-thachmoc, 2013-
Nhập đề, chị Kimcuong đã viết rằng: Cung Mệnh không được nhiều người chú trọng sử dụng trong luận giải, dù rất nhiều sách cổ đã đề cập đến phần quan trọng này. Nhiều mệnh lý gia chỉ dùng đến Cung Mệnh khi không tìm ra được lời giải ở tứ trụ. Nhưng thế cũng cho thấy Cung Mệnh chiếm 1 phần đáng kể trong hệ thống giải mệnh của Tử Bình.
Vì sao Cung Mệnh không được thông dụng, mà thường chỉ có 1 vai trò kết luận sau cùng? Có lẽ tại lý do duy nhất là sự trình bày về lý thuyết cung Mệnh trong các sách rất sơ sài giản lược và không có thí dụ dẫn chứng, nên đã tạo ra ngần ngại khi luận giải.
Như trong Tam Mệnh Thông Hội có 1 câu giản lược:
"Thần vô miếu vô sở quy, nhân vô thất vô sở tê, mệnh vô cung vô sở chủ, cố hữu mệnh cung chi thuyết."
Hiểu câu này như sau: Thần thánh không có miếu thờ thì không có nơi về, giống như người không có nhà ở thì không có chỗ nghỉ ngơi. Vì vậy mệnh số phải có cung an tọa. Hiểu rõ hơn, tứ trụ (cả 8 chữ) xem như là một người cần phải có nơi để nương náu, như thần thánh thì ngụ trong đền miếu vậy. Người mà không có nơi trú ngụ giống như mệnh số không có cung để trở về.
Uyên Hải Tử Bình cũng thuyết rằng cung Mệnh của tứ trụ giống như bộ não của người, toàn bộ tư tưởng hành vi thể hiện ra của người là do cung Mệnh. Trong Mệnh Lý Thám Nguyên và Tam Mệnh Thông Hội đều chỉ dẫn cách tìm cung Mệnh từ tháng sinh cộng với giờ sinh.
Đấy là cổ nhân khi trước chỉ nương vào tiết khí lệnh tháng mà tính, nên các tên tiết khí đặt ra là chỉ đặc điểm của mùa đương vượng, như Vũ Thủy là thời gian mưa ẩm sau tiết Lập Xuân, hay Hạ Chí là thời tiết vào giữa mùa hè nóng nực. Sau này mới được ghi nhận thêm với dương lịch (thật tế là 1 lọai âm-dương-lịch) và các tiết khí này ứng với quan điểm khí mùa của phương tây trong hệ thống của 12 cung hoàng đạo. (Các bạn tìm đọc thêm đề tài 24 điểm trên quỹ đạo của trái đất xung quanh mặt trời.)
Xét theo thời gian mà chúng ta đang hiện hữu, thì tiết mùa và mệnh cùng song hành theo chiều đi tới, còn giờ sinh của chúng ta được xét trong mối tương quan đó theo chiều nghịch. Đó là hình ảnh của "mệnh" biểu thị rõ ràng có 2 chiều âm dương cùng vận hành, 1 chiều dương (hiểu là luôn đi tới) và 1 chiều âm (luôn nghịch chiều). Hai chiều này cùng vận hành tới 1 thời điểm đứng lại, gọi thời điểm đó là "mệnh". Âm Dương được thể hiện bao quát trong tất cả mối quan hệ đều phải có tính chất cùng vận động thì mới gọi là đúng với sự hiện hữu của vũ trụ tự nhiên như thế.
Mục đích của cung Mệnh không khác gì hơn là tìm bổn mạng chính của người, vì thời gian khi sinh ra đời, thái dương ngự trị ở nơi đó. Măt trời đại biểu cho sự thịnh vượng, sáng sủa, minh bạch, là điểm chỉ đạo cho ta hành động và hướng về. Tìm ra cung Mệnh để hiểu các ý nghĩa của thời gian đích thực khi ta sinh ra là như vậy.
Hãy quan sát giờ sinh Tí ở tiết lập đông là lúc giờ sinh và mùa sinh cùng hành Thủy. Cung mệnh được tính là ở vị trí Ngọ, đối xung với Tí, vì lúc này Hỏa tuyệt. Khi sinh giờ Ngọ thì cung mệnh ở Tí, tức là vẫn có đối xung trực tiếp nhau, và lúc này thì Thủy đến nơi đế vượng nhất.
Từ mốc này mà định các vị trí khác. Ta thấy rõ ràng là ngũ hành đóng vai trò cùng với Âm Dương rất sát sao, nguyên lý ngũ hành sinh vượng tiến thoái vì thế được thể hiện rất rõ ở cung mệnh.
Nhưng cho tới nay không có ai xét gì thêm về cung mệnh. Tất cả đều nói lý thuyết mà thôi. Ngay chính trong Tích Thiên Tủy bình chú sau này cũng chẳng nhắc tới. Có lẽ có những điều mà những đại cao thủ viết sách là một chuyện, nhưng có những điều chỉ truyền lại cho học trò thân nhất của mình mà thôi. Mà điều này chúng ta cũng thấy là phổ biến ở thế giới Lý Số. Chẳng có ai, chẳng có thầy nào ghi chép lại đầy đủ các chi tiết để luận số mệnh, bởi vì có thể "thiên cơ bất khả lậu" chăng....
Kinh nghiệm của KC khi xét cung mệnh như thế là 1 biểu lộ như mọi vai trò khác của địa chi trong tứ trụ. Vì nó chính thể là "địa chi" nên không có gì phải suy nghĩ khác hơn là xét các tương tác của nó với địa chi trong trụ.
Cung Mệnh có thiên can và địa chi, tất phải chịu luật sinh khắc cùng với tứ trụ. Vì thế, luận cung Mệnh giống như luận các trụ khác trong tứ trụ vậy. Với những tương quan khác như Xung, Khắc, Hình, Hại, Phá giữa địa chi Cung Mệnh đối với địa chi trong các trụ, hoặc với đại vận, lưu niên, cả tháng ngày giờ hiện thời, đều lấy thập thần mà luận cát hung. Mức độ giảm khinh tùy theo thân vượng, nhược và môi trường đang sinh sống, kể cả sự kiện sống chung với người khác (gọi là cộng nghiệp).
Đầu tiên thì phải xét Mệnh với mùa sinh, như đã nhận thấy, cung mệnh có thể vượng hay suy. Như sinh giờ Ngọ ở tháng Hợi (lập đông) thì mệnh tại Tí, thì Tí tàng Quí, Quí tọa đế vượng là ngôi cao nhất trong ngày. Nếu trong trụ có Thân Thìn thì có thể xét tam hợp hình thành, luận thêm về Thủy mạnh hay yếu trong tứ trụ.
Dĩ nhiên phải hiểu là sinh tháng mùa đông cần điều hậu, có Ngọ là tốt rồi, nhưng Thân Tí Thìn tam hợp là cản trở bớt dụng thần điều hậu này.
Như thế mới gọi có chỗ đứng thực sự của cung Mệnh. Và ta thấy rõ ràng là các nguyên lý không có gì lại không thông qua qui tắc "ngũ hành bình hằng" cả.
Có thể xét cung mệnh dưới vai trò phụ lực cho tứ trụ, một là để làm sáng tỏ một ngũ hành nào đó thực sự sinh vuợng hay không, hai là giúp chọn đúng dụng thần. Chẳng hạn như tứ trụ thiên về Hỏa vượng mà chưa xác định được tòng hay không, thấy cung Mệnh Tuất thì khả năng là nhiều hơn, vì trong Tuất có Đinh hỏa, vả lại Tuất là Mộ của Bính, thường gọi là "hỏa khố".
Có thắc mắc của anh Sonthuy (thành viên diễn đàn) về mâu thuẫn giữa vai trò của trụ ngày và cung mệnh. Chị Kimcuong trả lời: Trụ ngày biểu hiện nhiều sự việc hơn là cung mệnh, trụ ngày là cung thê, gia đình, cả tài chính, nhà cửa, nơi trú ngụ lâu dài. Còn cung Mệnh đã do chữ "mệnh" mà có ý nghĩa toàn năng hơn, có thể nó chính là tinh thần, hành vi tư tưởng thật đấy. Cứ thử kiểm chứng. Nếu Mệnh bị hình hại thương khắc chẳng hạn, hoặc bị tiết khí quá mức thì có thể gây bịnh cho tứ trụ.
Nếu như xét Cung mệnh là trụ thứ 5 ngoài tứ trụ, anh Thiếu Bá cũng nêu ra việc xét các ưu tiên tương tác giữa các trụ như thế nào và có thể xét được cung mệnh với vai trò bổ khuyết hành mà tứ trụ không có không? Theo chị Kim cương hẳn là việc xét (cung mệnh + tứ trụ) bình thường như đã làm và tính thêm ngũ hành của cung mệnh. Như thí dụ trong tứ trụ đã có Dần, Ngọ và Hỏa khí thịnh vượng nhất, nếu cung mệnh là Tuất thì việc chọn Hỏa làm đề cương cho tứ trụ là rõ ràng hơn. Trừ phần Hợp Hóa thiên can địa chi. Vì thế đúng là có tính đến việc bổ khuyết ngũ hành nếu tứ trụ bổn thể không có. Đây là điểm rất mới mẻ hầu như chưa có ai tính, các bạn hãy cẩn thận nghiệm lý nhiều hơn để xác định phần thiết yếu thực sự của cung mệnh.
Thêm vào đó, khi cung mệnh gặp thiên khắc địa xung, phục ngâm (thiên đồng địa đồng: can chi giống nhau) có thể dẫn tới các tác động như chuyển nơi ở, ly hương, tai họa, bệnh tật, thậm chí tử vong. Đặc biệt nếu đại vận, lưu niên và Cung Mệnh có động như thế, thường có vấn đề về sanh tử.
Các bạn hãy suy nghĩ lại các điểm khác biệt đó trong tứ trụ của mình khi xét lại với cung Mệnh, đôi khi sẽ giải tỏa được nhiều thắc mắc bấy lâu nay. Có 1 thí dụ về cung mệnh không cứu giải tứ trụ, như tình trạng đương số bị bịnh không có thuốc giải vậy:
Nam sinh 1.8.1961, giờ Mão, tiết Tiểu Thử, cung mệnh ở Mùi
Tài-----Ấn-----------Tài
Tân.....Ất.....BÍNH.....Tân
Sửu....Mùi....Dần......Mão
Cung Mệnh là Ất Mùi, trùng với trụ tháng thiên khắc địa xung với trụ năm. Tân kim ở trụ giờ cũng bị hợp. Kể như Tài kim mất dấu tích trong trụ. Bính hỏa sinh tiểu thử là Hỏa vẫn còn vượng khí, lại trường sinh ở Dần, có Mão mộc thổi thêm hơi sức. Nói chung tứ trụ rất cần Nhâm, Canh giải cứu. Cung mệnh lại cho thấy vị trí của Mộc Thổ rất vượng. Vượng quá hóa suy. Vận Giáp Ngọ, năm Mậu Ngọ 1978, đương số bị bịnh qua đời.
Đấy là 1 cách giải thích được vị trí cung Mệnh làm mạnh thêm kị thần của trụ. Hoặc nói cách khác, Kỉ trong Mùi quan đái, sự "hung hăng" của tương tác Sửu-Mùi xung ngay ở trụ năm là những năm đầu đời càng lớn. Quả là số yểu mệnh thấy rõ.
Nói "cung mệnh là chủ của tứ trụ (mệnh vô cung vô sở chủ)" là cũng theo nghĩa này, chứ không phải là phương vị hay nhà cửa của đương số.
Nhập đề, chị Kimcuong đã viết rằng: Cung Mệnh không được nhiều người chú trọng sử dụng trong luận giải, dù rất nhiều sách cổ đã đề cập đến phần quan trọng này. Nhiều mệnh lý gia chỉ dùng đến Cung Mệnh khi không tìm ra được lời giải ở tứ trụ. Nhưng thế cũng cho thấy Cung Mệnh chiếm 1 phần đáng kể trong hệ thống giải mệnh của Tử Bình.
Vì sao Cung Mệnh không được thông dụng, mà thường chỉ có 1 vai trò kết luận sau cùng? Có lẽ tại lý do duy nhất là sự trình bày về lý thuyết cung Mệnh trong các sách rất sơ sài giản lược và không có thí dụ dẫn chứng, nên đã tạo ra ngần ngại khi luận giải.
Như trong Tam Mệnh Thông Hội có 1 câu giản lược:
"Thần vô miếu vô sở quy, nhân vô thất vô sở tê, mệnh vô cung vô sở chủ, cố hữu mệnh cung chi thuyết."
Hiểu câu này như sau: Thần thánh không có miếu thờ thì không có nơi về, giống như người không có nhà ở thì không có chỗ nghỉ ngơi. Vì vậy mệnh số phải có cung an tọa. Hiểu rõ hơn, tứ trụ (cả 8 chữ) xem như là một người cần phải có nơi để nương náu, như thần thánh thì ngụ trong đền miếu vậy. Người mà không có nơi trú ngụ giống như mệnh số không có cung để trở về.
Uyên Hải Tử Bình cũng thuyết rằng cung Mệnh của tứ trụ giống như bộ não của người, toàn bộ tư tưởng hành vi thể hiện ra của người là do cung Mệnh. Trong Mệnh Lý Thám Nguyên và Tam Mệnh Thông Hội đều chỉ dẫn cách tìm cung Mệnh từ tháng sinh cộng với giờ sinh.
Đấy là cổ nhân khi trước chỉ nương vào tiết khí lệnh tháng mà tính, nên các tên tiết khí đặt ra là chỉ đặc điểm của mùa đương vượng, như Vũ Thủy là thời gian mưa ẩm sau tiết Lập Xuân, hay Hạ Chí là thời tiết vào giữa mùa hè nóng nực. Sau này mới được ghi nhận thêm với dương lịch (thật tế là 1 lọai âm-dương-lịch) và các tiết khí này ứng với quan điểm khí mùa của phương tây trong hệ thống của 12 cung hoàng đạo. (Các bạn tìm đọc thêm đề tài 24 điểm trên quỹ đạo của trái đất xung quanh mặt trời.)
Xét theo thời gian mà chúng ta đang hiện hữu, thì tiết mùa và mệnh cùng song hành theo chiều đi tới, còn giờ sinh của chúng ta được xét trong mối tương quan đó theo chiều nghịch. Đó là hình ảnh của "mệnh" biểu thị rõ ràng có 2 chiều âm dương cùng vận hành, 1 chiều dương (hiểu là luôn đi tới) và 1 chiều âm (luôn nghịch chiều). Hai chiều này cùng vận hành tới 1 thời điểm đứng lại, gọi thời điểm đó là "mệnh". Âm Dương được thể hiện bao quát trong tất cả mối quan hệ đều phải có tính chất cùng vận động thì mới gọi là đúng với sự hiện hữu của vũ trụ tự nhiên như thế.
Mục đích của cung Mệnh không khác gì hơn là tìm bổn mạng chính của người, vì thời gian khi sinh ra đời, thái dương ngự trị ở nơi đó. Măt trời đại biểu cho sự thịnh vượng, sáng sủa, minh bạch, là điểm chỉ đạo cho ta hành động và hướng về. Tìm ra cung Mệnh để hiểu các ý nghĩa của thời gian đích thực khi ta sinh ra là như vậy.
Hãy quan sát giờ sinh Tí ở tiết lập đông là lúc giờ sinh và mùa sinh cùng hành Thủy. Cung mệnh được tính là ở vị trí Ngọ, đối xung với Tí, vì lúc này Hỏa tuyệt. Khi sinh giờ Ngọ thì cung mệnh ở Tí, tức là vẫn có đối xung trực tiếp nhau, và lúc này thì Thủy đến nơi đế vượng nhất.
Từ mốc này mà định các vị trí khác. Ta thấy rõ ràng là ngũ hành đóng vai trò cùng với Âm Dương rất sát sao, nguyên lý ngũ hành sinh vượng tiến thoái vì thế được thể hiện rất rõ ở cung mệnh.
Nhưng cho tới nay không có ai xét gì thêm về cung mệnh. Tất cả đều nói lý thuyết mà thôi. Ngay chính trong Tích Thiên Tủy bình chú sau này cũng chẳng nhắc tới. Có lẽ có những điều mà những đại cao thủ viết sách là một chuyện, nhưng có những điều chỉ truyền lại cho học trò thân nhất của mình mà thôi. Mà điều này chúng ta cũng thấy là phổ biến ở thế giới Lý Số. Chẳng có ai, chẳng có thầy nào ghi chép lại đầy đủ các chi tiết để luận số mệnh, bởi vì có thể "thiên cơ bất khả lậu" chăng....
Kinh nghiệm của KC khi xét cung mệnh như thế là 1 biểu lộ như mọi vai trò khác của địa chi trong tứ trụ. Vì nó chính thể là "địa chi" nên không có gì phải suy nghĩ khác hơn là xét các tương tác của nó với địa chi trong trụ.
Cung Mệnh có thiên can và địa chi, tất phải chịu luật sinh khắc cùng với tứ trụ. Vì thế, luận cung Mệnh giống như luận các trụ khác trong tứ trụ vậy. Với những tương quan khác như Xung, Khắc, Hình, Hại, Phá giữa địa chi Cung Mệnh đối với địa chi trong các trụ, hoặc với đại vận, lưu niên, cả tháng ngày giờ hiện thời, đều lấy thập thần mà luận cát hung. Mức độ giảm khinh tùy theo thân vượng, nhược và môi trường đang sinh sống, kể cả sự kiện sống chung với người khác (gọi là cộng nghiệp).
Đầu tiên thì phải xét Mệnh với mùa sinh, như đã nhận thấy, cung mệnh có thể vượng hay suy. Như sinh giờ Ngọ ở tháng Hợi (lập đông) thì mệnh tại Tí, thì Tí tàng Quí, Quí tọa đế vượng là ngôi cao nhất trong ngày. Nếu trong trụ có Thân Thìn thì có thể xét tam hợp hình thành, luận thêm về Thủy mạnh hay yếu trong tứ trụ.
Dĩ nhiên phải hiểu là sinh tháng mùa đông cần điều hậu, có Ngọ là tốt rồi, nhưng Thân Tí Thìn tam hợp là cản trở bớt dụng thần điều hậu này.
Như thế mới gọi có chỗ đứng thực sự của cung Mệnh. Và ta thấy rõ ràng là các nguyên lý không có gì lại không thông qua qui tắc "ngũ hành bình hằng" cả.
Có thể xét cung mệnh dưới vai trò phụ lực cho tứ trụ, một là để làm sáng tỏ một ngũ hành nào đó thực sự sinh vuợng hay không, hai là giúp chọn đúng dụng thần. Chẳng hạn như tứ trụ thiên về Hỏa vượng mà chưa xác định được tòng hay không, thấy cung Mệnh Tuất thì khả năng là nhiều hơn, vì trong Tuất có Đinh hỏa, vả lại Tuất là Mộ của Bính, thường gọi là "hỏa khố".
Có thắc mắc của anh Sonthuy (thành viên diễn đàn) về mâu thuẫn giữa vai trò của trụ ngày và cung mệnh. Chị Kimcuong trả lời: Trụ ngày biểu hiện nhiều sự việc hơn là cung mệnh, trụ ngày là cung thê, gia đình, cả tài chính, nhà cửa, nơi trú ngụ lâu dài. Còn cung Mệnh đã do chữ "mệnh" mà có ý nghĩa toàn năng hơn, có thể nó chính là tinh thần, hành vi tư tưởng thật đấy. Cứ thử kiểm chứng. Nếu Mệnh bị hình hại thương khắc chẳng hạn, hoặc bị tiết khí quá mức thì có thể gây bịnh cho tứ trụ.
Nếu như xét Cung mệnh là trụ thứ 5 ngoài tứ trụ, anh Thiếu Bá cũng nêu ra việc xét các ưu tiên tương tác giữa các trụ như thế nào và có thể xét được cung mệnh với vai trò bổ khuyết hành mà tứ trụ không có không? Theo chị Kim cương hẳn là việc xét (cung mệnh + tứ trụ) bình thường như đã làm và tính thêm ngũ hành của cung mệnh. Như thí dụ trong tứ trụ đã có Dần, Ngọ và Hỏa khí thịnh vượng nhất, nếu cung mệnh là Tuất thì việc chọn Hỏa làm đề cương cho tứ trụ là rõ ràng hơn. Trừ phần Hợp Hóa thiên can địa chi. Vì thế đúng là có tính đến việc bổ khuyết ngũ hành nếu tứ trụ bổn thể không có. Đây là điểm rất mới mẻ hầu như chưa có ai tính, các bạn hãy cẩn thận nghiệm lý nhiều hơn để xác định phần thiết yếu thực sự của cung mệnh.
Thêm vào đó, khi cung mệnh gặp thiên khắc địa xung, phục ngâm (thiên đồng địa đồng: can chi giống nhau) có thể dẫn tới các tác động như chuyển nơi ở, ly hương, tai họa, bệnh tật, thậm chí tử vong. Đặc biệt nếu đại vận, lưu niên và Cung Mệnh có động như thế, thường có vấn đề về sanh tử.
Các bạn hãy suy nghĩ lại các điểm khác biệt đó trong tứ trụ của mình khi xét lại với cung Mệnh, đôi khi sẽ giải tỏa được nhiều thắc mắc bấy lâu nay. Có 1 thí dụ về cung mệnh không cứu giải tứ trụ, như tình trạng đương số bị bịnh không có thuốc giải vậy:
Nam sinh 1.8.1961, giờ Mão, tiết Tiểu Thử, cung mệnh ở Mùi
Tài-----Ấn-----------Tài
Tân.....Ất.....BÍNH.....Tân
Sửu....Mùi....Dần......Mão
Cung Mệnh là Ất Mùi, trùng với trụ tháng thiên khắc địa xung với trụ năm. Tân kim ở trụ giờ cũng bị hợp. Kể như Tài kim mất dấu tích trong trụ. Bính hỏa sinh tiểu thử là Hỏa vẫn còn vượng khí, lại trường sinh ở Dần, có Mão mộc thổi thêm hơi sức. Nói chung tứ trụ rất cần Nhâm, Canh giải cứu. Cung mệnh lại cho thấy vị trí của Mộc Thổ rất vượng. Vượng quá hóa suy. Vận Giáp Ngọ, năm Mậu Ngọ 1978, đương số bị bịnh qua đời.
Đấy là 1 cách giải thích được vị trí cung Mệnh làm mạnh thêm kị thần của trụ. Hoặc nói cách khác, Kỉ trong Mùi quan đái, sự "hung hăng" của tương tác Sửu-Mùi xung ngay ở trụ năm là những năm đầu đời càng lớn. Quả là số yểu mệnh thấy rõ.
Nói "cung mệnh là chủ của tứ trụ (mệnh vô cung vô sở chủ)" là cũng theo nghĩa này, chứ không phải là phương vị hay nhà cửa của đương số.