KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


descriptionChương Vận Hạn  EmptyChương Vận Hạn

more_horiz
Mệnh con người có giàu sang, nghèo hèn, thuận lợi, khó khăn, lương thiện, hung ác, đều lấy trong Bát Tự mà xác định. Lại do hành vận gây ra chăng, Sao thế vậy! ? Theo người xưa thì thuận lợi, khó khăn, tốt xấu tuy không thể vượt ra ngoài Bát tự, mà hành vận hướng đến là trợ giúp hay ức chế, cũng đủ khiến cho cái Thiện (tốt) thì càng tăng thêm thiện, cái Ác (xấu) thì càng thêm ác, cho nên hành vận này cần phải chú ý vậy.

1. Năng lực của Hành Vận
* Bát Tự thuần Thiện , đều không có Ác thần phá hỏng
(1) Hành vận giúp thiện, cũng đủ làm cho chữ thiện thì càng thêm thiện , công danh phú quý , không thể có định lượng .
(2) Hành vận phá hỏng, mặc dù không có hại, nhất định đối diện với những việc bị ức chế hoặc bế tắc, ít nhiều cũng không thể theo như ý nguyện.

* Bát Tự tuy là Thiện, nhưng có Ác thần phá hỏng.
(1) Hành khứ ( loại trừ) Ác vận, thì trong bát tự có việc tốt sẽ đến ngay.
(2) Lại tiếp tục để gặp phá hỏng Thiện thần, cùng có Ác thần đến chế ngự, thì việc phá hư cũng lập tức thấy.

* Bát tự thuần Ác, đều không có Thiện thần chế phục.
(1) Lại tiếp tục kích động hành Ác vận, cũng đủ khiến cho cái Ác càng thêm ác. Kỳ bần tiện, tai họa, thảm thương không đành lòng thấy.
(2) Hành vận chế phục, tuy không thể là phúc, mà cũng có thể hưởng được một chút ít toại nguyện.

* Bát tự tuy ác, lại có Thiện thần chế phục.
(1) Hành vận khứ đi cái Thiện, thì trong Bát tự việc phá hư cũng lập tức thấy.
(2) Lại tiếp tục thấy cái Thiện đến chế ngự , thì việc tốt cũng lập tức thấy.

2. Phân tích Thiện vận, Ác vận
(1) Chính Quan cách
- Nhật can nhược, Chính Quan là cách, Tài tinh trọng, lấy Tỉ Kiếp làm dụng. Không có Tỉ Kiếp thì dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can nhược, Chính quan là cách, Thực Thương nhiều, lấy Ấn làm dụng. Gặp Quan Ấn vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
- Nhật can nhược, Chính quan là cách, Quan Sát trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thất Sát vận là ác.
- Nhật can cường, Chính Quan là cách, Kiếp Tỉ nhiều, lấy Quan làm dụng. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Chính Quan là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Tài Thực vận dụng thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Chính Quan là cách, thấy nhiều Thương Thực, thì dụng Tài. Gặp Tài Quan vận là thiện, Tỉ Kiếp vận là ác.

(2) Tài cách
- Nhật can nhược, Tài là cách, Thương Thực nhiều, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
- Nhật can nhược, Tài là cách, Tài trọng dụng Tỉ Kiếp, gặp Tỉ Kiếp vận là thiện, Thương Thực Tài hương là ác.
- Nhật can nhược, Tài là cách, Quan Sát thấy nhiều, Dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thất Sát vận là ác.
- Nhật can cường, Tài là cách, nếu Kiếp Tỉ trọng trọng, dụng Thương Thực hoặc dụng Quan Sát. Gặp Thương Thực Quan Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Tài là cách, Ấn thấy nhiều, dụng Tài là tốt. Gặp Thực Tài vận là thiện, Ấn Tỉ Quan Sát vận là ác.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyRe: Chương Vận Hạn

more_horiz
(3) Ấn cách
- Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Quan Sát, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Thương Thực, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, gặp đất Thương Thực Tài là ác.
- Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Tài, dụng Kiếp Tỉ. Gặp Kiếp Tỉ vận là thiện, gặp đất Thương Thực Tài là ác.
- Nhật can cường, Ấn là cách, Tỉ Kiếp trọng trọng, có Quan Sát thì dụng Quan Sát. Không có Quan Sát thì dụng Thương Thực, gặp Quan Sát Thương Thực vận là thiện, gặp đất Kiếp Tỉ Ấn là ác.
- Nhật can cường, Ấn là cách, Ấn trọng, dụng Tài. Gặp Thương Tài vận là thiện, Quan Ấn Tỉ Kiếp vận là ác.
- Nhật can cường, Ấn là cách, Tài nhiều, dụng Quan Sát. Gặp Quan Ấn vận là thiện, Thương Tài vận là ác.

(4) Thực thần cách
- Nhật can nhược, Thực thần là cách, Quan Sát thấy nhiều, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thất Sát vận là ác.
- Nhật can nhược, Thực thần là cách, Tài nhiều, dụng Tỉ Kiếp. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tài Quan Sát vận là ác.
- Nhật can nhược, Thực thần là cách, Thương Thực trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Quan Ấn vận là thiện, Thương Thực Tài hương là ác.
- Nhật can cường, Thực thần là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Thực thần là cách, Kiếp Tỉ trọng trọng, lấy Thực thần làm dụng. Gặp lấy Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Thực thần là cách, Tài nhiều, lấy Quan Sát làm dụng. Gặp Quan Sát Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.

(5) Thất Sát cách
- Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Tài nhiều, lấy Kiếp Tỉ làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
- Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Quan Sát trọng trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can cường, Thất Sát là cách, Tỉ Kiếp thấy nhiều, lấy Sát làm dụng. Gặp Tài Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nhật can cường, Thất Sát là cách, Ấn thấy nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Thương Tài vận là thiện, Quan Ấn Tỉ Kiếp hương là ác.
- Nhật can cường, Thất Sát là cách, Quan Sát trọng trọng, lấy Thương Thực làm dụng. Gặp Thương Thực vận là thiện, Quan Ấn vận là ác.

(6) Thương Quan cách
- Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Tài nhiều, lấy Tỉ Kiếp làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Quan Sát nhiều, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Thương Thực trọng trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Quan Ấn vận là thiện, gặp đất Thương Thực Tài là ác.
- Nhật can cường, Thương Quan là cách, Tỉ Kiếp nhiều, dụng Thất Sát. Gặp Tài Sát vận là thiện, Ấn vận là ác.
- Nhật can cường, Thương Quan là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Tỉ vận là ác.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyRe: Chương Vận Hạn

more_horiz
(7) Ngoại cách
- Khúc Trực cách, gặp thủy mộc hỏa vận là thiện, kim vận là ác.
- Viêm Thượng cách,gặp mộc hỏa thổ vận là thiện, thủy vận là ác.
- Giá Sắc cách, gặp hỏa thổ kim vận là thiện, mộc vận là ác.
- Tòng Cách cách, gặp thổ kim thủy vận là thiện, hỏa vận là ác.
- Nhuận Hạ cách, gặp kim thủy mộc vận là thiện, thổ vận là ác.
- Tòng Tài cách, gặp Thương Thực Quan Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Tòng Sát cách, gặp Tài Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Tòng Nhi cách, gặp Thương Thực Tài hương là thiện, gặp Quan Sát Ấn thụ là ác.
- Tòng Vượng cách, gặp Ấn thụ Tỉ Kiếp vận là thiện, gặp Tài Quan Thương Thực vận là ác.

(8 ) Hóa Khí cách
- Hóa Thổ cách, gặp hỏa thổ kim vận là thiện, mộc vận là ác.
- Hóa Kim cách, gặp thổ kim thủy vận là thiện, hỏa vận là ác.
- Hóa Thủy cách, gặp kim thủy mộc vận là thiện, thổ vận là ác.
- Hóa Mộc cách, gặp thủy mộc hỏa vận là thiện, kim vận là ác.
- Hóa Hỏa cách, gặp thủy hỏa thổ vận là thiện, thủy vận là ác.

(9) Kiến Lộc cách
- Kiến Lộc cách, Tài nhiều, thân nhược có Tỉ Kiếp. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Tài nhiều, thân cường, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Quan Sát nhiều, thân nhược, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, gặp Tài Quan vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Quan Sát nhiều, thân cường, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Thương Thực nhiều, Thân nhược, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tỉ vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Tỉ Kiếp nhiều, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Kiến Lộc cách, Ấn nhiều, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.

(10) Nguyệt Nhận cách
- Nguyệt Nhận nhiều Tài, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nguyệt Nhận nhiều Quan Sát, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nguyệt Nhận nhiều Thương Thực, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nguyệt Nhận nhiều Kiếp Tỉ, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ Thương Thực vận là ác.
- Nguyệt Nhận nhiều Ấn, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
- Nguyệt Nhận mà nguyên cục đầy Tài Quan Thương Thực, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thương Thực vận là ác.

3. Tổng luận Vận hạn thiện, ác
- Lợi cho Dụng thần là vận tốt ( thiện).
- Vận có lợi cho dụng thần, mà trong trụ bị thần khác khắc khứ hoặc hợp trụ, thiện mà không có thiện, ác cũng không phải là ác, bình thường mà thôi.
- Không có lợi cho dụng thần, là vận xấu (ác).
- Vận không có lợi cho dụng thần, mà trong trụ bị thần khác khắc khứ hoặc hợp trụ, ác mà không ác, Thiện cũng không phải thiện, chỉ là bình thường mà thôi.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyRe: Chương Vận Hạn

more_horiz
4. Số năm Hành Vận
Phép xưa lấy một Can cùng một Chi làm một vận, một vận quản 10 năm. Người thời nay, tách lấy ra một Can, một Chi, mỗi loại là một vận, một vận quản 5 năm. Lập phép này là không có đồng nhất, mà gây nên sai lầm vậy. Phép xưa nói một vận cát hung, cần phải xem cả Can Chi, còn người thời nay thì tách ra Thiên Can vận, tức là lấy Can cai quản để luận cát hung, đến Địa Chi vận thì lấy Chi cai quản để luận cát hung. Then chốt để bình luận là Biện pháp Chiết Trung (tức là dùng Phép Điều hòa), là tinh hoa quan trọng nhất hiện nay. Sao gọi là Biện pháp Chiết trung? chính là, như Giáp Ngọ vận, 5 năm đầu tiên chú trọng chữ Giáp, kiêm xem chữ Ngọ, Giáp chiếm 7 phần, Ngọ chiếm 3 phần; 5 năm sau, chú trọng chữ Ngọ, kiêm xem chữ Giáp, Ngọ chiếm 7 phần, Giáp chiếm 3 phần.

Dùng ví dụ minh chứng như:
Giáp Tý/ Đinh Sửu/ Tân Hợi/ Ất Mùi
Tân gặp Giáp Ất, lại gặp Hợi Tý Sửu, Tài đa thân nhược là bệnh. Vận gặp Giáp Tuất, kỵ Giáp giúp cho Tài, hỉ Tuất bang thân. 5 năm đầu Giáp 7 phần, Tuất 3 phần thì hung nhiều hơn cát; 5 năm sau, Tuất 7 phần, Giáp 3 phần thì Cát nhiều hơn hung.

5. Hành vận nối liền lẫn tạp
- Thân vượng mà Tứ trụ có Thương tận Quan tinh, hành Tài vận thì đương nhiên sẽ phát phúc.
- Dụng Quan mà thấy Thương Quan, tốt nhất là nhập Tài Ấn vận.
- Dụng Thương Quan mà nhiều, thích hợp với Ấn vận.
- Dụng Thương Quan mà ít, kỵ Ấn vận.
- Dụng Thương Quan mà gặp Quan, vận nhập đất Quan vượng, họa không thể kham nổi. Tuy có Cát thần giải cứu, cũng sinh nhiều ác tật, thậm chí tàn phế, hoặc gặp việc Quan.
- Thương Quan vốn có Quan tinh, hành vận khứ mất Quan thì phát phúc.
- Thương Quan mang theo Ấn, không thích hợp lại gặp hành Tài vận.
- Thương Quan dụng Ấn, vận hành Quan Sát là tốt nhất, Ấn vận cũng cát, Thương Thực không ngại, gặp Tài vận thì hung.
- Thương Quan gặp nhiều Ấn Tỉ, mà Tài ít, hỉ hành Tài vận hoặc Thương Quan vận.
- Thương Quan dụng Tài, hành Tài đắc địa vận phát phúc, gặp Kiếp Tài vận tất chết.
- Thương Quan dụng Tài, không nên gặp Tỉ Kiếp vận.
- Thương Quan dụng Tài, hành Tài vượng thân khinh vận thì cát.
- Thương Quan mà có Sát Ấn, Ấn vận lợi nhất, Thương Thực cũng hanh thông, tạp Ấn không cát, gặp Tài lập tức nguy.
- Tứ trụ Sát vượng, vận thuần, thân vượng là Quan thanh quý ( vận thuần, độc hành chế sát vận vậy. )
- Thời thượng ( can giờ) Thiên Quan không có chế phục, hành chế vận cũng có thể phát phúc.
- Trong trụ có Thất Sát, tọa Lộc là thừa vượng. Tự tọa Trường sinh, Lâm quan, Đế vượng, lại có gặp Tỉ Kiếp, Tài có thể hóa Quỷ làm Quan, vận nhập Ấn hương ( đất của Ấn thụ) tất nhiên phát.
- Chế Sát thái quá là bần nho, chính là hành Tài vận trợ giúp Sát, cũng phát uy quyền.
- Thất Sát thừa vượng, thân lại gặp Nhận, quý không thể nói, chỉ có kỵ Tài vượng sinh Sát. Tuế Vận gia tăng, thân vượng mà nhiều tai vạ, thân nhược thì càng nặng.
- Sát cường, thân nhược, có Ấn, tối kỵ Tài vận.
- Sát vượng, thân nhược, hành thân nhược vận, tai họa không trở tay kịp.
- Thân cường , Sát ít, Sát vận không có ngại.
- Thân Sát đều vượng, không có chế phục, lại có hành Sát vượng vận, tuy quý cũng không thể lâu dài.
- Sát trọng rất thích hợp có chế, nếu như gặp hành Quan Sát vận, thì không chết cũng bần cùng.
- Thất Sát gặp hành vận Quan Sát hỗn tạp, hoặc gặp vận chế phục thái quá, nhiều khả năng sẽ bị mất Quan thoái chức, thậm chí gặp việc bất hạnh mà chết.
- Sát dụng Thực chế, Sát trọng Thực khinh, thì hỉ có vận trợ giúp cho Thực. Sát khinh Thực trọng, thì hỉ vận trợ Sát.
- Sát Thực bình quân ( bằng nhau), mà Nhật chủ căn khinh, thì hỉ có vận trợ thân.
- Mang cả Sát lẫn Quan, không luận Khứ Quan Lưu Sát, Khứ Sát Lưu Quan, mà thân khinh thì hỉ trợ thân, Thực khinh thì hỉ trợ Thực.
- Nhật can suy nhược, nhưng mà không thể Tòng Sát, Sát tức là có chế có hóa, Tuế Vận gặp đất Tài vượng Sát vượng, tất nhiên thành tai họa. Nhưng càng không có chế, hóa, Tuế Vận gặp Tài gặp Sát vượng địa, tất sẽ nguy vong ( chết).
- Thân Sát bằng nhau, hành vận tốt nhất là gặp phù trợ cho thân.
- Nguyên có chế phục, Sát xuất ra là phúc. Nguyên không có chế phục, sát xuất ra là họa. ( Nguyên có tức là bát tự đã có Thất Sát, lại có chế Sát; Sát xuất, tức là hành Sát vận vậy, cách này chỉ nói đến thân nhược mà thôi).
- Quan tinh thuần chính, hành vận lại được đất Quan vượng, hoặc vận Quan tinh thành cục, hoặc đất Tài vượng sinh Quan, đều vốn là ở chỗ tác phúc ( cách này chỉ nói thân cường).
- Nhật can nhược, Tài Quan vượng, lại có Sát hỗn, hành vận lại gặp, mệnh càng xấu thêm.
- Chính Quan như Tháng, Giờ phạm nặng, Thiên Can thấu ra nhiều, lại tiếp tục hành về đất Quan vượng, thì Quan biến thành Quỷ, vượng quá nhất định phải bị nghiêng đổ, gây nên nhiều tai vạ, hoặc chết yểu.
- Chính Quan cách, hành Sát vận, tức là Sát đến hỗn Quan.
- Chính Quan cách, hành Mộ vận, tức là Quan tinh nhập mộ.
- Tài quan vượng cường, nhật chủ suy nhược, hành vận đến đất Tài Sát vượng, mắc nhiều lao lực, bệnh tật.
- Chính Quan là dụng, đại kỵ hành vận đến đất Thương Quan, càng kỵ vận hình xung phá hại.
- Chính Quan mà dụng Tài Ấn, thân hơi khinh, thì hỉ có vận trợ thân, Quan hơi khinh, thì hỉ có vận trợ Quan.
- Chính Quan dụng Tài, vận hỉ đến đất Ấn thụ, thân vượng. Thiết kỵ Thực Thương, song nếu thân vượng mà Tài khinh Quan nhược, thì hỉ vận Tài Quan vậy
- Chính quan mang theo Thương Thực mà dụng Ấn chế, vận hỉ gặp đất Quan vượng Ấn vượng. Chính Quan mà mang theo Sát, kỳ trong mệnh dụng Tỉ hợp Sát, thì Tài vận khả thi, Thương Thực khả thi, chỉ có không thể lại gặp lộ ra Thất Sát, nếu trong mệnh Thương Quan hợp Sát, thì Thương Thực cùng Tài đều khả thi, mà chỉ không phù hợp gặp Ấn thôi.
- Thực thần nhiều, phù hợp hành Ấn vận.
- Thực thần ít, kỵ hành Ấn vận.
- Thực thần hỉ hành thân vượng địa, gặp Kiêu gặp Tỉ thành con số không.
- Thân vượng Ấn nhiều, Tài vận không có hại. Thân nhược có Ấn, Sát vận sợ gì làm trở ngại.
- Ấn có Tỷ kiên, hỉ hành Tài vận, Ấn không có Tỷ kiên, sợ hành Tài vận.
- Tham Tài phá Ấn, hỉ hành về đất Tỷ Kiếp.
- Ấn thụ thái quá, không hỉ tiếp tục gặp hành thân vượng địa.
- Tài có Tỷ kiên, hỉ hành Tỷ Kiếp.
- Ấn quá khinh, thích hợp Quan Sát vận sinh, Ấn quá nhiều, cần gặp Tài vận chế .
- Tài nhiều, thân nhược, sợ nhập vận đất của Tài.
- Tài nhiều, thân nhược, vận thân vượng lấy làm vinh. Thân vượng Tài suy, gặp đất Tài vượng mà phát phúc.
- Tài nhiều hoàn toàn dựa vào Ấn để phù thân.
- Trong trụ không có Tài, nếu hành Tài vận, tuy đẹp nhưng có danh mà vô thực.
- Tài nhiều, thân nhược, lại vừa hành về đất Quan, hoặc vận Tài vượng, gặp hoạn nạn chồng chất.
- Tài nhiều, thân nhược, cần có Ấn phù thân; thân vượng Tài suy, sợ Kiếp cướp đoạt.
- Nhận trợ giúp Quan, thì vận hỉ trợ Quan, nếu trong mệnh Quan căn rễ thâm sâu, thì phương Ấn thụ Tỉ Kiếp, không phải là mỹ vận. Nhận dụng Sát, Sát không quá vượng, thì vận hỉ trợ Sát, Sát nếu thái trọng, thì vận hỉ thân vượng.
- Tài nhiều, thân nhược, gặp Kiếp là phúc.
- Tài nhược thân vượng, gặp Kiếp là họa.
- Nhiều Kiếp lại gặp Kiếp vận, lấy đường cùng cực mà thê lương, đau buồn.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyChương Lưu Niên

more_horiz
1. Phép xem Lưu Niên
- Can Chi Lưu niên, có lợi cho Dụng thần là Thiện.
- Can Chi Lưu niên, không có lợi cho Dụng thần là Ác.
- Can Chi Lưu niên, có lợi cho Dụng thần. Nhưng mà ở trong có thần khác đến khắc khứ hoặc hợp trụ, Thiện mà không Thiện, song Ác cũng không Ác, chỉ bình thường mà thôi.
- Can Chi Lưu niên, không có lợi cho Dụng thần. Nhưng mà ở trong có thần khác đến khắc khứ hoặc hợp trụ, Ác mà không Ác, song Thiện cũng không Thiện, chỉ bình thường mà thôi.

2. Quan hệ giữa Lưu Niên và Đại vận
- Lưu niên Thiện, Vận cũng Thiện, thì càng tốt.
- Lưu niên Thiện, vận Ác, thì Thiện Ác đều gặp.
- Lưu niên Ác, vận cũng Ác, thì càng Ác.
- Lưu niên Ác, vận Thiện, thì Thiện Ác cùng gặp.
- Lưu niên Thiện, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần chế trụ hoặc khắc hợp, thì vẫn là tốt.
- Lưu niên Ác, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần chế trụ hoặc khắc hợp, thì vẫn là xấu.
- Lưu niên Thiện, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần sinh ra khắc hợp, thì hung nhiều mà cát ít.
- Lưu niên Ác, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần sinh ra khắc hợp, thì cát nhiều mà hung ít.
- Lưu niên Thiện, vận nếu sinh trợ, thì càng Thiện.
- Lưu niên Ác, vận nếu sinh trợ, thì càng Ác.
- Lưu niên Thiện, vận nếu áp chế khắc, thì lực Thiện sẽ giảm nhẹ.
- Lưu niên Ác, vận nếu áp chế khắc, thì lực Ác sẽ giảm nhẹ.

3. Can Chi Lưu niên
Có nói rằng Lưu niên trọng Thiên Can, cũng có nói lấy Thiên Can làm nửa năm đầu, Địa Chi làm nửa năm cuối, đều là không phải chân thực. Phải xem cả Can và Chi thì mới chính xác. Phép này có 12 cách:
(1) Can Chi Lưu niên xuất hiện có lợi cho Dụng thần thì chính là một năm Đại Cát.
(2) Can Chi Lưu niên xuất hiện không có lợi cho Dụng thần thì chính là một năm Đại Hung.
(3) Thiên Can Lưu niên, lợi cho Dụng thần, Địa chi bất lợi cho Dụng thần, chính là năm có ½ Cát, 1/2 Hung.
(4) Thiên Can Lưu niên, không có lợi cho Dụng thần, Địa Chi ích trợ Dụng thần, cũng là một năm có Cát Hung đều gặp.
(5) Thiên Can Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Địa chi tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Cát.
(6) Thiên Can Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Địa chi tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Hung.
(7) Địa Chi Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Cát.
(Cool Địa Chi Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Hung.
(9) Thiên Can Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Địa Chi áp chế khắc, lực Cát giảm nhẹ.
(10) Thiên Can Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Địa Chi áp chế khắc, lực Hung giảm nhẹ.
(11) Địa Chi Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can áp chế khắc, lực Cát giảm nhẹ.
(12) Địa Chi Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can áp chế khắc, lực Hung giảm nhẹ.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyChương Nguyệt kiến

more_horiz
1. Phép xem Nguyệt kiến
- Can chi Nguyệt kiến, lợi cho dụng thần là Thiện.
- Can chi Nguyệt kiến, không lợi cho dụng thần là Ác.
- Can chi Nguyệt kiến, lợi cho dụng thần, nhưng mà trong cục có thần khác khắc vận hoặc hợp trụ, thiện mà không thiện, song cũng không ác, mà bình thường thôi.
- Can chi Nguyệt kiến, không lợi cho dụng thần, nhưng mà trong cục có thần khác khắc vận hoặc hợp trụ, ác mà không ác, song cũng không thiện, mà bình thường thôi.

2. Quan hệ giữa Nguyệt kiến cùng lưu niên
- Nguyệt kiến thiện, lưu niên cũng thiện, thì càng đẹp.
- Nguyệt kiến thiện, lưu niên ác. Thì trong thiện có ác.
- Nguyệt kiến ác, lưu niên cũng ác, thì càng ác.
- Nguyệt kiến ác, lưu niên thiện, thì trong ác có thiện.
- Nguyệt kiến thiện, duy chỉ bị trong cục có thần nào đó khắc hợp, nếu lưu niên có thần chế trụ, khắc, hợp, thì vẫn đều đẹp.
- Nguyệt kiến ác, duy chỉ bị trong cục có thần khác khắc, hợp, nếu lưu niên có thần chế trụ, khắc, hợp, thì vẫn xấu.
- Nguyệt kiến thiện, duy chỉ có bị trong cục có thần khác khắc, hợp, nếu lưu niên có thần sinh phụ khắc hợp, thì hung nhiều mà cát ít.
- Nguyệt kiến ác, duy chỉ có bị trong cục có thần nào đó khắc hợp, nếu lưu niên có thần sinh phụ khắc hợp, thì cát nhiều mà hung ít.
- Nguyệt kiến thiện, lưu niên tiếp tục sinh trợ, thì càng thiện.
- Nguyệt kiến ác, năm đảm nhiệm tiếp tục sinh trợ, thì càng ác.
- Nguyệt kiến thiện, lưu niên nếu áp chế khắc, thì lực thiện giảm nhẹ.
- Nguyệt kiến ác, lưu niên nếu áp chế khắc, thì lực ác giảm nhẹ.

3. Can Chi Nguyệt kiến
Phép xem Nguyệt kiến, Can tháng trọng ở Chi tháng là căn cứ vào Can lưu động, mà Chi cố định. Nguyệt kiến tức là tháng di động vậy. Hoặc có lấy Can làm nửa tháng đầu, Chi làm nửa tháng sau là không có thể tin, mà cần phải xem cả Can lẫn Chi. Cũng có lấy Chi tháng tàng chứa Nhân Nguyên, phân ra kỳ đang vượng vài ngày, mà định vài ngày cát hung thì càng không đủ tin, cái này hoàn toàn nghiêng về ở Chi tháng. Thuyết mà trở thành như thế này thì Nguyệt kiến có thể không cần ở Can tháng vậy. Xem vận mệnh cường nhược, không thể lấy trong Nhân Nguyên vượng vài ngày để xác định cái ngọn, huống chi Nguyệt kiến thì di động trong Lưu niên ( một năm) vậy.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyRe: Chương Vận Hạn

more_horiz
4. Nguyệt kiến cùng thời lệnh
Chính nguyệt tất nhiên là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, Chi tháng luôn cố định, cho nên không bằng coi trọng Can tháng. Nhưng mà Thời lệnh cùng Nguyệt kiến, đều có quan hệ chỗ này. Đặc biệt tự thuật như sau:

(1) Xuân lệnh mộc vượng, tháng Giáp Dần, tháng Ất mão, tháng Giáp Thìn, thì mộc càng thịnh. Tháng Bính Dần, tháng Đinh Mão, Bính Thìn, thì hỏa được mộc sinh mà cũng cường. Tháng Mậu Dần, tháng Kỷ Mão, tháng Mậu Thìn, thì thổ bị mộc khắc mà không cường. Tháng Canh Dần, tháng Tân Mão, tháng Canh Thìn, thì kim làm mộc trói buộc mà không có lực. Tháng Nhâm Dần, tháng Quý Mão, tháng Nhâm Thìn, thì thủy bị mộc tiết cũng là nhược.

(2) Hạ lệnh hỏa vượng. Tháng Đinh Tị, tháng Bính Ngọ, tháng Đinh Mùi, thì hỏa càng thịnh. Tháng Kỷ Tị, tháng Mậu Ngọ, tháng Kỷ Mùi, thì thổ được hỏa sinh mà cũng cường. Tháng Tân Tị, tháng Canh Ngọ, tháng Tân Mùi, thì kim bị hỏa nấu chảy mà không có lực. Tháng Quý Tị, tháng Nhâm Ngọ, tháng Quý Mùi, thì thủy làm vi hỏa đốt mà không có lực. Tháng Ất Tị, tháng Giáp Ngọ, tháng Ất Mùi thì mộc bị hỏa tiết cũng là nhược.

(3) Thu lệnh kim vượng. Tháng Canh Thân, tháng Tân Dậu, tháng Canh Tuất, thì kim càng thịnh. Tháng Nhâm Thân, tháng Quý Dậu, tháng Nhâm Tuất, thì thủy được kim sinh mà cũng cường. Tháng Giáp Thân, tháng Ất Dậu, tháng Giáp Tuất, thì mộc bị kim khắc mà không mạnh. Tháng Bính Thân, tháng Đinh Dậu, tháng Bính Tuất, thì hỏa làm kim diệt mà mất lực. Tháng Mậu Thân, tháng Kỷ Dậu, tháng Mậu Tuất thổ bị kim tiết cũng là nhược.

(4) Đông lệnh thủy vượng, tháng Quý Hợi, tháng Nhâm Tý, tháng Quý Sửu , thì thủy càng thịnh. Tháng Ất Hợi, tháng Giáp Tý, tháng Ất Sửu, thì mộc được thủy sinh mà cũng cường. Tháng Đinh Hợi, tháng Bính Tý, tháng Đinh Sửu, thì hỏa bị thủy khắc mà không mạnh. Tháng Kỷ Hợi, tháng Mậu Tý, tháng Kỷ Sửu, thì thổ bị thủy chảy tràn lan mà mất lực. Tháng Tân Hợi, tháng Canh Tý, tháng Tân Sửu, thì kim bị thủy tiết cũng làm nhược.

(5) Bốn mục trước đều có 18 ngày thổ vượng. Tháng Mậu Thìn, tháng Kỷ Mùi, tháng Mậu Tuất, tháng Kỷ Sửu, thì thổ càng mạnh. Tháng Canh Thìn, tháng Tân Mùi, tháng Canh Tuất, tháng Tân Sửu, thì kim được thổ sinh mà cũng cường. Tháng Nhâm Thìn, tháng Quý Mùi, tháng Nhâm Tuất, tháng Quý Sửu, thì thủy bị thổ khắc mà không mạnh. Tháng Giáp Thìn, tháng Ất Mùi, tháng Giáp Tuất, tháng Ất Sửu, thì mộc làm thổ hao tổn mà không có lực. Tháng Bính Thìn, tháng Đinh Mùi, tháng Bính Tuất, tháng Đinh Sửu, thì hỏa bị thổ tiết cũng là nhược.

Chú thích:
- Chuôi sao trỏ vào đâu gọi là Kiến. Như lịch ta gọi tháng giêng là Kiến Dần 建寅, tháng hai gọi là Kiến Mão 建卯 nghĩa là cứ coi chuôi sao chỉ về đâu thì định tháng vào đấy vậy. Vì thế nên gọi tháng là Nguyệt Kiến 月建, tháng đủ gọi là Đại Kiến 大建, tháng thiếu gọi là Tiểu Kiến 小建, v.v.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyChương Nữ mệnh

more_horiz
Phép xem mệnh Nữ, cùng mệnh Nam không có khác nhau lớn. Chỉ có điều Nữ thì lấy 2 sao chồng và sao con ( Phu tinh và Tử tinh) làm phương hướng để thủ dụng. Năng lực chồng con và bản thân, cả ba đều phải tốt, bằng không thà rằng thân chủ nên nhược. Phu tinh cùng Tử tinh không thể gặp cản trở, tiếp theo nhất định nhìn Phu tinh được bảo toàn, hơn nữa cũng nhìn Tử tinh được bảo toàn, cả hai đều hoàn hảo thì đó là mệnh của người bề trên. Ít nhất hoặc Phu hoặc Tử, có 1 tin cậy. Nếu toàn bộ đều không được nhờ cậy thì phán quyết là Hạ mệnh ( mệnh thấp hèn).

1. Phép chọn dụng thần cho nữ mệnh
(1) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, lấy Tài làm dụng thần.
(2) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, không có Tài tinh, lấy Ấn làm dụng thần.
(3) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, không có tài tinh, không Ấn thụ, lấy Thực Thương làm dụng thần.
(4) Nhật chủ cường, nhiều Quan sát, lấy Thực Thương chế Quan Sát làm dụng thần.
(5) Nhật chủ cường, nhiều Quan sát, không có Thực Thương, lấy Tài làm dụng.
(6) Nhật chủ cường, nhiều Quan sát, không Thực thương, không Tài, lấy Quan Sát làm dụng thần.
(7) Nhật chủ cường, Tài nhiều, lấy Quan sát làm dụng.
(8 ) Nhật chủ cường, Tài nhiều, không có Quan sát lấy Thực Thương làm dụng.
(9) Nhật chủ cường, nhiều Tài, không có Quan Sát, không có Thực Thương lấy Tài làm dụng.
(10) Nhật chủ cường, nhiều Ấn, lấy Tài làm dụng.
(11) Nhật chủ cường, nhiều Ấn, không Tài, lấy Quan Sát làm dụng.
(12) Nhật chủ cường, nhiều Ấn, không Tài, không Quan Sát lấy Thực Thương làm dụng.
(13) Nhật chủ cường, nhiều Tỉ Kiếp, lấy Quan Sát làm dụng.
(14) Nhật chủ cường, nhiều Tỉ Kiếp, không có Quan sát lấy Thực Thương làm dụng.
(15) Nhật chủ cường, nhiều Tỉ Kiếp, không Quan sát, không Thực thương lấy Tài làm dụng.
(16) Nhật chủ nhược, nhiều Thực thương lấy Ấn làm dụng thần.
(17) Nhật chủ nhược, nhiều Thực thương, không có Ấn, lấy Tài làm dụng.
(18) Nhật chủ nhược, nhiều Thực thương, không Ấn, không Tài lấy Tỉ Kiếp làm dụng.
(19) Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, lấy Ấn làm dụng.
(20) Nhật chủ nhược , Quan Sát nhiều , không có Ấn , lấy Thương làm dụng .
(21) Nhật chủ nhược , Quan Sát nhiều, không có Ấn , không có Thương Thực , lấy Tỷ Kiếp làm dụng .
(22) Nhật chủ nhược , Tài nhiều , lấy Tỷ Kiếp làm dụng .
(23) Nhật chủ nhược , Tài nhiều , không có Tỉ Kiếp , lấy Quan Sát làm dụng .
(24) Nhật chủ nhược , Tài nhiều , không có Tỉ Kiếp , không có Quan Sát , lấy Ấn làm dụng .
(25) Nhật chủ nhược , Ấn nhiều , lấy Tài làm dụng .
(26) Nhật chủ nhược , Ấn nhiều , không có Tài , lấy Tỉ Kiếp làm dụng .
(27) Nhật chủ nhược , Ấn nhiều , không có Tài , không có Tỉ Kiếp , lấy Quan Sát làm dụng .

Được sửa bởi Admin ngày 1/11/2024, 14:05; sửa lần 1.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyRe: Chương Vận Hạn

more_horiz
2. Giải thích lấy Dụng thần cho Nữ mệnh

(1) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, thân đã mạnh, Tử tinh cũng đẹp, lấy Tài làm dụng. Cậy nhờ Tài sinh Quan Sát, thì Phu tinh cũng vinh vậy.
(2), Nhật chủ cường, nhiều Thực Thương, không có Tài, thân có Tử tinh tuy đẹp nhưng Quan Sát trực tiếp bị Thực Thương khắc chế. Phu tinh bị khuyết, lấy Ấn làm dụng. Nhờ có Ấn chế Thực Thương, dùng bảo vệ Quan Sát là Phu tinh vậy.
(3), Nhật chủ cường, nhiều Thực Thương, không có Tài, không có Ấn. Bản thân cùng Tử tinh tốt đẹp, Quan Sát bị Thực Thương khắc chế mà không có cứu, Phu tinh không đáng tin. Lấy Thực Thương làm dụng, chỉ có nuôi dưỡng con, cuối cùng nhờ cậy cho đến già thôi.
(4), Nhật chủ cường, nhiều Quan Sát, thân cùng Phu tinh đều mạnh. Lấy Thực Thương làm dụng,Tử tinh cũng được thành lập vậy. Còn Quan Sát nhiều mà dụng Thực Thương chế, cũng hướng về giúp đỡ chồng vậy.
(5), Nhật chủ cường, nhiều Quan Sát, không có Thực Thương, thân chủ ít cùng chồng vững chắc, lấy Tài làm dụng, nhờ cậy Tài trợ giúp chồng vậy.
(6), Nhật chủ cường, nhiều Quan Sát, không có Thực Thương, không có Tài tinh, chỉ có thân cùng chồng cả 2 cùng mạnh, lấy Quan Sát làm dụng, tòng theo chồng chịu quản thúc, cũng thuận đạo làm dâu vậy.
(7), Nhật chủ cường nhiều Tài, thân mạnh trợ cho chồng nặng, lấy Quan Sát làm dụng, thì chồng được Tài trợ giúp, có thể làm ra việc lớn vậy.
(8 ), Nhật chủ cường, nhiều Tài, không có Quan Sát, thân tuy mạnh, trợ giúp chồng tuy nặng, làm sao không có chồng giúp đỡ, thì lấy Thực Thương làm dụng, chồng cũng không đáng tin, chỉ nhờ cậy vào con vậy.
(9), nhật chủ cường, nhiều Tài, không có Quan Sát, không có Thực Thương, như người không có con, không có chồng đáng tin. Cầu Tài, ngỏ hầu còn có thể để ý đến sinh, thời không cần Tài tinh, sẽ theo về với ai?
(10), Nhật chủ cường, Ấn nhiều, thân đã mạnh, lại được Phụ Mẫu vượng khí, chỉ có thái cường thì theo cường, không phải thích hợp đạo làm dâu. Lấy Tài làm dụng, cái cậy nhờ Tài chế Ấn, Sát hơi thịnh, đều để trợ giúp chồng. Có người nói rằng sao không dụng Quan Sát câu thân, không biết là có nhiều Ấn tiết khí Quan Sát mà sinh thân, Quan Sát sao có thể chế thân, như vợ mà không chịu chồng quản thúc, dụng Tài thì còn có thể trợ giúp chồng vậy.
(11), Nhật chủ cường, Ấn nhiều, không có Tài chế Ấn, thân cực vượng, lấy Quan Sát làm dụng. Tuy không thể quản chế thân, Quan Sát rút cuộc thuộc phu tinh, giống như vợ mạnh tuy không chịu chồng quản thúc, nhưng kết cục cần lấy chồng thì phải theo chồng vậy.
(12), Nhật chủ cường, Ấn nhiều, không có Tài, không có Quan Sát, thân đã thái vượng, chồng lại vừa không dựa vào được thì chỉ có dựa vào con vậy, cho nên lấy Thực Thương làm dụng.
(13,14), Nhật chủ cường, Tỷ Kiếp nhiều, không có Quan Sát, vốn vượng mà không có chế, mà vốn không có phu tinh thì dụng Thực Thương để tiết khí, đều là thích hợp với Tử tinh vậy. ( câu 14, cũng như câu 13)
(15), Nhật chủ cường, Tỷ Kiếp nhiều, không có Thực Thương, không có Quan Sát, vốn là vượng mà không có khắc tiết, mà chồng con không thể nương tựa, lấy Tài làm dụng, Tài sẽ phân phối bớt lực của thân, cũng có thể hơi sinh Sát khắc thân, mà lại lấy làm nguồn dưỡng mệnh vậy.
(16), Nhật chủ nhược, nhiều Thực Thương, lấy Ấn làm dụng. Ấn năng chế Thực Thương, bảo vệ Quan Sát, trợ giúp thân nhược, gọi là Phu Tử cùng bản thân tam hợp vậy. Đều là nhờ công lao của Ấn vậy.
   (17), Nhật chủ nhược, Thực Thương nhiều, không có Ấn, thân đã cực nhược, phu tinh cũng nguy ( Quan Sát nhiều Thực Thương khắc, không có Ấn cứu), lấy Tài làm dụng. Tài năng tiết khí Thực Thương mà sinh Quan Sát, chồng con vẫn được bảo vệ lưỡng toàn, nhưng thân vẫn nhược mà thôi.
   (18), Nhật chủ nhược, nhiều Thực Thương, không có Tài, Ấn, Phu tinh nguy hiểm không đáng tin. Tử tức cũng khó khăn ( Nhiều Thực Thương, thân nhược tất không có con), thì chỉ có bảo vệ thân là thượng sách. Cho nên, Tỷ Kiếp bang thân là dụng vậy.
   (19), Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, chồng vượng mà thân khinh, lấy Ấn làm dụng, Ấn có thể tiết khí Quan Sát mà sinh thân, cùng chồng được bình quân là đẹp vậy.
   (20), Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, không có Ấn, Phu tinh quá nặng, thân quá nhẹ, lấy Thực Thương làm dụng. Cậy nhờ để chế Quan Sát, bản thân dù càng nhược, chồng con được bình hòa, cũng là tính cách thiện vậy.
   (21), Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, không có Ấn, không Thực Thương, thì cả chồng con đều không đáng tin ( không có Thực Thương, thì Tử tinh là bất cập; Quan Sát trọng thì Phu tinh thái quá), chỉ có dựa vào bản thân, cho nên lấy Tỷ Kiếp làm dụng vậy.
   (22), Nhật chủ nhược, nhiều Tài, lấy Tỷ Kiếp làm dụng, cậy nhờ chế được Tài thì bảo vệ được thân, sinh Thương Thực thì bảo toàn cho Tử vậy.
   (23), Nhật chủ nhược, nhiều Tài, không có Tỷ Kiếp, thì thân nhược mà con cũng khó khăn ( Tài nhiều thì Thực Thương bị ngầm tiết khí, thân nhược thì Thực Thương thiếu sinh trợ, con tự nhiên gặp khó khăn vậy), lấy Quan Sát làm dụng. Quan Sát tiết Tài, vừa có thể lấy Tài sinh Sát, cũng là phu tinh được toàn vẹn mà tốt vậy.
   (24), Nhật chủ nhược, nhiều Tài, không có Tỷ Kiếp,bản thân nhược thì con cũng gian nan, lại không có Quan Sát thì phu tinh cũng không nơi nương tựa, duy chỉ có tự nhờ bản thân, cho nên lấy Ấn sinh thân làm dụng.
   (25), Nhật chủ nhược, Ấn nhiều, chồng con đều bất túc ( không đủ) (thân nhược thì thân bất túc, Ấn nhiều thì khắc Thực Thương, thì Tử bất túc, Ấn nhiều thì tiết khí Quan Sát thì Phu cũng bất túc), lấy Tài làm dụng, Tài năng phá Ấn sinh Quan Sát, cả ba bệnh đều được khử bỏ.
   (26), Nhật chủ nhược, Ấn nhiều, chồng con, bản thân đều đều bất túc, lại không có Tài sinh Quan Sát, đều khứ Ấn, thì dụng Tỷ Kiếp, bang thân mà sinh Thực Thương, để mà bản thân cùng con được lưỡng toàn vậy.
   (27), Nhật chủ nhược, Ấn nhiều, không có Tỷ Kiếp, không có Tài, lấy Quan Sát làm dụng, mưu cầu cho phu tinh được thành lập vậy.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyChương Phú, Quý, Cát, Thọ

more_horiz
1. Phú ( giàu có, sung túc)
- Tài tinh sinh Quan, Quan tinh bảo vệ Tài tinh.
- Ấn tinh là kị thần , có Tài tinh phá hư Ấn.
- Ấn tinh là hỉ thần , có Tài tinh sinh Quan tinh.
- Thương Thực nặng, gặp Tài thần được lưu thông.
- Tài tinh nặng mà Thực thương có hạn.
- Tài tinh không có mà nguyên cục có ám hợp thành Tài cục.
- Tài tinh lộ ra mà Thực Thương cũng lộ.
- Thân vượng, Tài cũng vượng, có Thực thương, hoặc có Quan sát.
- Thân vượng, Ấn vượng, Thực thương nhẹ mà Tài tinh được cục.
- Thân vượng, Quan suy, Ấn mạnh mà Tài tinh nắm lệnh.
- Thân vượng, Kiếp vượng, không có Tài Ấn mà có Thực Thương.
- Thân nhược mà Tài tinh nặng, không có Quan Ấn mà có Tỉ Kiếp.
- Dụng thần không bị khắc phá, có Tài tinh trợ cho Dụng thần mà có lực.
Thông thường trong mệnh cục có như tường thuật ở trên thì đều là giàu có vậy.

2. Quý ( Sang trọng, Quý trọng)
- Quan vượng, thân vượng , có Ấn thụ bảo vệ Quan tinh.
- Tỉ Kiếp là kị thần, mà mệnh có Quan tinh mạnh khắc chế Tỉ Kiếp.
- Tỉ Kiếp là hỉ thần, mà gặp Quan mạnh sinh Ấn thụ.
- Tài tinh vượng, mà có Quan tinh thông đạt.
- Quan tinh vượng, mà Tài tinh cũng hữu khí.
- Không có Quan mà mệnh cục ám hợp thành Quan cục.
- Quan tinh ẩn mà Tài cũng ẩn.
- Thân vượng, Quan nhược, có Tài sinh Quan.
- Quan vượng, thân nhược, Quan có thể sinh Ấn.
- Ấn vượng, Quan suy, Tài có thể phá Ấn.
- Ấn suy, Quan vượng, không có Tài.
- Kiếp trọng, Tài khinh, Quan có thể khứ Kiếp.
- Tài tinh phá Ấn, Quan có thể sinh Ấn.
- Ấn lộ Quan cũng lộ, Quan là Dụng thần mà gặp khắc phá.
- Quan trợ giúp Dụng thần mà có lực.
( Lời nói ở trên là Quan tinh, bao gồm cả Thiên Quan và Chính Quan ).
- Dụng Chính Quan mà không có Thiên Quan hỗn tạp.
- Dụng Thiên Quan mà không có Chính Quan hỗn tạp.
- Thiên Quan quá vượng hơn thân, mà có Thực thần chế trụ.

Phàm mệnh cục có như tường thuật ở trên thì đều là Quý vậy.

3. Cát ( Thuận lợi, may mắn, tốt lành)
Cát có nghĩa là tốt đẹp, là thuận lợi, là may mắn. Tuy không được phú quý giàu sang, nhưng cũng ít nhất là không phải gặp phong ba hiểm ác. Được yên ổn thì cũng coi như mệnh tuyệt diệu rồi. Luận mệnh mà gặp được cát lợi, thì cũng có nghĩa ngũ hành tứ trụ được bình quân, dụng thần không bị khắc chế thì mệnh tốt.
- Thân vượng, Dụng thần, có Thực sinh Tài, hoặc có Quan Sát bảo vệ Tài.
- Thân vượng dụng Quan, có Tài sinh Quan, hoặc có Ấn bảo vệ Quan.
- Thân vượng dụng Sát, Sát trọng có Thương Thực chế, Sát khinh, có Tài sinh.
- Thân vượng dụng Thương Thực, có Tài làm lưu thông.
- Thân vượng dụng Ấn, có Quan Sát trợ Ấn.
- Thân nhược dụng Tỉ Kiếp, Quan tinh trọng, có Ấn sinh thân, tiết Quan, Tài tinh trọng, có Quan tiết Tài sinh Ấn.
- Thân nhược dụng Ấn, có Quan tinh sinh Ấn, hoặc Tỉ Kiếp bảo vệ Ấn.

Phàm mệnh cục có được như trên, đều là Cát vậy.

4. Thọ ( Sống lâu)
- Ngũ hành đình quân.
- Tứ trụ không có xung, khắc.
- Tứ trụ có hợp đều là Nhàn thần ( Chữ không có quan trọng , gọi là Nhàn thần ).
- Có xung khứ, đều là Kỵ thần ( Phương có chữ làm hại Dụng thần, hoặc có chữ tạo thành Thiên khô ( ngũ hành bị thiên lệch), đều gọi là Kỵ thần ).
- Lưu tồn đều là Tướng thần ( Trợ giúp cho Dụng thần, gọi là Tướng thần ).
- Nhật chủ vượng mà đắc khí ( Nhật Can có địa chi ở các cung Trường sinh, Mộc dục, Quan đái, Lâm quan, gọi là Nhật chủ đắc khí ).
- Mệnh cục không có xu hướng thái quá.
- Thân vượng, Quan nhược mà gặp Tài.
- Thân vượng, Tài khinh mà gặp Thực.
- Thân vượng mà có Thực Thương thổ tú.
- Thân nhược mà có Ấn thụ nắm quyền.
- Nguyệt lệnh không có xung, phá .
- Hành vận đều cùng Dụng thần, Tương thần không có quay lưng với nhau.

Phàm mệnh cục có được như trên thì mệnh đều Thọ vậy.

descriptionChương Vận Hạn  EmptyChương Bần, Tiện, Hung, Yểu

more_horiz
1. Bần (Nghèo, túng thiếu)
- Thương nhẹ, Tài trọng.
- Tài khinh, Quan trọng.
- Thương trọng ,Ấn khinh , thân nhược .
- Tài trọng , Kiếp khinh , thân nhược .
- Tài khinh hỉ Thực , Thương mà có Ấn vượng .
- Tài khinh Kiếp trọng , Thực Thương không có hiện .
- Tài nhiều hỉ Kiếp , Quan tinh chế Kiếp .
- Hỉ Ấn mà Tài tinh phá Ấn .
- Kị Ấn mà Tài tinh sinh Quan .
- Hỉ Tài mà Tài thần bị hợp .
- Quan Sát vượng mà hỉ có Ấn , nhưng lại có Tài tinh được cục .
- Tài làm Kị thần .
- Dụng Tài mà bị xung phá .
Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh nghèo vậy.

* Phân biệt Bần:

( 1) Tài khinh Quan suy, gặp Thực Thương mà gặp Ấn thụ, bần mà quý.
(2) Hỉ Ấn, có Tài tinh phá Ấn, mà được Quan tinh giải cứu, bần mà quý.
(3) Quan Sát vượng mà Thân nhược, Tài tinh sinh trợ Quan Sát. Có Ấn, thì một cách dễ dàng được, cho nên bần mà quý vậy. Không có Ấn, thì là kẻ Bần Nho, chính là cách Thanh bần.
(4) Tài nhiều Thân không đảm nhận nổi mà gặp nhiều gian nan, có trợ giúp thân mà không có thể lấy dùng được, để không thể theo Tài, đã bần mà tiện.
(5) Năm Tháng Tài tinh tuy đẹp, mà Chi ngày bị xung phá hết, chính là Tiên phú Hậu bần ( trước giàu, sau nghèo), hoặc sản nghiệp của Tổ tiên bị lụn bại, mà sinh ra bần cùng.

2. Tiện ( Hèn hạ)
Nói đến Tài, là xuất phát từ ý nghĩ hẹp hòi mà sinh ra hành động hèn hạ vậy , không phải chỉ có ở giai cấp thấp kém. Người bề trên chưa chắc là không có hèn hạ, người bề dưới cũng không hẳn là hèn hạ hết. Cho nên chữ “Tiện” cũng giống như chữ “Ngụy Quân tử”, là kẻ tiểu nhân, không thể nhất thời biện luận dễ dàng. Xem mệnh nhận định cũng là việc rất khó vậy.
- Quan khinh, Ấn trọng mà thân vượng.
- Quan trọng, Ấn khinh mà thân nhược.
- Quan, Ấn lưỡng bình mà Nhật chủ lại bị hưu, tù.
- Quan khinh, Kiếp trọng, không có Tài.
- Quan sát trọng, không có Ấn.
- Tài khinh, Kiếp trọng, Quan tàng ẩn.
- Quan vượng hỉ Ấn, có Tài tinh phá Ấn.
- Quan Sát trọng, không có Ấn, có Thực Thương cường chế.
- Quan nhiều kỵ Tài, có Tài tinh đắc cục.
Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh Tiện vậy.

3. Hung
Hung là nghịch vậy, là bất hạnh vậy. Bần khổ mà dễ dàng gặp Hình Thương Phá Bại, nhiều hiểm ác phong ba, đại để trong mệnh cục mà bị Thiên Khô không có cứu, thì mệnh cục đều Hung.
- Tài vượng, thân nhược không có Kiếp Ấn trợ giúp.
- Sát trọng, thân khinh, không có Thương Thực, Ấn thụ.
- Dụng Quan , nhiều Thương mà không có Tài.
- Quan nhiều thì thân nhược mà không có Ấn.
- Ấn Kiếp đều trọng mà Quan khinh Sát khinh chế trọng lại không có Tài.
- Mệnh cục đầy Tỉ Kiếp mà không có Quan Sát.
- Dụng Thực mà gặp nhiều Kiêu.
- Kỵ Sát mà gặp nhiều Tài.
- Hỉ Tài mà nhiều Kiếp Nhận.
- Mệnh cục đầy Thương Thực mà không có Ấn.
- Hỉ Ấn mà nhiều Tài.
- Quan khinh mà Ấn trọng.
- Hỉ Quan mà có Sát hỗn.
- Ngoại cách đã thành mà lại bị phá.
Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh Hung vậy.

4. Yêu ( Yều mệnh)
- Ấn thụ quá vượng, Nhật chủ không có chổ dựa.
- Tài Sát quá vượng, Nhật chủ không có chổ dựa.
- Kỵ thần cùng Dụng thần, hỗn tạp mà còn tranh chiến.
- Hỉ xung mà không có xung.
- Kỵ hợp mà lại hợp.
- Kỵ xung mà lại bị xung.
- Hỉ hợp mà không có hợp.
- Nhật chủ mất lệnh, Dụng thần yếu mà kỵ thần thâm trọng.
- Hành vận cùng Dụng thần, Tương thần không có tình, trái lại cùng Kỵ thần kết bè đảng.
- Thân vượng mà khắc tiết hoàn toàn không có.
- Trọng dụng Ấn mà có Tài tinh phá Ấn.
- Thân nhược gặp Ấn, mà có Thực Thương trùng điệp.
- Kim hàn, thủy lãnh mà thổ thấp.
- Hỏa viêm thổ táo mà mộc khô.
Phàm mệnh cục, có những điều như trên thì đều là mệnh chết yểu vậy.

Tất cả là 4 câu:
+ Hỉ xung nhi bất xung
+ Kị hiệp nhi phản hiệp
+ Hỉ hiệp nhi bất hiệp
+ Kị xung nhi phản xung

Nghĩa là:
+ Mừng xung lại không xung
+ Đừng hợp thì lại hợp
+ Cần hợp lại không hợp
+ Tránh xung trái lại xung
Bởi vậy mới bị tai vạ hoặc yểu (chết non)

descriptionChương Vận Hạn  EmptyRe: Chương Vận Hạn

more_horiz
-kimcuong-

Có 1 thí dụ Bần lại Hung:
Sinh 25.6.1967, nam:
quan........sát.............................quan
Đinh Mùi - Bính Ngọ - Canh Thân - Đinh Sửu (mệnh Canh Tuất)

vận: Quí Mão, lưu niên Mậu Dần đụng xe chết người phải bồi thường tiền

Chúng ta thấy ngay vài tiêu chí hung:
- Chính quan cách gặp Sát hỗn tạp
- Tài khinh, Quan trọng (Ất là chính tài dư khí ở Mùi, Quan là Đinh hỏa quá nhiều)
- Sát là kị mà gặp Tài sinh (vận Mão, năm Dần là Tài Mộc nắm lệnh, Mậu Quí hợp, Dần xung Thân là xung Lộc ở trụ ngày)

Chúng ta phải vận dụng vào từng tứ trụ, như vậy tốt hơn, vì các thí dụ mẫu thường làm cho suy đoán cứng ngắc theo mẫu.

Các thuật ngữ "khinh" và "trọng" cũng có thể gọi là "vượng" hay "nhược" xét đoán theo tứ Đắc của thập thần, tức là nói cả về lượng và chất. Như Giáp Dần: Giáp trọng; Giáp Thân: Giáp khinh.

So sánh 2 thập thần với nhau cũng thuộc về xét Khinh/Trọng, như "Ấn trọng, Quan Sát khinh", "Tài khinh, Quan trọng"...v.v...

descriptionChương Vận Hạn  EmptyRe: Chương Vận Hạn

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết