KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái
-Manh Phái Mệnh Lý Sơ Cấp-
Tác giả: Đoàn Kiến Nghiệp
Biên dịch: Lesoi

Chương 1, Khái luận hệ thống mệnh lý Manh phái

Tiết 1, Phép tắc luận mệnh của mệnh lý Manh phái
Lúc ban đầu tôi theo Hác Kim Dương tiên sinh, có thật nhiều tuyệt kỹ Manh phái hết sức quý báu, bởi vì có hạn chế ở sự bảo thủ quy luật truyền lại, Hác tiên sinh cũng không có dạy cho tôi hết toàn bộ của mình. Mặc dù như vậy, tôi vẫn theo ông ấy học tập được rất nhiều tri thức mệnh lý, nhưng đều là khá rời rác, rất không có hệ thống. Trước mắt chỗ hình thành hệ thống lý luận Manh phái khá hoàn chỉnh, là chỗ tôi tổng kết học được đối với tính quy luật, tính hệ thống của mệnh lý Manh phái từ Hác tiên sinh. Trong đó có rất nhiều lý luận, là lúc tôi trải qua dốc lòng nghiên cứu các ví dụ đoán mệnh của Hác tiên sinh để lại trong những năm gần đây, đem hết toàn lực từ trong luyện tập ra được, tuy không phải là truyền lại trực tiếp từ Manh phái, nhưng trọng tâm của nó vẫn cứ thuộc về mệnh lý Manh phái. Lúc này các lý luận ví dụ đoán mệnh đối với hai vị Manh sư Hác Kim Dương và Hạ Trọng Kỳ để lại, ngoại trừ ví dụ cá biệt, phần lớn giải thích đều có thể dành cho là hết sức thích hợp.

Hệ thống lý luận của mệnh lý Manh phái, đặc điểm chủ yếu chính là bỏ qua nhật chủ vượng suy, không nói đến bát tự cân bằng, đây là tính cải cách dồi dào đối với tư tưởng của mệnh lý truyền thống, cũng là diễn đạt gần gũi nhất đối với bản chất của mệnh lý. Đồng thời cơ bản là nó cũng phế bỏ khái niệm Dụng thần và Kỵ thần trong mệnh lý truyền thống, mà chỉ xem kết cấu của bát tự, tức là xem Tố công của bát tự, xem tượng bát tự. Phải dùng đến một vài loại khái niệm đó là Khách Chủ, Thể Dụng, năng lượng và hiệu suất, cùng can chi phối hợp để giải thích một vài phương pháp cơ bản trong mệnh lý, nhưng những khái niệm này đều thuộc về phạm trù Lý pháp trong khóa học sơ cấp, mà Manh phái đoán mệnh rất lợi hại vẫn là vận dụng Tượng pháp và Kỹ pháp.

Hệ thống mệnh lý Manh phái giảng chính là Tố công, mà khái niệm Tố công này càng phù hợp với cuộc sống. Manh phái bỏ không xem nhật chủ suy vượng, là vì sao? Bởi vì nhật chủ suy vượng ở trong bát tự là không có bất kỳ ý nghĩa nào. Cho tới bây giờ không thấy qua nhật chủ vượng là người có thân thể mạnh khỏe, cũng không có thấy qua nhật chủ suy thì con người có thân thể kém. Bản chất mệnh lý bát tự là chỗ mô tả cuộc đời con người, cho nên, nội dung bát tự mô tả nhất định phải có cùng nội dung cuộc đời là phù hợp với nhau.
Mệnh lý Manh phái luận mệnh có 3 phép tắc lớn, đó là: Một là Lý pháp, hai là Tượng pháp, ba là Kỹ pháp. Ở trong quá trình phán đoán mệnh cục, cả 3 phép tắc lớn này cũng không phải là một khái niệm cô lập, mà là phải có sự kết hợp qua lại để vận dụng, chẳng qua là nhằm vào mệnh cục khác nhau, mà có chỗ nghiêng về phương pháp phán đoán mà thôi.
Chỗ tài liệu này đối với Lý pháp, Tượng pháp cùng Kỹ pháp của Manh phái đều có chỗ đề cập, trọng điểm nói là giải thích Lý pháp, đều là tri thức nhập môn của mệnh lý Manh phái, tất cần phải nắm chắc.

Một, Lý pháp


Lý pháp là học tập tri thức cơ sở nhất cùng bắt tay vào phân tích bát tự của mệnh lý Manh phái. Bao gồm tính chất âm dương ngũ hành, can chi, cùng chỗ phát sinh quy luật tác dụng hình, xung, khắc, hợp, phá, hại, mộ của chúng, dưới đây là nói đến một vài loại khái niệm cơ bản về Khách Chủ, Thể Dụng, Tố công, Hiệu suất, can chi phối hợp, can chi hư thực, cũng thuộc về phạm trù Lý pháp. Xem Tố công bát tự là trọng điểm quan trọng ở trong Lý pháp.
Xem bát tự là phải bắt tay từ đâu chứ? Làm sao có thể từ trong bát tự nhìn ra mệnh chủ là phú quý hay bần tiện chứ? Ở lúc vận dụng một vài phương diện này chủ yếu vẫn là Lý pháp. Nhưng sau khi nắm chắc Lý pháp, chỉ mới có phán đoán ra cát hung bát tự, như có thể xem ra đẳng cấp phú quý bần tiện của một bát tự, cùng khả năng đặc điểm nghề nghiệp, đương nhiên đối với mỗi một bước đại vận của nó, cùng mỗi một lưu niên cát hung, cũng có thể phán đoán đại khái, về phần phải nắm sự tình đoán ra rất cụ thể, thì Lý pháp là không thể đoán hết được.
Tổng kết Lý pháp chính là một câu nói, chủ yếu là làm cho bạn có thể đọc hiểu bát tự cát hung.
Lý pháp là nội dung trọng điểm khóa học sơ cấp của mệnh lý Manh phái, mấu chốt là phải nắm chắc phương pháp tố công bát tự như thế nào.

Hai, Tượng pháp

Tượng pháp là vật lợi hại nhất của mệnh lý Manh phái, nó là cụ thể hóa và hình tượng hóa để phán đoán cát hung đối với nguyên mệnh cục cùng đại vận lưu niên. Tượng pháp của mệnh lý Manh phái bao gồm các loại tượng can chi, tượng cung vị, tượng Thập Thần cùng tượng Thần Sát. Bản thân kết cấu bát tự là biểu thị một loại tượng, thông qua xem tượng, chúng ta có thể đem một vài sự tình phán đoán được hết sức cụ thể, giống như tận mắt nhìn thấy hình dáng. Ví dụ như xem tình huống ở một vận một năm nào đó của một bát tự, dùng Lý pháp chỉ có thể nhìn ra cát hung, nhưng cụ thể là cát hay là hung ở một phương diện nào đó? Là sinh bệnh, phá tài hay là có kiện tụng lao tù? Hoặc là năm này có thăng quan, phát tài, nhận được vinh dự? Như vậy phán đoán cụ thể, thậm chí càng tiến thêm một bước cụ thể hóa, đơn thuần dùng Lý pháp thì không cách nào biết hết được. Nhưng nếu dùng Tượng pháp thì hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề này. Có bát tự, không phân tích đến Tố công, chỉ xem tượng, là có thể đoán ra rất nhiều sự tình cụ thể. Tóm lại, học tốt Tượng pháp, có thể làm cho suy đoán bát tự đạt đến cảnh giới xuất thần nhập hóa, hơn nữa Tượng pháp còn phán đoán tính hình tượng và tính chuẩn xác bát tự, phải cao hơn xa so với Lý pháp.

Thực ra, ở trong quá trình dùng mệnh lý Manh phái đoán mệnh, sử dụng Tượng pháp là không chỗ nào không có mặt, lớn như một tổ hợp tứ trụ, nhỏ như một tổ can chi của đại vận hoặc lưu niên, thậm chí một chữ bất kỳ nào đó ở trong toàn bộ mệnh cục, đều sẽ có vận dụng đến Tượng pháp. Có bát tự có tố công, có bát tự có tượng, có công có tượng đều tồn tại. Quan hệ giữa Tố công và Tượng, thong thường trước tiên là phải xem Tố công, sau đó lại xem Tượng, đương nhiên bát tự có công có tượng phải xem cả công và tượng, công và tượng là không có mâu thuẫn.

Khóa học sơ cấp mệnh lý Manh phái sẽ đề cập đến một bước vận dụng Tượng pháp, như Hoán tượng, Đái tượng, hàm nghĩa loại Thập Thần cùng hư thấu, nhưng trọng điểm là vận dụng Tượng pháp ở tầng lớp cao thâm, chủ yếu là đặt ở khóa học trung cấp.

Ba, Kỹ pháp

Kỹ pháp là bộ phận khó nhất trong hệ thống mệnh lý Manh phái, chủ yếu bao gồm một vài khẩu quyết qua các thời đại của Manh nhân truyền lại. Ví dụ như "Chế khử Tài (hoặc Quan, Sát) cùng nguyên thần của Tài (hoặc Quan, Sát) là người phát đại tài (hoặc làm quan)", "Tọa dưới khố Tài (hoặc Quan Sát) hỉ hình xung", "Giáp sinh tháng Dậu hỉ thủy nhuận, Ất sinh tháng Dậu cần hỏa công", "Ngoại Thực nội Sát là người làm thầy giáo" … Những câu khẩu quyết này đều là tổng kết kinh nghiệm trải qua nhiều năm hình thành ở trong các thời đại Manh sư đoán mệnh sinh nhai, có lúc cũng không có nói ra đạo lý cụ thể của nó, nhưng lúc vận dụng lại hết sức chuẩn xác. Bộ phận nội dung này là tuyệt hoạt của mệnh lý Manh phái. Ví dụ như muốn xem một vài ví dụ cha mẹ có bị khắc hay không, hoặc là có khỏe mạnh hay không, đều thuộc về phạm trù Lý pháp, nhưng phải dùng đến Tượng pháp, cuối cùng vẫn là phải nhờ vào Kỹ pháp để định đoạt. Phân tích tình huống hôn nhân một bát tự, ví dụ như thuộc về hôn nhân có chất lượng không cao, hay là sẽ có mấy lần hôn nhân, hoặc là cả đời không có hôn nhân, cũng sẽ có vận dụng đến Lý pháp và Tượng pháp, nhưng mấu chốt vẫn là thông qua Kỹ pháp để đoán.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Tiết 2, Khái niệm cơ bản thường dùng trong Lý pháp

Chúng ta đã biết, phép xem mệnh lý truyền thống, chủ yếu là nói nghiên cứu đến cân bằng mệnh cục. Tức là trước tiên phải lấy Nguyệt lệnh vượng suy làm cơ chuẩn, để phân tích nhật chủ và những thập thần khác, căn cứ vượng suy để tìm ra dụng thần, kỵ thần của nhật chủ, đồng thời biện rõ cách cục bát tự …, sau đó căn cứ đại vận lưu niên để phán đoán cát hung toàn mệnh cục. Mệnh lý Manh phái nếu như đã bỏ đi các loại phương pháp luận mệnh của mệnh lý truyền thống này, vậy thì nó là dùng phương pháp gì để luận mệnh chứ?
Mệnh lý Manh phái cho rằng, 8 chữ trong tứ trụ là biểu đạt cụ thể đối với cuộc đời của mệnh chủ. Như vậy, 8 chữ này là làm sao để biểu đạt cuộc đời con người chứ? Phái Manh sư đối với chỗ này là có đủ nhận thức không phải là tầm thường. Bởi vì mệnh lý Manh phái truyền lại đều là trải qua truyền lại bằng miệng mà tâm nhận lấy được, không thành lập văn tự, là càng lý giải tốt chỗ học thuyết này, chúng ta ở lúc nắm chắc trên cơ sở lý luận Manh phái, phải sáng tạo ra một vài khái niệm trước đây không có, để luận thuật những hệ thống mệnh lý độc đặc này. Phương pháp đoán mệnh của mệnh lý Manh phái, tất nhiên là không có ly khai ra khỏi việc vận dụng 3 nguyên tắc lớn Lý pháp, Tượng pháp, Kỹ pháp, học tập nội dung khóa sơ cấp là lấy Tố công trong Lý pháp làm chủ, trong đó đầu tiên là phải hiểu rõ thường phải dùng đến mấy khái niệm cơ bản nhất trong Lý pháp.

Một, Khái niệm Khách và Chủ


"Khách" là chỉ người khác hoặc là vật thuộc về người khác, "Chủ" là chỉ bản thân mình hoặc là vật thuộc về mình. Một đôi khái niệm này ở trong mệnh lý Manh phái có ý nghĩa độc đặc, tức là chủ yếu dùng để phân biệt vật gì trong mệnh cục là của mình, vật gì là của người khác, cũng chính là dùng để biểu đạt mệnh chủ quan hệ với thế giới bên ngoài cùng cuộc sống.
Thực ra, Dịch ở trong văn hóa cổ đại có rất nhiều thuật dự trắc ít nhiều cũng có đề cập đến khái niệm "Khách, Chủ", nhưng rất ít khi dùng ở phương diện mệnh lý tứ trụ. Ví dụ như ở trong quẻ Lục Hào, hào thế cùng là hào làm Chủ ở trong quẻ, mà Hào ứng cùng nhật nguyệt Hào biến là Khách; Phong Thủy, Kỳ Môn, Lục Nhâm, Mai Hoa Dịch số đều có nói đến Khách Chủ, chẳng qua pháp nói của chúng ta là "Chủ và Khách", "Thể và Dụng", "Thiên Địa Nhân", tên gọi tuy có khác nhau, nhưng bản chất đều là như nhau. Tóm lại, chỗ nói "Khách, Chủ" là muốn biểu đạt chính là quan hệ giữa "Ta là Chủ thể" cùng "Vật bên ngoài là Khách thể".
Cuộc đời trải qua rất nhiều người và sự việc, cũng đều có thể phân chia ra thành hai bộ phận lớn, đó là "Khách" và "Chủ", thông qua Ta (Chủ) cùng con người và sự vật ở thế giới bên ngoài (Khách) phát sinh các loại quan hệ và liên quan, từ đó mà cấu thành vận mệnh cuộc đời rối ren phức tạp. Mệnh lý Manh phái cho rằng, 8 chữ tứ trụ cùng cuộc đời trải qua và từng loại gặp được có đủ từng loại quan hệ đối ứng, cuộc đời có cái gì, trong bát tự cũng hẳn là có cái đồng dạng, có vài cái là của mình, có vài cái lại của người khác, mà Khách và Chủ chính là một loại phương pháp mô tả làm sao để phân biệt bản thân mình cùng người khác ở trong bát tự.

Từ toàn bộ mệnh cục (bao gồm cả đại vận, lưu niên) mà nói, tứ trụ là đại gia đình của mệnh chủ, là Chủ; còn đại vận và lưu niên thì là ở bên ngoài, từ bên ngoài tác dụng với bát tự của ta, sản sinh ảnh hưởng đối với bát tự, thì đại vận lưu niên là Khách. Nhưng đại vận hoặc lưu niên cùng một chữ xuất hiện trong mệnh cục, thì không phải là Khách, mà là chữ đến trong mệnh cục, thông thường là biểu thị ứng kỳ của nguyên mệnh cục.
Hàm nghĩa 4 tầng ở trên, ở trong hệ thống Manh phái luận mệnh rất là quan trọng. Thông thường chỗ nói Chủ vị, chính là chỉ trụ ngày, giờ, trọng điểm là ở trụ ngày. Ở lúc phân tích tứ trụ cụ thể, phải lấy ý tứ tầng thứ hai làm chủ, xem nhật chủ bát tự (hoặc là Lộc) cùng tọa dưới chi ngày cùng can chi khác phát sinh quan hệ cái gì. Nếu như trụ giờ thấy Lộc hoặc là chỗ Thực Thương nhật chủ sinh ra, lúc này cũng có thể lấy trụ giờ làm Chủ vị để xem.

Xếp bảng như sau:
Chủ vị: Nhật can / Trụ ngày / Trụ ngày, giờ / Bát tự tứ trụ
Khách vị: Chi ngày và 3 trụ năm, tháng, giờ / Trụ năm và trụ tháng, trụ giờ / Trụ năm, trụ tháng / Đại vận, Lưu niên.

Khách và Chủ là một đôi khái niệm đối nghịch nhau, phân ra tầng lớp. Trong mệnh lý là từ góc độ Cung vị tìm ra quan hệ "Ta là Chủ thể" cùng "Vật bên ngoài là Khách thể" giữa Khách và Chủ. Lấy Lục Thân làm ví dụ, căn cứ hàm nghĩa Khách và Chủ tìm ra phạm vi khác nhau, "Khách, Chủ"trong mệnh cục tối thiểu có 4 tầng hàm nghĩa như sau:
+ Hàm nghĩa tầng thứ nhất: Nhật can là Chủ, can chi còn lại là Khách.
Nhật can là đại biểu bản thân của mệnh chủ, là Chủ; chi ngày và 3 trụ năm, tháng, giờ đều là Khách. 7 chữ khác đều là Khách cũng có hàm nghĩa riêng biệt: Tức chi ngày là phối ngẫu, trụ giờ là con cái, trụ tháng là anh em hoặc là cha mẹ, trụ năm là ông bà hoặc là cha mẹ; so với nhật chủ, bọn họ đều là "Người khác" phải đối diện với nhật chủ, là Khách của nhật chủ.
+ Hàm nghĩa tầng thứ hai: Trụ ngày là Chủ, trụ khác là Khách.
Trụ ngày là chỗ nhật chủ cùng tọa chi cung phối ngẫu, cả hai tổ thành nhà của nhật chủ; chỗ tiểu gia đình này còn phải đối diện với nhà của nó, tức là trụ năm là nhà cha mẹ, trụ tháng là nhà của anh chị em, trụ giờ là nhà của con cái. So với cái nhà của trụ ngày, những nhà khác đều là "Nhà của người khác". Như vậy, trụ ngày là Chủ, những trụ khác là Khách.
+ Hàm nghĩa tầng thứ ba: Trụ ngày, giờ là Chủ, trụ năm tháng là Khách.
Nhật chủ cùng tọa dưới phối ngẫu, trụ giờ là con cái lại tổ thành một gia đình; trụ năm, tháng là cha mẹ, anh em, thì là một tiểu gia đình của trụ ngày, giờ phải đối diện. Như vậy, trụ ngày, giờ thì là Chủ, trụ năm, tháng lại là Khách.
+ Hàm nghĩa tầng thứ tư: Tứ trụ bát tự là Chủ, đại vận lưu niên là Khách.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Bát tự phân chia Chủ Khách, rốt cuộc là có ý nghĩa gì chứ?
Ví dụ như xem Tài và Quan của một mệnh cục, thì xem Tài, Quan rơi ở vị trí nào. Nếu như Tài Quan rơi ở Chủ vị, biểu thị Tài, Quan này chính là của ta; nếu Tài Quan rơi ở Khách vị, vậy thì trở thành của người khác. Trước tiên cần phải định vị như vậy, nhưng sau khi định vị như vậy vẫn chưa đủ, còn phải phân tích quan hệ qua lại giữa Chủ và Khách, xem Tài Quan có cùng ta (tức là Chủ) có chỗ liên quan hay không, hoặc là có chỗ ta dùng hay không, giữa hai bên có liên quan hay không, từ đó tiến lên một bước là phân tích tầng lớp của mệnh cục này.
Nếu như năm tháng thấy Tài Quan, đây vốn là biểu thị Tài Quan ở bên ngoài, mặc dù nó rơi ở Khách vị, nhưng nếu có cùng Chủ vị có liên quan nhất định, nếu như thông qua quan hệ nhất định bị chỗ Chủ vị chế, hoặc là nó bị chế là bị chỗ chủ vị được, thì chỗ Tài Quan này cũng có thể trở thành của mình (Loại ví dụ này sau này sẽ nói đến rất nhiều). Nếu như Chủ vị tuy có Tài Quan, nhưng ở trong mệnh cục không có bị chỗ Thể của nó tác dụng, giống như đem tiền bạc bỏ vào trong quỹ bảo hiểm, không có đem tiền đi tiêu phí, thì chính là đồng tiền chết, đối với ta cũng sẽ không mang đến chỗ tốt đẹp gì. Cho nên, đơn thuần Tài Quan ở trên Chủ vị, nếu như không có Tố công, là không có ý nghĩa gì, Tài Quan tọa chi nhất định cũng phải dùng để tố công. Có người sẽ không yên tâm, khử Tài ở Chủ vị, có biểu thị là bản thân bị người cướp Tài hay không? Đương nhiên không phải là nhất định.

VD như: Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Đinh Dậu, Canh Tuất.
Mệnh này tọa chi Dậu Tài bị hỏa và táo thổ chế khử, là biểu thị có tiền tài, cũng không phải Tài tọa chi bị người khác cướp đi.

Lại có VD như: Bính Ngọ, Giáp Ngọ, Đinh Dậu, Canh Tuất.
Mệnh này lại là xấu. Tại sao? Bởi vì trụ năm thấu ra Bính Kiếp, một Bính thấu ra chính là tượng phá hư, ý là biểu thị Tài của mình bị người khác cướp đi. Bởi vì Kiếp ở Khách vị, biểu thị người khác, Tài cũng là vợ, cho nên mệnh này là đa hôn, mà cũng xa cách. Người này là lái xe taxi, tài vận cũng không tốt.

Như vậy, thì bạn sẽ hiểu rõ, một mệnh cục tốt hay xấu, thực ra cùng nhật chủ vượng suy là không có quan hệ bao nhiêu, chỉ có xem quan hệ giữa Chủ và Khách, xem kết cấu mệnh cục, mới có thể phán đoán mệnh cục đẳng cấp phú quý bần tiện. Đối ứng ở trong cuộc sống xã hội, giống như một con người cùng quan hệ qua lại với những người khác và những sự vật ở trong cuộc sống xã hội, mới có thể hiện ra ý nghĩa năng lực của nó là lớn hay nhỏ và phú quý bần tiện.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Hai, Khái niệm Thể và Dụng
Khái niệm Thể Dụng, là từ góc độ quan hệ Thập Thần trong bát tự mà phân chia ra "Chủ thể bản thân" cùng "Khách thể bên ngoài". Căn cứ tính chất của Thập thần, chúng ta đem Thập thần phân ra làm 2 loại lớn là thuộc "Thể" và thuộc "Dụng".

Công cụ thuộc về bản thân của ta cùng chỗ bản thân ta sử dụng, thao túng, giống như một dạng công cụ ở lúc chúng ta cầm để làm việc, một loại Thập thần này xưng là "Thể". Trong Thập thần Ấn là vật sinh nhật chủ, còn có thể đại biểu mẫu thân, cùng với ta là một thể; Lộc chính là bản thân nhật chủ, còn có thể đại biểu thân thể của nhật chủ; Tỉ Kiếp là vật bang phù nhật chủ, còn có thể đại biểu anh chị em của nhật chủ. Cho nên, nhật chủ và Ấn, Lộc, Tỉ Kiếp đều thuộc về Thể.

Thể tố công khác nhau, có đủ hàm nghĩa khác nhau. VD như Ấn chế Tài thì là dựa vào thủ đoạn thủ tài ở đơn vị, học vấn. Nếu như là Lộc (hoặc là Tỉ Kiếp) tố công, vậy thì tầng lớp bát tự sẽ không cao, bởi vì Lộc là thân thể, thông thường có thể đoán tham gia nghề nghiệp gian khổ lấy thể xác hoặc là sức lực làm chủ, là lao động bằng thể lực, sẽ không có thành tựu lớn. Cũng có tình huống Tỉ Kiếp thủ tài mà được tài lớn, vậy phải yêu cầu Tỉ Kiếp có hiệu suất tố công rất cao. Tỉ Kiếp tố công lại có hàm nghĩa xào ráng, như những nhà tham gia làm cổ phiếu, tố công bát tự của bọn họ, phần lớn đều là dùng Tỉ Kiếp. Còn có một loại tình huống Lộc tố công, lại biểu thị là cát, như nhật chủ Tân Sửu ở chi tháng thấy Dậu là Lộc, chi năm lại thấy Mão, Dậu xung Mão là Lộc tố công, bởi vì nhật chủ tọa Sửu (Ấn) mà không phải là gian khổ, Ấn Lộc theo nhau, ý là biểu thị mệnh chủ có phúc khí, trái lại không phải là cầu tài gian khổ, chỗ này gọi là "Lộc phùng Ấn là có phúc".

Là chỗ ta truy cầu, mục đích của ta là cùng vật của muốn lấy được, một loại này đều thuộc về "Dụng". Tài và Quan ở trong Thập thần chính là loại vật mà mọi người đều muốn có được và truy cầu, thuộc về Dụng (cần phải chú ý là, chỗ nói "Dụng" ở đây, cùng chữ "Dụng thần" ở trong mệnh lý truyền thống là hai khái niệm khác nhau).

Thông thường mà nói, Tài hoặc Quan chính là mục tiêu của mọi người chỗ muốn truy cầu ở trong cuộc sống, đại biểu tài phú, thân phận, địa vị, vinh dự, quyền lực ở trong cuộc sống hiện thực, đương nhiên, có vài người truy cầu là ranh giới tinh thần hoặc là tinh thần hưởng thụ, đó cũng là thuộc về phạm trù của Thực Thương. Mất đi những mục tiêu cuộc sống này, thì ở trong mệnh cũng sẽ không có ý nghĩa gì.

Nhưng mà, Thực thần và Thương quan có điểm đặc thù, bởi vì hàm nghĩa của Thực Thương là thuộc về phạm trù của riêng tinh thần con người, có trí lực, tư tưởng, vui vẻ, hưởng thụ, tài phú, đầu óc, kỹ thuật, thủ nghệ, học lực, cả hai vừa thuộc về bản thân của chúng ta, lại có thể trở thành vật của chúng ta truy cầu. Căn cứ nhu cầu trong mệnh cục, chúng nó vừa có thể là Thể, lại vừa có thể là Dụng. Như nhất định phải phân chia, thì Thực thần càng gần với Thể, còn Thương quan thì gần với Dụng.

Xếp bảng như sau:
Thể: Nhật chủ, Lộc, Tỉ Kiếp, Ấn tinh
Dụng: Thực thần, Thương quan, Tài tinh, Quan (Sát) tinh

Khái niệm phân chia Thể và Dụng, vẫn cứ phải xem Tài Quan có quan hệ cùng với Thể hay không, tức là xem Thể có đủ thoả mãn dục vọng truy cầu Tài Quan hay không. Ở trong xã hội hiện thực, Tài Quan tồn tại khắp nơi, có biện pháp lấy được đương nhiên là có thể thăng quan phát tài, không có biện pháp cũng chỉ có thể ngắm mà nhìn than thở. Mệnh lý là biểu đạt đối với cuộc đời, chỗ bát tự biểu đạt trong mệnh, cùng đạo lý trong cuộc đời là như nhau.
Tài và Quan ở trong mệnh cục là Dụng, là vật mà Thể muốn truy tìm. Trong mệnh cục có Tài Quan, cũng không thấy mệnh chủ là có được tài hoặc là làm quan, nếu như Tài Quan cùng Thể không có quan hệ, mệnh chủ cũng không có. Lấy Quan làm ví dụ, người không làm quan cũng không nhất định là trong mệnh cục không có quan, trái lại, có lúc Quan Sát ở trong cục rất vượng, nhưng không có chế không có hóa thì không có công, là hại ở trong cục, trái lại là biểu thị mệnh chủ ở phương diện Quan là hung. Phép xem Tài cũng vậy, như năm tháng thấy thuộc về dụng Tài, nhưng cùng Thể không có liên quan, thì Tài này tuy là hiện rõ ở mệnh cục, nhưng cũng là của người khác. Cho nên, Thể tất cần phải cùng với Dụng có phát sinh quan hệ nhất định, tức là giữa cả hai có loại quan hệ hình, xung, hợp, hại, phá, mộ, mới có khả năng là sử dụng Tài, Quan bị nhật chủ (hoặc Thể) lấy được. Bát tự chính là để biểu thuật cuộc đời như vậy.

Bát tự phân ra Thể Dụng, có ý nghĩa cùng Chủ Khách gần như nhau, đều là chỗ dùng thủ đoạn của mệnh lý Manh phái phân tích bát tự, chỉ qua là ở góc độ vận dụng khác nhau mà thôi, đều có phạm vi sử dụng.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Ba, Khái niệm Tố công và Công thần, Phế thần
Bát tự là lấy Thể và Dụng, Khách và Chủ để biểu thuật quá trình cuộc đời. Chúng ta bắt tay phân tích từ một mệnh cục, trước tiên là bắt tay vào từ Chủ vị, tức là trước tiên phải xem can ngày và chi ngày, xem trụ ngày là chiếm Thể hay là chiếm Dụng, chỗ vật chiếm giữ ở trong cục cùng những can chi khác có tác dụng quan hệ gì? Nếu như chiếm Thể, thì cùng loại với bản thân chúng ta, nó tất cần phải có chuyện làm, ở trong bát tự đi tác dụng với thần khác, tuyệt đối không thể ở không nhàn rỗi; nếu như nhàn rỗi, là không có tố công, không những trở thành mệnh xấu, thậm chí không có chuyện sẽ sinh thị phi. Mà Tài tinh cùng Quan Sát tinh đều thuộc về vật "Dụng", là vật ở bên ngoài thân của ta, nếu như ở Chủ vị, thì tất phải cùng Thể phát sinh quan hệ ở bên ngoài, hoặc là bị Thể chế, hoặc là bị Thể hóa, hoặc là bị Thể hợp, là thần sử dụng có việc làm, mới có thể nói là mệnh tốt; nếu như nhàn rỗi vô sự, thì mệnh chủ không những không thể phát quan phát phú, thậm chí là bần cùng hoặc là hung sự. Thương quan, Thực thần tinh là thần trung tính, Thực thần hơi thiên về Thể, Thương quan hơi thiên về Dụng, cả hai ở trong mệnh vừa có thể bị chế, vừa có thể đi chế nó, ví dụ như có thể dùng để sinh Tài, chế Quan Sát hoặc là tiết tú. Chúng ta đem giữa các loại "Thể hoặc là Chủ" và "Dụng hoặc là Khách" cho tác dụng quan hệ qua lại gọi là Tố công, chữ tham gia cùng Tố công gọi là Công thần (Hai bên cùng nhau hỗ chế đều là Công thần), chữ không có tham gia cùng Tố công thì gọi là Phế thần hoặc là Nhàn thần, chữ trợ giúp Công thần Tố công gọi là Phụ thần. Phân tích một bát tự, trọng điểm là phải xem Công thần và Phụ thần ở trong mệnh cục, còn Nhàn thần thông thường là không có xem.

Như lấy "Thể" Chủ vị để tác dụng, truy cầu hoặc là chế khử "Dụng" ở Khách vị, chúng ta đem loại Chủ này Tố công xưng là Tố công chính hướng; còn có một loại, chính là "Dụng" Chủ vị đi truy cầu "Thể" ở Khách vị, gọi là Tố công phản hướng (sau này sẽ có chuyên tiết luận thuật). Tầng thứ nhất của Tố công Chính hướng thông thường nhỏ hơn Tố công phản hướng, có nhiều cách cục rất to lớn, đều thuộc về Tố công phản hướng.

Giữa các loại Thể Dụng, Khách Chủ tác dụng như thế nào mới gọi là Tố công? Thông thường mà nói, giữa Thể Dụng, Khách Chủ tiến hành hình, xung, khắc, xuyên, hợp, mộ đều là phương thức Tố công.

Bốn, Khái niệm năng lượng và hiệu suất
Từ bên trên chúng ta có thể nhìn ra, phái Manh sư xem mệnh không có xem nhật chủ vượng suy, chỉ có chú trọng xem Tố công giữa Khách, Chủ cùng Thể, Dụng ở trong mệnh cục, cùng Tố công như thế nào. Thực ra, khái niệm chữ Tố công này là một hiện tượng vật lý học, chúng ta còn có thể mượn dụng hai khái niệm "Năng lượng" và "Hiệu suất" này ở trong vật lý học, để tiện thâm nhập thêm mà lý giải bản chất và nội hàm của Tố công bát tự.

Vật lý học cho rằng, tiêu hao năng lượng sản sinh hiệu suất thì gọi là Tố công, bát tự cũng như vậy. Chúng ta cho rằng, mỗi chữ trong bát tự đều có năng lượng, năng lượng thiên can thấp, còn năng lượng của địa chi cao. Chúng ta có thể đem chữ của thiên can cùng địa chi lý giải thành Thể năng lượng thuộc tính cùng phương hướng khác nhau, cho nên giữa chúng nó phải phát sinh loại quan hệ hình, xung, khắc, xuyên, hợp, mộ, phá, như vậy, năng lượng giữa mỗi chữ trong tứ trụ thì tồn tại sự va chạm, hao tán cùng tiêu diệt, kết quả sẽ sản sinh hiệu suất, từ đó mà tố công. Chỗ nói Công thần, chính là sau khi tiêu hao năng lượng sẽ sản sinh hiệu suất, Thập Thần tố công. Chỗ nói Phế thần, chính là sau khi hao tán năng lượng sẽ không có sản sinh hiệu suất, Thập Thần không có tố công; ngoài ra còn có một loại tình huống Phế thần là vừa không có làm tiêu hao năng lượng, cũng không có đi Tố công.

Mệnh lý Manh phái dẫn nhập khái niệm năng lượng và hiệu suất, chủ yếu là đánh giá hiệu suất tố công bát tự cao hay thấp, cũng chính là để phân biệt tầng lớp bát tự phú quý bần tiện, bởi vì hiệu suất tố công bát tự cao hay thấp, trực tiếp chủ tể được mức độ mệnh chủ phú quý bần tiện. Hiệu suất Tố công cao, thì tầng lớp bát tự khá cao; hiệu suất tố công kém, thì tầng lớp bát tự khá thấp. Kết cấu bát tự của người thành công là có hiệu suất mà lợi dụng năng lượng; bát tự người bình thường thì vừa đúng là không có hiệu suất mà làm lãng phí năng lượng. bát tự của người thành công thì Công thần nhiều còn Phế thần ít, hoặc là Công thần tuy ít nhưng hiệu suất Tố công khá cao; bát tự người bình thường thì Phế thần nhiều còn Công thần ít, hoặc tuy có Công thần nhưng hiệu suất tố công thấp. Thông qua sự đánh giá như vậy, thì chúng ta có thể từ trong mệnh cục phân biệt ra đẳng cấp phú quý bần tiện của một người. Cụ thể đánh giá hiệu suất tố công cao thấp như thế nào, ở trong chương tiết sau này chúng ta sẽ nói đến ở trong các ví dụ cụ thể, sẽ có giảng giải tường tận.

Năm, Khái niệm Tặc thần và Bộ thần
Là một cặp khái niệm là từ trong diễn biến quan hệ giữa Khách và Chủ cùng Thể và Dụng, kéo dài ra, là một loại trường hợp đặc biệt của Tố công.

Chỗ nói Tặc thần và Bộ thần, là chỉ chữ là Chủ hoặc là Thể ở trong bát tự, đi chế chữ là Khách hoặc là Dụng, hơn nữa Chủ hoặc là Thể khá vượng, đi chế chết chữ Khách hoặc là Dụng đối nghịch suy nhược, chế sạch sẽ, loại kết cấu mệnh cục này gọi là kết cấu Tặc thần và Bộ thần (dưới đây gọi tắt là kết cấu"Tặc Bộ"). Đương nhiên, ở chữ Chủ hoặc ở chữ Thể cũng có thể bị ở chỗ chữ Khách hoặc là Dụng chế mà thành kết cấu "Tặc Bộ" (như ví dụ dưới đây tức là Ấn tinh thuộc về Thể bị chế). Nếu như nguyên mệnh cục Bộ vượng mà không có Tặc, đại vận nếu thấy Tặc, cũng là kết cấu"Tặc Bộ".

Chỗ này giống như Cảnh sát bắt cướp vậy, lực lượng Cảnh sát thong thường là khá mạnh, nếu như đặc biệt kẻ cướp ít, hoặc là không có cướp, thì lực lượng lớn mạnh của nó sẽ không có cách nào thể hiện. Cảnh sát rất thích có kẻ cướp xuất hiện, vừa xuất hiện thì bị nó bắt giữ, cho nên nhận thưởng lập công, hàm nghĩa ở trong mệnh lý thì biểu hiện gọi là Tố công. Tên gọi của Tặc thần và Bộ thần cũng là dùng từ ý này.

Trong kết cấu "Tặc Bộ", mỗi chữ ở trong bát tự bị chế tử, chế sạch sẽ, biểu thị mệnh chủ lấy được chữ này, đại vận hoặc lưu niên thấy là ứng kỳ lấy được. Đối với mệnh cục có kết cấu "Tặc Bộ", trong cục lúc Bộ vượng, thích đại vận có Tặc thần xuất hiện; lúc trong vận mà Bộ vượng, thì hỉ lưu niên có Tặc thần xuất hiện; lúc trong vận có Tặc thần đến, thì hỉ lưu niên có Bộ thần đến. Bên trên là ứng cát. Nếu như trong cục có Bộ mà không có Tặc, hoặc trong vận thấy Bộ mà không thấy Tặc, hoặc là Cục, Vận cùng Lưu niên đều thấy Bộ mà không thấy Tặc, đều là ứng hung.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Một chữ ở trong bát tự bị chế, nhưng không có chế tử, loại tình huống này cũng có tố công, nhưng không gọi là kết cấu"Tặc và Bộ". Hai loại kết cấu của mệnh cục này, phương pháp phân tích đại vận lưu niên là khác nhau. Ngoài ra, mệnh cục có chữ xem là kết cấu"Tặc và Bộ", nhưng ở lúc phân tích điều kiện cụ thể, đại vận hoặc lưu niên lại phát hiện Bộ thần xuất hiện lại ứng cát, ở đây thì thuyết minh chữ nào đó ở trong mệnh cục cũng không có bị chế tử, thì không phù hợp với kết cấu Tặc và Bộ thần. Cho nên, lúc nào một chữ nào đó ở trong cục chế sạch, lúc nào là không có chế sạch, nhất định phải phân biệt rõ ràng.

Thực ra, bản chất kết cấu "Tặc bộ", chính là nguyên cục có một phương hình thành thế lớn mạnh (tức là Bộ thần), chế tử, chế sạch lực lượng bên kia đối nghịch suy nhược (tức là Tặc thần), nhưng thường là bởi vì lực lượng hai bên khác nhau xa, cho nên hiệu suất Tố công không cao, đặc biệt là một loại kết cấu "Bộ thần" trong nguyên cục quá vượng mà không có "Tặc thần" càng là như vậy. Loại tình huống này, thì chỉ có đợi đến đại vận (hoặc là lưu niên) xuất hiện Tặc thần, bị thế nguyên cục lớn mạnh chế khử, hiệu suất tố công khá cao, bát tự mới biểu hiện là cát. Đây cũng chính là nguyên nhân căn bản tại sao nói kết cấu "Tặc Bộ" thích đi đến đại vận Tặc thần (hoặc là lưu niên).

Đưa VD, Càn tạo: Quý Tị, Đinh Tị, Giáp Tuất, Kỷ Tị.
Đại vận: Bính Thìn, Ất Mão, Giáp Dần, Quý Sửu, Nhâm Tý, Tân Hợi, Canh Tuất.

Phân tích: Nhật chủ Giáp mộc vô căn, không xem khí. Bát tự có khí thế, thì xem thế tố công như thế nào. Địa chi Tị hỏa và Táo thổ Tuất kết đảng thành thế, trụ năm Quý Tị tự hợp, Tị vượng chế khử Quý thủy, thiên can Đinh khắc Quý (phản khắc), Quý thủy Ấn tinh bị Thực Thương chế sạch. Tị chế Quý, Tị lại nhập vào Tuất mộ ở Chủ vị, Tuất cũng ở trong thế hỏa thổ, công này chính là của nhật chủ. Ấn đại biểu quyền lực, chế Ấn đắc quyền, người này chính là mệnh làm quan.

Mệnh cục hỏa và táo thổ rất vượng, Quý thủy cực nhược mà bị chế sạch sẽ, là kết cấu "Tặc Bộ", Quý thủy là Tặc thần. Đại vận tẩu đến Quý Sửu, Nhâm Tý, Tặc thần đáo vị, là ứng kỳ trong cục chế Quý, người này thăng đến chức Phó bí thư Khu ủy.
Trong cục có Ấn tinh Quý thủy thái nhược, Tị hợp chế Quý hiệu suất tố công cũng không lớn, may là đến đại vận Tặc, Tặc vượng, thì tố công cũng lớn, lại có nhật chủ tọa dưới Tuất thổ có thể đem Công thần Tị hỏa mộ, mệnh chủ mới làm đại quan. Đây là đặc điểm chủ yếu tố công của mệnh cục này.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Chương 2, Thủ tượng cung vị tứ trụ
Mệnh lý Manh phái cho rằng, cuộc đời con người tin tức trọng yếu ở tứ trụ đều có thể được thể hiện, mà trong đó cung vị chính là một loại phương thức thể hiện. Đặc biệt là ở lúc xem lục thân hoặc là chỗ chuyện của lục thân, phải lấy cung vị làm chủ, tinh vị làm phụ, lại lấy cung vị biện Khách Chủ và Thể Dụng, cho nên mệnh lý Manh phái đối với cung vị đặc biệt chú trọng. Ví dụ như năm tháng là cung cha mẹ, trong đó có Phụ Mẫu tinh thì lấy cha mẹ xem, nếu không có thì lấy tinh khác xem có thể là Phụ Mẫu tinh hay không, đặc biệt nếu như ở ngày giờ thấy Phụ Mẫu tinh, thì phải lấy cung vị năm tháng làm chủ.
Loại tượng cung vị Tứ trụ cùng vận dụng là nội dung cơ sở của mệnh lý Manh phái, tất phải khắc sâu để lý giải và nắm chắc.

Một, Chư tượng cung vị
1, Cung vị tứ trụ có chứa tin tức của bản thân và lục thân. Ngoại trừ can ngày là đại biểu bản thân, trụ năm là đại biểu ông bà, cha mẹ, trưởng bối dòng họ bên ngoại (không chia ra can hoặc là chi, ở can năm hoặc là chi năm đều tính), trụ tháng đại biểu cha mẹ, anh chị em, vị trí chỗ ở chi ngày cung phối ngẫu đại biểu là vợ (hoặc chồng), trụ giờ cung con cái đại biểu đời sau của mình. Trong đó cha mẹ vừa có thể thể hiện ở trên trụ năm, cũng có thể thể hiện ở trên trụ tháng, gọi chung năm tháng là cung cha mẹ.
Nhật chủ và cung vị lục thân quan hệ họ hàng từ gần đến xa theo thứ tự là:
Chi ngày – can giờ -- chi giờ – can tháng -- chi tháng – trụ năm.
2, Cung vị tứ trụ đại biểu toàn bộ thời gian thuận theo thứ tự cả đời của mệnh chủ từ nhỏ đến lớn: Trụ năm đại biểu thời kỳ đi học cùng lúc nhỏ (khoảng 1—18 tuổi), trụ tháng đại biểu thời kỳ thanh niên (khoảng 18—35 tuổi), chi ngày đại biểu thời kỳ trung niên (khoảng 35—55 tuổi), trụ giờ đại biểu thời kỳ về già (năm tháng khoảng sau 55 tuổi). Ngoại trừ chỗ này, cung vị từ năm đến giờ còn đại biểu sự kiện phát sinh cả đời chỗ mệnh chủ theo thứ tự trước sau, ví dụ như trong một mệnh người có 3 lần hôn nhân, 3 lần hôn nhân này ứng ở từ trụ năm đến trụ giờ theo thứ tự mà tìm.
3, Cung vị tứ trụ đại biểu không gian sinh hoạt của mệnh chủ. Trụ năm đại biểu phương xa, trụ tháng đại biểu tổ tịch, chi ngày đại biểu chỗ ở hiện tại, trụ giờ đại biểu môn hộ. Ví dụ như đoán mệnh chủ là muốn đi ra khỏi nhà hay không, thì xem ở trên trụ năm và trụ giờ, bởi vì trụ năm đại biểu phương xa, trụ giờ đại biểu cánh cửa nhà, môn hộ (giờ) đại biểu địa phương xa hơn so với trụ năm.
4, Cung vị tứ trụ đại biểu người cùng mệnh chủ có tuổi tác khác nhau hoặc là có quan hệ khác nhau. Trụ năm đại biểu người ngoài, trưởng bối hoặc người già; trụ tháng đại biểu bạn học, đồng sự, lãnh đạo; chi ngày đại biểu người cùng bản thân có quan hệ hết sức gần gũi (như chồng hoặc là vợ); trụ giờ đại biểu vãn bối, học trò, bạn bè, thuộc hạ.
5, Cung vị tứ trụ đại biểu bộ vị khác nhau trên thân thể của mệnh chủ. Trụ năm cự ly rất xa nhật can, đại biểu chân tay, tứ chi; trụ tháng đại biểu bộ phận thân thể (trừ đầu và tứ chi), như vai, gáy, lưng; chi ngày đại biểu bộ vị rất trọng yếu trên thân thể, như ngũ tạng, lục phủ, tim, não, tủy; trụ giờ đại biểu khí quan thân thể cùng tương thong với bên ngoài, như bộ vị đầu, mặt, tay, mắt, mũi, tai, miệng, cơ quan sinh dục, cơ quan bài tiết phải lộ ra bên ngoài. Đoán ngữ viết: "Nhật chủ tọa căn liền thể thì không thể phá, phá đối với thọ mệnh hoặc là sức khỏe có tổn hại", bởi vì trụ ngày đại biểu ngũ tạng, lục phủ bộ phận cơ quan trọng yếu nhất của con người, cho nên trụ ngày không thể bị thương, mà năm tháng đại biểu chân tay, bộ phận thân thể, tổn thương đối với thọ mệnh con người thong thường sẽ không có ảnh hưởng. Điều đoán ngữ này chính là từ trong thủ tượng cung vị tứ trụ kéo dài ra.
6, Cung vị tứ trụ đại biểu vật sử dụng của con người. Trụ năm đại biểu vật của trẻ con hoặc là của người khác; trụ tháng đại biểu tổ sản, gia nghiệp, đơn vị (Quan tinh ở trụ tháng là đại biểu đơn vị công tác của mệnh chủ), học nghiệp; chi ngày đại biểu nhà cửa, phòng ngũ, tài sản; trụ giờ vật ở trên môn hộ đại biểu xe, cửa, y phục, nón mũ, mắt kính, hóa trang, tiền tài ra vào. Ví dụ như xem lúc ngồi xe đi ra khỏi nhà, thì xem từ tụ giờ, bởi vì trụ giờ đại biểu cánh cửa ra vào.
7, Cung vị tứ trụ đại biểu ý chí và tình thương của con người. Có người ý chí khá suy nhược, dễ dàng bị chỗ hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng; trái lại, cũng có người có ý chí kiên cường, có khí phách, giỏi về làm ảnh hưởng đến người khác, … Những đặc điểm này từ cung vị tứ trụ cũng có thể nhìn ra.
8, Trong bát tự tứ trụ, thiên can ở bên ngoài, đại biểu hình tượng con người, như đặc trưng bên ngoài, tính cách dễ làm cho người ngoài nhận biết đặc điểm này; còn địa chi ở bên trong, đại biểu tính chất nội tại của con người, như thế giới nội tâm, quan hệ cùng người nhà, luôn là những người có tư tưởng và tâm trạng khá kín đáo. Ví dụ như trong mệnh cục có Chính Ấn ở thiên can không bị tổn thương là tốt, Lộc ở địa chi lại bị xuyên phá, Chính Ấn đại biểu tâm tính con người, thuyết minh người này có tâm tính không tốt, bề ngoài nhìn như người tốt, thực tế ở trong bóng tối chuyện gì xấu cũng đều làm.

Cụ thể bày ra bảng biểu như sau:

Trụ năm
Lục thân: Ông bà, cha mẹ, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ
Phạm vi thời gian: Tuổi thơ, còn nhỏ
Chỗ Không gian: Phương xa, hải ngoại, Biên giới
Nhân vật: Họ ngoại, người ngoài, trưởng bối, người già
Thân thể: Chân cẳng, tứ chi
Đồ vật: Giầy, vật của tổ thượng hoặc của người khác.
Tình thương: Hoàn cảnh bên ngoài.

Trụ tháng
Lục thân: Cha mẹ, anh chị em
Phạm vi thời gian: Thời kỳ thanh niên
Chỗ Không gian: nguyên quán, quê hương, gốc rễ
Nhân vật: Bạn học, đồng sự, đồng hương, lãnh đạo.
Thân thể:Thân thể: lưng, gáy, vai
Đồ vật: Tổ sản, gia nghiệp, đơn vị, học nghiệp.
Tình thương: Ảnh hưởng cha mẹ

Trụ ngày
Lục thân: Chồng (hoặc vợ)
Phạm vi thời gian: Thời kỳ trung niên
Chỗ Không gian: Chỗ ở, nơi làm việc
Nhân vật: Người rất thân, rất gần.
Thân thể: Ngực, lục phủ ngũ tạng: tim, não, tủy.
Đồ vật: Nhà cửa, phòng ngủ, tài sản riêng.
Tình thương: Thế giới nội tâm.

Trụ giờ
Lục thân: Con cái
Phạm vi thời gian: Thời kỳ về già
Chỗ Không gian: Môn hộ, ra cửa, phương xa.
Nhân vật: Vãn bối, trẻ em, học trò, bạn bè, thuộc hạ.
Thân thể: Đầu, mặt, tay, mắt, miệng, mũi, tai, bộ phận sinh dục, bộ phận bài tiết.
Đồ vật: Xe, cửa, y phục, mũ nón, mắt kính, hóa trang, tiền tài ra vào.
Tình thương: Năng lực giao tế và lực ảnh hưởng.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Hai, Cung vị cát hung
Thông thường mà nói, trụ năm là cát thần mà đắc lực, thì là sinh ra có gia cảnh khá tốt, người thế hệ ông bà có trải qua sự vinh diệu; nếu bị trụ tháng xung khắc (ngay giờ khá xa, không có lực xung khắc mà thong thường không phải là kỵ, cụ thể còn phải xem lực lượng lớn hay nhỏ), thì tổ bối bị phá sản, bại lạc, nhiều thiên biến di dời, đa số tin tức là đại biểu mệnh chủ trước lúc sinh ra. Ở đây chỗ nói cát thần, tức là Công thần ở trong mệnh cục, là chữ phải dùng ở trong mệnh cục (hoặc là Thần). Cung vị tố công, tức là Cát thần.

Cát thần ở trụ tháng đắc lực, thì bản thân mệnh chủ có thể hưởng thụ sự che chỡ của trưởng bối, có thể thừa kế sản nghiệp cha ông để lại; nếu bị trụ năm hoặc là trụ ngày xung khắc, thì lại đại biểu tin tức rời xa quê hương, duyên lục thân kém, anh em bất hòa.

Cát thần ở chi ngày, chi ngày là cung phối ngẫu, thì là thê hiền phu quý, trung niên có thể chấn hưng gia nghiệp. Người có mệnh cục loại này, có thể được phối ngẫu trợ giúp, hôn nhân thong thường đều khá tốt. Nếu bị chi khác khắc, phá hoặc là hóa hợp làm kỵ, thì đại biểu tốt mà không lâu dài, hoặc là hôn nhân nửa đường phải ly tan, hoặc là góa vợ (chồng) đi thêm bước nữa. Cụ thể xem hôn nhân như thế nào, sẽ nói ở lớp dạy trung cấp.

Cát thần ở trụ giờ, thì con cháu tài năng xuất chúng, hiếu kính mình; nếu bị xung khắc, thì tốt mà không lâu bền hoặc là rời xa mình. Nếu trụ giờ là kỵ, thì đại biểu con cháu bất hiếu, hung ngoan, về già thê lương.

Cần chú ý, nếu như chỗ cát thần ở trụ bị trụ khác kỵ thần xung khắc, mà kỵ thần này lại bị thần khác chế, thì kỵ này không phải là kỵ. Lúc phân tích mệnh cục phải cẩn thận suy xét, không thể đường đột mà đưa ra kết luận. Kỵ thần ở đây là chỉ Thập thần ở trong mệnh cục khởi tác dụng phá hư, cùng chữ Dụng, Kỵ thần trong mệnh lý truyền thống là có phân biệt khác nhau.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Chương 3, Loại tượng Thập Thần
Một loại thập thần có đủ nhiều loại hàm nghĩa, đối với mỗi một thập thần ở trong mệnh cục, tất cần phải nắm chắc hàm nghĩa cụ thể, lý giải ý của đại biểu, cũng tức là ý hướng của loại thập thần này ở trong mệnh cục. Ý hướng Thập thần có thể suy diễn ra vô hạn, tùy theo thập thần đối ứng cùng chi, thập thần tương quan cùng thập thần không có xuất hiện, hàm nghĩa của thập thần này ở trong mệnh cục phải phát sinh biến hóa, nội hàm của thập thần sau khi biến hóa, thập thần có liên quan cùng với đối ứng, tương quan, hoặc không có xuất hiện. Ví dụ như Thực thần đại biểu đầu óc, chỉ số thông minh, tư tưởng, sức tưởng tượng của con người, Ấn đại biểu nghề nghiệp văn hóa, quyền lực hoặc văn chương, Thực thần hợp Ấn, thì sẽ biểu thị chỗ mệnh chủ tham gia loại nghề nghiệp có tính tư tưởng, văn hóa.
Vận dụng loại tượng Thập thần ở trong mệnh lý Manh phái là rất rộng rãi, thuộc về phạm trù Tượng pháp. Ví dụ như từ trong bát tự đoán ra nghề nghiệp, tính cách một người, đầu tiên là cần phải làm sao nắm chắc hàm nghĩa cụ thể của thập thần, đồng thời còn phải dùng đến Kỹ pháp.

Tiết 1, Hàm nghĩa cụ thể Thập thần:
Thập Thần là chỉ 10 loại thần như: Ấn tinh (Chính Thiên Ấn), Quan (Sát) tinh, Tài tinh (Chính Thiên Tài), Thực Thương tinh, Tỉ Kiếp Lộc Nhận, mỗi thần đều có đủ nội hàm phong phú, tức là chúng nó có thể biểu thị nhiều ý tứ.

Một, Loại tượng Ấn tinh
【Loại tượng chung về Chính Thiên Ấn 】: Chức vụ, nghề nghiệp, chức danh, quyền lực, con dấu, chứng thư, khế ước, trí lực, trí tuệ, tri thức, vinh dự, khen thưởng, hậu đài, học thuật, học vị, sự nghiệp, đơn vị, nơi công tác, chỗ ở, nhà cửa, y phục, xe, chỗ nương tựa, bảo hộ cho ta, y dược; chỗ nhân vật đại biểu là thầy giáo, cha mẹ, trưởng bối; đem đối ứng bộ vị thân thể là đầu, tóc, da, tứ chi.
Ví dụ như muốn xem mua nhà cửa, thì phải xem Ấn và chi ngày (Nhật chủ tọa chi cũng đại biểu nhà cửa, là nhà của nhật chủ). Trong mệnh cục Ấn bị chế, thông thường là xem được quyền lực. Đối với học thuật, Chính Ấn là học thuật chính thống, Thiên Ấn là không chính thống.
1, Chính Ấn: Là cùng sinh nhật chủ dị tính, hàm nghĩa là "Có thể làm cho ta sinh trưởng mà cùng ta có quan hệ tốt đẹp", hàm nghĩa tâm tính, có ghề nghiệp chính thống, văn hóa, văn bằng, quyền lực, mẫu thân, hướng nội, ổn định, thích tĩnh không thích động, nhân từ, nhân ái, khoan dung, tôn nghiêm, có tu dưỡng, phụng hiến, có tâm tín ngưỡng tôn giáo, cần cù, thành thật, bình an, có phúc khí, trọng danh tiết, có phẩm hạnh, trọng tình cảm, nhẫn nại, hài hoà, danh lợi đạm bạc, không giỏi giao tiếp.
Chính Ấn quá trọng cũng có biểu hiện là tâm tính mặt phụ, như ỷ lại, lười nhác, theo trào lưu, không có chủ kiến, thiếu khuyết lực tự cường hoặc là tình cảm, thiếu khuyết tính trôi chảy, tự cho là đủ, ngu muội, không quả đoán, lực lĩnh ngộ kém, thiếu tinh thần tiến thủ độc lập. Ở dưới tình huống không có áp lực (Quan Sát là áp lực), dễ sinh tính lười biếng.
Trong mệnh cục Chính Ấn hữu dụng, có thể tham gia hành nghề nhân viên công vụ, giáo sư, văn hóa, nhân sĩ tôn giáo, sự nghiệp từ thiện, hộ sĩ.

2, Thiên Ấn: Là cùng sinh nhật chủ đồng tính, sinh không tình nguyện, tức là"Sinh ta mà bỏ ta". Giống như cùng mẹ kế sinh hoạt ở một nơi vậy, tâm tính nhật chủ sẽ trở nên hết sức mẫn cảm. Hàm nghĩa tâm tính có thể biểu thị lực suy xét cùng lực lĩnh ngộ, mẫn cảm, linh hoạt, mưu trí, nhiều tư tưởng, thông minh, mưu lược, quỷ quyệt, đầu óc tốt, không nhọc mà có, có sáng ý và phát minh, không thích học tập sách giáo khoa, không theo trào lưu, nghiêm túc, độc đoán, có tâm tín ngưỡng tôn giáo …; trong mệnh cục năm tháng có Thiên Ấn, đa số còn biểu thị cùng máu huyết xa với ông bà cha mẹ, hoặc ít có duyên phận.
Trong mệnh cục có Thiên Ấn quá trọng, cũng có biểu hiện tâm tính mặt phụ, như ích kỷ, lười biếng, lãnh đạm, phúc bạc, hay bắt bẻ, đầu óc ngu muội, không thông nhân tình, không có phúc hưởng thụ.

Trong mệnh cục Thiên Ấn hữu dụng, có thể tham gia nghề nghiệp có chức vụ mang tính kỹ thuật, y sinh, nghệ nhân, nghề ngũ thuật, tôn giáo, tư vấn, luật sư, ký giả, biên tập, tình báo viên, trinh sát viên, thiết kế sư, nhân viên kỹ thuật.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Hai, Quan Sát tinh
【Loại tượng chung về Quan Sát 】 là chức vụ, quan chức, quyền lực, công tác, danh vọng, địa vị, quản lý, pháp quy, quan ti, pháp viện, lao ngục, thù hận, quan hại, tài phú, quan hệ bất chính; nhân vật đại biểu là cấp trên, lão sư, trưởng bối, phụ thân, chồng hoặc là tình nhân (nữ mệnh), tiểu nhân, kẻ thù, gian ác, đạo tặc; đối với thân thể người có thể đại biểu là thần kinh, ngoại thương, tật bệnh. Quan Sát còn có thể đại biểu Tử tức tinh của nam mệnh. Xem con cái như nhật chủ Kỷ Mão giả định thông minh, Mậu Dần cũng vậy, đặc biệt có nhiều mưu kế, nhưng đa số có tính khí không tốt, tính báo thù mạnh mẽ. Như trong mệnh cục Quan Sát không có chế hóa mà thành kỵ, thì đại biểu là kẻ tiểu nhân.

Trong mệnh cục như có Quan Sát, thì nhất định phải bị chế hoặc bị hóa, nếu không thì là hung, xem là kỵ thần; cho dù không có chế tử chế sạch, chỉ cần phải bị chế hoặc có hóa là có công, thì luận cát. Quan Sát ở trong mệnh cục tuy không có chế hóa, nhưng đi chế nó mà tố công, chỉ cần Quan Sát cùng Chủ vị có liên quan, cũng luận cát. Quan Sát chế sạch là làm quan (Cục bộ chế sạch cũng là làm quan), chế không sạch sẽ cũng xem là có văn hóa. Trong mệnh cục chế Quan Sát không sạch còn có thể lấy Tài xem. Sát không có công hợp thân thì bị người quản lý; Sát có công hợp thân là có quyền lực. Trong mệnh cục có Quan Sát hỗn tạp, đại vận lại hành vận Quan Sát là hung.

Quan Sát hư thấu là có thanh danh, không có quan, cho dù bị chế có tốt, cũng vẫn có thanh danh, bởi vì Quan Sát thuần túy hư thấu bị chế, là vô dụng. Chẳng qua cũng có tình huống ngoại lệ, ví dụ như năm tháng có Quan Sát đặc biệt trọng, đến trụ giờ biến khinh mà lại bị chế, hoặc ngày giờ có Quan Sát đặc biệt trọng, ở năm tháng biến khinh mà bị chế, loại tình huống này biểu thị là có quan. Tượng loại trong mệnh cục Quan Sát ở tình huống này từ Thực biến Hư, sau đó bị chế, là dễ dàng có làm quan.

1, Chính Quan: Là cùng nhật chủ khắc dị tính, khắc có tình, hàm nghĩa là có lực quản thúc, lực khuyên nhủ và lực áp chế, Chính Quan có tính thuần chính, có đủ năng lực quản thúc bản thân hướng thiện, vốn là người tự lập thân. Hàm nghĩa tâm tính là: Đại biểu chính thống, tuân thủ pháp luật, chính đạo, quy tắc, truyền thống, học vị, hòa thiện, cao quý, văn nhã, trung thành, tự chế, thuận tòng, tâm có trách nhiệm, chính nghĩa, có lương tri, khách quan, lý tính, nghiêm khắc, nghiêm túc, giáo dục chính quy, học nghiệp, gia giáo, đức tính.
Như Chính Quan trong mệnh cục thái quá, cũng biểu hiện là tâm tính mặt phụ, như nhát gan sợ việc, bảo thủ không chịu thay đổi, vâng vâng dạ dạ, tự ti.
Trong mệnh cục có Chính Quan hữu dụng, có thể tham gia nghề nghiệp có quan chức văn quan, quan nhỏ, chức vụ hành chính, công vụ viên, văn quan, giáo sư, pháp quan, công chức.

2, Thất Sát: Là cùng nhật chủ đồng tính khắc, là khắc vô tình, hàm nghĩa là: Đả kích, áp chế, bạo lực, quyền uy, tính tình cương hùng, có đủ tính phản nghịch xưng bá, phải chế hóa mới có thể giá ngự. Hàm nghĩa tâm tính là quyền lực (lớn hơn so với quyền lực Chính Quan), như vũ chức, dã tâm, thông minh, tâm trí, bạo lực, độc đoán, bá đạo, cường đạo, hung ác, áp bức, đả kích, háo cường, kích động, chỉ huy, nhanh nhạy, đa nghi, danh tiếng, mưu kế, tính khí táo bạo, ghét cay ghét đắng. Địa chi Thất Sát đại biểu tâm lực cường, có tâm kính.

Trong mệnh có Thất Sát là hung thần, có chế hoặc hóa thì hiển lộ ra mặt tốt, Sát Ấn tương sinh hoặc Sát bị chế là quý; Sát không có chế cũng không có hóa, thì lộ ra mặt hung, nhẹ thì không phải là công chức, nặng thì theo hướng xấu, như gặp quan phi hình hại, thậm chí khả năng trở thành kẻ cướp, lười nhác, bệnh nhân.
Trong mệnh cục có Thất Sát hữu dụng, khả năng tham gia nghề Cảnh Sát, Tòa án, cơ quan kỷ luật kiểm tra, đốc sát, quan quân, quan viên chấp pháp, chính trị gia, mưu lược gia, luật sư, giáo sư, y sinh.

VD Càn tạo: Nhâm Tý, Tân Hợi, Ất Sửu, Tân Tị.
Đại vận: Nhâm Tý, Quý Sửu, Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ.

Phân tích: Nhật chủ Ất mộc sinh tháng Hợi, trong Hợi có Giáp mộc, lại có được Hợi thủy sinh, thì Ất là Hoạt mộc. Hoạt mộc sợ thấy kim, tháng, giờ thấu ra 2 Tân kim Thất Sát kề thân khắc nhật chủ, là kỵ. Nhưng trụ tháng là Ấn đội mũ Sát, Tân Sát bị chỗ Hợi thủy Ấn tinh tọa dưới hóa, nguyên thân Hợi thấu đến trụ năm tọa dưới Tý thủy, Tý cùng Sửu Chủ vị hợp, cho nên là đái tượng hữu dụng, người này sẽ có quan chức. Hợi thủy Chính Ấn có công, đại biểu hắn có văn hóa hoặc học lực rất cao. Trụ giờ Tân Tị tự hợp, mà trong cục kim thủy vượng, Tị bị Tân hợp chế, Tân Sát có công, lại hư thấu can giờ, là có danh tiếng và tài năng. Người này có học lực rất cao, trước mắt ở nước Mỹ quốc lưu học sau Tiến sĩ.

Chú thích: Tạo này mệnh tượng không những có học lực cao, hơn nữa cũng là một mệnh quan. Nếu như ở trong nước, khẳng định là người làm quan, nhưng hắn sinh hoạt ở nước Mỹ, sẽ không lấy làm quan là chủ. Cho nên, xem mệnh quan còn phải kết hợp với cuộc sống thực tế, phải xem xét sự khác biệt giữa trong nước và khu vực.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Ba, Tài tinh (Chính Thiên Tài)
【Loại tượng Tài tinh nói chung 】 Tài tinh đại biểu tiền bạc và tài phú là phép xem bình thường, nó còn đại biểu tài vật, gia nghiệp, tất cả vật có giá trị tiền bạc, bất động sản, tài hoa, dục vọng, cảm tình, sắc dục, sắc tình, hưởng thụ, bản lãnh; ở nhân vật có thể đại biểu thuộc chúc, cấp phó, vợ hoặc tình nhân (nam mệnh), cha, con trai; đối ứng với thân thể là tất cả cơ quan bài tiết, ẩm thực, máu huyết, hô hấp. Địa chi có Tài là tượng trưng dục vọng, Thiên Tài ở nữ nhân thì đại biểu đặc tính của ngôi sao tình cảm, tỏ ra rất là nổi bật. Nữ tính có Tài tinh hữu dụng thì tình cảm phong phú, Tài tinh bị phá biểu thị nội tâm lạnh lùng hà khắc. Nam nhân tình cảm thông thường có liên quan đến cùng Thực Thương. Nguyệt lệnh là Tài còn có thể đại biểu nhà cửa, năm tháng có Tài là đại biểu phụ thân.
Tài tinh hư thấu ở thiên can không phải là tiền tài, mà biểu thị có tài hoa, có năng lực, biết làm việc, là người có vẻ bề ngoài.

1, Chính Tài: Là chỗ nhật chủ khắc dị tính, có hàm nghĩa là: Chỗ khống chế hoặc hạn chế xác thịt của ta, có cùng ta quan hệ thân mật, có thể là vật hoặc là người chỗ ta hưởng dụng. Phàm là tiền bạc, tài vật hoặc là người bị ta chi phối, chỉ cần là chính đáng, danh chính ngôn thuận, đều có thể lấy Chính Tài để định vị. Chính Tài lại có tính chuyên nhất, trong hôn nhân nam mệnh thì vợ là lấy Chính Tài để định vị. Hàm nghĩa tâm tính Chính Tài là bình thường mà không cần suy nghĩ an phận, tự túc, chính đáng, tiết kiệm, bảo thủ, trọng tình cảm, trân trọng, chuyên nhất, cố chấp, tài hoa, tài khí, như tiền lương, sản nghiệp, gia nghiệp, vợ, thu nhập chính đáng.
Trong mệnh cục có Chính Tài thái trọng, cũng có biểu hiện tâm tính mặt phụ, như lo được lo mất, gian lận, không nghĩ đến tiến thủ, thích nhàn hạ, không thích học tập.
Trong mệnh cục có Chính Tài hữu dụng, có thể tham gia nghề nghiệp có tầng lớp ăn lương, nghề giáo.

2, Thiên Tài: Là chỗ nhật chủ khắc đồng tính, có hàm nghĩa là: Chỗ ta khống chế bất cự vật cụ thể hoặc là sự kiện nào, nhưng lại không cố chấp ở trên bất cứ chuyện hoặc là vật nào. Thiên Tài là tất cả tài không thuộc về tiền lương, là vật không có đơn vị, như cổ phiếu, tiền quà biếu, khen thưởng, nhận hối lộ, vay mượn, cờ bạc, môi giới, làm ăn mua bán, kinh doanh, tài sản phi pháp, bất nghĩa.
Tâm tính Thiên Tài là phù hoa, thích đầu cơ, hàm nghĩa là bất chính phi pháp, bất ngờ, đa tình, lãng mạn, dục vọng, sắc tình, phong lưu, đào hoa, khảng khái, hào hoa, khinh tài, giao tế, thủ đoạn, kỹ nghệ, ngụy trang.
Trong mệnh cục có Thiên Tài hữu dụng, có thể tham gia nghề nghiệp làm ăn mua bán, xí nghiệp gia, nghề phục vụ, chứng khoán, tư vấn, luật sư, nhà diễn thuyết.

Bốn, Thực Thương tinh
【Loại tượng chung của Thực Thương 】 Đại biểu cuộc sống tinh thần, dục vọng, vui chơi, tư tưởng, văn chương, ngôn ngữ, tác phẩm, nghệ thuật phẩm, tài phú, đoá hoa, cảnh trí; nhân vật đại biểu là tổ bối của giới nữ, mẫu thân (Thực thần), con cái, trẻ em, học trò, vãn bối; đối ứng bộ vị cơ thể là miệng, lưỡi, bộ phận sinh dục, vú, tinh trùng, kinh huyết.
Thực Thương có thể đại biểu sức tưởng tượng, thế giới tình cảm, thích tự do, không muốn bị quản thúc, nam mệnh là ngôi sao dục vọng. Thực Thương tinh là tình cảm con người hiển lộ ra bên ngoài, lực biểu đạt, như Thực Thương suy nhược hoặc bị phá, thì biểu hiện là xấu hổ, tự khép kín, không giỏi giao tế. Thực Thương vượng mà hữu dụng thì có tâm truy cầu.
Ấn tinh khắc phá Thực thần hoặc Thương quan hữu dụng, sẽ có họa lao tù, bởi vì Thực Thương đại biểu tự do, phá là biểu thị mất đi sự tự do. Thương Thực thấy kim thụ chế có hàm nghĩa là quân nhân. Nguyên mệnh cục thuộc kết cấu Thực Thương sinh Tài, đại vận hỉ thấy Thực Thương hoặc là Tài tinh.

1, Thực thần: Là chỗ nhật chủ sinh đồng tính, sinh mà có tình với nhật chủ, hàm nghĩa là ta giao cho hoặc là thế giới tinh thần của ta, phàm là vật tinh thần và tình cảm cùng ta có liên quan, đều ở phạm trù Thực thần, chỉ qua là Thực thần biểu hiện ôn hòa mà bình đạm.
Hàm nghĩa tâm tính Thực thần là: Đại biểu chỗ tốt đẹp, thiện lương, ôn hòa, phúc hậu, hướng nội, văn nhã, bao dưỡng, thoả mãn, đại độ, chính nghĩa, tài khí, tài hoa, khẩu tài, học tập, cảm ngộ, tư tưởng, cảnh giới, tình thú, khen thưởng, lãng mạn, sức cảm hóa, sức thuyết phục, thanh danh, chăm sóc, giao phó, phụng hiến, nhân ái, hưởng thụ, vui chơi, tự do, lạc quan, ăm uống, ca hát, phục vụ.
Thực thần là cát thần, ở trong mệnh cục thông thường là hữu dụng, không sợ quá vượng, chỉ sợ bị khắc. Thực thần thụ khắc, thì lúc nhỏ thiếu sữa nuôi dưỡng. Trong cục có Kiêu thần đoạt Thực, thích "Chịu đưng" cùng người khác.
Trong mệnh Thực thần hữu dụng, có thể tham gia nghề nghiệp như học giả, giáo sư, y sinh, tư vấn, nhà tôn giáo, tư tưởng gia, luật sư, ký giả, quan viên, tác giả, nhà ẩm thực, diễn thuyết, người chủ trì, âm nhạc gia, biểu diễn nghệ thuật.

(Phụ thêm: Nội Thực thần cách)

Thực thần có phân ra Nội, Ngoại, ở thiên can là Ngoại, ở địa chi là Nội. Thiên can Thực thần nhiều là làm việc dựa vào nghề kỹ nghệ, kỹ thuật, có sở trường kỹ nghệ, được người tôn trọng; còn địa chi Thực thần nhiều là nghề nghiệp gian lao vất vả, nhưng một khi thành cách đắc vận (Nội Thực thần cách hoặc là Nội Thực thần sinh Tài cách), sự nghiệp sẽ thành tựu rất lớn. Thấu can là "Người ăn ở bên ngoài", như làm nghề thầy giáo được mọi người tôn trọng, là người khác nuôi hắn; Nội Thực thần là "Bị người ăn", ý là đi nuôi người khác, vì người khác làm dâng hiến. Nội Thực thần một khi thành cách, đa số là Xí nghiệp gia. (Khẩu quyết Manh phái: Nội thực thần không thấu là người làm xí nghiệp. )

Nội Thực thần thành cách, thong thường địa chi phải có Thực thần, thiên can không thấu Thực thần, mới có thể thành cách; cá biệt cũng có thể thiên can thấu ra Thực thần, nhưng địa chi Thực thần nhất định phải vượng tướng.

VD 1, Càn tạo: Nhâm Dần, Quý Mão, Nhâm Tý, Nhâm Dần.
Đại vận: Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất.
Phân tích: Mệnh cục này có một khối thủy mộc Tỉ Kiếp, thủy vượng hỉ mộc tiết, thiên can không thấy Giáp Ất mộc, địa chi có Dần Mão mộc tiết nhật chủ, là kết cấu tố công tiết dụng. Trong Dần lại có tàng Bính hỏa là Tài, có Dần Mão mộc sinh, đợi thời mà dụng, tổ hợp mệnh cục ý tứ biểu đạt là phải đem ý tưởng của mình biến thành tài phú, Manh phái xưng là Nội Thực thần cách. Nội Thực thần là làm xí nghiệp, mệnh chủ sẽ theo làm công việc mang tính chất xí nghiệp, thực tế người này là Tổng giám đốc một nhà xí nghiệp quốc doanh.
Đại vận đến Bính Ngọ Tài vận, là Bính Tài ở trong Dần nguyên cục thấu ra lại tọa Ngọ, Nội Thực thần cách hỉ đến Tài vận, cho nên vận này phát tài. Người này cũng là quan viên, bởi vì Tài Quan là một nhà, Tài đến cũng là Quan đến. Hành vận Đinh Mùi, trong nguyên cục Dần Mão mộc vượng tất nhập Mùi khố ở đại vận, Mùi biểu thị ngành quản lý xí nghiệp, trụ đại vận Đinh Mùi là Quan đội mũ Tài, Đinh Nhâm hợp thân cùng nhật chủ là có lien quan, Đinh hợp nhật chủ, biểu thị "Mùi" này là ngành được chỗ nhật chủ lĩnh đạo, cho nên vận Mùi người này tiến vào ngành quản lý xí nghiệp --- Cục quốc gia. Nhưng vận Mùi xuyên nhật chủ tọa chi Tý thủy, thuyết minh là bản thân là không muốn ở công tác ở đây, hoặc là không thể nắm chắc thực quyền. Năm Bính Tuất, Tuất hình Mùi, phán đoán người này sẽ ly khai ra ngành này là thay đổi nghề nghiệp.

VD 2, Càn tạo: Kỷ Dậu, Ất Hợi, Nhâm Dần, Canh Tuất.
Đại vận: Giáp Tuất, Quý Dậu, Nhâm Thân, Tân Mùi, Canh Ngọ, Kỷ Tị, Mậu Thìn.
Phân tích: Bát tự này chủ yếu là xem nhật chủ tọa chi Dần tự tố hay không tố công, bởi vì Dần ở Chủ vị. Lại xem Dần và Tuất củng Tài, Tuất là Quan Sát tinh, cho nên Dần tự có công. Nhưng Dần Hợi hợp không phải là chuyện tốt, bởi vì loại hợp này là Hợi đem Bính hỏa ở trong Dần tiêu diệt.
Mệnh cục này cũng thuộc về Nội Thực thần tố công, chẳng qua là tọa chi Thực thần củng xuất sinh Tài. Khẩu quyết nói: "Nội Thực thần thành cách, là làm xí nghiệp", theo chỗ này có thể đoán định nghề nghiệp của hắn là làm xí nghiệp. Dần củng trụ giờ Tuất, Tuất cũng có công, Tuất là Quan Sát, thuyết minh là hắn có công tác, có chức vụ, thực tế là đúng vậy. Hợi hợp Dần, phá hỏa ở trong Dần, biểu thị thân thể của hắn không tốt. Người này sẽ có tài vận khá tốt, nhưng Tuất là Quan Sát, biểu thị chức vụ, cũng biểu thị sau khi hắn phát tài, khả năng sẽ từ bỏ công chức.
Bát tự này còn có một đặc điểm, chính là bất lợi cho cha. Bởi vì lấy Tài xem cha, Tài tinh trong Tuất bị trụ năm Dậu xuyên, tọa chi Tài trong Dần bị Hợi khắc hợp, cho nên cha sẽ chết sớm, đây là ý của nguyên cục. Cung vị Phụ thân là năm tháng, kết quả năm tháng toàn bộ đến phá Tài tinh, biểu thị cha ở trong cung không có cách nào ở lại, cho nên sẽ chết sớm.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
2, Thương quan: Là chỗ nhật chủ sinh dị tính, sinh mà vô tình với nhật chủ, có hàm nghĩa là: bản thân tuỳ tiên dung túng, đồng dạng là sản vật tinh thần, nhưng bởi vì quá cố chấp biểu hiện ở bản thân mà trở nên không thiết thực tế, là có điểm trái với thường quy. Biểu hiện là cuồng vọng, không thực tế, thông minh, xảo quyệt, ngạo mạn, khiến cho tư tưởng không tuân thủ pháp luật, thấy gió theo đà, đầu cơ thủ xảo, hưởng vui, dục vọng, có tính lãng mạn, còn biểu thị sức tưởng tượng giàu có, sức sáng tạo, thành khí thế thì là người làm ăn lớn.

Hàm nghĩa tâm tính Thương quan là: Sức tưởng tượng, sức biểu hiện, tinh thần phản nghịch, thủ nghệ, nghệ thuật, tuyệt hoạt, thông minh, sáng ý, khai thác, cảm giác mới mẽ, không thích học tập sách giáo khoa, phá phách, không thích quản thúc, không tuân theo sự quản thúc, háo thắng, linh động, giàu biến hóa, nhát gan, không chịu yên với hiện tại, khoe trương, chủ quan, phóng khoáng, kích động, phong lưu, háo sắc, nói nhiều, phô trương, khoác lác.
Như trong mệnh cục có Thương quan thái vượng, hoặc Thương quan ở mệnh cục khởi tác dụng xấu, thì dễ dàng cực đoan, lộ ra tính phóng đãng, không chỉnh tề, hà khắc, hay đố kỵ, ngạo mạn vô lễ, quỷ kế đa đoan, đầu cơ thủ xảo, không tuân theo quy củ, thậm chí phá phách pháp luật cùng luân lý đạo đức, có ý thức phạm tội.

Trong mệnh cục có Thương quan hữu dụng, có thể tham gia nghề nghiệp như nghệ thuật gia, đại sư, thiết kế sư, diễn viên, luật sư, nhân viên kiểm tra kỷ luật, quan viên phản biện, quan viên thực quyền, nghệ nhân, người làm ăn, hướng dẫn du lịch, tác giả.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Năm, Tỉ Kiếp Lộc Nhận
【Loại tượng Tỉ Kiếp nói chung 】 Tượng trưng hợp tác và cạnh tranh. Tỉ Kiếp là tinh tranh đoạt, còn đại biểu anh chị em, Tỉ kiên ôn hòa còn Kiếp tài thì hung bạo; Dương Nhận là hung trong hung, đại biểu to gan, hung ác, tính khí táo bạo, sự kiện máu đổ, tự cho là đúng, cũng có tượng là binh đao, súng đạn, phẫu thuật, tai họa, sợ quá vượng hoặc là quá nhược. Cả hai có thể loại tượng là hợp tác, cạnh tranh, hành động, cơ giới, gậy gộc, thi đấu thể thao, vận động; nhân vật đại biểu là anh em trai, chị em gái, bằng hữu, đồng hương, đối thủ; đối ứng bộ vị cơ thể là tay, chân, tứ chi.

1, Tỉ kiên (Lộc): Là cùng nhật chủ tương đồng, có thể đại biểu ta đi hành sử quyền lực, cũng có thể biểu thị người hợp tác với ta. Lộc là kéo dài nhật chủ ở địa chi, có thể đại biểu nhật chủ hành sử quyền lực ở địa chi. Hàm nghĩa tâm tính là: họ hàng, độc lập, chủ trương, ý thức bản thân, tôn quý, độc chiếm, chủ tể, hưởng thụ; vật tượng Lộc là quyền lực, đất phong tước, tài phú, cung cấp nuôi dưỡng; ở cơ thể con người là thân thể, tứ chi, xác thịt nữ nhân, thọ mệnh. Lộc ở năm tháng trong bát tự còn có thể xem là mẫu thân, Lộc ở ngày giờ chính là bản thân.
Hàm nghĩa tâm tính Tỉ Kiếp: là tự tin, tự tôn, ý thức bản thân, năng lực tự chủ, tính chủ quan, tính chủ động, tính độc lập, cá tính, quả đoán, lạnh lùng, họ hàng thân thuộc, bận bịu, kiên trì, cá nhân, hợp đồng, hợp tác.
Tỉ kiên vốn là vật trợ thân, nếu như thái vượng, cũng dễ dàng có các khuyết điểm như theo hướng phản diện, biểu hiện là cá tính cố chấp, bảo thủ, ngạo mạn, tuỳ tiện, tự cho là đúng.
Trong mệnh cục có Tỉ kiên hữu dụng, khả năng tham gia nghề nghiệp như vận động viên, nhân viên huấn luyện giáo dục, lao động thể lực, nghề môi giới, người làm ăn mua bán, tài xế, người giang hồ.

2, Kiếp tài (Dương Nhận): Là cùng nhật chủ dị tính tương sinh, hàm nghĩa là trợ giúp ta nhưng có giới hạn, bởi vì Kiếp tài là muốn phân đoạt tiền tài của ta, lấy tranh đoạt làm mục tiêu. Hàm nghĩa tâm tính Kiếp tài là: lớn gan, hung hãn, có tính công kích, không bao dung, đầu cơ, vận hành và thao tác, mạo hiểm, khoác lác, tranh cường háo thắng, cấp thiết, kích động, không hợp tác, đố kỵ, xâm hại, cướp đoạt, chiếm hữu, cậy mạnh, bá đạo, tranh đoạt, chinh chiến, hung ác, kiên trì, hợp đồng, ích kỷ, hợp tác, thích đứng đầu, không sợ hung hiểm.
Dương Nhận là hung trong hung, tuy là một loại Kiếp tài, nhưng tâm tính so với Kiếp tài hung hãn hơn. Hàm nghĩa tâm tính là to gan, dũng cảm, hung ác, ác độc, không kể hậu quả, không sĩ diện, muốn chiếm hữu, xâm hại, bất lợi cho cha; tượng vật là đao, thương, kiếm, phẫu thuật, binh khí, vũ trang, chính pháp, chấp pháp; ở cơ thể thì là tứ chi, thân thể; Kim Dương Nhận là đao, là Bạch Hổ, khá là lợi hại.
Bởi vì Dương Nhận là đao thương, nếu trong bát tự thấy nó, nhất định phả dùng nó tốt. Thông thường Dương Nhận hợp Sát là cát, ngoại trừ chỗ này ra đều là không cát. Dương Nhận thái vượng, thái nhược đều không tốt, cũng không thể bị hình, bị xung, bị hợp (bất kể đại vận hay là lưu niên), trừ phi Dương Nhận hợp Sát mới là cát. Dương Nhận thích bị chế phục, chế thì dụng chính, có thể tham gia nghề nghiệp như quân nhân, cảnh sát, nhân viên chấp pháp, đại phu ngoại khoa, vận động viên, người luyện võ, cổ phiếu; Dương Nhận không có chế phục, thì dụng thiên, khả năng tham gia nghề nghiệp như kẻ cướp, cướp của giết người, mưu lợi phi pháp.

Mệnh lý Manh phái ở trong thực tiễn cho rằng, can dương là có Nhận, còn can âm là không có Nhận, can âm gặp "Nhận" lấy Kiếp tài xem. Còn Dương Nhận theo Manh phái cùng mệnh lý truyền thống có sự khác biệt nhỏ, tức là Giáp Dương Nhận ở Mão, Bính Dương nhận ở Ngọ, Mậu Dương nhận ở Mùi, Canh Dương nhận ở Dậu, Nhâm Dương nhận ở Tý. Nguyên thân can dương ở thiên can thấy Nhận cũng là Dương nhận, tức là Giáp thấy Ất, Bính thấy Đinh, Mậu thấy Kỷ, Canh thấy Tân, Nhâm thấy Quý, đều là phía trước Dương nhận, xưng là Thiên can Dương nhận; nhưng Ất thấy Giáp, Đinh thấy Bính trái lại là không phải Dương nhận, bởi vì can âm không có Dương nhận.
Trong mệnh có Kiếp tài là hung thần, như có công thì có thể trợ giúp ta được tài, không công không dụng thì lại dẫn đến phá tài của ta gặp hoạ. Như vô dụng nhưng hư thấu hoặc là bị chế thì không kỵ.
Trong mệnh có Kiếp tài hữu dụng, khả năng tham gia nghề nghiệp như vận động viên, người luyện võ, quân nhân, kinh thương, đánh bạc, lừa gạt, trộm cướp.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Tiết 2, Ý nghĩa Thập Thần hư thấu
Ở trong mệnh lý Manh phái, Thập thần Hư thấu chỉ nói đến thiên can mà thôi, địa chi đều là Thực, không luận Hư thấu; đồng thời Hư thấu cũng chỉ có nói đến thiên can ở trên một trụ trong tứ trụ, không liên quan đến những trụ khác. Can một trụ Hư thấu, cho dù có căn ở chi khác, can này ở trụ này cũng luận Hư thấu. Ví dụ như trong một bát tự trụ giờ là Giáp Thân, thì Giáp mộc toán là Hư thấu, nếu như trụ tháng là Bính Dần, Dần là căn của Giáp, nhưng trụ giờ Giáp vẫn cứ là Hư thấu; Thập thần hư thấu chỉ có luận 3 trụ năm, tháng, giờ, còn nhật chủ không luận Hư thấu. Ngoài ra, tượng trụ Mậu Thìn, Kỷ Sửu, thổ mặc dù tọa căn, nhưng lại là thấp thổ, Thìn Sửu thổ không có lực trợ thổ, Mậu, Kỷ thổ ở trụ này vẫn là rất hư nhược.
Thập Thần hư thấu chủ yếu là biểu tượng. Nó vận dụng ở trong đoán mệnh, chủ yếu là có thể từ trong mệnh cục ở trên tượng thiên can hư thấu dùng để phán đoán nghề nghiệp, tính cách của mệnh chủ.

Một, Hàm nghĩa cụ thể của Thập Thần hư thấu

1, Tài tinh hư thấu:
Tài tinh hư thấu thiên can, không phải là tiền tài, là năng lực cá nhân, biểu thị mệnh chủ có tài hoa, có tài năng, sẽ được việc, biết ăn nói. Thông thường là lấy cát luận. Tài tinh hư thấu ở trụ giờ, giờ là môn hộ, biểu thị có thể tốn tiền, sẽ làm việc; nếu như Tài tinh hợp Ấn, lại biểu thị là sẽ khơi thông, có năng lực hoà giải, sẽ giải bày, thích hợp làm nghề thầy giáo, người hòa giải, nhà diễn thuyết. Lấy lời nói, tài ăn nói, diễn giải là đặc điểm nghề nghiệp.

VD Càn tạo: Bính Ngọ, Tân Mão, Ất Dậu, Mậu Dần.
Đại vận: Nhâm Thìn, Quý Tị, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất.
Phân tích: Tạo này Mậu thổ Tài tinh hư thấu ở trụ giờ (Dần là Mậu trường sinh, nhưng Mậu tọa Dần vẫn cứ lấy Hư thấu mà luận), Mậu thổ Tài tinh thì không là tiền tài, mà là tài hoa. Người này biết ăn nói đặc biệt tốt, sẽ biết làm việc, năng lực rất mạnh. Tài tinh hư thấu ở trụ giờ, lại biểu thị xài tiền, là người hào phóng, không nhỏ mọn.

2, Quan tinh hư thấu:
Bất chủ hữu quan, dã bất chủ hữu quyền (quan tinh hư thấu thị đương bất liễu quan đích), biểu kỳ danh khí, danh vọng, đầu não thông minh, linh lỵ đẳng.
Khẩu quyết: Quan sát (bao quát kỳ nguyên thần) chế tịnh vi đương quan, quan sát hữu chế (đãn một hữu chế tịnh) đương hữu văn hóa, văn bằng khán.

3, Ấn tinh hư thấu:
Ấn tinh hư thấu phải phân ra "Dụng, Kỵ". Chỗ "Dụng, Kỵ" này cùng Dụng thần, Kỵ thần trong mệnh lý truyền thống là có phân biệt. Tố công là hữu dụng, không tố công hoặc bị chế là kỵ hoặc là Phế thần. Trong cục dụng Ấn, nếu như Hư thấu thì biểu thị không có văn hóa, văn bằng; trong cục kỵ Ấn, như Hư thấu thì có văn bằng hoặc có văn hóa; nếu tuy là kỵ nhưng ở trong cục bị chế hoặc khử, lại cũng biểu thị là có văn hóa hoặc có văn bằng.
Cụ thể đoán văn hóa và học lực như thế nào, ở trong khóa dạy trung cấp sẽ nói đến.

VD 1, Càn tạo: Quý Mùi, Bính Thìn, Mậu Tuất, Bính Thìn.
Đại vận: Ất Mão, Giáp Dần, Quý Sửu, Nhâm Tý, Tân Hợi, Canh Tuất, Kỷ Dậu.
Phân tích: Nhật chủ Mậu thổ tọa Tuất thổ Ấn khố, tháng giờ thấu ra 2 Bính, Bính Mậu là một tượng, Tuất là căn Bính, Mậu, ý hướng nhật chủ là phải lấy hỏa và táo thổ đi chế Thìn thổ Tài khố (tháng, giờ có 2 Thìn Tài khố, kết đảng lại lâm nguyệt lệnh, Thìn thổ thực tế là không có chế). Mệnh cục phải dụng Bính hỏa Ấn tinh, Ấn là dụng kỵ hư, mà trong cục có 2 Ấn tọa Thìn là Hư thấu, biểu thị người này là không có văn hóa, còn chưa nói đến là có văn bằng.

VD 2, Càn tạo: Bính Dần, Kỷ Hợi, Tân Dậu, Kỷ Hợi.
Đại vận: Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ.
Phân tích: Trong cục kim thủy cùng nhật chủ là một thể, thành đảng, Ấn tinh Kỷ thổ hư thấu ở trụ tháng, giờ. Nhật chủ tọa Dậu Lộc, phải dùng tố công, Lộc lại sinh 2 Hợi, Hợi lại hợp trụ năm Dần, trên Dần có Bính tọa, Bính lại hợp thân sinh Kỷ, tức là nhật chủ sinh Thương, Thương sinh Tài, trên Tài có Quan tọa, Quan hợp thân. Toàn cục kim thủy thành đảng đi chế Tài Quan, thì không thể dụng Ấn, hỉ Ấn hư thấu. Trong cục Ấn hư thấu, nói là có văn hóa, là có văn bằng.
Người này hiện hành vận Đinh Sửu, năm Ất Dậu, Ất khắc Kỷ là cát, lưu niên Dậu đến là nhật chủ đến. Mệnh chủ ở năm này tham gia thi vào trường cao đẳng, lấy được thành tích tốt đứng đầu môn Lý ở Thượng Hải, chọn tuyến so với đại học Thanh Hoa còn vượt hơn 20 phần. Bát tự này dụng kim thủy, cho nên là học khoa Lý. Dự trắc sau này phải là nhân tài làm quản lý cao cấp ở trong xí nghiệp, vì kết cấu nguyên cục có Bính Tân hợp, mệnh cục lại là Thực thần sinh Tài.

Nhắc nhở:
1) Kim thủy là môn Lý, Mộc hỏa là môn Văn.
2) Trụ năm có Quan hợp nhật chủ, tượng biểu thị có ý là làm quản lý.

4, Thực Thương hư thấu:
①, Thực Thương hư thấu hoặc là suy nhược, bị chế mà hữu dụng, hoặc là Thực Thương tiết tú, biểu thị có tài hoa, biết ăn nói, có tài nghệ. Thực Thương tiết tú cũng là có văn hóa. Như Thực Thương tuy nhược nhưng không bị chế, thì là không thích nói. Bất kể Thực Thương vượng hoặc là Hư thấu (hoặc nhược), chỉ cần có công, bị chế hoặc khử chế nó, thì đều biểu thị có tài ăn nói.

VD Càn tạo: Bính Tuất, Mậu Tuất, Tân Tị, Quý Tị.
Đại vận: Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tị.
Phân tích: Trong cục hỏa và táo thổ có thế, Quý thủy Thực thần hư thấu ở trụ giờ, lại bị Tị tọa dưới tự hợp, trụ tháng Mậu hợp mà bị chế sạch, mệnh cục là kết cấu"Tặc Bộ". Vốn là "Bát tự không có Tài, thì có thể xem Thực Thương là Tài", nhưng Thực thần Quý thủy ở dưới tình huống hư thấu, thì không thể là tiền tài, hư mà bị chế là tài hoa. Thực thần là miệng, giờ lại là môn hộ, biểu thị mệnh chủ rất có năng lực biểu đạt. Thực tế người này có khẩu tài đặc biệt tốt, biết ăn nói, có năng lực diễn giải, tính cách cởi mở, đã làm qua giáo sư ngữ văn đại học.

②, Thực Thương thực mà bị chế hóa, hoặc Thực Thương có công, thì biểu thị có tài vận tốt, bởi vì Thực Thương là nguyên thần của Tài, là dùng để sinh Tài, lúc bát tự không có Tài thì lấy Thực Thương xem là Tài. Như Thực Thương không có chế hóa hoặc không có tố công, thì không đại biểu có tài, tài vận không tốt.

5, Nhật chủ cùng Tỉ Kiếp không luận Hư thấu.

Hai, Phép dùng Thập Thần hư thấu ở trong ứng kỳ
Thập Thần hư thấu cùng có thể dùng để xem ứng kỳ được hay không?
Thập Thần ở trong mệnh cục Thực mà là Dụng, sợ hư thấu ở trong đại vận; trong cục hư mà là dụng, sợ thấy thực ở trong đại vận, hai loại tình huống này đều hung. Nếu như trong cục hỉ hư, ở trong đại vận tuy là thực nhưng bị chỗ nguyên cục chế hóa, thì không sợ thực, vẫn lấy cát luận.
Phép xem ứng kỳ Thập Thần hư thấu, nhắm vào mệnh cục cụ thể phải linh hoạt biến thông, thiết kỵ luận đoán quá cứng nhắc.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Chương 4, Phương pháp bắt tay vào Manh phái đoán mệnh cùng tầng lớp mệnh cục

Tiết 1, Phương pháp bắt tay vào Manh phái đoán mệnh

Một, Làm sao bắt tay vào xem Tố công bát tự
Phương pháp mệnh lý Manh phái xem mệnh có nhiều loại, tức là Lý pháp, Tượng pháp, Kỹ pháp. Nếu như ở Chủ vị (thông thường là trụ ngày) tố công, thì bắt tay vào từ Chủ vị, xem can hoặc chi ở trụ ngày là tố công như thế nào; nếu như tổ hợp bát tự hình thành khí thế lớn mạnh, thì có thể bỏ đi Chủ vị không xem, mà chỉ có xem khí thế tố công này là được; nếu như trong bát tự có tượng, thông qua xem tượng cũng có thể đoán ra rất nhiều vật. Đương nhiên, mấy loại pháp tắc này thường là phải kết hợp để phân tích bát tự. Phán đoán một bát tự, nếu như có công, thì trước tiên phải xem tố công; nếu như không có công, thì xem tượng; nếu như công, tượng đều có, thì cả hai đều phải xem; nếu như công, tượng đều không có, thì bát tự này rất kém.
Ở trong nội dung khóa sơ cấp có nói qua, trước tiên phải học cách xem tố công bát tự, đây là một bộ phận rất then chốt.

Như vậy mệnh lý Manh phái là làm sao xem tố công bát tự được chứ?
Cụ thể đến một bát tự, phải bắt tay từ trụ ngày, tức là trước tiên phải xem can ngày, lại xem chi ngày. Bởi vì trụ ngày là Chủ vị của bát tự, là bản thân nhật chủ, cũng chính là xem một bát tự phải bắt tay từ Chủ vị của nó, xem bản thân nó cũng xung quanh phát sinh quan hệ như thế nào.

Xem can ngày phải chú trọng mấy điểm sau đây:
+ Một là, can ngày là có cùng can khác có hợp hay không. Hợp can của nó chỉ có 2 loại tình huống: Một loại là hợp Chính Quan, còn loại khác là hợp Chính Tài; can ngày hợp với can khác, chính là vật mà nhật chủ muốn truy cầu, có thể truy cầu được hay không, thì phải xem tổ hợp trong cục chỗ công hình thành.
+ Hai là, nếu như can ngày không có hợp, thì xem can ngày có sinh hay không, cũng chính là xem có hay không có Thực thần Thương quan kề gần can ngày (chủ yếu là xem can tháng và can giờ), nếu như nhật chủ có sinh, đây cũng là vật mà can ngày muốn truy cầu, sau đó thì xem chỗ Thực thần hoặc Thương quan nhật chủ sinh tố công ở trong bát tự.
+ Ba là, Nếu như can ngày không có sinh không có hợp, nhưng bát tự có thế, vậy thì xem chỗ tố công của thế này ở trong mệnh cục.
Nếu như can ngày không có hợp không có sinh, lại không ở trong thế, thì bỏ can ngày không xem, mà chỉ xem chi ngày. Xem những chi khác là có thành đảng thành thế hay không, hoặc là có quan hệ cùng những chi khác hình, xung, khắc, hại, mộ, cùng tam hợp, lục hợp, ám hợp hay không? Những chỗ này đều là phương thức chi ngày tố công. Can ngày bát tự có hợp hoặc có sinh, nhưng địa chi tố công lớn, lúc này phải lấy công của chi ngày làm chủ, can ngày hợp hoặc sinh chỉ qua là biểu tượng hoặc là biểu ý mà thôi.

Tại sao nói can ngày không có công thì phải xem tọa chi chứ?
Bởi vì mệnh lý Manh phái xem một tổ can chi, cùng mệnh lý truyền thống có chỗ khác nhau, họ cho rằng một tổ can chi ở trên tượng là đại biểu một nhà, chi là thân thể của can, can là đầu óc của chi, chỗ địa chi tố công chính là thiên can. Nhật chủ tọa dưới chỗ chi tố công, chính là nhật chủ, tất nhiên là phải xem nó.

Thông thường xem bát tự mấy điểm này thì có thể bắt tay vào. Cũng có can ngày bát tự cùng chi ngày đều không tố công, vậy thì phải xem ở chỗ trụ khác có hay không có Lộc thần cùng Tỉ Kiếp hoặc là Ấn là Thể, xem vị trí của chúng nó ở Chủ vị hay là Khách vị, cùng chúng nó có tố công hay không. Thập Thần tố công thuộc về Thể khác nhau, thì sẽ có đủ ý nghĩa khác nhau, lấy Lộc tố công thì tầng lớp khá thấp; địa chi có nhiều Lộc mà thành thế tố công, mặc dù mệnh cục sẽ không quá kém, cũng có ý cả người vất vả. Bát tự có thế, nhật chủ lại ở trong thế, có thế lại có công thì hiệu suất là khá cao.

Nếu như can ngày tham gia cùng tố công, thì lấy can ngày làm chủ; nếu như can ngày không có tố công mà chi ngày tham gia cùng tố công, thì lấy chi ngày làm chủ; nếu như can chi trụ ngày đều tố công, mà can ngày cùng chi ngày lúc biểu đạt ý tứ nhất trí, thì lấy trụ ngày làm chủ; nếu như can chi ngày tố công ý hướng không nhất trí, thì bỏ công của địa chi, mà lấy ý hướng can ngày làm chủ. Nhất định phải lấy Công thần làm trọng tâm để phân tích bát tự. Tóm lại, nhất định phải tìm được chỗ tố công bát tự ở chỗ nào, sau đó mới có thể đọc hiểu được bát tự này.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Hai, Thế bát tự (hoặc là Đảng)
Nhận thức mệnh lý Manh phái đối với bát tự cùng mệnh lý truyền thống là khác nhau, không lấy bát tự là có tiêu chuẩn cân bằng hay không để phán đoán một bát tự tốt xấu. Trái lại, nó cho rằng phàm bát tự đại phú quý nhất định là không cân bằng, tức là có thiên về "Thế"ở một phương, sau đó thông qua thế này đi tố công. Có chủ vị bát tự cùng khí thế này là nhất trí, có không nhất trí, nếu như Chủ vị không ở trong khí thế này, cũng có thể bỏ qua Chủ vị không xem, chỉ xem khí thế tố công.

"Thế" chính là một đảng, một đoàn đội. Chúng ta nhìn thấy hiện tượng ở trong xã hội, nhưng phàm là một nhân sĩ thành công, nhất định chỉ là một cá nhân đi làm sự tình, nó hoặc là có đảng của mình, hoặc là có đoàn đội của mình, đều là có cánh tay phải cánh tay trái trợ giúp hắn để cùng làm thành một sự kiện, như vậy mới có thể hình thành thế lực, làm thành chuyện lớn. Bát tự là mô tả đối với cuộc đời một người, cụ thể đến tố công mệnh cục, thành đảng thành thế, cũng là cùng một đạo lý. Ví dụ như trong mệnh cục chữ tham gia tố công cũng phân ra Công thần chủ yếu và Công thần phụ trợ. Công thần tức là bè đảng, còn Phụ thần tức là đoàn đội hoặc là bang phù. Như Tị hỏa khắc chế Thân kim, gặp Mão mộc, Mão mộc có thể sinh Tị hỏa, thì Tị hỏa là Công thần chủ yếu, còn Mão mộc là Công thần phụ trợ.

Thế bát tự có nhiều loại tình huống, có thế mộc, thế hỏa, thế kim, thế thủy, cũng có thế táo thổ và thế thấp thổ. Rất nhiều bát tự vẫn luôn là có 2 đảng thành thế, như mộc hỏa là một đảng, kim thủy cũng là một đảng, thủy mộc cũng là một đảng, hỏa và táo thổ là một đảng, kim và thấp thổ cũng là một đảng, thủy và thấp thổ cũng là một đảng. Có một nguyên tắc, chính là phàm là có 2 hoặc 3 kết hợp, cần phải có cùng đi đối phó địch nhân (tức là thần bị chế), thì có thể tính là một đảng.

Bát tự sau khi hình thành thế hoặc thành đảng, thì phải xem có tố công hay không, cũng chính là tất cần phải có thần bị chỗ nó chế. Đơn thuần mà nói, thế mộc có thể chế thổ, cũng có thể phản phá hư kim; thế hỏa có thể chế kim, cũng có thể phản phá hư thủy; thế kim có thể chế mộc, cũng có thể phản phá hư hỏa; thế táo thổ có thể phá thủy, cũng có thể phản phá kim, còn có thể phá hư thấp thổ; thế thấp thổ có thể phá hỏa, cũng có thể phá hư táo thổ.

Tình huống hai đảng thành thế khá là phức tạp, cũng khá trọng yếu, tức là:
+ Mộc hỏa có thế chế kim (trong kim có chứa thủy cũng cùng chế);
+ Hỏa và táo thổ có thế chế thủy (trong thủy có chứa mộc cũng cùng chế), cũng có thể chế kim (trong kim có chứa thủy cũng cùng chế), cũng có thể chế thấp thổ (trong thấp thổ vật độn tàng cũng cùng bị chế);
+ Kim thủy có thế chế hỏa (trong hỏa có chứa thổ cũng cùng chế), cũng có thể chế táo thổ (trong táo thổ vật độn tàng cũng cùng bị chế);
+ Kim và thấp thổ có thế chế mộc hỏa;
+ Thủy và thấp thổ có thế chế táo thổ (hoặc hỏa);
+ Thủy mộc có thế chế thổ (trong thổ có độn tàng cùng bị chế).
Thậm chí cá biệt còn có tình huống mộc và táo thổ chế thấp thổ.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
Tiết 3, Đẳng cấp mệnh cục phú quý bần tiện
Mệnh lý Manh phái căn cứ tố công bát tự lớn hay nhỏ, đem tất cả bát tự phân ra làm 3 tầng lớp, tức là có 3 đẳng cấp: Bát tự phú quý, bát tự phổ thông và bát tự kém. Trong đó chỗ bát tự phú quý và bát tự kém chiếm Tỉ lệ không lớn, còn bát tự phổ thông là chiếm tuyệt đại đa số. Hơn nữa hai loại kết cấu bát tự ở trước khá là đơn giản và trực quan, dễ phân tích, còn bát tự phổ thông tố công khá là phức tạp, độ khó giải thích khá lớn.

Một, Bát tự phú quý
Mệnh lý Manh phái cho rằng, phàm có bát tự phú quý, nhật chủ vượng suy nhất định là không có cân bằng, thông thường đều có thế, hơn nữa thế này còn có tố công. Cũng chính là nói, phù hợp tiêu chuẩn bát tự phú quý có 2 điểm:
+ Một là, có thế;
+ Hai là phải có tố công, chỉ có thế mà không tố công là không được, tố công mà không có thế, công quá nhỏ, sẽ không có thành tựu lớn.

VD 1, Càn tạo: Mậu Thân, Giáp Dần, Tân Mão, Quý Tị.
Đại vận: Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu.

Phân tích: Nhật chủ Tân kim sinh Quý thủy Thực thần, Quý bị Tị hỏa tọa dưới hợp chế, Quý thủy có công nhưng công nhỏ. Tọa dưới Mão mộc Tài tinh, cùng địa chi Dần, Tị cấu thành thế mộc hỏa, mà trụ tháng Giáp Dần là mộc thiên thấu địa tàng, thế mộc hỏa rất mạnh, chủ yếu xem công của thế này.
Địa chi mộc hỏa kết đảng, Dần xung Thân, Mão hợp Thân, chi giờ Tị cũng hợp Thân, đều là có ý chế Kiếp tài Thân (trong Thân độn tàng Nhâm thủy Thực thần cũng bị chế); trụ giờ Quý Tị tự hợp, Mậu nguyên thân của Tị lại thấu đến can năm hợp trụ giờ Quý thủy, Quý thủy cũng bị chế. Như vậy, Tài và nguyên thần của Tài đều bị chế sạch, đảng mộc hỏa tố công, Dần Mão mộc chủ Công thần. Kết cấu mệnh cục là Tài chế Kiếp tài, loại chế pháp này phải hoán tượng, tức là đem Kiếp tài Thân xem là Tài. Trụ giờ Tị là Quan tinh của nhật chủ, ở Chủ vị lại hợp Thân kim bị chế, nguyên thân Mậu cũng tọa ở trên Thân kim bị chế, biểu thị đem Thân "Tài" này kéo đến Chủ vị. Tạo này chế Tài cũng không phải là bản thân được Tài, bởi vì thiên can có Mậu Quý hợp, là Thực thần hợp Ấn, biểu thị lấy năng lực của mình và quyền lực trong tay đi khống chế, quản lý tiền tài, cho nên là người này là làm quan quản lý tài. Quý thủy Thực thần hư thấu môn hộ nhược mà bị chế, biểu thị năng lực bản thân mạnh mẽ, khẩu tài tốt, đầu óc thông minh. Tạo này thuộc bát tự đại quý.
Tạo này đến vận Thìn không cát, bởi vì nguyên cục chế Thân kim, nhưng Thìn có thể trợ kim, bị chế thì không thích trong vận được trợ giúp, được trợ giúp thì không thể chế, Thìn lại có thể hối Tị xuyên Mão, phá Công thần chủ yếu ở trong cục. Thực tế vận này mệnh chủ ngồi tù. Đây là tạo mệnh của Bạc Nhất Ba, đã từng nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính Quốc gia.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
VD 2, Càn tạo: Mậu Thân, Kỷ Mùi, Quý Tị, Kỷ Mùi.
Đại vận: Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần.

Phân tích: Nhật chủ Quý thủy tọa dưới Tị hỏa Tài tinh, cùng tháng, giờ kết đảng thành thế táo thổ, Mùi thổ có thể làm giòn chi năm Thân kim, Tị hợp chế Thân, đều là có ý chế Thân kim Ấn tinh. Thân bị chế (trong Thân ẩn tàng Nhâm thủy cũng bị chế), mà chế rất tốt, Tị Tài là chủ công thần. Thông thường mà nói, chế Ấn là được quyền, mà trụ năm là Đái tượng, cùng trụ ngày thiên địa hợp nhất, vốn là Ấn đội mũ quan cùng Chủ vị có liên quan, nhưng trong cục Quan Sát đều vượng không bị chế, là không làm quan. Kết cấu mệnh cục là Tài chế Ấn và Kiếp tài, Tài tinh Tị hợp Thân tố công, Thân (bao gồm ẩn tàng Kiếp tài) có thể hoán tượng thành Tài. Bị Tài chế mặc dù ở trụ năm là Khách vị, nhưng nhật chủ tọa dưới Tị là Tài của mình, nguyên thân Tị lại thấu đến can năm, Mậu Thân là Đái tượng, lại có Mậu Quý hợp nhật chủ, Thân cùng chi ngày lại hợp, biểu thị Thân "Tài" chính là bản thân nhật chủ. Nhật chủ hợp Mậu là khống chế, quản lý tài. Đây là kết cấu mệnh cục đại phú. Thực tế là một vị làm nhà cổ phiếu, tài sản đạt đến một tỉ Nhân dân tệ.

VD 3, Càn tạo: Ất Tị, Bính Tuất, Tân Hợi, Mậu Tuất.
Đại vận: Ất Dậu, Giáp Thân, Quý Mùi, Nhâm Ngọ, Tân Tị, Canh Thìn, Kỷ Mão.

Phân tích: Nhật chủ ở thiên can hợp Bính hỏa Quan tinh trụ tháng, địa chi táo thổ và Tị hỏa thành thế. Tọa dưới Thương quan Hợi thủy bị 2 Tuất kẹp khắc, kẹp chế là không có cách nào đem Hợi thủy chế sạch, nhưng chi năm Tị hỏa xung Hợi, chế Hợi thủy Thương quan cùng độn tàng Giáp mộc Tài tinh, tố công rất lớn. Hợi thủy toạ ở dưới nhật chủ, chính là Tài của mình, đây là mệnh phát đại tài. Loại kết cấu này không có chế sạch Hợi thủy, bởi vì Tị xung Hợi cách vị trí cho nên giảm lực, ý của địa chi lại ở chế Hợi thủy Thương quan cùng Giáp mộc Tài tinh ẩn tàng trong đó, can năm lại thấu ra Ất mộc Tài tinh, cho nên không phải là kết cấu Tặc Bộ. Loại kết cấu này rất thích Thực Thương và Tài tinh ở đại vận được chế, cũng thích đại vận Tài tinh hư thấu. Vận đến Nhâm Ngọ, Nhâm thủy Tài tinh hư thấu, Nhâm Ngọ tự hợp, Nhâm thủy cũng bị chỗ Ngọ hỏa hợp chế, cho nên mà phát tài đến mấy trăm triệu nguyên. Trong cục Tị xung Hợi tố công, Tị là Công thần, nguyên thân Tị thấu ra can tháng, Tị Bính là một tượng hợp nhật chủ, ý là quản lý, khống chế.

Nhắc nhở:
1) Khẩu quyết: Chế khử Tài và nguyên thần của Tài là người phát đại tài.
2) Trong mệnh cục bất kỳ một loại kẹp chế nào, như kẹp xung, kẹp khắc, kẹp hợp, kẹp xuyên, đều không thể đem đối phương chế chết.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
VD 4, Càn tạo: Nhâm Thân, Kỷ Dậu, Quý Tị, Tân Dậu.
Đại vận: Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn.

Phân tích: Trong cục kim thủy thành thế, nhật chủ Quý thủy cũng ở trong thế, thì xem thế này tố công như thế nào. Nhật chủ Quý thủy tọa Tị hỏa Tài tinh, bị tháng, giờ có 2 Dậu kẹp hợp mà chế, nhưng kẹp chế là không có cách nào chế sạch sẽ. Chi năm Thân hợp Tị, là Ấn và Kiếp tài chế Tài, trụ ngày Quý Tị tự hợp cũng chế Tị, Tị Tài bị chế, không không có chế sạch, bởi vì trụ tháng thấu ra Kỷ thổ không có chế, Kỷ thổ cùng Tị hỏa cũng là một đảng, là bệnh của mệnh cục. Mệnh cục này thuộc về Tố công phản hướng, hiệu suất rất to lớn, là mệnh cự phú.
Vận Quý Sửu, Quý đến là nhật chủ đến, mệnh cục cùng đại vận tuy là tam hợp kim cục, nhưng bởi vì trung thần song hiện mà không thành cục, mà nguyên cục kim nhập mộ Sửu, Sửu lại làm hối Tị, Tị hỏa Tài tinh bị chế, mệnh chủ ở vận này phát đại tài. Đến vận Giáp hợp Kỷ trụ tháng, khử bệnh trong cục, vận này cũng phát tài. Nhưng vận Dần xung phá trụ năm Thân kim là Công thần chủ yếu, giải Tị Thân hợp, vận Dần này thì phá kết cấu nguyên cục, trở thành phản cục, mệnh chủ ở vận này ngược lại là thất bại.
(Có người hỏi: Nguyên cục là chế Tị, ứng hỉ đến vận kim thủy, như vậy vận Hợi, Tý tại sao không phát tài? Nguyên cục là ở Thân kim chế Tị hỏa, đến vận thủy là nơi kim tử địa, kim lại gặp thủy tiết, vận Tý, Tý thủy không cách nào chế Tị, vận Hợi lại xuyên công thần Thân kim, cho nên không phát tài. )

VD 5, Càn tạo: Mậu Tuất, Giáp Dần, Đinh Mão, Giáp Thìn.
Đại vận: Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu.
Phân tích: Tạo này kết cấu có chút đặc thù, bởi vì mộc ở trong cục đặc biệt vượng, trụ năm là táo thổ, chi năm, tháng Dần Tuất có ý củng hỏa. Chi giờ Thìn là khố Quan Sát, bị Mão xuyên, Dần khắc, Tuất tuy cách xa, cũng trợ mộc cục xung Thìn, mộc và táo thổ có cùng chế Thìn, thực tế là cả hai kết đảng thành thế đi chế Thìn thổ. Thìn là khố Quan Sát, chủ yếu bị Mão mộc Ấn tinh chế, là Ấn chế khố Quan Sát, Ấn là quyền, Mão mộc lại tọa ở chi, biểu thị mệnh chủ nắm đại quyền, khố Quan bị chế, ý là người này dựa vào quyền lực trong tay chuyên môn quản lý rất nhiều người làm quan.
Đây là bát tự của Thủ tướng Chu Ân Lai. Trong cục không có Tài, cho nên là một thủ tướng nghèo. Bản thân lại không giỏi quản lý tài, không thể sáng tạo ra giàu có, cho nên quốc gia cũng nghèo. Xem một quốc gia giàu nghèo, thì xem người lãnh đạo có Tài hay không.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
VD 6, Càn tạo: Đinh Hợi, Nhâm Tý, Canh Thìn, Nhâm Ngọ.
Đại vận: Tân Hợi, Canh Tuất, Kỷ Dậu, Mậu Thân, Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tị.

Phân tích: Trong cục có Hợi, Tý thủy Thực Thương rất vượng, cùng Thìn thấp thổ kết đảng thành thế, kim thủy nhất khí, nhật chủ cũng ở trong thế. Chi giờ thấy Ngọ hỏa Quan tinh, bị Tý ở địa chi xung, Hợi hợp, Thìn hối, Nhâm thủy tọa ở trên cũng tự hợp, đều ở chế Ngọ hỏa Quan tinh. Lại xem nguyên thân Ngọ hỏa thấu ra đến can năm, bị Hợi thủy tọa dưới tự hợp, can tháng Nhâm hợp chế, Đinh cũng bị chế. Thế trong cục rất lớn, Quan bị chế sạch sẽ, phù hợp nguyên lý kết cấu "Tặc Bộ", trong đó Tý thủy Thương quan là Công thần chủ yếu. Mệnh cục là kết cấu Thương quan chế Quan, chế Quan là được quan, cho nên là mệnh làm quan. Kết cấu nguyên cục rất tốt, hỉ nhất là đại vận thấy Tặc thần, đáng tiếc là đến trung niên không thấy vận Tặc thần, cho nên mệnh chủ không làm đại quan, chỉ làm đến cấp bậc một vị trưởng ban.

VD 7, Càn tạo: Đinh Mão, Nhâm Dần, Quý Mão, Bính Thìn.
Đại vận: Tân Sửu, Canh Tý, Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Đinh Dậu, Bính Thân, Ất Mùi.

Phân tích: Đây là một ví dụ trong cổ tịch 《 Trích Thiên Tủy 》. Chi năm, trụ tháng cùng trụ ngày ở nguyên cục cấu thành thế thủy mộc rất mạnh, tọa dưới có Mão mộc xuyên Thìn, chế khử chi giờ Thìn thổ Quan tinh, thiên can Đinh Nhâm hợp khử Đinh Tài, chi giờ Bính hỏa hư thấu, Tài Quan đều bị chế. Nhật chủ tọa dưới Mão xuyên Thìn là Thực thần chế Quan, là phương thức tố công chủ yếu, Thìn thổ được bị chế rất tốt. Nguyên cục chế Quan là được quan, mệnh này tuổi trẻ một lộ vận thủy, mộc đắc vượng chế khử Thìn thổ Quan tinh, Quan vận hưởng thông. Nguyên tác nói: "Tảo đăng khoa giáp, trí thân Hàn viện, sĩ chí phong cương" .
Nhắc nhở: Mệnh lý Manh phái đối với tam hội cục có quy định đặc biệt. Thân Dậu Tuất không luận là tam hội kim cục, bởi vì Tuất là táo thổ, không sinh kim trái lại làm giòn kim; Dần Mão Thìn cũng không luận là tam hội mộc cục, bởi vì Dần Mão mộc có thể khắc Thìn thổ, Thìn là thấp thổ có thể sinh kim. Về phần Tị Ngọ Mùi tam hội hỏa cục cùng Hợi Tý Sửu tam hội thủy cục, trái lại là thành lập, bởi vì chúng nó có thể kết đảng thành thế.

descriptionTài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp  EmptyRe: Tài liệu phụ đạo mệnh lý Manh phái-Mệnh Lý Học Sơ Cấp-Đoàn Kiến Nghiệp

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết