Dụng Hỏa thì Mộc là Thê, Hỏa là Tử, dụng Tân thì Thổ là Thê, Kim là Tử.

Cùng Thông Bửu Giám giải thích thê tử liên can đến dụng thần: "Nam mệnh lấy cái sinh ra dụng thần là thê tinh; dụng thần là tử tinh. Nữ mệnh thì lấy cái sinh dụng thần là phu tinh."

Nghĩa là nếu dụng Hỏa: cái sinh ra dụng thần là thê tinh (Mộc), vì dụng thần (Hỏa) là tử tinh.

Tương tự, nếu dụng Canh/Tân (kim), thì thổ là thê;
dụng Thổ, sinh ra Thổ là Hỏa, vì thế thê tinh là Hỏa;
dụng Thủy, sinh ra Thủy là Kim, thê tinh là Kim;
dụng Mộc, sinh ra Mộc là Thủy, thê tinh là Thủy.

Đó là nam mệnh, ta hiểu được tại sao đối với nam mệnh, gọi Quan Sát là con (tử), lý do là như vậy, vì Tài là thê, Tài sinh Quan.

Đối với nữ mệnh, thì chỉ đảo "thê" thành "phu", ta sẽ thấy nếu dụng Hỏa thì Mộc là phu; tử tinh vẫn là Hỏa.

Quan trọng là hiểu theo lý luận này, cổ pháp chuyên trọng Tài Quan, chỉ lấy Quan làm Dụng, cho nên gọi Tài là Thê.

Tích Thiên Tủy theo Nhậm Tiết Thiều thì đúng là không luận vợ con như CTBG. Chương Phu Thê:

"Nhâm thị viết: Phép Tử Bình, lấy Tài làm vợ, Tài là cái ta khắc. Người lấy Tài đến là ta, lý này xuất phát từ chính luận, lại lấy Tài là cha, là hậu nhân sai lầm vậy. Nếu nói căn cứ là chính xác, thì ông bà cùng gia tộc, sao không mất luân thường đạo lý chứ? Tuy nói phân ra Thiên và Chính, rốt cuộc là miễn cưỡng. Tài có thiên và chính, chỉ là phân biệt âm dương, cũng không hoán đổi khí khác, mà lý lẽ ở trên đời là không phạm thượng, cần phân biệt mà loại trừ. Nếu như Tài là cha, Quan là con, thì đạo lý luân thường vứt đi vậy, chẳng lẽ hết thảy ông bà cùng sinh cháu, là có lý sao? Là phép lấy lục thân, nay đem sửa đổi lại. Sinh ta là cha mẹ, là thiên chính Ấn vậy; Ta sinh là con cái, là Thực Thần Thương Quan vậy; Ta khắc là thê thiếp, là Thiên chính Tài tinh vậy. khắc ta là Quan Quỷ, là Tổ phụ vậy; đồng ta là anh em, là Tỉ kiên Kiếp Tài vậy; Chỗ này là danh thuận chính lý, là phép bất dịch vậy. Nói lấy Tài làm vợ, Tài thích hợp thì vợ Tài năng; Tài thần trọc, thì vợ là Sư tử Hà Đông! .... " (bảo đảm dịch đúng "hà đông sư rống") -vậy cụm từ sư tử hà đông chính thị là ở bên Tàu-

Trong đoạn trên có phần ghi lấy Tài là vợ mà cũng là cha thì sai lầm. Nhưng không hiểu sao Nhậm Tiết Thiều không nói đến phép phối hợp thiên can như TMTH viết trong chương luận Lục Thân. Đó là như Giáp với Kỷ kết hợp:

"Lục Giáp lấy Kỷ làm vợ, Giáp Kỷ hợp (thổ Tài) mà sinh Canh Tân là con (quan sát). Nam lấy khắc can làm con, nữ lấy can sinh làm con, thì Kỷ là mẹ của Canh Tân, Giáp là cha, Kỷ là mẹ, cho nên nói can âm sinh ra ta là mẹ. Ta khắc can dương là cha (Giáp#Mậu), khắc ta là Quan là con (Canh#Giáp), ta khắc là Tài là vợ (Kỷ do kết hợp)"



kimcuong, 2021