Bài viết được thực hiện bời tác giả Vương Khánh (Durobi dịch, 2012)
Trăm năm mệnh lý què quặt
Tác giả: Vương Khánh
1. Tỉnh ngộ
Học mệnh 15 năm, nghi hoặc và tìm kiếm mất đủ 11 năm, khoảng thời gian sung sức nhất đời người thế là lãng phí mất. Tôi (VK) vẫn còn may, hãy còn chưa bị hói hết tóc thì thấy ánh sáng cuối đường hầm của mệnh học, không biết bao nhiêu dân nghiền bát tự còn đang mò mẫm trong đêm tối. Bát tự tức nhân sinh, mệnh học tức vũ trụ. Bát tự mệnh học quả là không đơn giản, may có những vị tiên sư trí tuệ phi phàm như Quỉ Cốc Tử, Từ Tử Bình đã đem môn huyền học cao thâm của vũ trụ này dùng công thức đơn giản để định cách, tức đã sáng lập nên hệ thống bát tự dự đoán học. Người đời sau như chúng ta chỉ cần vận dụng công thức đi dự đoán, trong đa số trường hợp có thể đoán rất chuẩn xác. Lý luận cao thâm, trình thức phức tạp không tương đồng với vận dụng khó khăn, như máy tính vậy, là kết tinh của trí tuệ khoa học, vận dụng nó thì cực đơn giản. Bát tự mệnh học cũng vậy, nếu không thì làm sao những vị thầy bói khiếm thị không biết lấy một chữ cũng lấy nó làm nghề mưu sinh được ? Cái lý thì thế nhưng hình như trong thực tế không phải vậy, đại lục TQ kể từ khi thầy Thiệu Vỹ Hoa vào những năm 90 khởi xướng phổ cập môn Bát Tự đến nay đã hơn 20 năm rồi; Đài Cảng từ thời Dân Quốc đến nay cũng gần cả trăm năm; người học qua môn mệnh lý này đâu ít hơn số triệu, thế mà cho đến nay người thực sự được giới mệnh lý công nhận là cao thủ ít ơi là ít ! Mấy năm trước có vị tiền bối bên Kỳ Môn cảm thán rằng : "Đại lục không có một ai biết đoán mệnh cả !"
Bây giờ đi qua mới phát hiện, thứ mà đại lục và Đài Cảng cả trăm nay học là thứ "Mệnh lý què quặt", mà lại què đúng cái chân nhẽ ra phải là chủ lực. Một bệnh nhân với cái chân tật nguyền như vậy nếu có cho anh ta thêm 100 năm nữa thì đi được bao xa ?
2. Điểm chuyển biến của Tử Bình mệnh học
Phương pháp luận mệnh từ nhà Thanh về trước hầu hết dùng cách cục làm chính, kiêm cố thêm nhật chủ vượng suy, đi bằng hai chân cách cục pháp và vượng suy pháp. Điều này thể hiện rõ rành rành trong những kinh điển như "Uyên Hải Tử Bình", "Tam Mệnh Thông Hội", "Tích Thiên Tủy". Nếu bạn lâu quá không đụng tới mấy cuốn ấy thử bỏ chút thời gian lật lại xem có phải vậy không. Đến thời nhà Thanh, phương hướng luận mệnh môn Tử Bình phát sinh chuyển biến, đem Tử Bình pháp phân làm Vượng Suy phái và Cách Cục phái. Nhân vật đại biểu cho Vượng Suy phái là nhà mệnh lý chuyên nghiệp - tiên hiền Nhậm Thiết Tiều sống khoảng niên hiệu Đạo Quang nhà Thanh, tác phẩm tiêu biểu của ông là "Tích Thiên Tủy Xiển Vi"
Nhân vật đại biểu cho Cách Cục phái là vị tiên hiền Tiến Sĩ đời Càn Long là Thẩm Hiếu Chiêm, tác phẩm tiêu biểu của ông là "Tử Bình Chân Thuyên" Từ đó về sau, Tử Bình mệnh học không còn hoàn chỉnh nữa, hễ dùng cách cục thì không nhắc tới nhật chủ vượng suy, hễ trọng thị vượng suy thì khinh thị cách cục thành bại. Cuộc cải cách này cả trăm năm lại đây rất được những kẻ sơ học ủng hộ. Phải thôi, học tập mệnh lý không còn bị ràng buộc bởi cách cục và vượng suy bên nào nặng bên nào nhẹ, sẽ không còn bị khó khăn làm thế nào dung hòa cách cục và vượng suy. Hai phương pháp luận mệnh sau khi cải cách, vô luận là cách cục pháp hay là vượng suy pháp, chủ tuyến rạch ròi, đường hướng suy luận rõ ràng, trình tự đơn giản, dễ nhập môn, chẳng tốn bao thời gian là có thể nhập đạo. Từ đó, mệnh học là môn huyền học có ít người nghiên cứu nay trở thành môn học đại chúng dễ dàng, người học tăng rất nhiều. Từ đó, môn Tử Bình mệnh học mà cách cục và vượng suy liên quan chặt chẽ đã diễn biến thành môn mệnh lý không khuyết chân phải thì què chân trái, và đó chính là mệnh lý đại chúng hiện đại.
3. Sự truyền thừa của mệnh học hiện đại
Sự phát triển của mệnh lý hiện đại công lao lớn nhất đương nhiên phải qui công cho ba đại gia: Viên Thụ San tiền bối, Từ Lạc Ngô tiền bối và Vi Thiên Lý tiền bối, đương thời gọi là Nam Viên, Bắc Vi, Đông lạc Ngô. Nếu không có ba vị tiền bối này dốc bao tâm huyết trước tác rất nhiều tác phẩm mệnh lý để lại cho hậu học thì chúng ta đâu dễ tiếp xúc môn mệnh lý huyền học này. Về học thuật tu dưỡng của ba vị tiền bối thì khỏi bàn cãi, đều là bậc bác lãm quần thư, tất cả mọi kinh điển Tử Bình mệnh học đương nhiên là tư liệu học tập chủ yếu của các ông. "Tam Mệnh Thông Hội", "Uyên Hải Tử Bình" quá là bao la phức tạp, "Thần Phong Thông Khảo" thì hệ thống chưa đủ sự tinh luyện, chỉ có "Tích Thiên Tủy Xiển Vi" do Nhậm Thiết Tiều chú và "Tử Bình Chân Thuyên" của Thẩm Hiếu Chiêm là chủ đề rõ ràng, luận thuật tường tận, nên sự ảnh hưởng đến ba vị tiền bối là rất rõ. Nhậm Thiết Tiều dùng vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm, vừa đơn giản rõ ràng vừa dễ học dễ dùng, phù hợp tâm tính thích đi đường tắt của con người; cách cục pháp của Thẩm Hiếu Chiêm tuy hệ thống cũng khá là tường tận, có điều bên trong đặt quá nhiều cánh cửa, đọc rất hay nhưng rất khó áp dụng. Do như vậy nên ba ông đương nhiên ngả về vượng suy pháp của Nhậm Thiết Tiều thôi. Đại sư cũng là phàm nhân, khi học tập đều theo thói thường, khuynh hướng ở tác phẩm chủ đề rõ ràng, lý luận rành mạch.
Sự khác biệt lớn của đại sư và người thường khi học Dịch là họ có độ nhạy cảm đối với Dịch học, thiên tính này của họ loáng thoáng cảm giác rằng cách cục pháp nhất định là thứ hay, chỉ có điều nhất thời chưa hiểu lắm, nên không thể bỏ qua. Cứ như vậy sau khi hấp thu vượng suy pháp của Nhậm Thiết Tiều xong thì cũng bảo lưu cách cục pháp, hình thành nên phương pháp luận mệnh lấy vượng suy chủ đạo cách cục. (cách cục pháp và vượng suy pháp là hai hệ thống luận mệnh khác nhau, lấy lý luận vượng suy pháp chỉ đạo cách cục đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho từ nhà Thanh về sau cách cục pháp hoàn toàn đi chệch hướng.)
Cách cục pháp trong hệ thống luận mệnh của ba ông kỳ thực chỉ là một thứ phụ thuộc, thường chỉ có tác dụng gọi tên cho bát tự, giống như tên người thì không liên quan cát hung vậy; cũng thường dùng như vũ khí để khỏa lấp lúc vượng suy pháp không cách nào giải thích được cát hung họa phúc của mệnh cục. Kỳ thực ai tinh ý sẽ thấy rõ, cách cục giống như "gân gà" của ba ông vậy, ăn thì dở mà bỏ thì tiếc, lấy làm vật bài trí cho rồi. Ba vị tiền bối tung hoành Dịch đàn mấy mươi năm, quyết định hướng đi của mệnh học từ thời Dân quốc đến nay, để lại nhiều tác phẩm ảnh hưởng sâu sắc. Thử hỏi, từ Dân quốc về sau người nào có chút văn hóa, có tâm cầu tiến, mấy ai không đọc sách của ba ông ? Sách mệnh lý xuất bản hầu hết là của ba ông hoặc học giả hậu học trưởng thành đi theo sau ba ông biên soạn, thế thì làm sao không bị học thuật của ba ông ảnh hưởng ? Nhất là Từ Lạc Ngô tiền bối, rất là dụng tâm lương khổ, muốn cho hậu học đều có thể đọc hiểu cổ thư nên bèn "các kinh ta chú thích hết", vô luận sách mệnh lý phái nào sau khi ông chú xong cũng đóng lên cái dấu ấn vượng suy pháp, như cuốn "Tử bình Chân Thuyên" chuyên luận cách cục sau sự nỗ lực của ông đã bị biến thành phương pháp phụ thuộc của vượng suy pháp - vượng suy cách cục pháp. Kỳ thực con đường học tập mệnh lý rất hẹp, chủ yếu chỉ hai đường, manh phái và phái sáng mắt. Manh phái chỉ truyền người khiếm thị. Phái sáng mắt cơ bản là không có sư thừa, chủ yếu lấy sách làm thầy, hoặc có thể nói sư phụ của sư phụ chúng ta là sách. Hễ đọc sách thì không thể không đụng ba vị tiền bối này, nói trắng ra là sư phụ của hầu hết người sáng mắt chính là ba ông Viên, Vi, Từ.
Và như vậy vượng suy pháp đã trở thành chủ lưu, thậm chí là pháp môn có một không hai lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay.
Trăm năm mệnh lý què quặt
Tác giả: Vương Khánh
1. Tỉnh ngộ
Học mệnh 15 năm, nghi hoặc và tìm kiếm mất đủ 11 năm, khoảng thời gian sung sức nhất đời người thế là lãng phí mất. Tôi (VK) vẫn còn may, hãy còn chưa bị hói hết tóc thì thấy ánh sáng cuối đường hầm của mệnh học, không biết bao nhiêu dân nghiền bát tự còn đang mò mẫm trong đêm tối. Bát tự tức nhân sinh, mệnh học tức vũ trụ. Bát tự mệnh học quả là không đơn giản, may có những vị tiên sư trí tuệ phi phàm như Quỉ Cốc Tử, Từ Tử Bình đã đem môn huyền học cao thâm của vũ trụ này dùng công thức đơn giản để định cách, tức đã sáng lập nên hệ thống bát tự dự đoán học. Người đời sau như chúng ta chỉ cần vận dụng công thức đi dự đoán, trong đa số trường hợp có thể đoán rất chuẩn xác. Lý luận cao thâm, trình thức phức tạp không tương đồng với vận dụng khó khăn, như máy tính vậy, là kết tinh của trí tuệ khoa học, vận dụng nó thì cực đơn giản. Bát tự mệnh học cũng vậy, nếu không thì làm sao những vị thầy bói khiếm thị không biết lấy một chữ cũng lấy nó làm nghề mưu sinh được ? Cái lý thì thế nhưng hình như trong thực tế không phải vậy, đại lục TQ kể từ khi thầy Thiệu Vỹ Hoa vào những năm 90 khởi xướng phổ cập môn Bát Tự đến nay đã hơn 20 năm rồi; Đài Cảng từ thời Dân Quốc đến nay cũng gần cả trăm năm; người học qua môn mệnh lý này đâu ít hơn số triệu, thế mà cho đến nay người thực sự được giới mệnh lý công nhận là cao thủ ít ơi là ít ! Mấy năm trước có vị tiền bối bên Kỳ Môn cảm thán rằng : "Đại lục không có một ai biết đoán mệnh cả !"
Bây giờ đi qua mới phát hiện, thứ mà đại lục và Đài Cảng cả trăm nay học là thứ "Mệnh lý què quặt", mà lại què đúng cái chân nhẽ ra phải là chủ lực. Một bệnh nhân với cái chân tật nguyền như vậy nếu có cho anh ta thêm 100 năm nữa thì đi được bao xa ?
2. Điểm chuyển biến của Tử Bình mệnh học
Phương pháp luận mệnh từ nhà Thanh về trước hầu hết dùng cách cục làm chính, kiêm cố thêm nhật chủ vượng suy, đi bằng hai chân cách cục pháp và vượng suy pháp. Điều này thể hiện rõ rành rành trong những kinh điển như "Uyên Hải Tử Bình", "Tam Mệnh Thông Hội", "Tích Thiên Tủy". Nếu bạn lâu quá không đụng tới mấy cuốn ấy thử bỏ chút thời gian lật lại xem có phải vậy không. Đến thời nhà Thanh, phương hướng luận mệnh môn Tử Bình phát sinh chuyển biến, đem Tử Bình pháp phân làm Vượng Suy phái và Cách Cục phái. Nhân vật đại biểu cho Vượng Suy phái là nhà mệnh lý chuyên nghiệp - tiên hiền Nhậm Thiết Tiều sống khoảng niên hiệu Đạo Quang nhà Thanh, tác phẩm tiêu biểu của ông là "Tích Thiên Tủy Xiển Vi"
Nhân vật đại biểu cho Cách Cục phái là vị tiên hiền Tiến Sĩ đời Càn Long là Thẩm Hiếu Chiêm, tác phẩm tiêu biểu của ông là "Tử Bình Chân Thuyên" Từ đó về sau, Tử Bình mệnh học không còn hoàn chỉnh nữa, hễ dùng cách cục thì không nhắc tới nhật chủ vượng suy, hễ trọng thị vượng suy thì khinh thị cách cục thành bại. Cuộc cải cách này cả trăm năm lại đây rất được những kẻ sơ học ủng hộ. Phải thôi, học tập mệnh lý không còn bị ràng buộc bởi cách cục và vượng suy bên nào nặng bên nào nhẹ, sẽ không còn bị khó khăn làm thế nào dung hòa cách cục và vượng suy. Hai phương pháp luận mệnh sau khi cải cách, vô luận là cách cục pháp hay là vượng suy pháp, chủ tuyến rạch ròi, đường hướng suy luận rõ ràng, trình tự đơn giản, dễ nhập môn, chẳng tốn bao thời gian là có thể nhập đạo. Từ đó, mệnh học là môn huyền học có ít người nghiên cứu nay trở thành môn học đại chúng dễ dàng, người học tăng rất nhiều. Từ đó, môn Tử Bình mệnh học mà cách cục và vượng suy liên quan chặt chẽ đã diễn biến thành môn mệnh lý không khuyết chân phải thì què chân trái, và đó chính là mệnh lý đại chúng hiện đại.
3. Sự truyền thừa của mệnh học hiện đại
Sự phát triển của mệnh lý hiện đại công lao lớn nhất đương nhiên phải qui công cho ba đại gia: Viên Thụ San tiền bối, Từ Lạc Ngô tiền bối và Vi Thiên Lý tiền bối, đương thời gọi là Nam Viên, Bắc Vi, Đông lạc Ngô. Nếu không có ba vị tiền bối này dốc bao tâm huyết trước tác rất nhiều tác phẩm mệnh lý để lại cho hậu học thì chúng ta đâu dễ tiếp xúc môn mệnh lý huyền học này. Về học thuật tu dưỡng của ba vị tiền bối thì khỏi bàn cãi, đều là bậc bác lãm quần thư, tất cả mọi kinh điển Tử Bình mệnh học đương nhiên là tư liệu học tập chủ yếu của các ông. "Tam Mệnh Thông Hội", "Uyên Hải Tử Bình" quá là bao la phức tạp, "Thần Phong Thông Khảo" thì hệ thống chưa đủ sự tinh luyện, chỉ có "Tích Thiên Tủy Xiển Vi" do Nhậm Thiết Tiều chú và "Tử Bình Chân Thuyên" của Thẩm Hiếu Chiêm là chủ đề rõ ràng, luận thuật tường tận, nên sự ảnh hưởng đến ba vị tiền bối là rất rõ. Nhậm Thiết Tiều dùng vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm, vừa đơn giản rõ ràng vừa dễ học dễ dùng, phù hợp tâm tính thích đi đường tắt của con người; cách cục pháp của Thẩm Hiếu Chiêm tuy hệ thống cũng khá là tường tận, có điều bên trong đặt quá nhiều cánh cửa, đọc rất hay nhưng rất khó áp dụng. Do như vậy nên ba ông đương nhiên ngả về vượng suy pháp của Nhậm Thiết Tiều thôi. Đại sư cũng là phàm nhân, khi học tập đều theo thói thường, khuynh hướng ở tác phẩm chủ đề rõ ràng, lý luận rành mạch.
Sự khác biệt lớn của đại sư và người thường khi học Dịch là họ có độ nhạy cảm đối với Dịch học, thiên tính này của họ loáng thoáng cảm giác rằng cách cục pháp nhất định là thứ hay, chỉ có điều nhất thời chưa hiểu lắm, nên không thể bỏ qua. Cứ như vậy sau khi hấp thu vượng suy pháp của Nhậm Thiết Tiều xong thì cũng bảo lưu cách cục pháp, hình thành nên phương pháp luận mệnh lấy vượng suy chủ đạo cách cục. (cách cục pháp và vượng suy pháp là hai hệ thống luận mệnh khác nhau, lấy lý luận vượng suy pháp chỉ đạo cách cục đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho từ nhà Thanh về sau cách cục pháp hoàn toàn đi chệch hướng.)
Cách cục pháp trong hệ thống luận mệnh của ba ông kỳ thực chỉ là một thứ phụ thuộc, thường chỉ có tác dụng gọi tên cho bát tự, giống như tên người thì không liên quan cát hung vậy; cũng thường dùng như vũ khí để khỏa lấp lúc vượng suy pháp không cách nào giải thích được cát hung họa phúc của mệnh cục. Kỳ thực ai tinh ý sẽ thấy rõ, cách cục giống như "gân gà" của ba ông vậy, ăn thì dở mà bỏ thì tiếc, lấy làm vật bài trí cho rồi. Ba vị tiền bối tung hoành Dịch đàn mấy mươi năm, quyết định hướng đi của mệnh học từ thời Dân quốc đến nay, để lại nhiều tác phẩm ảnh hưởng sâu sắc. Thử hỏi, từ Dân quốc về sau người nào có chút văn hóa, có tâm cầu tiến, mấy ai không đọc sách của ba ông ? Sách mệnh lý xuất bản hầu hết là của ba ông hoặc học giả hậu học trưởng thành đi theo sau ba ông biên soạn, thế thì làm sao không bị học thuật của ba ông ảnh hưởng ? Nhất là Từ Lạc Ngô tiền bối, rất là dụng tâm lương khổ, muốn cho hậu học đều có thể đọc hiểu cổ thư nên bèn "các kinh ta chú thích hết", vô luận sách mệnh lý phái nào sau khi ông chú xong cũng đóng lên cái dấu ấn vượng suy pháp, như cuốn "Tử bình Chân Thuyên" chuyên luận cách cục sau sự nỗ lực của ông đã bị biến thành phương pháp phụ thuộc của vượng suy pháp - vượng suy cách cục pháp. Kỳ thực con đường học tập mệnh lý rất hẹp, chủ yếu chỉ hai đường, manh phái và phái sáng mắt. Manh phái chỉ truyền người khiếm thị. Phái sáng mắt cơ bản là không có sư thừa, chủ yếu lấy sách làm thầy, hoặc có thể nói sư phụ của sư phụ chúng ta là sách. Hễ đọc sách thì không thể không đụng ba vị tiền bối này, nói trắng ra là sư phụ của hầu hết người sáng mắt chính là ba ông Viên, Vi, Từ.
Và như vậy vượng suy pháp đã trở thành chủ lưu, thậm chí là pháp môn có một không hai lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay.