-kimcuong, 2021-
Vài bạn hỏi tôi về cách luận mệnh thọ yểu đời người. Có tính được chính xác tuế vận nào yểu mệnh? Câu hỏi khá bức xúc, hẳn tự mình cũng nhận ra vấn đề chung quanh. Tôi xin thông cảm, nhưng trước hết xin đừng lo lắng thái quá. Nhất là khi chúng ta học mệnh lý, cái giải mệnh duy nhất thấy được là hiểu được mệnh phú, quý thế nào; gặp hung gặp cát đều không lo ngại mừng vui thái quá. Như trong "Mệnh Lý Tinh Hoa" của Bàng Khang Dân, có người định tự tử vì mất hết gia nghiệp. Sau khi được xem mệnh và đoán rằng thời gian tới sẽ lại sung túc, người ấy tin vào lời giải mà sống tiếp. Vì thế, nếu như học mệnh lý mà thấy điều hung từ một câu phú, một chương giải sinh tử nào đó mà lo nhiều thì hãy nghĩ rằng 10 phần trong sách nói có khi chỉ đúng 6. Còn 4 phần là do bản mệnh của mình là riêng biệt, có phúc đức hiện hành bổ cứu là quan trọng nhất.
Để bàn vào cách luận sinh tử này, tôi nghĩ trước tiên chúng ta xem lại các sách vở viết thế nào, cùng với thí dụ trong sách chỉ để làm tiêu biểu cho tác giả. Sau đó xét vào tứ trụ của mình sẽ thấy hoàn toàn không giống như thế. Tất cả chỉ là suy luận, cân lượng đúng sai tùy mình sẽ rõ.
1) Uyên Hải Tử Bình, chương "cách cục sanh tử dẫn dụng":
Bàn về cách cục này tự phải đưa ra các kết luận, nay chỉ lược bàn.
Ấn thụ kiến Tài, hành vận Tài kiêm tử tuyệt, ắt phải nhập suối vàng; nếu trong trụ có Tỉ kiên thì có thể giải được.
Chánh quan kiến Sát cùng với Thương quan hình xung phá hại, tuế vận cũng như thế nữa thì chết.
Chánh tài Thiên tài bị Tỉ kiên phân đoạt hoặc Kiếp tài Dương nhận lại kiến tuế vận xung hợp tất phải chết.
Thương quan cách, Tài vượng thân nhược, Quan sát thấy nhiều lại hỗn tạp xung Nhận, tuế vận lại thấy thì chết, sống được thì cũng mang thương tật.
Củng Lộc, Củng Quý, Điền Thực lại thấy Quan không vong xung Nhận, tuế vận lại gặp thì chết.
Cách Nhật Lộc quy thời, gặp hình xung phá hại; thấy Thất sát Quan tinh không vong xung Nhận tất tử.
Trụ vốn rất kị Quan Sát, tuế vận lại gặp thì chết.
Còn các cách khác, kị Sát cùng Điền thực, gặp tuế vận cùng nhập thì chết. Còn gặp các hung thần ác sát như Câu giảo Không vong Điếu khách, hoặc nhập cung mộ bệnh tử thì mười phần chết, chín phần sống.
Thái tuế Quan tinh, Tài đa thân nhược, trong trụ vốn có Thất sát xâm phạm thì thân nhược có cứu thì tốt, ko có cứu thì hung.
Kim đa thì yểu, thủy nhiều thì trôi, mộc vượng thì yểu, thổ vượng thì ngu đần, hỏa nhiều thì càn ngốc, thái quá thì bất cập.
Khi luận những điều này, đầu tiên không được câu nệ, cứng nhắc, thứ nữa là (không được) võ đoán; mà cần phải cân nhắc đến điều mình suy đoán mới quyết sinh tử được.
Các bạn đều nhận thấy điều lặp đi lặp lại là "lại kiến tuế vận" hoặc "tuế vận cũng như thế nữa", tất nghĩa là dù Thương Quan kiến Quan hay Tài phá Ấn là "điều kiện" (bản mệnh) thì cũng không xảy ra yểu mệnh nếu trong tuế vận không có.
Nhật Lộc Quy Thời là như Giáp lộc ở giờ Dần, Ất lộc ở giờ Mão, là vị trí lâm quan. Thân mà đắc lệnh như lại sinh ở mùa Xuân thì quá vượng, chỉ nên tiết, chớ nên khắc, vì thế nên Lộc kị gặp xung. Cách này như tòng cách vậy, đã theo thì không nên gặp phá hại.
Kim đa thì yểu, thủy nhiều thì trôi, điều này cũng nói lên sự vượng thịnh của một ngũ hành, nghịch vận gặp thuận chiều cũng là hung. Như một mệnh nữ: Nhâm tí, Tân hợi, Nhâm tí, Quí mão, chết vì bịnh phổi năm Nhâm Thìn, vận Đinh Mùi.
2) Trong Mệnh Lý Tinh Hoa, tác giả Bàng Khang Dân viết:
Ngũ hành cách cục hoàn toàn bị thương, cấp cấp liền đi quy lộ;
Tứ trụ Tài Quan đều bại, mau chóng lo dọn trước sân.
Thân suy Ấn trọng, Bành Tổ quanh năm không biết xử trí.
Mộc hướng Xuân sinh, xử thế an nhiên có thọ;
Ngày thủy vượng Đông, cả đời an bình vô lo.
Kiếp Nhận giao gia, mệnh chết do bệnh đậu mùa.
Lan Can Huyết Nhận, thân sinh ghẻ lở vết sẹo.
Bệnh kim ở rốn, bởi vì kim gặp hỏa khắc.
Cảo khanh cắt lưỡi, bởi vì do mộc bị kim thương;
Tỷ Can (chú Trụ Vương, thời nhà Thương) oan tâm, là do Kiếp Nhận lâm vào độ Mệnh.
Kỷ Tín kiền cường khí khái, hỏa kim tranh chấp ở thập cung.
Thất Sát không chế, công lao Hàn Tín không thành.
Thực thần nhập thủy, Khuất Nguyên thân chết chôn vùi;
Lộc phá Mã khuynh, Hạng Vũ tự vẫn ở sông Giang.
Quan tù Ấn tuyệt, Ngu Cơ 9 phần mất thân;
Sát trọng Thân khinh, Nhan Tử khó thoát số định.
Sát cường Nhận trọng, suy là đường chết yểu.
Trong bài trên có câu "Mộc hướng Xuân sinh, xử thế an nhiên có thọ; Ngày thủy vượng Đông, cả đời an bình vô lo.", thế nhưng thí dụ nữ của tôi lại không tính như thế, là vì tuy đắc lệnh, nhưng thái quá, lại khuyết 2 hành Hỏa, Thổ.
3) Nói về khuyết hành, Bàng Khang Dân cũng viết:
Ngũ hành nếu khuyết một hành, chợt đến vận này thì thôi nói tốt.
Nghĩa là tứ trụ thiếu một ngũ hành, đến vận là hung. Có thật đúng như thế chăng? Và đúng theo cách nào?
Thí dụ của BKD:
Kỷ Mão, Quý Dậu, Quý Sửu, Quý Hợi
Khuyết Hỏa là tài tinh. Đến vận Đinh Mão, năm Nhâm Thân 52 tuổi qua đời vì bệnh.
Nhưng không dễ lấy làm tiêu chuẩn đo lường "thiếu hành đến vận là tử". Thật ra BKD trước đó cho rằng luận mệnh phải có đủ Thai Nguyên, Cung Mệnh. Nếu 2 vị trí này xung đột với tứ trụ hoặc tuế vận thì khó nói cát lành hoàn toàn. Với thí dụ trên thì cung mệnh nằm ở Quý Dậu. Ta thấy ngay là vận Đinh Mão phản ngâm Quý Dậu, tức gặp thiên khắc địa xung. Ngoài ra, còn vấn nạn ở Sửu hại Hợi; ngày giờ có hình hại cũng là tiền đề nói tới hậu vận (con cái, bản mệnh) thế nào.
Lại một thí dụ khác của BKD:
Tân Sửu, Tân Sửu, Nhâm Tý, Giáp Thìn
33 tuổi đến Đinh vận, lai lịch tiên sinh toán mệnh nói vận này cát, nhưng trong Đinh phạm ung thư gan mà chết.
Nghĩa là người này đến vận Đinh Dậu đã chết. Cũng là khuyết Hỏa Tài tinh. Cung mệnh là Mậu Tí. Không ứng với lý lẽ của tạo người Quý Sửu, tuy cũng là thiếu Hỏa. Tôi cho rằng Tài tinh Hỏa ở vận đến hợp trói nhật nguyên, đồng thời phá Ấn. Mệnh tạo nào gặp Ấn vượng thân suy, thì 2 loại này không nên cùng động ở tuế vận, gọi là toàn bàn động, tất có hung hiểm.
Vài bạn hỏi tôi về cách luận mệnh thọ yểu đời người. Có tính được chính xác tuế vận nào yểu mệnh? Câu hỏi khá bức xúc, hẳn tự mình cũng nhận ra vấn đề chung quanh. Tôi xin thông cảm, nhưng trước hết xin đừng lo lắng thái quá. Nhất là khi chúng ta học mệnh lý, cái giải mệnh duy nhất thấy được là hiểu được mệnh phú, quý thế nào; gặp hung gặp cát đều không lo ngại mừng vui thái quá. Như trong "Mệnh Lý Tinh Hoa" của Bàng Khang Dân, có người định tự tử vì mất hết gia nghiệp. Sau khi được xem mệnh và đoán rằng thời gian tới sẽ lại sung túc, người ấy tin vào lời giải mà sống tiếp. Vì thế, nếu như học mệnh lý mà thấy điều hung từ một câu phú, một chương giải sinh tử nào đó mà lo nhiều thì hãy nghĩ rằng 10 phần trong sách nói có khi chỉ đúng 6. Còn 4 phần là do bản mệnh của mình là riêng biệt, có phúc đức hiện hành bổ cứu là quan trọng nhất.
Để bàn vào cách luận sinh tử này, tôi nghĩ trước tiên chúng ta xem lại các sách vở viết thế nào, cùng với thí dụ trong sách chỉ để làm tiêu biểu cho tác giả. Sau đó xét vào tứ trụ của mình sẽ thấy hoàn toàn không giống như thế. Tất cả chỉ là suy luận, cân lượng đúng sai tùy mình sẽ rõ.
1) Uyên Hải Tử Bình, chương "cách cục sanh tử dẫn dụng":
Bàn về cách cục này tự phải đưa ra các kết luận, nay chỉ lược bàn.
Ấn thụ kiến Tài, hành vận Tài kiêm tử tuyệt, ắt phải nhập suối vàng; nếu trong trụ có Tỉ kiên thì có thể giải được.
Chánh quan kiến Sát cùng với Thương quan hình xung phá hại, tuế vận cũng như thế nữa thì chết.
Chánh tài Thiên tài bị Tỉ kiên phân đoạt hoặc Kiếp tài Dương nhận lại kiến tuế vận xung hợp tất phải chết.
Thương quan cách, Tài vượng thân nhược, Quan sát thấy nhiều lại hỗn tạp xung Nhận, tuế vận lại thấy thì chết, sống được thì cũng mang thương tật.
Củng Lộc, Củng Quý, Điền Thực lại thấy Quan không vong xung Nhận, tuế vận lại gặp thì chết.
Cách Nhật Lộc quy thời, gặp hình xung phá hại; thấy Thất sát Quan tinh không vong xung Nhận tất tử.
Trụ vốn rất kị Quan Sát, tuế vận lại gặp thì chết.
Còn các cách khác, kị Sát cùng Điền thực, gặp tuế vận cùng nhập thì chết. Còn gặp các hung thần ác sát như Câu giảo Không vong Điếu khách, hoặc nhập cung mộ bệnh tử thì mười phần chết, chín phần sống.
Thái tuế Quan tinh, Tài đa thân nhược, trong trụ vốn có Thất sát xâm phạm thì thân nhược có cứu thì tốt, ko có cứu thì hung.
Kim đa thì yểu, thủy nhiều thì trôi, mộc vượng thì yểu, thổ vượng thì ngu đần, hỏa nhiều thì càn ngốc, thái quá thì bất cập.
Khi luận những điều này, đầu tiên không được câu nệ, cứng nhắc, thứ nữa là (không được) võ đoán; mà cần phải cân nhắc đến điều mình suy đoán mới quyết sinh tử được.
Các bạn đều nhận thấy điều lặp đi lặp lại là "lại kiến tuế vận" hoặc "tuế vận cũng như thế nữa", tất nghĩa là dù Thương Quan kiến Quan hay Tài phá Ấn là "điều kiện" (bản mệnh) thì cũng không xảy ra yểu mệnh nếu trong tuế vận không có.
Nhật Lộc Quy Thời là như Giáp lộc ở giờ Dần, Ất lộc ở giờ Mão, là vị trí lâm quan. Thân mà đắc lệnh như lại sinh ở mùa Xuân thì quá vượng, chỉ nên tiết, chớ nên khắc, vì thế nên Lộc kị gặp xung. Cách này như tòng cách vậy, đã theo thì không nên gặp phá hại.
Kim đa thì yểu, thủy nhiều thì trôi, điều này cũng nói lên sự vượng thịnh của một ngũ hành, nghịch vận gặp thuận chiều cũng là hung. Như một mệnh nữ: Nhâm tí, Tân hợi, Nhâm tí, Quí mão, chết vì bịnh phổi năm Nhâm Thìn, vận Đinh Mùi.
2) Trong Mệnh Lý Tinh Hoa, tác giả Bàng Khang Dân viết:
Ngũ hành cách cục hoàn toàn bị thương, cấp cấp liền đi quy lộ;
Tứ trụ Tài Quan đều bại, mau chóng lo dọn trước sân.
Thân suy Ấn trọng, Bành Tổ quanh năm không biết xử trí.
Mộc hướng Xuân sinh, xử thế an nhiên có thọ;
Ngày thủy vượng Đông, cả đời an bình vô lo.
Kiếp Nhận giao gia, mệnh chết do bệnh đậu mùa.
Lan Can Huyết Nhận, thân sinh ghẻ lở vết sẹo.
Bệnh kim ở rốn, bởi vì kim gặp hỏa khắc.
Cảo khanh cắt lưỡi, bởi vì do mộc bị kim thương;
Tỷ Can (chú Trụ Vương, thời nhà Thương) oan tâm, là do Kiếp Nhận lâm vào độ Mệnh.
Kỷ Tín kiền cường khí khái, hỏa kim tranh chấp ở thập cung.
Thất Sát không chế, công lao Hàn Tín không thành.
Thực thần nhập thủy, Khuất Nguyên thân chết chôn vùi;
Lộc phá Mã khuynh, Hạng Vũ tự vẫn ở sông Giang.
Quan tù Ấn tuyệt, Ngu Cơ 9 phần mất thân;
Sát trọng Thân khinh, Nhan Tử khó thoát số định.
Sát cường Nhận trọng, suy là đường chết yểu.
Trong bài trên có câu "Mộc hướng Xuân sinh, xử thế an nhiên có thọ; Ngày thủy vượng Đông, cả đời an bình vô lo.", thế nhưng thí dụ nữ của tôi lại không tính như thế, là vì tuy đắc lệnh, nhưng thái quá, lại khuyết 2 hành Hỏa, Thổ.
3) Nói về khuyết hành, Bàng Khang Dân cũng viết:
Ngũ hành nếu khuyết một hành, chợt đến vận này thì thôi nói tốt.
Nghĩa là tứ trụ thiếu một ngũ hành, đến vận là hung. Có thật đúng như thế chăng? Và đúng theo cách nào?
Thí dụ của BKD:
Kỷ Mão, Quý Dậu, Quý Sửu, Quý Hợi
Khuyết Hỏa là tài tinh. Đến vận Đinh Mão, năm Nhâm Thân 52 tuổi qua đời vì bệnh.
Nhưng không dễ lấy làm tiêu chuẩn đo lường "thiếu hành đến vận là tử". Thật ra BKD trước đó cho rằng luận mệnh phải có đủ Thai Nguyên, Cung Mệnh. Nếu 2 vị trí này xung đột với tứ trụ hoặc tuế vận thì khó nói cát lành hoàn toàn. Với thí dụ trên thì cung mệnh nằm ở Quý Dậu. Ta thấy ngay là vận Đinh Mão phản ngâm Quý Dậu, tức gặp thiên khắc địa xung. Ngoài ra, còn vấn nạn ở Sửu hại Hợi; ngày giờ có hình hại cũng là tiền đề nói tới hậu vận (con cái, bản mệnh) thế nào.
Lại một thí dụ khác của BKD:
Tân Sửu, Tân Sửu, Nhâm Tý, Giáp Thìn
33 tuổi đến Đinh vận, lai lịch tiên sinh toán mệnh nói vận này cát, nhưng trong Đinh phạm ung thư gan mà chết.
Nghĩa là người này đến vận Đinh Dậu đã chết. Cũng là khuyết Hỏa Tài tinh. Cung mệnh là Mậu Tí. Không ứng với lý lẽ của tạo người Quý Sửu, tuy cũng là thiếu Hỏa. Tôi cho rằng Tài tinh Hỏa ở vận đến hợp trói nhật nguyên, đồng thời phá Ấn. Mệnh tạo nào gặp Ấn vượng thân suy, thì 2 loại này không nên cùng động ở tuế vận, gọi là toàn bàn động, tất có hung hiểm.