thủy nên thất thoát, lo buồn mà mọi việc đều ngưng trệ, sức khỏe kém.
Vấn đề thực chất không phải chỉ là tới vận mà tự nhiên thất thoát, mà khả năng là do Tỉ Kiếp nguyên ủy là nhược, thiếu Ấn là thiếu đảm lược, suy xét tường tận trong những thời vận khó.
Vì thế nói rằng "thân nhược mà Tài nhiều" (hoặc nói Tài đa thân nhược) thì dù đạt được cách gặp vận tốt phát tài cũng nên biết trước mà thủ thân, tức là có hiểu biết mệnh lý thì cải được vận xấu. Tuy là khả năng cải vận rất khó tường tận, nhưng chính yếu là hiểu rõ về mình mà tối thiểu không đến nỗi lo buồn thái quá.
*Nhàn thần: tức là 1 ngũ hành có thể sinh hay khắc dụng và cả kị thần. Chúng chỉ dựa theo vận hạn mà chuyển đổi hình thái. Như Giáp có tính cách là khắc Mậu, nhưng gặp vận Kỉ, Giáp Kỉ hợp, thổ vượng, tự phản kích phá Thủy. (Nói theo thông thường thì có thể là khả năng kém cỏi trong thương trường mà phá sản...)
*Ghi nhận: Thường cho rằng "tài đa thân nhược" là mệnh của người khốn khó vì tiền tài, và cũng khó tòng theo Tài nếu không hội đủ điều kiện thành cách: nguyệt lệnh Tài tinh thấu vượng, Ấn tinh không vượng, Tỉ Kiếp có ý hướng rõ (như Mậu hợp Quí). Vì thế có thể thuận theo (tòng) Tài. Chỉ cần có hỉ vận là phát tài.
Được sửa bởi Admin ngày 25/10/2024, 11:33; sửa lần 1.
Đạt vận phát tài thường được xem cách cục tốt nhất là "Thực Thương sinh Tài". Hỉ thần như vậy là Thực hay Thương, Tài là kết quả được sinh ra. Phải tuân thủ vài nguyên tắc cơ bản thì mới thành cách. Chúng ta xem lại vài tứ trụ thí dụ trong các kinh điển để tìm hiểu thêm.
1. Tích Thiên Tủy (chương Suy Vượng)
Tài..........Sát.....................Tỉ
Quí Dậu - Giáp Tí - Mậu Tí - Mậu Ngọ (kv)
Cung mệnh: Quí Hợi
Đặc điểm thấu đáo:
- Thổ suy Thủy vượng (thủy đa thổ lưu),
- Đinh hỏa duy nhất trong trụ bị Không Vong, tức Ấn tinh vô lực
- Nhật chủ có Kiếp là Kỉ ở Ngọ nhưng cũng vô lực
- Đinh, Kỉ vô lực thì thân vô trợ, lại không đắc lệnh nên thân cực nhược
- Tài tinh vượng, có Thương (Tân kim trong Dậu) sinh phù
- Giáp lộ hư phù, tức là vô căn, lại là nhàn thần nguy hiểm (vì Giáp khắc Mậu) *
- Nhật chủ dụng được Tài cách phối hợp với Thương quan
- tuy nhiên, dù vậy, không có Ấn thì chỉ có phú mà không có quý hoặc không thọ mạng
- Tài không có khố thì giàu mà không bền
Vận: Quí Hợi, Nhâm Tuất, Tân Dậu, Canh Thân, Kỉ Mùi
Dễ dàng nhận thấy 20 năm vận Tân Dậu, Canh Thân phát tài nhờ Canh Tân là Kim Thực Thương sinh Thủy Tài, nên tiền của dồi dào phong phú. Đúng là Thực Thương sinh Tài phát ở vận có hỉ thần.
Sang vận Kỉ Mùi thì Thổ vượng trở lại, phản kích dụng thần Thủy nên thất thoát, lo buồn mà mọi việc đều ngưng trệ, sức khỏe kém.
Vấn đề thực chất không phải chỉ là tới vận mà tự nhiên thất thoát, mà khả năng là do Tỉ Kiếp nguyên ủy là nhược, thiếu Ấn là thiếu đảm lược, suy xét tường tận trong những thời vận khó.
Vì thế nói rằng "thân nhược mà Tài nhiều" (hoặc nói Tài đa thân nhược) thì dù đạt được cách gặp vận tốt phát tài cũng nên biết trước mà thủ thân, tức là có hiểu biết mệnh lý thì cải được vận xấu. Tuy là khả năng cải vận rất khó tường tận, nhưng chính yếu là hiểu rõ về mình mà tối thiểu không đến nỗi lo buồn thái quá.
*Nhàn thần: tức là 1 ngũ hành có thể sinh hay khắc dụng và cả kị thần. Chúng chỉ dựa theo vận hạn mà chuyển đổi hình thái. Như Giáp có tính cách là khắc Mậu, nhưng gặp vận Kỉ, Giáp Kỉ hợp, thổ vượng, tự phản kích phá Thủy. (Nói theo thông thường thì có thể là khả năng kém cỏi trong thương trường mà phá sản...)
*Ghi nhận: Thường cho rằng "tài đa thân nhược" là mệnh của người khốn khó vì tiền tài, và cũng khó tòng theo Tài nếu không hội đủ điều kiện thành cách: nguyệt lệnh Tài tinh thấu vượng, Ấn tinh không vượng, Tỉ Kiếp có ý hướng rõ (như Mậu hợp Quí). Vì thế có thể thuận theo (tòng) Tài. Chỉ cần có hỉ vận là phát tài.
Được sửa bởi Admin ngày 25/10/2024, 11:33; sửa lần 1.