KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


descriptionChương Cường Nhược  EmptyChương Cường Nhược

more_horiz
Luận mệnh lấy Nhật can làm chủ, là bản thân. Thân có cường hoặc nhược, quan hệ rất là trọng yếu, cho nên lấy để luận.

1. Luận Thân cường
* Cấu thành thân cường
(1) Nguyệt lệnh vượng tướng: như nhật can là Giáp mộc, sinh tại mùa Xuân, mùa Đông.
(2) Nhiều phù trợ: Như Nhật can Giáp mộc, tứ trụ nhiều thủy, nhiều mộc ( Tứ trụ, tức là năm tháng ngày giờ, là 4 loại Can Chi vậy).
(3) Chi được khí: Như nhật can Giáp mộc, sinh tại năm Hợi, ngày Dần, giờ Mão (Giáp sinh tại Hợi, Lộc tại Dần, Vượng tại Mão, khí thịnh là đắc khí).
* Phân biệt thân cường
(1) Mạnh nhất: Đương lệnh lại còn nhiều trợ giúp ( Đương lệnh tức là nguyệt lệnh vượng tướng).
Ví dụ :
Giáp Dần - Đinh Mão - Giáp Tý (Nhật chủ) - Giáp Tý

Giáp mộc vượng ở mùa Xuân, lại gặp tháng Mão là Đế vượng cho nên đương lệnh (nắm lệnh) tứ trụ, lại có 4 mộc 2 thủy bang phù trợ giúp, cho nên thành Tối cường ( mạnh nhất).

(2) Mạnh trung bình: nhiều phù trợ mà không được lệnh ( Thất lệnh là không được lệnh, tức là Nguyệt lệnh suy nhược).

Ví dụ :
Giáp Dần - Quý Dậu - Ất Hợi (Nhật chủ) - Bính Tý

Ất mộc Tử ở mùa Thu, lại gặp Dậu là nơi Tuyệt địa, cho nên thất lệnh. Song, Tứ trụ có 3 thủy trợ giúp, 3 mộc bang phù, cho nên là Trung Cường ( mạnh trung bình).

+ Chỉ đắc lệnh mà ít bang phù.

Ví dụ:
Giáp Dần - Bính Tý - Nhâm Dần (Nhật chủ) - Bính Ngọ

Nhâm thủy vượng ở mùa Đông, tháng Tý lại là Đế vượng cho nên đắc lệnh. Song, tứ trụ hoàn toàn không phân bố vị trí kim thủy để trợ giúp, cho nên cũng thành Trung Cường.

(3) Thứ cường: Đã không nắm lệnh, lại ít được bang phù, nhưng năm ngày giờ thì đắc khí.

Ví dụ:
Tân Hợi - Đinh Dậu - Giáp Dần (Nhật chủ) - Đinh Mão

Giáp mộc Tử ở mùa Thu, cho nên mất lệnh, thiên can lại hoàn toàn không có thủy mộc bang trợ giúp đỡ, năm Hợi gần kề được Trường sinh, ngày Dần thì được Lộc, giờ Mão thì Đế vượng, tháng Dậu ở Thai, đều đắc khí, cho nên thành là Thứ Cường vậy.

* Hỉ Kị khi gặp Thân cường
Thân cường thì hỉ Ức. Ức cấu thành có 4 nguyên nhân:
(1) Thụ khắc: Tức là cái khắc ta, như Giáp mộc gặp kim khắc.
(2) Bị tiết khí: Tức là cái Ta sinh, như Giáp mộc gặp hỏa tiết.
(3) Bị phân bớt khí lực: Tức cái Ta khắc, như Giáp mộc gặp thổ phân bớt lực.
(4) Khí bị suy: Như Giáp mộc gặp Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất ( xem chương luận khí Giáp mộc bị suy).
Thân cường kỵ phù trợ. Phù cấu thành có 3 nguyên nhân:
(1) Thụ sinh: Tức sinh cho Ta, như Giáp mộc gặp thủy sinh.
(2) Đắc thụ: Tức cùng hành với Ta, như Giáp mộc gặp mộc.
(3) Khí thịnh: Như Giáp mộc gặp Hợi Tý Sửu Dần Mão ( xem chương luận khí Giáp mộc thịnh).

descriptionChương Cường Nhược  EmptyRe: Chương Cường Nhược

more_horiz
2. Luận Thân nhược
* Cấu thành thân Nhược:
(1) Nguyệt lệnh suy nhược: Như Nhật can Giáp mộc sinh vào mùa Hạ, mùa Thu.
(2) Nhiều Khắc Tiết: Như nhật can Giáp mộc, tứ trụ có nhiều kim, nhiều hỏa.
(3) Chi bị mất khí: Như Nhật can Giáp mộc, gặp năm Tị, ngày Ngọ, giờ Thân (Giáp mộc Bệnh ở Tị, Tử ở Ngọ, Tuyệt ở Thân, khí suy là mất khí).

* Phân biệt thân Nhược
(1) Tối nhược: Đã mất lệnh, lại gặp nhiều khắc tiết, ví như:

Mậu Thân - Canh Thân - Giáp Ngọ (Nhật chủ) - Canh Ngọ
Giáp mộc Tử vào mùa thu ( cực suy), cho nên mất lệnh. Tứ trụ lại có Đinh hỏa tiết khí, có 4 kim khắc chế, cho nên thành cực nhược.

(2) Nhược trung bình: nhiều khắc tiết mà đương lệnh.

Ví như:
Bính Thìn - Canh Dần - Giáp Ngọ (Nhật chủ) - Canh Ngọ
Nhật can Giáp mộc, tứ trụ dù có 3 hỏa tiết khí, 2 kim một lúc khắc. Song, Giáp mộc vượng ở mùa xuân ( vượng nhất), không bằng nắm lệnh, cho nên thành Trung Nhược.

+ Thất lệnh mà ít bị khắc tiết.

Ví như:
Giáp Dần - Bính Tý - Đinh Mão (Nhật chủ) - Ất Tị
Đinh hỏa tuy Tử ở mùa đông ( cực nhược) mà mất lệnh. Song, tứ trụ lại đều không gặp thủy khắc cùng thổ tiết, mà lại có 4 mộc 2 hỏa trợ giúp, cho nên cũng thành là Trung Nhược.

(3) Thứ nhược: không mất lệnh, ít bị khắc tiết, nhưng năm ngày giờ lại vô khí. Ví như:

Tân Tị - Tân Sửu - Nhâm Dần (Nhật chủ) - Quý Mão
Nhâm thủy vượng vào mùa Đông, đương lệnh. Thiên Can lại có 2 kim 1 thủy trợ giúp. Năm Tị, Nhâm ở Tuyệt; ngày Dần, Nhâm ở Bệnh; giờ Mão, Nhâm ở Tử; tháng Sửu, Nhâm ở Suy. Cả 4 Chi đều bị mất khí, cho nên Nhật chủ thành là Thứ Nhược.

* Hỉ Kỵ khi gặp thân nhược
(1) Thân nhược, Hỉ có phù trợ. Phù được cấu thành như trên đã luận về thân cường gặp Hỉ hoặc Kỵ.
(2) Thân nhược, Kỵ bị Ức chế. Ức Chế được cấu thành như trên đã luận về thân cường gặp Hỉ hoặc Kỵ.

Ghi chú:
+ Chữ Lộc là Lâm Quan ( tính theo vòng Trường sinh)
+ Trụ ngày, tôi viết thêm chữ " Nhật chủ" nhằm giúp các bạn mới nhập môn dễ nhận ra. Chứ đúng ra thì không cần ghi, chỉ cần biết từ trái sang phải là trình tự theo năm, tháng, ngày, giờ.
+ Do Tử Bình có quá nhiều thuật ngữ cần phải biết, cho nên tôi cố gắng hạn chế các từ ngữ Hán Việt; thay vào đó tìm những từ mang tính Việt hóa để cho các bạn mới nhập môn dễ hiểu.
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết