kimcuong, 2013
Với tựa đề như trên, chúng ta thấy ngay Tuế (lưu niên) là cao nhất, xong đến Vận (đại vận), cuối cùng là Mệnh cục (bát tự và cung mệnh). Đây là cách xem diễn tiến của 10 năm trong đại vận đối với mệnh cục.
Cơ bản mệnh cục đã hình thành là bất biến, không thay đổi tâm tính và "số mệnh". Có thay đổi tốt hay xấu là do trải qua Vận và Tuế, vì thế nói rằng Vận và Tuế là biến hóa ở ngoài, làm ảnh hưởng đến bát tự. Nhưng phải có biến hóa này thì mới có cuộc sống xảy ra với những thăng trầm, cát hung nhất định. Nói là "nhất định" tức là đại vận cũng đã được hình thành sẵn (do tính từ lệnh tháng mà ra), khác với lưu niên (Tuế) chỉ có tác động trong thời gian ngắn nhất so với Vận và Mệnh. Thời kỷ khác nhau, nên Tuế khác nhau, vì vậy không thể áp dụng tuyệt đối thời 1800 so với 2000, bởi vì các thiên can của Tuế hoàn toàn khác nhau.
Tuy là thời gian ngắn, nhưng Tuế lại có lực mạnh nhất khi luận vận hạn, nghĩa là không việc gì không nhờ Tuế, mà cũng không sự gì qua khỏi Tuế. Cổ nhân đã ghi rõ "Thái tuế có quyền sinh khắc Vận Mệnh, bát tự không thể xâm phạm thái tuế".
Vì thế chúng ta định Vận và 10 năm thái tuế cùng bát tự với trình tự như sau:
1- Lưu niên tác động trực tiếp đại vận, thông qua đại vận tác động mệnh cục.
2- Đại vận tác động trực tiếp mệnh cục và chịu lưu niên sinh khắc hình hợp.
3- Các tam hợp, tam hội giữa Tuế, Vận, Mệnh chỉ hình thành khi có chánh gốc ở đại vận và có thiên can dẫn xuất. (Trừ phi đã hình thành ở mệnh cục gọi là Hóa, khi tái xuất hiện là thời điểm ứng mạnh nhất)
4- Đại vận do Chi làm chủ, do định từ lệnh tháng mà ra, ý nghĩa về ngũ hành là chính, thí dụ 3 vận Dần-Mão-Thìn gọi là vận Mộc. Thiên can đại vận là thập thần có tương tác với mệnh cục và tuế vận để ứng các việc xảy ra.
5- Tuế vận do Can làm chủ, bởi vì tầng cao nhất của thái tuế là thiên can. Quan niệm này vẫn là "Quân, Thần, Dân", nghĩa là trời làm chủ khí trong thời gian hiện hành (Khác với quan niệm thái tuế là khách, bát tự là chủ, cần phân biệt điểm này).
Thí dụ 1:
năm...tháng...ngày...giờ....Mệnh
dần....dần.....dần.....thân..Mùi
Vận: Bính Ngọ
Tuế: Tân Tị
Đầu tiên xét Ngọ hợp Dần, sau là Tị thành lập Tị-Ngọ-Mùi (chánh gốc là Ngọ), có Bính dẫn xuất, cơ bản là Hỏa vượng.
Nhưng TÂN thái tuế hợp trói BÍNH, nên Hỏa bị chế, đồng thời thành lập Dần-Tị-Thân tam hình; vận và tuế hợp hình động, suy ra thập thần mà luận. Nếu Tân kim là dụng thì tốt, ngược lại Tân kim là kị thì có phá tài.
Thí dụ 2:
năm...tháng...ngày...giờ.....Mệnh
mậu...quí.......quí.....nhâm..Mậu
thân..hợi.......mùi.....tí.......Ngọ
Vận: Bính Dần
Tuế: Đinh Sửu
Thủy quá vượng, có sẵn Hợi Tí trong mệnh cục, đến tuế vận Sửu hình thành tam hội Hợi-Tí-Sửu. Tuy nhiên, ĐINH thái tuế có vượng khí mạnh nhất, đến khắc Quí thủy, lại thông qua cùng ngũ hành với Bính đại vận. Thời gian này là Thủy-Hỏa tương chiến ứng ra. Lại thấy ứng vào bản thân, vì Đinh Sửu thiên khắc địa xung với Quí Mùi. Mặt khác, thấy Dần đại vận xung Thân kim là nguyên thần của Thủy. Ấn của Thủy thụ thương nên chủ về bệnh tật, hoặc gia đạo bất an, hoặc có liên quan đến phụ thân, vì Đinh là thiên tài của Quí.
Với tựa đề như trên, chúng ta thấy ngay Tuế (lưu niên) là cao nhất, xong đến Vận (đại vận), cuối cùng là Mệnh cục (bát tự và cung mệnh). Đây là cách xem diễn tiến của 10 năm trong đại vận đối với mệnh cục.
Cơ bản mệnh cục đã hình thành là bất biến, không thay đổi tâm tính và "số mệnh". Có thay đổi tốt hay xấu là do trải qua Vận và Tuế, vì thế nói rằng Vận và Tuế là biến hóa ở ngoài, làm ảnh hưởng đến bát tự. Nhưng phải có biến hóa này thì mới có cuộc sống xảy ra với những thăng trầm, cát hung nhất định. Nói là "nhất định" tức là đại vận cũng đã được hình thành sẵn (do tính từ lệnh tháng mà ra), khác với lưu niên (Tuế) chỉ có tác động trong thời gian ngắn nhất so với Vận và Mệnh. Thời kỷ khác nhau, nên Tuế khác nhau, vì vậy không thể áp dụng tuyệt đối thời 1800 so với 2000, bởi vì các thiên can của Tuế hoàn toàn khác nhau.
Tuy là thời gian ngắn, nhưng Tuế lại có lực mạnh nhất khi luận vận hạn, nghĩa là không việc gì không nhờ Tuế, mà cũng không sự gì qua khỏi Tuế. Cổ nhân đã ghi rõ "Thái tuế có quyền sinh khắc Vận Mệnh, bát tự không thể xâm phạm thái tuế".
Vì thế chúng ta định Vận và 10 năm thái tuế cùng bát tự với trình tự như sau:
1- Lưu niên tác động trực tiếp đại vận, thông qua đại vận tác động mệnh cục.
2- Đại vận tác động trực tiếp mệnh cục và chịu lưu niên sinh khắc hình hợp.
3- Các tam hợp, tam hội giữa Tuế, Vận, Mệnh chỉ hình thành khi có chánh gốc ở đại vận và có thiên can dẫn xuất. (Trừ phi đã hình thành ở mệnh cục gọi là Hóa, khi tái xuất hiện là thời điểm ứng mạnh nhất)
4- Đại vận do Chi làm chủ, do định từ lệnh tháng mà ra, ý nghĩa về ngũ hành là chính, thí dụ 3 vận Dần-Mão-Thìn gọi là vận Mộc. Thiên can đại vận là thập thần có tương tác với mệnh cục và tuế vận để ứng các việc xảy ra.
5- Tuế vận do Can làm chủ, bởi vì tầng cao nhất của thái tuế là thiên can. Quan niệm này vẫn là "Quân, Thần, Dân", nghĩa là trời làm chủ khí trong thời gian hiện hành (Khác với quan niệm thái tuế là khách, bát tự là chủ, cần phân biệt điểm này).
Thí dụ 1:
năm...tháng...ngày...giờ....Mệnh
dần....dần.....dần.....thân..Mùi
Vận: Bính Ngọ
Tuế: Tân Tị
Đầu tiên xét Ngọ hợp Dần, sau là Tị thành lập Tị-Ngọ-Mùi (chánh gốc là Ngọ), có Bính dẫn xuất, cơ bản là Hỏa vượng.
Nhưng TÂN thái tuế hợp trói BÍNH, nên Hỏa bị chế, đồng thời thành lập Dần-Tị-Thân tam hình; vận và tuế hợp hình động, suy ra thập thần mà luận. Nếu Tân kim là dụng thì tốt, ngược lại Tân kim là kị thì có phá tài.
Thí dụ 2:
năm...tháng...ngày...giờ.....Mệnh
mậu...quí.......quí.....nhâm..Mậu
thân..hợi.......mùi.....tí.......Ngọ
Vận: Bính Dần
Tuế: Đinh Sửu
Thủy quá vượng, có sẵn Hợi Tí trong mệnh cục, đến tuế vận Sửu hình thành tam hội Hợi-Tí-Sửu. Tuy nhiên, ĐINH thái tuế có vượng khí mạnh nhất, đến khắc Quí thủy, lại thông qua cùng ngũ hành với Bính đại vận. Thời gian này là Thủy-Hỏa tương chiến ứng ra. Lại thấy ứng vào bản thân, vì Đinh Sửu thiên khắc địa xung với Quí Mùi. Mặt khác, thấy Dần đại vận xung Thân kim là nguyên thần của Thủy. Ấn của Thủy thụ thương nên chủ về bệnh tật, hoặc gia đạo bất an, hoặc có liên quan đến phụ thân, vì Đinh là thiên tài của Quí.