Chương 34. Luận Tài thủ vận
tuhynhan, 4.10.2012
Nguyên văn:
Tài cách thủ vận, tức lấy Tài cách đã định cục rồi phân ra để phối với vận. Trường hợp Tài vượng sinh Quan, vận hỷ thân vượng Ấn thụ, bất lợi Thất Sát, Thương Quan; nếu (Tài) sinh Quan rồi sau vận thấu Ấn, gặp Thương Quan cũng không hại lắm. Còn như (Tài) sinh Quan mà kèm theo Thực phá hỏng cục, thì vận hỉ Ấn thụ, còn như gặp Sát phản lại là tốt lành.
Từ chú thích:
Tài vượng sinh Quan, tương tự Chính Quan cách; hoặc nguyệt lệnh là chính Quan, hoặc nguyệt lệnh là Tài mà thôi. Tài Quan vượng mà thân khinh, vận hỉ thân vượng Ấn thụ; Tài Quan khinh còn thân vượng thì thích hợp vận Tài Quan. Thất Sát làm hỗn cục hoặc Thực Thương ngăn cản Quan đều là kị cả.
Như: Nhâm thân / Nhâm Tý / Mậu ngọ / Ất mão
Đại vận: Quý Sửu - Giáp Dần - Ất Mão - Bính Thìn - Đinh Tị - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi
Đây là mệnh Cát Tham chính ở chương Luận Tài, dụng thần tại Ất mộc Quan tinh, nguyệt lệnh Tài vượng sinh Quan. Giáp vận Thất Sát hỗn cục nên bất lợi; gặp dần vận hội ngọ thành hỏa cục, giải đi tý ngọ xung trong nguyên cục, cũng là một vận trợ thân nên tốt; mười năm vận Ất mão, Quan tinh thanh thuần, tuy vượng mà không lo; các vận Bính thìn, Đinh tị, Mậu ngọ, Kỷ mùi đều là vận tốt, chỉ kị đất kim thủy mà thôi.
( Lâm chú thích: Tứ trụ này Dụng thần cần chọn Ngọ hỏa ở nhật trụ, tức thành Chính Quan bội Ấn kiêm điều hậu sưởi ấm cục, vì thế hành vận một mạch mộc hỏa thổ thân vượng, vận ấm áp nên đều tốt. )
Nếu trong cục thấu Ấn, hành vận Thực Thương mà không lo là vì có Ấn hồi khắc hộ Quan ( xem thêm mệnh quan Thái phó họ Phạm ở trên, đoạn: Quan cách dụng Ấn ). Nếu trong cục kèm Thực Thương, là Quan tinh mang bệnh, hành Ấn vận khắc chế Thực Thương là thuốc chữa bệnh, chuyển thành vận rất tốt. Về ý Sát vận chuyển tốt do có Thực Thương hồi khắc, chỉ là không làm hại mà thôi, chứ không thể cho là vận tốt đẹp được.
Nguyên văn:
Trường hợp Tài dụng Thực sinh, Tài Thực trọng mà thân khinh thì hỉ trợ giúp thân; Tài Thực khinh mà thân trọng thì hành vận Tài Thực vẫn được. Sát vận không kị, Quan Ấn vận trái lại mờ mịt.
Từ chú thích:
Tài dụng Thực sinh tức cách Thực thần sinh Tài, chỉ Tài ở nguyệt lệnh, cho nên gọi là Tài dụng Thực sinh. Cũng phân ra hai trường hợp là thân khinh và thân trọng, thân yếu nên được (vận) trợ giúp, thân mạnh thì thích hợp với (vận) Tài Thực.
Như:
Nhâm dần / Nhâm dần / Canh thìn / Tân tị
Quý Mão - Giáp Thìn -Ất Tị - Bính Ngọ - Đinh Mùi - Mậu Thân
Là mệnh quan Thị lang họ Dương ở chương Luận Tài, vốn là cách Thực thần sinh Tài, lực nhật nguyên, Tài Thực đồng đều nhau, hành vận Thực Thương Tài là tốt, tức các vận Quý mão, Giáp thìn, Ất tị. Sát vận Bính hỏa không kị vì có Thực Thương hồi khắc, và cục lại được sưởi ấm. Đầu xuân thủy mộc được hỏa để phát triển tươi tốt, thế tại sao vận Quan Ấn (Đinh mùi, Mậu thân) trái lại mịt mờ? Đó là do Đinh hỏa Quan tinh hợp Nhâm dụng thần; còn Mậu thổ Ấn thụ khắc chế Nhâm thủy, tức dụng thần bị thương, cho nên mới nói là "mờ mịt" vậy.
Nguyên văn:
Tài cách bội Ấn, vận hỉ đất Quan; trường hợp Tài cách bội Ấn mà thân nhược thì thích hợp nhất vận Ấn vượng.
Từ chú thích:
Về phần Tài cách bội Ấn thì điều kiện quan trọng nhất là Tài Ấn phải không e dè nhau, nghĩa là tức không đánh phá nhau trong trụ.
Như mệnh quan Tham chính họ Tăng ở chương trước:
Ất mùi / Giáp thân / Bính thân / Canh dần
Bính hỏa trường sinh, Giáp mộc đắc lộc ở dần, còn Canh kim lộc ở Thân, Giáp Canh đều thấu và được cách ly bởi Bính hỏa, đây là Tài Ấn không dè chừng nhau, song rốt cuộc hiềm khích thân khinh Ấn nhược. Canh kim nắm lệnh và vượng, nên gặp vận giúp thân là tốt, thích hợp nhất vận Ấn vượng. Nhưng tại sao lại hỷ Quan Sát? là vì Tài sinh Quan còn Quan sinh Ấn, cũng có nghĩa thông quan. Tài Ấn đều thấu, phải có điều kiện không dè chừng nhau.
Như mệnh sau là Tài Ấn dè chừng nhau:
Ất Mùi / Kỷ Mão / Canh Dần / Tân Tị
Mậu Dần - Đinh Sửu - Bính Tý - Ất Hợi - Giáp Tuất - Quý Dậu
Ất Kỷ là Tài Ấn cùng thấu và cùng đứng song song thì Tài sẽ phá Ấn, nhật nguyên Canh kim thêm nhược, phải lấy Kiếp làm dụng. Vận hành Kiếp Tài phò trợ thân là vận tốt, Ấn vận cũng được. Quan Sát vận vẫn còn được, chứ vận Thực, Thương, Tài thì không thích hợp. Mặc dù cách cục tứ trụ thanh thuần, cuộc sống có thành tựu nhưng chỉ tiểu phú mà thôi, không thể quý hiển ( xem lại chương Luận Tài ).
Nguyên văn:
Trường hợp Tài dụng Thực Ấn, Tài yếu thì hỷ Tài Thực; thân yếu thì hỉ Tỷ Ấn; Quan vận có trở ngại; còn Sát vận trái lại không kị.
Từ chú thích:
Tài dụng Thực Ấn, nguyệt lệnh Tài tinh mà can thấu Thực Ấn. Như vậy cũng nên xem tứ trụ phối hợp, như mệnh Ngô Bảng nhãn ở chương trước:
Canh Tuất / Mậu Tý / Mậu Tý / Bính Thìn
Kỷ Sửu - Canh Dần - Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tị - Giáp Ngọ
Nguyệt lệnh Tài vượng, niên là Canh, giờ là Bính, Thực Ấn xa cách nhau và không e ngại nhau, mấu chốt của nó ở chổ Bính hỏa. Tài tàng ở địa chi còn Ấn thấu lộ. Tài Ấn không tương ngại là quý, niên can lộ Canh kim không đáng kể. Mậu thổ thân nhược, vận hỷ Tỷ Ấn, và tại sao ngại Quan vận mà Sát vận không kị? Bởi vì Quan vận là Ất mộc, Ất Canh hóa hợp thành Thực thần, tăng thế lực của Tài, còn Sát là Giáp vận thì sinh trợ Bính hỏa. Nhưng Canh dần Tân mão, kim không thông căn, mộc trợ giúp thế lực hỏa, nên là vận tốt; vận Nhâm thìn Bính hỏa bị thương, tý thìn hiệp đồng, e rằng quý hiển mà khó thọ.
Nhâm Thìn / Ất Tị / Quý Tị / Tân Dậu
Bính Ngọ - Đinh Mùi - Mậu Thân - Kỷ Dậu - Canh Tuất - Tân Hợi
Đây là mệnh Bình Giang Bá ở chương Luận Tài, tuy Thực Ấn đều thấu và Thực vô căn, Quý thủy nhật nguyên hưu tù, song Ấn vượng vì tị dậu, thìn dậu đều hợp về kim. Bính Mậu trong tị đắc lộc, Quan được Tài sinh, thiên can Ất tương trợ, dù Ấn khắc Thực cũng không tổn hại quý khí, vậy mới gọi là Tài khinh hỷ hành Tài vận. Vận Thực thần sinh Tài cũng tốt, còn Quan vận càng đẹp. Thân dậu Canh Tân Ấn trợ giúp thân thêm vượng, không tránh khỏi u ám. Đây là ám Tài Quan cách, Ấn khử Thực, chính là tác dụng phụ.
tuhynhan, 4.10.2012
Nguyên văn:
Tài cách thủ vận, tức lấy Tài cách đã định cục rồi phân ra để phối với vận. Trường hợp Tài vượng sinh Quan, vận hỷ thân vượng Ấn thụ, bất lợi Thất Sát, Thương Quan; nếu (Tài) sinh Quan rồi sau vận thấu Ấn, gặp Thương Quan cũng không hại lắm. Còn như (Tài) sinh Quan mà kèm theo Thực phá hỏng cục, thì vận hỉ Ấn thụ, còn như gặp Sát phản lại là tốt lành.
Từ chú thích:
Tài vượng sinh Quan, tương tự Chính Quan cách; hoặc nguyệt lệnh là chính Quan, hoặc nguyệt lệnh là Tài mà thôi. Tài Quan vượng mà thân khinh, vận hỉ thân vượng Ấn thụ; Tài Quan khinh còn thân vượng thì thích hợp vận Tài Quan. Thất Sát làm hỗn cục hoặc Thực Thương ngăn cản Quan đều là kị cả.
Như: Nhâm thân / Nhâm Tý / Mậu ngọ / Ất mão
Đại vận: Quý Sửu - Giáp Dần - Ất Mão - Bính Thìn - Đinh Tị - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi
Đây là mệnh Cát Tham chính ở chương Luận Tài, dụng thần tại Ất mộc Quan tinh, nguyệt lệnh Tài vượng sinh Quan. Giáp vận Thất Sát hỗn cục nên bất lợi; gặp dần vận hội ngọ thành hỏa cục, giải đi tý ngọ xung trong nguyên cục, cũng là một vận trợ thân nên tốt; mười năm vận Ất mão, Quan tinh thanh thuần, tuy vượng mà không lo; các vận Bính thìn, Đinh tị, Mậu ngọ, Kỷ mùi đều là vận tốt, chỉ kị đất kim thủy mà thôi.
( Lâm chú thích: Tứ trụ này Dụng thần cần chọn Ngọ hỏa ở nhật trụ, tức thành Chính Quan bội Ấn kiêm điều hậu sưởi ấm cục, vì thế hành vận một mạch mộc hỏa thổ thân vượng, vận ấm áp nên đều tốt. )
Nếu trong cục thấu Ấn, hành vận Thực Thương mà không lo là vì có Ấn hồi khắc hộ Quan ( xem thêm mệnh quan Thái phó họ Phạm ở trên, đoạn: Quan cách dụng Ấn ). Nếu trong cục kèm Thực Thương, là Quan tinh mang bệnh, hành Ấn vận khắc chế Thực Thương là thuốc chữa bệnh, chuyển thành vận rất tốt. Về ý Sát vận chuyển tốt do có Thực Thương hồi khắc, chỉ là không làm hại mà thôi, chứ không thể cho là vận tốt đẹp được.
Nguyên văn:
Trường hợp Tài dụng Thực sinh, Tài Thực trọng mà thân khinh thì hỉ trợ giúp thân; Tài Thực khinh mà thân trọng thì hành vận Tài Thực vẫn được. Sát vận không kị, Quan Ấn vận trái lại mờ mịt.
Từ chú thích:
Tài dụng Thực sinh tức cách Thực thần sinh Tài, chỉ Tài ở nguyệt lệnh, cho nên gọi là Tài dụng Thực sinh. Cũng phân ra hai trường hợp là thân khinh và thân trọng, thân yếu nên được (vận) trợ giúp, thân mạnh thì thích hợp với (vận) Tài Thực.
Như:
Nhâm dần / Nhâm dần / Canh thìn / Tân tị
Quý Mão - Giáp Thìn -Ất Tị - Bính Ngọ - Đinh Mùi - Mậu Thân
Là mệnh quan Thị lang họ Dương ở chương Luận Tài, vốn là cách Thực thần sinh Tài, lực nhật nguyên, Tài Thực đồng đều nhau, hành vận Thực Thương Tài là tốt, tức các vận Quý mão, Giáp thìn, Ất tị. Sát vận Bính hỏa không kị vì có Thực Thương hồi khắc, và cục lại được sưởi ấm. Đầu xuân thủy mộc được hỏa để phát triển tươi tốt, thế tại sao vận Quan Ấn (Đinh mùi, Mậu thân) trái lại mịt mờ? Đó là do Đinh hỏa Quan tinh hợp Nhâm dụng thần; còn Mậu thổ Ấn thụ khắc chế Nhâm thủy, tức dụng thần bị thương, cho nên mới nói là "mờ mịt" vậy.
Nguyên văn:
Tài cách bội Ấn, vận hỉ đất Quan; trường hợp Tài cách bội Ấn mà thân nhược thì thích hợp nhất vận Ấn vượng.
Từ chú thích:
Về phần Tài cách bội Ấn thì điều kiện quan trọng nhất là Tài Ấn phải không e dè nhau, nghĩa là tức không đánh phá nhau trong trụ.
Như mệnh quan Tham chính họ Tăng ở chương trước:
Ất mùi / Giáp thân / Bính thân / Canh dần
Bính hỏa trường sinh, Giáp mộc đắc lộc ở dần, còn Canh kim lộc ở Thân, Giáp Canh đều thấu và được cách ly bởi Bính hỏa, đây là Tài Ấn không dè chừng nhau, song rốt cuộc hiềm khích thân khinh Ấn nhược. Canh kim nắm lệnh và vượng, nên gặp vận giúp thân là tốt, thích hợp nhất vận Ấn vượng. Nhưng tại sao lại hỷ Quan Sát? là vì Tài sinh Quan còn Quan sinh Ấn, cũng có nghĩa thông quan. Tài Ấn đều thấu, phải có điều kiện không dè chừng nhau.
Như mệnh sau là Tài Ấn dè chừng nhau:
Ất Mùi / Kỷ Mão / Canh Dần / Tân Tị
Mậu Dần - Đinh Sửu - Bính Tý - Ất Hợi - Giáp Tuất - Quý Dậu
Ất Kỷ là Tài Ấn cùng thấu và cùng đứng song song thì Tài sẽ phá Ấn, nhật nguyên Canh kim thêm nhược, phải lấy Kiếp làm dụng. Vận hành Kiếp Tài phò trợ thân là vận tốt, Ấn vận cũng được. Quan Sát vận vẫn còn được, chứ vận Thực, Thương, Tài thì không thích hợp. Mặc dù cách cục tứ trụ thanh thuần, cuộc sống có thành tựu nhưng chỉ tiểu phú mà thôi, không thể quý hiển ( xem lại chương Luận Tài ).
Nguyên văn:
Trường hợp Tài dụng Thực Ấn, Tài yếu thì hỷ Tài Thực; thân yếu thì hỉ Tỷ Ấn; Quan vận có trở ngại; còn Sát vận trái lại không kị.
Từ chú thích:
Tài dụng Thực Ấn, nguyệt lệnh Tài tinh mà can thấu Thực Ấn. Như vậy cũng nên xem tứ trụ phối hợp, như mệnh Ngô Bảng nhãn ở chương trước:
Canh Tuất / Mậu Tý / Mậu Tý / Bính Thìn
Kỷ Sửu - Canh Dần - Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tị - Giáp Ngọ
Nguyệt lệnh Tài vượng, niên là Canh, giờ là Bính, Thực Ấn xa cách nhau và không e ngại nhau, mấu chốt của nó ở chổ Bính hỏa. Tài tàng ở địa chi còn Ấn thấu lộ. Tài Ấn không tương ngại là quý, niên can lộ Canh kim không đáng kể. Mậu thổ thân nhược, vận hỷ Tỷ Ấn, và tại sao ngại Quan vận mà Sát vận không kị? Bởi vì Quan vận là Ất mộc, Ất Canh hóa hợp thành Thực thần, tăng thế lực của Tài, còn Sát là Giáp vận thì sinh trợ Bính hỏa. Nhưng Canh dần Tân mão, kim không thông căn, mộc trợ giúp thế lực hỏa, nên là vận tốt; vận Nhâm thìn Bính hỏa bị thương, tý thìn hiệp đồng, e rằng quý hiển mà khó thọ.
Nhâm Thìn / Ất Tị / Quý Tị / Tân Dậu
Bính Ngọ - Đinh Mùi - Mậu Thân - Kỷ Dậu - Canh Tuất - Tân Hợi
Đây là mệnh Bình Giang Bá ở chương Luận Tài, tuy Thực Ấn đều thấu và Thực vô căn, Quý thủy nhật nguyên hưu tù, song Ấn vượng vì tị dậu, thìn dậu đều hợp về kim. Bính Mậu trong tị đắc lộc, Quan được Tài sinh, thiên can Ất tương trợ, dù Ấn khắc Thực cũng không tổn hại quý khí, vậy mới gọi là Tài khinh hỷ hành Tài vận. Vận Thực thần sinh Tài cũng tốt, còn Quan vận càng đẹp. Thân dậu Canh Tân Ấn trợ giúp thân thêm vượng, không tránh khỏi u ám. Đây là ám Tài Quan cách, Ấn khử Thực, chính là tác dụng phụ.