KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


Luận MỘC

descriptionLuận MỘC EmptyLuận MỘC

more_horiz
Luận mộc

Mộc tính vươn cao không có giới hạn, khí trọng thì muốn kim sử dụng sai khiến, mộc đắc kim, đức tuy cao mà vẫn chịu ràng buộc, luôn thích thổ trọng, đó là lúc gốc rễ cuộn sâu vững chắc, thổ ít là cái họa cành nhánh tốt tươi mà gốc rễ đang nguy (đất ít thì rễ cây không thể phát triển được). Mộc nhờ thủy sinh, tưới ít thì dễ chịu, tưới nhiều thì bị trôi. Giáp Tý, Ất Hợi là cội nguồn của mộc; Giáp Dần, Ất Mão là quê hương của mộc; Giáp Thìn, Ất Tị là nơi mộc sinh trưởng, đều là Hoạt mộc vậy. Giáp Thân, Ất Dậu mộc thụ khắc; Giáp Ngọ, Ất Mùi mộc tự diệt (Ngọ, Mùi là đất tử, mộ của mộc); Giáp Tuất, Ất Sửu kim khắc mộc, đều là Tử mộc vậy. Sinh mộc đắc hỏa mà thanh tú, Bính Đinh như nhau (đều là hỏa); Tử mộc đắc kim mà thành tựu, (gặp) Canh Tân tất có lợi. Sinh mộc thấy kim thì tự làm hại mình, tử mộc thấy hỏa thì tự bốc cháy, không có gió thì cháy hết mới thôi, tình thế này thật hỗn loạn. Gặp thủy biến hóa trở lại nguyên gốc, tình thế đó cũng là tận cùng vậy. Kim mộc cân bằng, cách thành tuyệt đỉnh. Nếu hướng mùa thu mà sinh trưởng, ngược lại bị búa rìu làm tổn thương, bởi sinh mùa thu kị kim trọng.

Tổng luận mộc tính, mặt trời chiếu rọi để mầm cây nhú ra, vui mừng hướng tới sự tươi tốt, nói rằng "vươn cao" là như vậy, khí đó tiết ra phân tán khắp nơi mà không chịu ràng buộc câu thúc. Kim là khí túc sát, có tính chất thu liễm, vừa vặn trị được bệnh mộc khí phân tán phát tiết. Mộc trọng thì dụng kim, nhưng vẫn không xa rời thổ, thổ không những có thể sinh kim mà còn có thể bồi đắp thêm cho mộc, mộc khắc thổ là Tài, nhưng lại giúp hỏa khắc kim, kim khắc mộc, có bất đồng, chính là vì thổ có công mà phản sinh vậy. Thủy là Ấn của mộc, nhưng thủy ít thì kém sinh mộc, thủy nhiều thì ngược lại làm cản trở sinh cơ của mộc. Mộc có phân biệt thành Hoạt mộc và Tử mộc. Lấy 12 cung phương vị mà luận, từ vị trí Trường sinh đến Suy, sức sống của mộc lần lượt được thông suốt; từ Bệnh Tử đến Thai Dưỡng, đa phần mộc bị úa tàn, bởi thế Giáp Thìn, Giáp Dần, Giáp Tý, Ất Hợi, Ất Mão, Ất Sửu đều là Hoạt mộc vậy; Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất, Ất Tị, Ất Mùi, Ất Dậu đều là Tử mộc vậy (lấy Giáp Tý, Ất Sửu làm Tử mộc, Giáp Tuất, Ất Tị làm Hoạt mộc, lý lẽ này e không phù hợp, có thể do nói theo nạp âm vậy). Hoạt mộc gặp hỏa thì thành tượng thông minh (sáng sủa), gặp kim thì chịu thương tổn mà thành khí lương đống (rường cột), gặp hỏa thì tự bốc cháy, gặp thủy thì trôi nổi. Nhưng mà trong đó cũng có phân biệt, như mộc mùa Thu thì thích hợp với kim, mộc mùa Hạ thì thích hợp với thủy, sẽ nói rõ ở đoạn dưới. Kim mộc tương chế thành cách, gọi là Trác luân (tuyệt đỉnh), đứng đầu trong thượng cách (tương bằng, tương chế giống như trong trụ có 4 mộc 4 kim, lưỡng thần thành tượng vậy). Nhưng mà sinh vào ba tháng mùa Thu, mộc khí đã tận, kim thần tư lệnh, tuy can chi tương bằng thì mộc vẫn cứ bị kim làm tổn thương, cho nên mộc mùa Thu thấy kim, nhất định cần hỏa chế vậy. Phàm lưỡng thần thành tượng, cần xem kỹ khí của nguyệt lệnh để phân ra cường nhược, không chỉ có mộc mùa Thu là phải như vậy.

Mộc ở tháng mùa Xuân, khí hàn lạnh vẫn còn tồn tại, mừng có hỏa làm ấm thì đầy đủ tốt đẹp mà thông suốt, mượn thủy trợ giúp mà tránh họa bị khô héo. Đầu Xuân âm khí dày và ẩm thấp, nên rễ bị tổn hại mà cành lá úa tàn, bởi vậy không hợp với thủy thịnh. Mộc mùa Xuân dương khí khô hanh, lá héo gốc khô thì không thể không có thủy, dùng cả thủy hỏa đến cứu giúp thì mới trở thành tốt đẹp.

Mộc, cũng giống như khí hậu của ba tháng mùa xuân, khí của nó là dương hòa vậy. Luận nghi kị (thích nghi và đố kỵ), cần phân rõ ba thời điểm: sau tiết Lập Xuân và trước Vũ Thủy là đầu mùa Xuân; sau Vũ Thủy trước Cốc Vũ, là giữa Xuân; sau Cốc Vũ là cuối Xuân. Trong hai tháng giữa Xuân, lại phân chia thành trước và sau Xuân Phân, nói dư khí hàn lạnh còn tồn tại là chỉ đầu mùa Xuân vậy. Được Bính hỏa sưởi ấm thì đủ vinh hoa, thấy thủy nhiều thì khô héo hết sạch; hoặc Bính hỏa xuất ra can, địa chi phối hợp với 1,2 điểm thủy, thì được ngay công cứu giúp, nếu thủy nhiều thì gốc tổn cành khô, trái lại sẽ làm tổn hại đến sinh lực, như vậy mới nói Đầu mùa Xuân thì chuyên lấy Bính hỏa làm dụng vậy. Giữa Xuân dương khí dần dần mạnh thêm, thích hợp cùng dùng thủy hỏa. Đầu Xuân dụng hỏa có thể làm thiếu thủy nhưng giữa xuân dụng hỏa không thể không có thủy. Đầu mùa Xuân thì lấy Điều hậu, chuyên dụng Bính hỏa, giữa Xuân thì lấy sự sáng sủa nên công lao của Bính Đinh đều như nhau, gọi là sinh mộc được hỏa thì thanh tú vậy. Cuối Xuân, khí dương mạnh mẽ mà mộc khát khô, thiếu thủy thì không được, không có Thủy thì gốc khô cành héo, cho dù địa chi hội thành mộc cục, thành cách Khúc trực người sống thọ, nhưng không có Quý sinh phù không thể đạt được sự cao quý vậy. Trên đây là luận Xuân mộc thấy thủy thấy hỏa.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Thổ nhiều thì tổn lực, thổ bạc (mỏng) thì tài lực dồi dào.

Lời trên là nói mùa Xuân mộc gặp thổ, thổ là Tài của mộc vậy. Ba tháng mùa Xuân, mộc vượng thổ hư nhược, nhưng mà đầu mùa Xuân khi mộc còn non yếu không thể khắc thổ được. Cuối Xuân thổ vượng, cũng nên đề phòng mộc bị gãy. Nhìn chung, mộc mùa Xuân thấy thổ là sự phối hợp giúp đỡ lẫn nhau (như mộc mùa Xuân dụng kim là Quan Sát, chỉ cần Tài sinh, không cần Ấn hóa), thấy ít thì hỷ, thấy nhiều thì kị, không thích khách đến đoạt chủ vậy.

Kị gặp kim trọng, thương tàn khắc phạt, cả đời không yên; giả sử mộc vượng được kim thì tốt, suốt đời giành được hạnh phúc.

Nói như trên là mộc mùa Xuân gặp kim, đầu Xuân khí dương hòa được mặt trời sưởi ấm, mà gặp khí hàn lạnh ập đến, mùa Xuân đến mà có tiết trời mùa Thu, khí mộc sẽ bị tàn phá, cho dù phối hợp thỏa đáng, dù không đến nỗi chết non nhưng cả đời cũng không được nhàn rỗi, không phải là thượng mệnh vậy. Nói giữa Xuân mộc vượng, không ngại dụng kim, nhưng mùa Xuân khí kim nhược, mộc cứng thì kim khuyết, được một điểm Canh kim, mà có thổ đến sinh là quý. Kim nhiều khí tạp, có Đinh hỏa chế cũng quý. Cuối mùa Xuân mộc già, nếu nhất thiết phải dụng Canh kim, càng thích hợp có Thủy phối hợp, mới là thượng mệnh.

Mộc ở tháng mùa Hạ, rễ khô lá héo

Thời gian ba tháng mùa Hạ hỏa vượng, bất kể là tháng 4,5,6, mộc đều có tượng khô héo ở ba tháng này.

Mong được thủy thịnh mà trở lên ẩm ướt, quả thực không thể thiếu; tránh gặp hỏa vượng mà tự thiêu đốt, vốn là hung.

Ba tháng mùa Hạ, tính mộc khô hanh, cho nên cần nhất là thủy, được thủy làm dụng thì đứng đầu thượng cách, cho dù có sử dụng thần khác, cũng chẳng thể không phối hợp với thủy vậy. Tháng Tị Ngọ Mùi là cung Bệnh, Tử, Mộ của mộc. Sách nói rằng: Đắc hỏa tự bốc cháy. Lại nói: Ất mộc gặp hỏa nhiều, gọi là phụ lão khí tán. Bởi vậy tối kị hỏa, nếu hỏa vượng mà không có thủy chế, chung quy không phải là thượng cách. Lời trên chỉ việc mộc mùa Hạ khi gặp hai thần thủy hỏa.

Thổ cần phải mỏng, không thể dày trọng, dày thì trái lại sẽ gặp tai họa bất hạnh.

Nói như vậy mùa Hạ thấy thổ thì bản khí bị tiết mà nhược, gặp thổ dày lại không có lực khắc chế, ngược lại đa phần thành Tài đa thân nhược. Duy chỉ có cục mộc vượng hỏa nhiều, không có thủy chế hỏa, bất đắc dĩ phải lấy 1,2 điểm thổ để tiết khí hỏa, làm Thực thần sinh Tài cách thì thành có lợi, nhưng mà hành vận cần đến đất thủy (phương Bắc), hướng Đông Nam thì bất lợi bởi đây là nơi hỏa thổ vượng.

Kim nhiều thì hung, nhưng không thể khiếm khuyết, khuyết thì thủy cạn vô nguyên.

Đây là nói đến dụng kim, mộc mùa Hạ dụng kim, không phải để khắc, hỏa vượng kim nóng chảy, dù nhiều có lợi sao? Nhưng mộc Hạ thì không thể không có thủy, mà thủy đến tháng Tị Ngọ Mùi là cung Tuyệt, Thai, Dưỡng, không được kim sinh, thủy không có nguồn rất dễ bị khô cạn, vậy không thể khiếm khuyết, nói thế là lấy kim làm phụ tá. Sách nói: Gặp Ấn xem Sát, vốn là ý này.

Tầng tầng thấy mộc, chẳng thể thành rừng; gặp hoa lớp lớp, cuối cùng không có trái.

Đây là nói đến dụng Kiếp, mộc mùa Hạ là Tử mộc vậy (Tị Ngọ Mùi, là mộc đất Bệnh Tử Mộ), có hỏa vượng tiết khí mộc, không thể thành cách thiên vượng được, cho dù mộc hỏa Thương Quan, hoặc Tài nhiều dụng Kiếp, nếu không có thủy phối hợp sao thành sự nghiệp, vậy mộc tuy nhiều, nào có ích chăng?

Mộc ở tháng mùa Thu, khí dần lạnh lẽo, hình dần tàn lụi.

Mộc là dương hòa, đến mùa thu mà suy, rét buốt úa tàn, là tính chất của Mộc mùa Thu vậy. Khí hậu từng bước thay đổi, phân ra ba thời kì: đầu Thu, giữa Thu và cuối Thu, nghi kị theo đó cũng khác nhau.

Đầu mùa Thu, hỏa khí vẫn còn, rất mừng có thủy thổ để sinh sôi.

Sau tiết Lập Thu, trước Xử Thử là chỉ đầu mùa Thu, thủy đến cung Thân, khí của nó đã tuyệt, cung Thân thì kim thủy đồng hành, Sát Ấn giúp đỡ cho nhau, là tuyệt xứ phùng sinh, nhưng mùa Thu thủy tính hàn, sinh mộc mà không thanh tú, nhất định cần thổ bồi đắp, thì gốc rễ của mộc mới kiên cố vững chắc, bởi thế thủy thổ nhất định phải cùng hỗ trợ nhau làm dụng, dụng thủy thì không thể không có thổ vậy.

Giữa mùa thu, khi quả đã kết thành, muốn được kim cường để gọt đẽo. (1)

Giữa Thu, là sau tiết Xử Thử, trước tiết Sương Giáng vậy, đại khí tuần hoàn, về lý mộc đến mùa Thu không phải tuyệt hết, mặc dù hình thể bên ngoài đã tàn lụi, nhưng sinh khí được thu lại vào bên trong, cành khô lá héo, khả năng sinh sống bị trở ngại, cần cắt bỏ bớt đi. Sách nói: Tử mộc được Kim mà đạt thành tựu, nếu gặp Canh Tân thì nhất định có lợi, chính là đề cập tới mộc ở giữa mùa Thu vậy. Thêm thủy thì mộc cũng không thể sinh trưởng, hỏa viêm nóng quá thì mộc tự bốc cháy, duy chỉ được kim thì rõ thành đại dụng, điều này ý nói: dùng búa rìu đẽo gọt cây làm thành vật liệu dựng xà dựng cột vậy.

Sau Sương Giáng, với thủy thịnh không thích hợp, thủy thịnh thì mộc trôi; tiết Hàn Lộ lại mừng hỏa viêm nóng, hỏa viêm thì mộc thực (mộc thật, thành cây, không còn là Tử mộc nữa).

Hàn Lộ, Sương Giáng, là nói về cuối mùa Thu, khí Thu đã thấm sâu, mộc không thắng nỗi được sự tàn phá của khí mùa Thu, dụng kim cần có hỏa chế, dụng thủy dụng thổ đều nên có Hỏa cùng phối hợp, được hỏa sưởi ấm, gốc rễ của mộc sẽ tự bền chặt, vì vậy hỏa viêm thì mộc thực. Sau Sương Giáng, thủy vượng tiến khí, nếu mộc vô căn, thủy thịnh sẽ làm mộc trôi nổi bồng bềnh, tất nhiên cần có Thổ để bồi bổ cho mộc, lấy hỏa sưởi ấm, mới bồi đắp được căn sâu rễ chắc, để mộc thành hữu dụng vậy.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Mộc nhiều Tài nhiều là đẹp, thổ dày thì khó có năng lực tự đảm đương.

Ba tháng mùa Thu, kim thần nắm lệnh, tứ trụ gặp Tỉ Kiếp nhiều, lại có Thực Thương (hỏa), gọi là Thân vượng Sát cao có chế, tất nhiên là thượng cách. Mộc mùa Thu suy tàn, mừng có Tỉ Kiếp đến trợ giúp, nhưng chưa đạt đến sự hữu dụng, vậy lấy thổ Tài bồi đắp cho gốc của mộc, có thể lấy Thổ phụ trợ thêm. Nhưng nếu thổ dày, thì mộc suy yếu, không thể phân tán lực thổ, vậy Tài vượng thì mộc không thể đảm nhiệm khắc chế được, gọi là Tài đa thân nhược, phú ốc bần nhân (2), do vậy mới nói: khó có năng lực tự đảm đương.

Mộc ở tháng mùa Đông, oằn mình trên mặt đất.

Mộc sinh ở Hợi, là nơi sinh khí manh nha. Thời tiết tháng mười, khí ấm áp, bên trong mộc đang nẩy mầm, tức là tượng mộc được sinh ra, chốc lát gặp phải ngày đông giá rét, sức sống bị âm khí ảnh hưởng, không thể so được với hỏa sinh ở Dần, với thủy sinh ở Thân có khí thế ngày tăng tháng thịnh, bởi vậy mộc sống cong mình trên mặt đất, chẳng thể vươn lên được, đây chính là tính chất của Đông mộc vậy.

Muốn có Thổ nhiều để bồi dưỡng, thủy thịnh hung dữ làm mộc quên hình, kim dù nhiều cũng không bị khắc phạt, được gặp hỏa có công làm ấm.

Mộc ở tháng mùa Đông, quan trọng nhất là không thể khuyết thiếu hỏa, hàn mộc hướng dương (mộc bị lạnh phải hướng về mặt trời để sưởi ấm), không có hỏa sưởi ấm thì mộc không thể tươi tốt, mặc dù gặp nhiều cũng chẳng ngại hỏa đa, bởi hỏa có thể làm ấm mộc. Thổ cũng có thể làm ấm mộc, ba tháng mùa Đông thủy thịnh mà không có thổ, thì gốc tổn cành khô, sinh cơ gặp trở ngại, cần có thổ bồi thêm, nhưng chỉ thích hợp với Tuất Mùi là hỏa thổ, không thích hợp với Thìn Sửu là thấp thổ. Thủy có thể sinh mộc, mà thủy mùa Đông làm mộc đóng băng, phản sinh thành khắc; cho nên thủy thịnh làm hình thể của Mộc không còn nguyên thể như ban đầu. Khí kim thì do thủy tiết ra, không thể khắc mộc, mộc khí trên mặt đất, cũng không bị khắc, cho nên kim tuy nhiều nhưng không có chỗ dụng.

Khi trở về lúc phục mệnh, bệnh mộc sao có thể trợ giúp, kỵ đất Tử Tuyệt, chỉ thích hợp ở nơi sinh vượng.

Trình bày lại một lần nữa về ý nghĩa của mộc mùa Đông dụng hỏa, thời tiết ba tháng mùa Đông, khí mộc quy về gốc rễ, kim không thể khắc mộc vì thủy đã đóng băng mộc, mộc có bệnh như vậy, người nào trợ giúp đây, duy chỉ có địa chi của trụ năm, trụ ngày đến phương Đông Nam (Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi) là đất sinh vượng của mộc hỏa thì cát, phương Tây Bắc (Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu) là đất tử tuyệt thì kị, đại vận cũng luận như vậy, đây gọi là "Hàn mộc hướng dương".

Chú thích:
(1) Câu này người dịch bổ xung thêm từ một bản tiếng Trung khác, do nội dung nguyên văn bản đang dịch này không có, nhằm rõ nghĩa đoạn bình chú phía dưới. (ND)
(2) Tài đa thân nhược, phú ốc bần nhân: ý nói Tài nhiều mà thân nhược thì giống như người sống trong căn nhà to tưởng rằng giàu có nhưng thực ra rất nghèo. (ND)

descriptionLuận MỘC EmptyGiáp Dương Mộc

more_horiz
-letung, 13.11.2017-

Tổng luận về Giáp mộc sinh ở ba tháng mùa xuân


Mộc sinh ở ba tháng mùa xuân, đang dần có tượng sinh trưởng, đầu mùa xuân vẫn còn dư khí của hàn lạnh, thích hợp với lấy Hỏa để sưởi ấm, thì có được vẻ đẹp nhẹ nhàng thư thái, Thủy nhiều biến thành khắc mà làm tổn hại đến sức sống của Mộc. Mộc trọng mà được sinh vượng tất phải dùng Canh kim mà đẽo gọt, thì có thể thành trụ cột, cuối mùa xuân, "dương tráng mộc khát", thì dựa vào Thủy để sinh phù, thì hoa lá sinh sôi tươi tốt. Đầu mùa xuân không có Hỏa mà lấy Thủy thêm vào thì âm dày khí nhược, khiến Mộc gốc tổn cành khô, chẳng thể ra hoa được. Mộc mùa xuân mà không có Thủy thì càng thêm lẻ loi đơn chiếc, chính bởi dương khí quá thịnh, sự hanh khô háo nước gia tăng, cành lá xơ xác khô giòn làm hoa cũng không thể nở ra được. Do vậy, Thủy Hỏa hai vật (hành) cần đắc thời tương trợ lẫn nhau thì mới tốt.

Cách xem Giáp Mộc sinh vào ba tháng mùa xuân thì chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn một là: Đầu mùa xuân, trước Vũ thủy vẫn còn có dư hàn, thì cần đồng thời sử dụng Bính Quý, lấy Bính Hỏa làm chủ yếu. Giai đoạn hai là: Giữa mùa xuân tức sau Vũ thủy trước Cốc vũ, Mộc trọng mà được sinh vượng tất dùng Canh kim. Sau Thanh minh, tuy thuộc tháng 03, Thổ Mộc đương vượng, nhưng thời điểm Ất mộc tư lệnh thì xem giống như tháng hai, có điều Dương Nhận là một cách chỉ có ở tháng 2, vậy nên thời gian Ất nắm lệnh này coi như bổ sung cho giai đoạn giữa mùa xuân, cũng là Dương Nhận cách. Giai đoạn 3, cuối mùa xuân, sau Cốc vũ, Thổ vượng đương quyền, Bính hỏa sắp vượng, dương tráng mộc khát, Mộc khí đã kiệt, nếu không dựa vào Thủy sinh trợ thì không thể được. Đây chính là điểm khác biệt vể cách dụng ở ba tháng mùa xuân vậy.

Giáp mộc sinh tháng giêng và tháng 02 là giống nhau


Giáp mộc sinh vào tháng giêng, đầu Xuân thì vẫn còn dư khí của hàn lạnh, được Bính Quý thấu thì phú quý song toàn, Quý tàng Bính thấu thì gọi là "hàn mộc hướng dương", chủ đại phú đại quý, dẫu Phong thủy có bất cập, cũng không mất đi sự thanh tú của Nho lâm*, nếu như không có Bính và Quý thì chỉ là thường nhân mà thôi.

Giáp mộc sinh vào đầu mùa Xuân và tháng chạp là giống nhau, đều là hàn mộc hướng dương, không có Bính thì không ấm áp, sau Lập Xuân, tam dương khai thái, càng cần Quý để trợ giúp, tuy nói gộp cả Bính Quý nhưng lấy Bính làm trọng, cho nên mới nói Quý tàng Bính thấu là như vậy, chủ đại phú quý, người khác chỉ biết Mộc có thể sinh Hỏa, mà không biết rằng Giáp mộc sinh vào đầu mùa Xuân, thực tế là dựa vào Bính hỏa mà sinh trưởng, Bính hoả là khí dương hòa, tức mùa Xuân đã trở về với muôn nơi, khí chuyển dương hòa, muôn vàn cây cỏ phát triển tự nhiên, thậm trí lấy Quý thủy chỉ cần địa chi không quá khô táo, như có chữ Sửu chẳng hạn, thì đã là đủ, chính là không cần nhiều vậy. Bính Quý cùng thấu, thì xem là trời mù mà không có mưa, vùa đúng lúc vào tiết trời nuôi dưỡng hoa cỏ (xem mục Ất mộc tháng giêng bên dưới), Giáp mộc khí chưa mạnh cho nên dụng Bính Quý như vậy cũng là thích hợp.

Giáp mộc sinh tháng giêng và tháng hai, thường không lấy theo lý tòng Tài, tòng Sát, tòng Hóa.

Giáp mộc sinh tháng giêng và tháng hai nguyệt lệnh lộc vương, đương nhiên không thể nào theo lý tòng Hóa được.

Hoặc có cả một bè Canh Tân thì chủ cả đời lao khổ, khắc tử hình thê, lại có địa chi hội Kim cục, không chết yểu thì cũng bần hàn.

Nói như trên là không thể tòng Sát vậy, Mộc tháng giêng sức sống mới manh nha phồn thịnh, không thích hợp với việc cắt xén đè nén, vậy nên không thích hợp cho việc dụng Kim. Nguyệt lệnh Lâm Quan, tuy chi hội Kim cục, can thấu Canh Tân, cũng không thể tòng Sát, cho nên Kim nhiều mà vô Thủy không bần thì cũng yểu mệnh, Mộc bị Kim gây tổn hại, không tàn tật thì cũng chết sớm. Đoạn bên dưới, mục tháng giêng và tháng hai địa chi hợp kim cục, thì cách xem cũng tương tự như ở đây.

Nếu như không có Bính Đinh, tất cả đều là Nhâm Quý, lại không có Mậu chế, gọi là Thủy phiếm Mộc phù (Thủy lan tràn làm Mộc bị trôi nổi) thì chết không có áo quan.

Lời trên ý nói không thể dụng Ấn vậy. Xuân Mộc đương vượng, chớ phiền Ấn sinh, âm đậm đặc mà lại còn ẩm thấp nặng, trái lại làm tổn hại đến sức sống của Mộc, cho nên mộc mùa Xuân gặp Kim dùng Thủy hóa Sát chỉ là hạ cách thôi, đoạn trên nói là Bính Quý cùng thấu là lấy Bính hỏa làm chủ, kiêm một điểm Quý thủy vừa điều hòa vừa cứu giúp, cho nên chủ phú quý, nếu như có cả một bầy Nhâm Quý lại không có Mậu chế, thì Thủy lan tràn mà Mộc bị trôi nổi, cho dù có Mậu Kỷ để chế mà không có Bính Đinh xuất can thì cũng không phải là thượng cách vậy. Nếu như có cả một bầy Mậu Kỷ, chi hội Kim cục là Tài nhiều mà thân lại nhược, tức phú ốc bần nhân**,cả đời lao khổ, muộn vợ muộn con.

Nói như thế thì không thể tòng Tài được, Mộc sinh vào đầu mùa Xuân cơ thể còn non yếu, không có lực để khắc Thổ, tổng luận viết: Trên nhiều thì tổn lực, Thổ bạc thì Tài sung túc, nếu như gặp Kim cục hoặc Canh Tân, Thủy khí càng nhược, nhưng nguyệt lệnh cung Dần, chính là đất Lâm Quan của Giáp mộc, tức là bị xung động, không thể tiêu diệt khí đương vượng của thời lệnh, chỉ lấy Tài nhiều thân nhược mà luận.

Ở trên là về đầu mùa Xuân, chuyên chỉ trước tiết Vũ Thủy.

Giáp mộc sinh tháng giêng hai thì giống nhau, Mộc thừa vượng khí, không có Kim tất gặp tai họa, trước xem Canh kim, sau lấy Đinh, có Canh thì Mộc có thể thành khí cụ, có Đinh Mộc Hỏa rực sáng, Canh Đinh cùng thấu, khoa giáp chắc chắn được thừa nhận, cho dù Phong thủy có bất cập, cũng không mất đi sự phú quý, nhưng phải có vận khí tương phù, nếu vận khí không tương phù, trái lại là vây khốn Dụng thần, thì cũng chỉ là hư danh hư thực mà thôi.

Giáp mộc sinh tháng giêng tháng 2 là sau tiết vũ thủy, trước Thanh minh, cách xem thì giống nhau, (Sau Thanh minh, trước Cốc vũ, dư khí Ất mộc tư lệnh, Thổ chưa đương vượng, cũng cùng cách xem), Mộc mùa xuân thái vượng, thì thích hợp với đẽo gọt kiềm chế, trước thì dùng Canh kim sau thì dùng Đinh tức là Thương quan giá Sát vậy, Mộc được Canh mà thành khí cụ, được Hỏa mà phồn thịnh vinh hiển, Canh mừng có được Đinh chế, nhưng sự đẽo gọt kiềm chế không nên thái quá, mà cần được trung hòa, Canh kim chẻ Giáp dẫn Đinh, thì lại có tượng mộc hỏa cháy sáng, vận khí tương phù là Mộc vượng thích hợp dùng Canh, Canh trọng thích hợp có Đinh, hợp với Canh là mừng vận phương Tây, trái lại là kiềm hãm Dụng thần, có danh mà vô thực vậy.

Hoặc không có Canh kim, có Đinh thấu, thì cũng thuộc Văn tinh, tức là tượng Mộc Hỏa rực sáng, lại có tên gọi là Thương quan sinh Tài cách, chủ thông minh nho nhã đẹp đẽ, vừa gặp Quý thủy đến hại Đinh, nhưng có phúc hậu chuyển biến của một nho sinh (lời này khó hiểu thật, em cũng không biết dịch thế nào) hoặc trong trụ nhiều Quý thủy, tăng thêm trợ giúp cho Mộc thần, khiến thương tổn mà dập tắt Đinh hỏa, thì là kẻ gian hùng mà nham hiểm, do vậy mới nói nước đang trong mà chảy vào chỗ đục vậy.

Giáp không có Canh thì không linh hoạt khéo léo, vốn không có Canh thì dùng Đinh, tuy cùng là Mộc Hỏa cháy sáng, nhưng quý khí thì rõ ràng không thể sánh bằng, thông minh nho nhã thanh tú, đây cũng thuộc hạng văn nhân học sĩ. Dụng thần thì không thể bị thương tổn, vừa gặp Quý thủy đã làm tổn hại và dập tắt Đinh hỏa thì cũng chỉ có phúc hậu và có chuyển biến của một nho sinh (?), mà công danh phú quý, đều không thể đến lượt mình. Nếu như tứ trụ nhiều Quý, tuy không trực tiếp thương tổn Dụng thần, mà Đinh hỏa bị vây khốn, thì cũng khó mà phát đạt, phát thì cũng là bởi tính tình, cho nên mới nói từ thanh hành đến trọc là vậy.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Hoặc nhất Canh nhất Mậu xuất can, tên gọi Tài Sát tương sinh, vận hành Kim thủy, có thể bằng lòng với khoa giáp, dù không có việc Phong Thủy bị kinh động âm phần, thì cũng chẳng mất đi tài nghệ trong giới Nho Lâm. Ví dụ như mệnh: Canh Thân/ Mậu Dần/ Giáp Dần/ Bính Dần, một đường qua kim thủy vận, sẽ trở thành tiến sĩ; hoặc có ngày Giáp Ngọ, giờ Canh Ngọ, thì người này tất phú quý, nhưng cần có vận tốt tương phù, mà không nên khắc chế Canh Đinh.

Lời trên nói đến Tài sinh Sát nhược cách, Mộc mùa Xuân đang vượng, Canh kim suy nhược, thân vượng Sát khinh, Sát hóa làm Quan, cần Tài sinh Sát, không nên có Ấn hóa, (Sát vượng nên chế, xem thêm Thương quan giá Sát cách), nhưng mệnh có một Canh Thân, vận hành Kim Thủy, sẽ trở thành tiến sĩ, lấy trong nguyên mệnh có ba Dần tàng Bính, Bính hỏa xuất can, dương tráng thì Thủy khát, Thủy có nhu cầu cần được phối hợp vậy. Với ngày Giáp Ngọ, giờ Canh Ngọ, có ý nghĩa tương đồng, tốt nhất nên là vận Thấp thổ sinh Kim, luận về vận cần có sự phối hợp sao cho thích hợp, thực ra thấy cả một nhóm mới sinh Sát nhược được, không nên khắc chế Canh kim, dùng Đinh chế Sát không nên khắc chế Đinh hỏa, vận trình phối hợp thỏa đáng tất nhiên sẽ phú quý. Phàm những mệnh cục thông thường thì đều cần tuế vận tương phù, nếu không thì không thể đại phát. (ở bản in nói "người này tất quý", mà bản sao nói "người này tất phú", thôi xem xét cả hai loại phú quý vậy).

Hoặc địa chi thành Kim cục, lại thấu Canh Tân, người này không cát, lại không có Bính Đinh hỏa phá Kim, thì gọi là Mộc bị Kim thương khắc.

Nối tiếp đoạn trên, Mộc nhiều mà Kim ít, dùng Tài sinh Sát, gọi là Tài Sát tương sinh, Kim trọng thì dùng Đinh hỏa chế, thì gọi là Thương quan giá Sát. Nếu như chi thành Kim cục, lại thấu Canh Tân, Sát vượng vô chế, nguyệt lệnh Lâm Quan, về lý không thể tòng Sát, Mộc bị kim thương khắc, tất là mệnh tàn tật mà chết yểu, giống như mục một bè Canh Tân ở trên.

Hoặc địa chi thành Hỏa cục, tiết khí thái quá, tuy tính cáchkhông ngu đần dụt dè, nhưng thường có tai họa về bệnh tật ràng buộc đến thân.

Hỏa là Thương quan của Mộc, vốn chủ thông minh dĩnh ngộ, gặp được một chút thì Mộc Hỏa cháy sáng, nhưng địa chi thành Hỏa cục, tiết khí thái quá, không có Thủy tư nhuận, tất chủ về bệnh tật. Cuối Xuân dương tráng mộc khát, nếu địa chi có Quý thủy, phối hợp được trung hòa, Mộc Hỏa lưỡng vượng, cũng thành mỹ cách.

Địa chi thành Mộc cục, có Canh thì vạn quý, không có Canh nam mệnh thì góa vợ, độc thân hoặc xuất gia, nữ mệnh thì cô quả (mẹ goá con côi). Thấy hai Canh xuất thiên can thì đại phú đại quý.

Giáp mộc gặp chi thành Mộc cục, không lấy Khúc trực Nhân thọ cách, Mộc vượng thì dụng Canh khắc chế làm đầu, dụng Đinh hỏa tiết tú làm thứ, nói như thế là có Canh mới quý. Trước đó tổng luận có nói: trọng kiến sinh vượng, tất dùng Canh kim đẽo gọt, có thể thành nhân tài trụ cột là ý này. Nếu gặp hai Canh, đại phú quý, phàm là Giáp mộc dùng Canh làm quý, không dụng Tân trước, lấy Canh có thể bổ chẻ Giáp, Tân kim lực mỏng (Tân kim được ví như giấy tráng Kim, giấy dát vàng bạc), khổng thể dùng để bổ chẻ đẽo gọt được. Mộc thịnh mà vô Kim, những kẻ như vậy đều siêng ănlười làm, cũng là người chẳng làm nên thành tựu gì. Chi thành Thủy cục, có sẵn thấu lộ thì quý, không có Mậu chế thì Thủy nhiều Mộc trôi, không những bần hàn mà khi chết cũng không có quan quách.

Mộc của ba tháng mùa Xuân, là lúc nó đương vượng, sao phiền đến Ấn sinh, trong tứ trụ khi Mộc mạnh mẽ nhất sẽ háo nước, vậy chỉ thích hợp có một hai điểm Thủy để phối hợp thôi, nếu gặp âm vượng lại vô cùng ẩm thấp thì trái lại làm tổn hại cho Mộc, do đó chi thành Thủy cục, cần Mậu thổ xuất can để cứu, càng cần Bính hỏa sưởi ấm mới trở thành quý cách. Với đầu mùa Xuân không có Bính hỏa, thì cùng xem giống như mục Nhâm Quý cùng phái vậy.

Tóm lại: Giáp mộc sinh tháng giêng tháng hai, có Canh Mậu là thượng mệnh, nếu có Đinh thấu là mệnh đại phú đại quý, bởi thế không có Mậu Canh kim thấu thì mất mẹ là vậy, hoặc Mộc nhiều không có Canh mà dụng Đinh, gọi là Mộc mừng đến phương Nam mà mềm yếu.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Đoạn văn tổng kết trên, đầu mùa Xuân khí hàn, lấy Bính Quý làm thượng mệnh, cuối xuân Mộc lão, lấy Canh Mậu làm Thượng mệnh, hoặc dụng Canh Mậu Đinh, là mệnh đẹp nhất, dụng Tài sinh Sát, không bằng Thân Sát lưỡng cường, lấy Thực Thương chế Sát làm quý vậy. Kim khí đến Xuân thì hưu tù, không có Mậu, thì Canh kim lực mỏng, không thể chẻ Giáp được, cho nên dùng Canh không thể xa rời Mậu thổ được, cớ sao không nói Mộc Hỏa cùng cháy sáng, bởi vì Mộc hỉ phương Nam mà yếu ớt, cách tuy quý, song chỉ là văn nhân học sĩ, Mộc khí bị tiết nhược mà tận là vậy.

Phàm là Giáp mộc của ba tháng mùa Xuân, dùng Canh thì Thổ làm vợ, Kim làm con; dùng Đinh thì Mộc làm vợ, Hỏa làm con. Dụng Canh nghĩa là lấy Sát làm dụng, Tài làm vợ, Quan Sát làm con;dụng Đinh nghĩa là lấy Thương quan làm Dụng, Tỉ Kiếp làm vợ, Thực Thương làm con.Nói ba tháng mùa xuân không phân biệt đầu xuân hay cuối xuân, các tháng giêng, hai, ba đều có cùng một cách xem là như vậy.

Hoặc Giáp mộc sinh tháng hai, đắc được Canh kim gọi là Dương nhận giá Sát, có thể bằng lòng với tiểu quý theo con đường khác biệt nào đó, nếu là võ chức thì càng danh hiển, nhưng phải cần Tài sinh Sát, trong trụ gặp Tài tất trở thành anh hùng độc áp vạn nhân, nếu gặp Quý thủy, làm khốn Tài Sát, chủ là kẻ lưu manh côn đồ, trọng Nhận nhất định bị hung, trọng Sát thì không hung, nhưng tính cách thì ngang tàng, bạo ngược. Giáp mộc sinh tháng giêng hai, không thể là cách tòng Tài hay hóa Thổ.

Giáp mộc sinh tháng giêng, tháng hai, cùng một quy tắc luận đoán như nhau, đã thấy ở phần trên, duy chỉ có một cách Sát Nhận, là không có ở tháng giêng, cho nên được giải thích trong đoạn văn này ( khác). Nếu được nghĩa là địa chi thông căn đắc Lộc vậy. Sát Nhận cách, hợp với võ mà không hợp với văn, cho nên mới nói võ chức thì càng hiển đạt là vậy, song chức văn thì cũng chỉ đạt tiểu quý theo một con đường khác biệt nào đó mà thôi, bởi thế tháng hai Dương nhận giá Sát, Sát Nhận ám hợp có tình, Canh kim hưu tù vô khí, cho nên nhất định phải có Tài sinh Sát, mới là Sát Nhận lưỡng đình, không có Tài thì Nhận vượng Sát nhược, song cũng chỉ là tiểu quý bằng con đường đặc biệt nào đấy.Thông thường Sát Nhận cách, không nên gặp Thực Thương chế Sát, hành vận thân vượng, thì giả Sát làm quyền, như: Ất Hợi/ Kỷ Mão/ Giáp Thân/ Ất Hợi, tứ trụ của một nam mệnh có tên là Tiêu Diệu, vừa gặp Quý thủy, khí tiết Sát thì lại càng mất đi ý nghĩa chế Nhận, lại cần Tài sinh Sát, không hề muốn Sát trọng, duy chỉ có một Sát, nếu Canh kim trọng nặng mà Nhận khinh, giống như mục Canh Tân một phái trong tháng giêng, Mộc bị thương hại. Trọng Nhận là địa chi gặp nhiều Mão mộc vậy, không có Sát chế, nhất định gặp hung. Sát trọng không phải là hung, bởi vượng Nhận nắm lệnh vậy, nhưng tính cách ngang ngược bạo loạn, hình khắc nặng mà thôi. Sách viết: Vượng Nhận lại tái hành đất Nhận, là nơi tiến lộc đắc tài, nhất định phải chết giữa lúc đang trị bệnh, Sát vượng đắc hành Sát địa, là nơi kiến nghiệp lập công, ắt hẳn phải chết dưới đao kiếm, lời nói ấy có phần ứng nghiệm. Giáp mộc sinh vào tháng hai và Giáp mộc sinh vào tháng giêng sau tiết Vũ thủy, phương pháp dùng cũng hơi giống nhau, điểm không đồng nhất chỉ có ở cách Sát Nhận đó mà thôi.

Sách nói: Mộc vượng thích hợp với Hỏa cháy sáng, thi hương có thể đỗ đạt, Mộc hướng Xuân sinh, ăn ở yên bình mà sống thọ, nhật chủ không có chỗ dựa, lại mừng vận hành đến đất Tài.

Đoạn này trích từ cuốn Tạo Hóa Nguyên Thược bản chép tay***, được trình bày trong phần cuối phụ lục sách Cùng Thông Bảo Giám hiện nay, lấy ra để bạn đọc tham khảo thêm. Mộc vượng mà không có Canh, thì dụng Hỏa tiết, đó chính là cách "mộc hỏa thông minh", (giống như mục mộc hỏa Văn tinh ở trên) tú khí phát cao, cho nên mới nói thi hương có thể đỗ đạt. Mộc chủ nhân ái, kẻ nhân ái thường sống thọ, chi thành Mộc cục, không cần Xuân sinh, đa phần chủ nhân ái sống thọ, tứ trụ không có Canh, Đinh để có thể làm dụng, là thân vượng không có chỗ dựa, vận hành đến đất Tài, tuy không bị Kiếp tài làm hao tổn, thì cũng tương đối là cát, cho nên giữa lúc tháng giêng tháng hai, tứ trụ không thấy Hỏa, thì cũng có thể lấy ám Hỏa làm dụng, Thực Thương sinh Tài, đương nhiên là lựa chọn thích hợp, nhưng đây là cách dùng bất đắc dĩ, là hạ cách vậy.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Các ví dụ sinh vào tháng giêng

Mậu Dần/ Giáp Dần/ Giáp Thìn/ Ất Hợi. Quan Hiếu Liêm***** ( cử nhân)
Bình chú: Tứ trụ này Dần Thìn kẹp Mão, Hợi ám hội Mão mộc, vượng và không thành cách, lấy Bính hỏa sinh Tài trong Dần làm dụng, chi có Hợi thủy, Thìn tàng Quý thủy, khí tượng trung hòa, tiếc rằng Bính hỏa không thấu, chi năm, chi tháng tọa Không vong, cho nên chỉ tiểu quý mà thôi.

Giáp Thân/ Bính Dần/ Giáp Dần/ Canh Ngọ. Quan Tú tài.
Bình chú: mệnh tạo này Canh kim xuất can, không có Tài tương sinh, thì Canh kim vô lực, liên tiếp đại vận đi về phương Nam, cho nên chỉ đến Tú tài mà thôi. Các ví dụ trên trích ở trong sách Tạo Hóa Nguyên Thược.

Canh Dần/ Mậu Dần/ Giáp Tý/ Bính Dần. Sinh vào giờ Dần ngày 23 tháng giêng năm thứ 16 đời vua Quang Tự.
Mệnh Trần Tế Đường: Sinh trước Vũ thủy 07 ngày, Bính thấu Quý tàng, là mệnh đại phú đại quý, thê cung Quý thủy, vợ nội trợ giỏi giang.

Canh Dần/ Mậu Dần/ Giáp Tuất/ Bính Dần. Sinh giờ Dần ngày 04 tháng 02 năm Quang tự thứ 16.
Mệnh Dương Hóa Chiêu: sinh sau tiết Vũ thủy 05 ngày, dương tráng mộc khát, không thể không có thủy để nhuận trạch, tứ trụ không có Quý, tuy Bính Hỏa xuất can, phú quý đều nhỏ bé.

Các ví dụ sinh vào tháng hai

Giáp Ngọ/ Đinh Mão/ Giáp Dần/ Đinh Mão.
Tứ trụ thiếu Canh, phú mà không quý, địa chi vận nhập phương Tây, đại hung, may mắn hai can (Giáp, Đinh) không tạp, Mộc Hỏa cháy sáng, là người thanh lịch nho nhã, con nhiều mà có đức.
Bình chú: Đinh hỏa làm Dụng, thiếu Canh thì không quý, tuy Mộc hỏa cháy sáng, song cũng chỉ là văn nhân học sĩ, tính tình thanh nhã mà thôi, sơ vận Mậu Thìn, Kỉ Tị là đất Tài tinh, tiết khí hỏa là tốt, vận đến Tây Nam: Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu thương khắc Dụng thần, bản thân không gặp may mắn.

Kỷ Mùi/ Đinh Mão/ Giáp Tuất/ Canh Ngọ. Mệnh khoa giáp.
Bởi Canh Đinh hai bên, dù Phong Thủy có bất cập cũng không mất sự vinh hoa, nhưng tính tình trọng sắc (thích gái đẹp) mà chuốc lấy tai ương, huynh đệ thì vô lực.
Bình chú: Canh Đinh hai can cùng thấu, chế Thất sát thái quá, Canh kim sinh vào tháng mùa Xuân ở vào tuyệt địa, bản thân nó rất cần Tài tinh, không nên có Hỏa chế, hơn nữa dương tráng mộc khát, lại không có Thủy nhuận trạch, Ngọ Tuất hội cục, Canh kim vô lực, không thể chế Kiếp, cho nên huynh đệ vô lực, rất may mắn là hành vận phương Bắc nên không mất vinh hoa. Giáp Tuất, Canh Ngọ, luân phiên gặp Đào Hoa Hồng Diễm như vậy, Kỷ thổ Tài tinh lại đến hợp, thảo nào trọng sắc mà chuốc tai ương là phải.

Quý Mùi/ Ất Mão/ Giáp Tý/ Kỷ Tị.
Mệnh Nhạc Vũ Mục: Kiếp tài Dương nhận, hành vận Tân Hợi, năm Tân Dậu, xung hợp Dương nhận, ở tù mà vong thân.

Các ví dụ trên trích trong sách Tạo Hóa Nguyên Thược.

Mậu Dần/ Ất Mão/ Giáp Ngọ/ Giáp Tuất. Sinh giờ Tuất ngày 30 tháng giêng năm thứ 11 đời vua Minh Sùng Trinh.
Mệnh Thanh Thế Tổ (Thuận Trị ): Dần Ngọ Tuất hội cục, Hỏa vượng Mộc bị thiêu, là đất Hổ Mã Khuyển, Giáp đến bị diệt hoàn toàn, tứ trụ không có một giọt nước để giải sự viêm nóng, chỉ có thể dụng được Thổ tiết khí Hỏa, vận Tị nhường ngôi hoàng đế, chẳng biết rằng kết cục ra sao?

Ất Hợi/ Kỷ Mão/ Giáp Thân/ Ất Hợi. Sinh giờ Hợi ngày 16 tháng 02 năm Quang Tự đầu tiên
Mệnh Tiêu Diệu nam tuần soái: Dương nhận hợp Sát, chế Nhận đắc lực, hành vận Ất Hợi Giáp, chức Quan cao nhất toàn tỉnh, phấn đấu cả đời, vừa nhập vận Tuất, bị bệnh mà qua đời.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Giáp mộc sinh vào tháng 3

Tháng ba mộc khí thế sắp kiệt, trước lấy Canh kim, sau mới lấy đến Nhâm.

Tháng ba là tháng cuối xuân mộc đã già, gặp nhiều sinh vượng thì thích hợp dụng Canh, có Kim chạm khắc có thể trở thành rường cột.Dương thịch Mộc khát thích hợp dụng Nhâm thủy, tiết Canh nhuận Mộc, thì cành lá sum xuê, nói dùng Canh Nhâm là Dụng thần trọng yếu nhất mà cũng cần Canh Nhâm cùng thấu, có thể xem chúng cùng một thuyền, nhưng phải vận dụng tương sinh, gặp Đinh Nhâm là đại quý, hoặc không có Canh thấu, chỉ lấy Nhâm dụng, Nhâm thấu là người thanh tú đa năng, có tái năng học vấn nhất định giàu có. Phàm cách cục mệnh tạo, nếu thượng đẳng thì không cần vận hỗ trợ, đương nhiên phú quý, nếu cấp bậc kém hơn, nguyên cục có khiếm khuyết, không có vận hỗ trợ sẽ không thể phát được, phải vận dụng sự tương sinh.Mệnh cách không thuộc vào hàng thượng đẳng, không có vận đẹp hỗ trợ, không thể giành được phú quý, Mộc già dùng Canh, tối kị Đinh hỏa tương chế, về sau có Nhâm hợp, không những khử bệnh, mà còn ám trợ Mộc khí, là điềm của đại quý. Không có Canh chuyên dụng Nhâm thủy, mặc dù giàu có bởi tài năng học thức nhưng không thể đạt được quý.

Hoặc thiên can thấu xuất hai Bính, Canh tàng dưới chi, thì chỉ là búa rìu cùn mà không bén ngọn, không có học vấn, phú quý gian nan, người có Nhâm Quý phá Hỏa thì là học trò tú tài.

Tiếp theo yếu quyết dụng Canh ở trên, tháng ba mộc lão thích hợp có Kim, mà kim ở cuối mùa Xuân không có chút nguyên khí nào, chính là khí giới cùn trơ vậy. Bính hỏa đến tháng Thìn có vị trí Quan đới, chính là gặp lúc tiến khí, can thấu hai Bính, Canh tàng dưới chi, thì Canh kim vô dụng, cho nên đoạn dưới viết: Tháng ba mộc lão dụng kim, ngoại trừ địa chi thành Kim cục ra, thì không thể dụng Hỏa phá Kim, gặp Hỏa chế kim, tức là rìu cùn không sắc vậy.

Hoặc trong trụ hoàn toàn không có một điểm Thủy nào, thấy nhiều Mậu Kỷ thấu can, chi thành Thổ cục, lại phải bỏ mệnh mà tòng Tài, tựa như người ở Nam Xương hưng thịnh phú quý, thê tử đức độ tài năng. (Theo từ điển Babylon: Nam Xương là một thành phố tỉnh lỵ tỉnh Giang Tây, ở đông nam Trung Quốc. Lại theo Wikipedia, tên gốc Nam Xương có từ thời nhà Hán ghép bởi 2 từ: 南方 - nam phương và 昌盛 xương thịnh - thịnh vượng, nghĩa là: phương Nam thịnh vượng. Ở đây có sự ví von mệnh tòng Tài sẽ giàu có như những người ở Nam Xương; Tài là vợ, Tài có lực ắt hẳn vợ sẽ đức độ tài năng. Liên tưởng ở Việt Nam, nhà văn Nguyễn Dữ có lẽ cũng mượn địa danh này trong thiên truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" để kể về một người phụ nữ có đức hạnh trong thời phong kiến.)

Tòng cách không thể gặp Ấn, có Ấn tức là có cơ sở nền móng của Mộc, mà Thìn là Thủy khố, đương lúc cuối Xuân, Mộc có dư khí mà thấu Ấn, tức có thể sinh Mộc vậy.

Hoặc gặp Tỷ Kiên và Ất nhiều, gọi là hỗn đoạt Tài thần, người này khó nhọc đến già, nam không khống chế được nội quyền; nữ mệnh lại hợp cách, nữ nắm quyền thay nam, là người vừa hiền đức mà có uy lực, nhưng tiếp tục gặp nhiều Tỷ Kiếp, tức thì dâm ác không thể tả xiết.

Tiếp nối đoạn văn trên, Tài nhiều gặp được Tỉ Kiếp, là Tài đa thân nhược, vận hành đất thân vượng, gian khổ mà được giàu có. Nếu không có vận trợ giúp, nhu nhược hèn yếu mà chẳng có năng lực gì, nam giới không phải là mệnh tốt. Nữ mệnh thì hợp với điều này, nhu nhược nguyên là bản chất của nữ giới, nếu được vận giúp, tất nhiên nữ nắm quyền thay nam, chỉ có điều không tránh khỏi việc khắc chồng mà thôi.

Tóm lại, Giáp mộc sinh tháng ba, trước phải dùng Canh sau mới đến Nhâm; hoặc chi thành Kim cục mới có thể dụng Đinh, nếu không phải vậy, tháng ba không có phép dụng Đinh.

Chi thành Kim cục, gọi là Quan Sát thái vượng, tháng ba mộc lão, Kim tuyệt Hỏa tướng, nếu có một hai điểm Canh kim, nguyệt lệnh tháng Thìn thổ sinh Kim, dương vượng Mộc khát, lấy Nhâm thủy giải khát cho Mộc. Không phải chi thành Kim cục, Quan Sát thái vượng, chớ dùng phương pháp lấy Đinh hỏa chế Sát, nhất định nói không thể lựa chọn Đinh hỏa để dùng vậy, xem các mệnh tạo dưới đây sẽ tự minh bạch.

Sách viết:
giáp ất sinh dần mão,
canh tân can thượng phùng,
nam ly suy phú quý,
khảm địa khước vi hung.

Bốn câu thơ này thuộc bản chép tay trong sách Tạo Hóa Nguyên Thược có ở phụ lục Cùng Thông Bửu Giám.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Ất Sửu/ Canh Thìn/ Giáp Thân/ Bính Dần. Mệnh này dụng Canh thiếu Đinh, vận nhập Đông Nam, phú đại quý tiểu, nạp túc tần danh ( Dùng tiền để mua quan chức).
Bình chú: Ất theo Canh hợp, đắc lộc ở Thân, tựa như Sát vượng cần chế, không biết rằng Bính hỏa xuất can, chuyên lấy Bính hỏa làm dụng, không dụng Canh kim, ngày Giáp độn trong (cách nói Giáp có ở trong Dần) Bính Dần trụ giờ, là phúc tinh quý nhân, nên giầu có mà nhiều phúc. Không đạt được sự quý vậy.

Tân Mùi/ Nhâm Thìn/ Giáp Thìn/ Canh Ngọ. Mệnh quan Thượng thư.
Bình chú: Tứ trụ này Canh Nhâm cùng thấu, Đinh hỏa tàng trong Ngọ không nhổ kéo Canh kim cùng trụ giờ, Mộc cứng đắc Kim mà thành lương đống (xà cột nhà), quý hiển thảo nào làm quan thượng thư vậy.

Bính Dần/ Nhâm Thìn/ Giáp Tý/ Canh Ngọ. Mệnh quan Thái Thú.
Bình chú: Tứ trụ này Nhâm thấu khử Bính, Tý thủy khử Ngọ, chuyên dụng Canh kim, lý lẽ giống nhau với tứ trụ trên.

Bính Dần/ Nhâm Thìn/ Giáp Thìn/ Đinh Mão. Tứ trụ này tên gọi dùng Đinh thiếu Canh, là thường nhân vậy.
Bình chú: Tứ trụ này địa chi toàn Dần Mão Thìn phương Đông mà không có Canh, chuyên dụng Đinh hỏa tiết tú, làm Mộc Hỏa cháy sáng, tiếc rằng Đinh Nhâm hợp nhất, kiềm chế Dụng thần, trong trụ không có thần khử bệnh, kỳ thực làm người bình thường quá rõ ràng.

Nhâm Ngọ/ Giáp Thìn/ Giáp Dần/ Mậu Thìn. Tứ trụ Mộc vượng Kim khuyết, không xuất gia thì cũng không có con cái.
Bình chú: Dần Thìn kẹp Mão Nhận, Tài lộ Tỉ thịnh, Đinh hỏa thuộc cung Ngọ lại bị Nhâm thủy gây trở ngại không thể làm dụng. Tỉ Kiếp hỗn đoạt Tài tinh, cho nên là người cô bần.

Các ví dụ trên thuộc Tạo Hóa Nguyên Thược.

Mậu Thìn/ Bính Thìn/ Giáp Dần/ Giáp Tý. Sinh giờ Tý ngày 01 tháng 04 năm thứ 13 đời Càn Long.
Mênh Tương Văn Mẫn: Thực thần sinh Tài làm dụng, làm quan đến đại học sĩ.

Nhâm Ngọ/ Giáp Thìn/ Giáp Tý/ Kỷ Tị.
Mênh Đàm Chung Lân: Chuyên dụng Bính Mậu cung Tỵ, xuất thân tiến sĩ, quan đến Tổng đốc.

Ất Mùi/ Canh Thìn/ Giáp Tuất/ Canh Ngọ. Sinh giờ Ngọ ngày 15 tháng 03 năm thứ 15 Đạo Quang.
Mệnh Dư Triều Quý: Can thấu hai Canh, Ngọ Tuất tại chi, không chế Canh Sát, quý hiển làm Tổng binh, xem thêm mệnh Tề Tiếp Nguyên bên dưới.

Ất Dậu/ Canh Thìn/ Giáp Dần/ Canh Ngọ. Sinh giờ Ngọ ngày 15 tháng 03 năm thứ 11 đời Quang Tự.
Mệnh Tề Tiếp Nguyên: Mộc vượng gặp Canh là khí cụ làm thành rường cột, Dần Thìn kẹp Mão mà Dậu xung, Ất mộc xuất can, lúc này là Dương nhận vậy, Sát Nhận tương hợp, tổng nắm binh quyền, đến Bính vận, hiển quý làm tuần soái.

Đinh Hợi/ Giáp Thìn/ Giáp Tý/ Giáp Tý. Sinh giờ Tý ngảy 07 tháng 04 năm thứ 13 đời Quang Tự.
Mệnh Dực Chính: chỉ Đinh hỏa có thể dụng.

Kỷ Mão/ Mậu Thìn/ Giáp Tý/ Nhâm Thân. Sinh giờ Thân ngày 20 tháng 03 năm thứ 5 đời Quang Tự.
Mệnh Vu Hữu Nhậm: Sinh sau tiết Thanh minh 06 ngày, Ất mộc tư lệnh, cùng giống tháng hai, chi thành Thủy cục, thấu Mậu thì quý.

Chú thích:
*Nho lâm: Phàm chỗ nào tụ họp đông cũng gọi là lâm. Như nho lâm 儒林rừng nho (chỗ nhiều kẻ học giả ở). Vậy "nho lâm" có thể hiểu là giới văn học sĩ nói chung).

** Tài đa Thân nhược, phú ốc bần nhân: Những lời này cơ bản xem như một câu danh ngôn trong mệnh lý học. Thông thường mà nói, Tài tinh nên chỉ có một vị mới tốt, nhiều thì tán loạn và không thành đại phú. Và trái ngược với độc" Tài thì nắm thiên kim", chính là "Tài đa Thân nhược, phú ốc bần nhân" là nghĩa đó .

***Bản in người này tất quý, bản sao người này tất phú: Ý nói hai người có cùng tứ trụ như vậy thì đều phú quý cả.

****Tạo Hóa Nguyên Thược:Tạo Hóa Nguyên Thược là một cuốn sách, nguyên là trong giới mệnh lý dân gian bí mật sao truyền tay nhau một bản, đến triều đại hoàng đế Khang Hi đời Thanh danh là Huyền Diệp, để tránh đi tục danh ( tên húy) của vua, cho nên Nguyên Đại Huyền, đổi danh là 《 Tạo Hóa Nguyên Thược 》. Người trong giới mệnh lý đời Thanh đã có phát triển thêm đối với sách này, đã từng bổ xung thành 《 Cùng Thông Bảo Giám lan giang võng 》,nhưng nội dung có chỗ không nhất quán. 《 Cùng Thông Bảo Giám lan giang võng 》 do Dư Xuân Đài giữa năm Quang Tự xuất bản thành sách. Thời kì dân quốc, mệnh lý gia Từ Nhạc Ngô đã từng nghiên cứu 《 Cùng Thông Bảo Giám lan giang võng 》, ngay từ đầu đã rất yêu thích sách này, sau khi còn điều nghi vấn, thì đã giới thiệu nó cho các bạn hữu, thì có được bản 《 Tạo Hóa Nguyên Thược 》chép tay ở trong một của hàng sách cũ, Từ thị đã tham cứu hai cuấn sách, vào sau đó mới soạn một sách gọi là 《 Tạo Hóa Nguyên Thược bình chú 》, bản 《 Tạo Hóa Nguyên Thược bình chú 》này thì ngày nay đã được xuất bản ở Đài Cảng. Sau khi sách của Từ Thị chưa kịp xuất bản, thì Từ Thị qua đời, bản sách viết tay của ông ấy được lưu truyền trong giới nhân sĩ mệnh lý Thượng Hải, Vi Thiên Lý mệnh lý gia đời Dân Quốc sau khi có được sách này từ một người bạn, đã đính chính và bắt đầu xuất bản. Ở cuối của của sách này có một câu "Tạo hóa huyền thược chung ( cuối cùng)", cho nên có thể biết nguyên gốc của tên sách là 《 Tạo hóa huyền thược 》.

***** Hiếu Liêm: Hiếu liêm là thời nhà Hán Vũ Đế thiết lập ra những cuộc thi sát hạch, đây là một loại khoa mục nhằm nói về mức độ tín nhiệm của quan viên, Hiếu Liêm là ý nghĩa " Hiếu thuận luôn luôn gần gũi thân thiết, Liêm là có thể chính trực ( Hiếu thuận, Liêm khiết), đời sau thì lấy cái danh xưng " Hiếu Liêm" này để gọi, cũng trở thành tên gọi nho nhã của triều Minh, triều Thanh đối với Cử nhân.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Tổng luận Giáp mộc với 3 tháng mùa hạ


Giáp mộc sinh vào 03 tháng mùa Hạ, Dụng thần trước dụng Đinh hỏa sau đến Canh kim, không có Đinh không được rực sáng, không có Canh chẻ Giáp thì Đinh hỏa không bốc cháy.

Nói chung luận Giáp mộc sinh trong các tháng 4, 5, 6, chọn cách dùng thì không xa rời Đinh Canh, Canh kim chẻ Mộc mới thành tượng Mộc Hỏa cháy sáng, rút cuộc Giáp mộc căn nhuận mới có thể lấy Đinh hỏa tiết tú, khi lấy Nhâm Quý làm chủ, đọc ở tiết dưới tự thấy rõ ràng.

Giáp mộc sinh vàoTháng tư


Tháng 04 Mộc khí đã lui, Bính hỏa tư quyền, trước dùng Quý sau đến Đinh, lại cần có Canh thấu.

Bây giờ tổng luận vể cách dụng của Giáp mộc sinh vào tháng 04, tính chất của Mộc ở ba tháng mùa Hạ là khô héo, lấy điều hầu là cấp thiết, lấy Quý thủy làm Dụng thần chủ yếu, gốc nhuận mà Mộc tươi tốt, hợp với tiết tú nó, cho nên sau mới dùng Đinh hỏa, tháng 04 Canh kim trường sinh, Quý thủy Suy Tuyệt, nếu Canh kim lộ ra để sinh Quý thủy, khiến cho Thủy Suy Tuyệt, không đến nỗi bị Hỏa Thổ sấy khô, Thủy có nguồn mà Mộc được tưới tắm, cho nên đoạn sau viết: Quý Đinh với Canh cùng thấu, dù cho Phong thủy kém, cuối cùng trở thành nhân tài, tuy Kim trường sinh ở cung Tỵ, nhưng bị Hỏa Thổ bức bách, không thể sinh Thủy, nhất định phải có Canh kim, mới trở thành hữu dụng.

Nhưng Canh nhiều Giáp ít, ngược lại là bị bệnh, có Nhâm thủy thì được trung hòa, trở thành người thanh quý, thích giả làm kẻ phú quý, do được che chở mà được hiển danh, sở trường làm thơ văn, nhưng cuối cùng suốt ngày chỉ là kẻ thích gây họa loạn rắc rối, lí này cực nghiệm.

Giáp mộc ở vào tháng 04 đang ở vào thời kì thoái khí, không nên bị khắc chế thái quá, Kim nhiều tức là bị bệnh, Bính hỏa tư quyền, Mộc khí tiết nhược, gốc khô lá héo, nhất định dùng Nhâm thủy, mới phối được trung hòa, Nhâm làm Thiên ấn, do đó được che chở mà được hiển danh, cách cục Sát Ấn tương sinh, mà Sát Ấn đều ở thể trạng Hưu suy mà vô lực, vốn có bệnh thích đề cao mình, cho nên chỉ là kẻ hữu danh vô thực, làm việc không thành, dùng giả thần trừng chấp nhận vậy.

Như một Canh hai Đinh, phú quý có ít, Kim nhiều Hỏa nhiều lại là hạ cách.

Tiếp nối phần trên, Canh nhiều dụng Nhâm, lấy Ấn hóa Sát, một Canh hai Đinh, lấy Thương quan chế Sát, cho nên phú quý sơ qua, nói chung Canh kim tháng 04, lấy nó ( Canh kim) sinh Quý, do Thủy đang ở đất Hưu tù, vì vậy rất cần Kim sinh, không phải lấy nó ( Canh kim) khắc chế Giáp mộc, nếu như Canh nhiều, phải cần Nhâm thủy, Đinh hỏa chế hóa, đều mất đi ý nghĩa dụng Canh vậy, so sánh hai mục, nối tiếp câu " cần Canh thấu" của phần trên, trình bày chi tiết Giáp dụng Canh không phải thượng cách.

Hoặc Quý với Canh cùng thấu thiên can, mệnh này có thể nói khoa giáp, cho dù Phong thủy kém, cũng có tài mà được cất nhắc đề bạt, Quý thủy không xuất, tuy có Canh kim Đinh hỏa, chẳng qua trong phú đạt được quý, chỉ khác với đường quan chức mà thôi, Nhâm thấu có thể nói là nhất phú ( chỉ giàu), nếu hoàn toàn không có một giọt nước nào, lại không có Canh kim Đinh hỏa, một bầy Bính Mậu, thì chỉ là người vô dụng mà thôi.

Quý Đinh với Canh cùng thấu thì Thủy đến tháng 04 là Tuyệt địa, nếu như không có Canh kim sinh, chính là Thủy không có nguồn, nếu như Thủy khô cạn thì có thể tồn tại được chăng, được Kim tương sinh, thì Thủy cuồn cuộn bất tuyệt, không đến mức bị Bính Mậu sấy khô, Giáp mộc căn nhuận, hơn nữa được Đinh hỏa tiết tú khí của nó, thì sự phối hợp này càng được thích hợp. Chỗ nào không được quý? Giáp mộc ở 03 tháng mùa Hạ, Quý là ở chân thần, Quý thủy không xuất, tuy có Đinh Canh phối hợp thỏa đáng, cũng có điều trong phú đạt được quý, nhưng không phải thượng cách, Quý là nước mưa móc được thiên nhiên tưới nhuận mà mượt mà trơn bóng, đương nhiên phú quý, Nhâm là nước sông hồ, tuy có tác dụng điều hòa, chỉ có thể đạt được giàu có. Tóm lại Mộc sinh vào mùa Hạ, điều hầu là cấp bách, Nhâm Quý thủy là hai vật không thể thiếu được, không có Quý, dụng Canh Nhâm hoặc Canh Đinh, đều không phải là thượng cách, đã nói ở phần trên, nếu không có Quý Đinh Canh, mà gặp Bính Mậu cùng thấu, hỏa viêm thổ táo, cho dù có hành Thủy vận, cũng khó cứu giải, quả là người vô dụng.

Đinh Mão, Ất Tị, Giáp Dần, Ất Hợi. Người trong phủ nhà Minh.
Theo mệnh tạo này Nhâm thủy cung Hợi đắc lộc, Mộc vượng mà nhuận, Đinh hỏa tiết tú, cho nên quý.

Đinh Mão, Ất Tị, Giáp Thìn, Canh Ngọ, Canh Đinh lưỡng thấu làm quan tiến sĩ.
Theo Tứ trụ này đắc lực là Giáp mộc tọa ở Thìn, thông căn Ấn khố, Thủy Mộ khố, được Canh kim sinh, cho nên có thể đạt được quý. Hai tạo trên đều hỉ hành vận Đông Bắc.

Bính Ngọ, Quý Tị, Giáp Tuất, Giáp Tý. Mệnh đại quý.
Theo tứ trụ trên, Quý thủy xuất can, lại thông căn chi giờ, Tý Tuất củng ( vây quanh, vây bọc) Hợi, Thủy vượng Mộc sinh, hai Hỏa là vượng thần của nguyệt lệnh, lấy Quý thủy dưỡng Mộc chế Bính làm dụng, hèn gì đại quý.

Bính Ngọ, Quý Tị, Giáp Tý, Bính Dần. Lấy can chi hai Quý, thừa công chế Bính hỏa, tại vị đến Tham chính.

Bính Ngọ, Quý Tị, Giáp Dần, Bính Dần, Mệnh này Hỏa Thổ sắc cạn nước Quý thủy, hành vận Ngọ mắt bị tổn thương, sau làm kẻ hành khất.
Theo hai Tạo trên, kém nhau một chữ, mệnh tạo bên dưới Quý thủy vô căn, lại không có Canh kim xuất can để sinh trợ, cho nên có nguy cơ bị sấy khô.

Cùng Thông Bảo Giám để lộ một tứ trụ, mà lấy lời chú giải đun cạn ( sấy khô) Quý thủy, đặt ở trụ dưới, đến nối không thể giải thích được minh bạch, cần biết tứ trụ ở trên, Nhật nguyên Giáp Tý, Quý thủy thông căn, sao có thể gây nên việc đun cạn được, Tý Dần kẹp Sửu là qúy, vậy đây chính là quý cách , nay theo bản sao đã được cải chính bổ sung. Những ví dụ trên lấy ở trong sách Tạo hóa nguyên thược.

Kỷ Tị, Kỷ Tị, Giáp Tý, Nhâm Thân. Sinh vào giờ Thân ngày 22 tháng 04 năm thứ 08 đời Đồng Trị.
Tứ trụ này Nhâm thủy xuất can, Tý Thân hội cục, dụng Nhâm thủy chế Bính hỏa cung Tị, chính là mệnh của Cung Tâm Trạm, chức vụ đến Tổng trưởng tài chính.

Quý Dậu, Đinh Tị, Giáp Tý, Mậu Thìn. Sinh giờ Thìn ngày 16 tháng 04 năm thứ 13 đời Đồng Trị.
Mệnh Thang Ngọc Lân: Quý thủy xuất can, Tị Dậu, Tý Thìn hội cục, lấy Quý thủy chế Hỏa làm dụng, Thủy được Kim sinh, chức vị là chủ tịch thành phố Nhiệt Hà*, can giờ Mậu thổ là bệnh, mãi sau mất chức và qua đời.
Ghi chú: *Nhiệt Hà: Là tên gọi tắt của thành phố cấp tỉnh Thừa Đức ( thuộc tỉnh Hà Bắc)

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Giáp mộc sinh vào tháng 5, 6 là giống nhau


   Giáp mộc sinh vào tháng 5, 6, tính chất của Mộc là hư nhược cháy khét, suy cùng một lý, Mộc tháng 5 trước dùng Quý sau mới đến dụng Đinh, Canh kim chỉ bình thường.

   Tháng 6 Tam Phục* sinh hàn, Đinh hỏa thoái khí, trước dụng Đinh sau dụng Canh, không có Quý thì có thể, hoặc tháng 05 thiếu Quý dụng Đinh cũng có thể, cần vận hành đúng chỗ thì tốt đẹp.

   Cách dụng Giáp mộc ở trong ba tháng mùa Hạ, lấy Đại thử làm ranh giới, trước Đại thử cách xem giống nhau, Mộc tính hư nhược cháy khét, điều hầu là tối cần thiết, không thể khuyết Quý, Đinh hỏa làm phụ tá, Thủy nhờ vào Kim sinh, lấy Canh làm phối hợp, lý giống tháng 04, Tam phục sinh hàn, sau tiết Đại thử mà nói, Kim Thủy tiến khí, cho nên không có Quý cũng có thể, song tháng 05, 06, toàn bộ là mùa thuộc viên nóng làm cho nguyên cục khó có sức đề kháng, cho nên bất đắc dĩ mà dụng Đinh, luôn thích hợp với vận hành đất phương Bắc thủy mà thôi.

   Giáp mộc sinh tháng 06, Mộc thịnh trước dụng Đinh, tháng 5, Quý Canh cùng thấu là thượng cách. Tháng 06, Đinh Canh cùng thấu cũng là thượng cách, Dụng thần vừa thấu, Mộc Hỏa cháy sáng, tự nhiên phú quý, hoặc Đinh nhiều Canh ít, lại là người bình thường, hoặc một Canh một Đinh, ắt có thể thành danh, Giáp mộc quá thịnh, cần Canh kim chế, Canh kim quá nhiều lại cần Đinh hỏa chế, Mùi tháng 6 là mộ của Mộc, gặp Hợi Mão hội cục, chính là hợp với dụng Canh trước, tháng 05 là lúc Đinh hỏa nắm quyền, Hỏa táo Mộc khô, điều hầu là trọng yếu để sinh dưỡng Mộc, cho nên Canh kim sinh Quý thủy dưỡng Mộc là thượng cách, sau tiết Đại thử, là thời khí của Kim Thủy, Canh kim nhiều có thể dụng Đinh hỏa chế, Mộc Hỏa cháy sáng, cũng là thượng cách. Nếu Canh ít mà Đinh nhiều, chế Sát thái quá, lại không phải là thích hợp, duy chỉ cho phép một Canh một Đinh chế buộc lẫn nhau mới thành cách mà thôi. Phàm tháng Tứ quý, đều cần phân ra trước sau nửa tháng. Trước tiết Đại thử, không có Quý không thể đạt được quý, gặp Canh Đinh, song cũng chỉ được tiểu phú theo một cách nào đó, giống với tháng 04 đã nói ở trên. Sau tiết Đại thử, không có Quý mà gặp Canh Đinh, tức có thể đạt được sự quý, như vậy lại có điểm không giống nhau, không nói là không dụng Quý thủy, tháng 05, 06 thì Mộc tính suy nhược cháy khét, nói chung lấy và dụng Quý thủy là chính cách, dụng Canh Đinh là biến cách vậy.

   Tóm lại, tháng 05, 06 dụng Đinh hỏa, cho dù vận hành đến phương Bắc, không không chết, nhưng bất lợi khi vận hành Hỏa địa, Hiệu viết: Mộc hóa thành tro, tất chết, hành vận phương Tây lại không cát, Hiệu viết: Thương qua gặp Sát, tai họa ập đến bất ngờ, duy chỉ hành vận phương Đông thì cát, sau mới đến phương Bắc. Đây là nói dụng Đinh hỏa trong tháng 05, 06.

   Mộc sinh tháng 05, 06 lấy Quý thủy làm chính dụng, nguyên mệnh (địa) chi nhuận Mộc vinh, chính là dụng Đinh hỏa, Thương quan chế Sát, lại nói Canh kim chẻ Giáp dẫn Đinh, Mộc Hỏa cháy sáng lấy làm quý. ( thấy ở tiết trên) Song điều này là cách cục ngoại tượng (?), cần phải thâm cứu. Bản tính của Mộc sinh vào ba tháng mùa Hạ là khô ròn cháy khét, chỉ thích hợp phương sinh vượng, không thích hợp với đất Tử tuyệt, hành Nam phương vận, Hỏa vượng Mộc chết, Mộc hóa thành than, hành vận Tây phương, nguyên mệnh Nhâm Quý không thấu, không có Thủy dẫn hóa, tất gặp tai nạn bất ngờ, lấy phương Đông là đẹp nhất, đó là đất vượng của Giáp mộc vậy, sau mới đến phương Bắc. Mộc mùa Hạ dụng Đinh, tiết khí rất mạnh, gặp Thủy sinh Mộc, lại có thể chế Hỏa. Tên gọi dụng Đinh, thực ra là theo cách xem Bội Ấn, mỗi quan hệ của khí hậu, không rất coi trọng ư, tứ trụ tuy không có Thủy để dụng, cũng không thể không đợi vận Mộc Thủy để bổ cho cái khuyết thiếu của nó vậy.

   Hoặc toàn trụ chỉ có Bính hỏa, lại thêm Đinh hỏa, không gặp Quan Sát, thì gọi là Thương quan thương tận lại là kì cách, trái lại trở thành thanh quý, chắc chắn chủ tài học hơn người, Phong thủy tốt, xác định chủ khoa giáp, nhưng tuế vận không nên gặp Thủy, nếu như tuế vận có Nhâm quý, vận lại gặp, tất bần hàn mà chết yểu.

   Nếu toàn cục chỉ toàn Bính Đinh, không gặp Quan Sát, Ấn thụ, ( Kim, thủy) Mộc Hỏa Thương quan, chuyển thành viêm thượng, lại gọi tòng nhi, thế cục thiên vượng, không nên nghịch với thế Hỏa vượng, theo toàn cục mà luận, chính là Viêm thượng cách vậy, gặp Thủy là chẳng khác nào một chén nước không thể dập tắt được một đống củi đang cháy, trái lại là kích thế Hỏa khiến ngọn lửa càng bốc cao. Nếu nguyên cục có một điểm thủy mà lại vô căn, được Giáp dẫn hóa, thì Hỏa vượng thủy bốc hơi, cũng không đủ mạnh để phá cách, vận lại gặp Thủy, Thủy Hỏa tương chiến, trái lại dẫn đến bần hàn mà chết yểu, lí giống Viên thượng cách gặp Thủy.

Phàm Dụng thần quá nhiều, không cần khắc chế, cần lấy tiết là lựa chọn tuyệt diệu. Tiếp theo phần trên, Dụng thần nhiều, tức không chỉ 2, 3 Dụng thần, Dụng thần thấy trùng trùng, thì gọi là nhiều, như toàn trụ chỉ Bính hỏa, lại thêm Đinh hỏa là vậy, nếu nguyên mệnh Thủy Mộc có căn, không thể thành Viêm thương, thì nên dụng Thộ để tiết khí Hỏa, Lại trở thành cách cha hút khí lực của con ( Thực thương sinh tài), không nên lấy Thủy khắc chế, tuế vận cũng vậy, cho nên gọi là vượng Hỏa đắc Thổ, chính là làm tiêu mòn thế vượng của viêm Hỏa, bản chất không phải là Mộc Hỏa thương quan là như vậy. Tòng nhi cách tối cần Tài vận, gọi là con lại sinh con, tức là ý này.

   Phàm người mà Mộc Hỏa Thương quan, thông minh mà hiền lành, người gặp cách này phần nhiều đa nghi, tuy không sinh sự hại người, thường hay giận dữ bất bình, nữ mệnh thì không phải vậy. Thông thường Thương quan tiết tú, người tất thông minh, Mộc tính chủ nhân thọ, vì thế là người hiền lương, Hỏa vượng ở ba tháng mùa Hạ thì Mộc cháy khét, nếu không có Nhâm Quý phối hợp, không tránh khỏi thiên khô, Trích Thiên Tủy viết: "Ngũ hành bất lệ, tính chính tình hòa, trọc khí thiên khô, tính tình quái nghịch" , chính là ý nói như vậy thôi, nữ mệnh luôn sợ sự phối hợp của ngũ hành trong mệnh không được trung hòa, gặp được mệnh tạo để làm ví dụ chứng minh, thì luận người có tính của Thương quan cách ở trên.

   Nếu như trong trụ Kim nhiều, gọi là Sát trọng thân khinh, tiền phú hậu bần, vận không tương phù, không bần cũng yểu, hoặc Canh nhiều mà có một hai Đinh chế phục, lại có Nhâm Quý thủy thấu can tiết khí Kim, lại có Hỏa thì tiền bần hậu phú.

   Ở trên nói là dụng Thực thương, bây giờ nói về dụng Tài Sát, không thể không có Ấn, Mộc đến tháng 5 và tháng 6, là đất Tử tuyệt, trụ gặp nhiều Kim, mà không có Nhâm Quý tiết Kim sinh Mộc, thì gọi là Sát trọng thân khinh, vận cần phù thân, nếu không thì không nghèo cũng chết yểu, tháng 5 Kỷ thổ đắc lộc, tháng sáu Kỷ thổ đương vượng, Tài tinh vốn thông môn hộ, đặc biệt kiêng kị Giáp mộc khô héo, không thể đảm nhận được Tài, nếu như Canh nhiều mà có Bính Đinh ( Thực thương) chế phục, Nếu Mộc nhược mà có Nhâm Quý ( Ấn thụ) sinh phù, như vậy lại là điềm báo tiền bần hậu phú, Nhâm Quý không những tiết khí Kim mà còn có thể nhuận Thổ chế Hỏa dưỡng Mộc, khô Mộc trở thành hoạt Mộc ( tức Mộc chết trở thành Mộc sống), thì Tài Quan đều có thể làm dụng, cũng biết Mộc mùa Hạ không thể không có Ấn Nhâm Quý để phối hợp vậy.

   Hoặc tứ trụ Thổ nhiều, trong Mùi có Ất, không được bỏ mệnh theo Tài.

   Mộc vào tháng tứ quý, Thổ nhiều đều lấy tòng Tài luận, tháng Mùi là đất Kỷ thổ tối vượng, lẽ nào Mộc có thể vượng được mà không thể tòng, nguyên nhân là tháng Mùi là khố của Mộc, Giáp mộc có căn cho nên không thể nói bỏ mệnh theo Tài, nguyên cớ chỉ vậy thôi.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Trụ tháng trụ giờ đều thấu Kỷ thổ, gọi là hai Thổ tranh hợp, nam chủ buôn ba, nữ chủ dâm tiện, nếu gặp hai Giáp thì không còn tranh hợp nữa, cũng chỉ thuộc loại người bình thường, giả sử tứ trụ có Thìn, can có hai Kỷ hai Giáp, thì người này danh lợi song toàn, đại phú đại quý, nếu sinh vào tháng 6 gặp chi Thìn, gọi là gặp giờ hóa hợp(?), cực nghiệm.

Giáp mộc sinh vào tháng 5 và tháng 6, không tòng Tài nam ( Nam mệnh??) vượng thịnh mà có hóa hợp, nhưng Hỏa khí phải gặp được Thìn, mới là chân hóa ( hóa thật), bằng không, tuy không tranh dành đố kị, thì cũng thuộc loại người bình thường, hóa khí hỉ hành vượng địa, Giáp Kỷ hóa Thổ, sinh vào tháng 5, 6, Hỏa sinh Thổ vượng, gặp giờ đắc địa, sao không nhiều phú quý, đặc biệt tháng 6 là lúc thổ vượng làm mĩ ( quý, tốt ,đẹp), nhưng e rằng hóa khí không thật, ( phàm hoa khí cần nhất gặp Thìn, tức nguyên thần hóa thấu ra, như Giáp Kỷ hóa thổ gặp Thìn, Thìn độn can Mậu, là nguyên thần của Thổ vậy, điều này trong Trích Thiên Tủy trinh nghĩa bàn rất kĩ càng).

Hóa hợp cách, lấy Quý thủy làm thê, Đinh hỏa làm tử ( con), nếu hai Kỷ tranh hợp một Giáp, lấy Tỷ Kiếp trong chi làm dụng, gặp chi Thìn, cũng lấy Giáp làm dụng, Nhâm Quý làm vợ, Giáp Ất làm con.

Thông thường Hóa khí cách đều lấy cái sinh ta hóa thần làm dụng, Giáp Kỷ hóa Thổ cách, tất lấy Hỏa làm dụng, từ Dụng thần xem tử tinh, lấy hỏa làm dụng, tức lấy Hỏa làm con, lấy cái mà hóa thần khắc làm Thê tinh, cho nên lấy Quý thủy làm vợ, hai Kỷ tranh hợp, thì không phải Hóa khí cách, vậy phương pháp xem Thê tử và cách phổ thông thì đều giống nhau, Tài vượng thân nhược, nên lấy Tỷ Kiếp làm dụng, tức là gặp Mậu Thìn, cũng không lấy hóa luận, từ Dụng thần xem tử tinh ( sao con), cái sinh Dụng thần là Thê tinh ( sao vợ), cho nên Giáp Ất làm con, Nhâm Quý làm vợ vậy.

Ngoài ra dùng Canh thì Thổ làm thê Kim làm tử, dụng Đinh thì Mộc làm thê, Hỏa làm tử.

Dụng Canh thì lấy Quan Sát làm Dụng vậy, Tài làm vợ, Quan Sát làm con, dụng Đinh thì lấy Thực Thương làm dụng, Tỉ Kiếp làm vợ, Thực thần làm con, Nữ mệnh lấy thê làm chồng, Dụng làm con, 10 can đều giống thế.

Mệnh nam mệnh nữ đều xem giống nhau cả, đặc biệt thay thế Thê tinh làm Phu tinh, nam mệnh lấy cái sinh Dụng thần của ta làm Thê tinh, Dụng thần làm Tử tinh, nữ mệnh lấy cái sinh Dụng thần làm Phu tinh. Thích lấy Tài làm thê, Quan làm tử, không biết phép cổ chuyên trọng Tài Quan, lấy Quan làm Dụng, cho nên lấy Tài làm thê, nếu cố chấp sao có thể không sai lầm, lý này duy chỉ có sách này phát minh ra thôi.

Hoặc thuần là Kỉ thổ, không thấy Mậu thổ, chính là làm giả tòng, người này cả đời thúc thủ ( ít tiếp xúc với bên ngoài), trái lại còn sợ vợ, nếu không có Ấn thụ, cả đời nghèo khổ, nếu sinh tháng 6 cũng còn có thể, nếu sinh tháng 5 tuyệt đối không thể thiếu Thủy.

Bổ xung đoạn trên, không với ý nghĩa Nhi tòng Tài, Tòng cách lấy thuần túy làm quý, đặc biệt lấy dương can tòng dương, âm can tòng âm là chân tòng ( tòng thật không phải giả tòng), ( sẽ trình bầy rõ ràng ở tiết Ất mộc sinh tháng 6), song Giáp mộc ở tháng 6, cho dù tứ trụ can chi đều là Thổ, cũng chỉ là giả tòng chứ không phải chân tòng, bời Mùi là Mộc khố, nguyên do là nguyệt lệnh có căn thâm sâu, sách viết: "Tài đa Thân nhược, phú ốc bần nhân", Tài nhiều mà vô lực chi phối với Tài, ngược lại vì Tài mà khốn đốn, Tài là vợ, cho nên chủ trái lại sợ vợ vậy, tức Ấn thụ Nhâm Quý vậy.Đắc Thủy nhuận thổ sinh Kim, thì có thể khắc chế Kỷ thổ, chính là cái ta dụng, bằng không Tài tuy nhiều, mà ta không thể sở hữu được thì cả đời khốn khó, nếu sinh vào tháng 6 thì còn có thể, tức sau khi Kim Thủy tiến khí vậy.

Đinh Tị, Bính Ngọ, Giáp Dần, Giáp Tý. Do trong Tý có Quý thủy, Tỵ có Canh kim, Đinh can năm bị Bính đoạt, lại Kỷ trong Ngọ xung Quý trong Tý, hành Qúy vận liên tiếp thắng lợi, được tấn phong làm quan Sử bộ đãi lang ( Triều nhà Thanh).

Bính Dần, Giáp Ngọ, Giáp Tuất, Tân Mùi. Nữ mệnh, trong trụ đều không có Thủy, chi thành Hỏa cục, tức là khô Mộc, lại không có Canh kim, thành ra gỗ mục ( ví với những kẻ vô dụng), hình phu dâm tiện, nếu là mệnh Nam, cả hai ( hai mệnh nam và nữ) đều luận theo Thiên quan cách, trái lại là cát.

Theo mệnh tạo này thì tính chất Mộc khô cháy khét, mà không có một giọt nước nào để giải nhiệt, dù cho nam mệnh, cũng không nên kết luận là đẹp, Hạ Mộc Thương quan, tất bội Ấn, Mộc dù vượng, nhưng vô Ấn thì thuộc thiên khô. xem hai tứ trụ trên tự khắc rõ ràng.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Giáp Thìn, Tân Mùi, Giáp Tý, Tân Mùi.
Mệnh này gọi là hai can không tạp, chuyên dụng Đinh hỏa, tuy có phú quý, nhưng thê tử khó sống, nếu trụ giờ là Đinh Mão, Đinh hỏa xuất can, có thể sinh được 4 con, nhưng gia cảnh sẽ bần hàn, theo hai can không tạp, thế cục tuy thanh thuần, không có liên qua đến thủ dụng, mệnh tạo này tốt ở Giáp mộc lâm Tý, Quan Ấn tương sinh, Thổ nhuận sinh Mộc, do đó có thể dụng Đinh, hai Mùi hại Tý, thê hiền nhưng khó tồn ( sống), nếu trụ giờ là Đinh Mão, Đinh hỏa xuất can, Mão Nhận kiếp Tài, cho nên con nhiều mà gia cảnh bần hàn.

Ất Tị, Quý Mùi, Giáp Tý, Mậu Thìn. Chi thành thủy cục, vây hãm Đinh hỏa, tuy chủ phú quý, nhưng thiếu con.
Theo mệnh tạo này thì Ấn vượng dụng Thương quan sinh Tài, Đinh hỏa không thấu, Quý thủy Cái đầu. Tuy ở tháng 6, thủy thịnh hỏa Suy, cho nên nói Định bị vây hãm vậy.

Giáp Thân, Tân Mùi, Giáp Tuất, Bính Dần. Canh kim đắc Lộc, làm Quan đến chức Thượng thư.
Đây là mệnh Thương thư rất quang minh, chính đại mà thanh cao: Sách Tam Mệnh Thông Hội nhầm Giáp Thân là Giáp Tuất vậy, Tài Quan làm dụng, Canh kim đắc lộc ở Thân, lại được Nhâm thủy trường sinh, chế Thương hộ Quan, cho nên quý, Bính hợp Tân Quan, Thân xung Dần lộc, hung tử là phù hợp vậy.

Tân Tị, Ất Mùi, Giáp Tuất, Mậu Thìn.
Nữ mệnh ba lần tái giá mà không con.
Theo tứ trụ này Tân kim phu tinh thấu rõ, nếu không có Hỏa Thổ viêm táo, không có Ấn hộ Quan, Quý thủy trong Thìn nhập mộ, Mậu thổ khắc đương nhiên là không có con.

Quý Tị, Kỷ Mùi, Giáp Tý, Ất Sửu.
Là tú tài.

Các ví dụ trên trích ra từ sách Tạo Hóa Nguyên Thược.

Kỷ Mùi, Canh Ngọ, Giáp Thìn, Nhâm Thân.
Sinh vào giờ Thân ngày 6 thang 6 năm thứ 9 đời Hàm Phong**
Mệnh Lương Đỉnh Phân: Thân Thìn hội cục, thấu Nhâm, dụng Đinh hỏa trong Ngọ, lại thêm Canh kim chẻ Giáp dẫn Đinh, làm đến chức Quan Phiên Nghiệt***

Nhâm Thân, Bính Ngọ, Giáp Ngọ, Giáp Tuất.
Sinh giờ Tuất ngày 11 tháng 5 năm Đồng Trị thứ 11.
Mênh Từ Khiêm: Mộc Hỏa Thương quan, không thể không dụng Ấn.

Bính Tý, Giáp Ngọ, Giáp Tuất, Mậu Thìn.
Sinh giờ Thìn, ngày 14 tháng 5 nhuận năm Quang Tự thứ 2.
Mệnh Lục Tông Hưng: Tý Ngọ Thìn Tuất hai trụ xung, Ấn bị Tài phá, Ngọ Tuất hội cục, Hỏa vượng Mộc thiêu, mừng Tý Thìn diêu hợp ( hợp xa), chế Hỏa nhuận Mộc, lấy Mậu thổ tiết Hỏa làm dụng, tại chức đến Bộ trưởng tài chính.

Nhâm Ngọ, Bính Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tý.
Sinh vào giờ Tý ngày 29 tháng 4 năm Quan Tự thứ 8.
Mệnh Ngô Quang Tân: Tý Thân hội cục, thấu Nhâm, dụng Đinh Kỷ trong Ngọ, tại vị đến chức Đô đốc.

Nhâm Ngọ, Bính Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Tuất.
Sinh giờ Tuất ngày 19 tháng 5 năm Quang Tự thứ 8.
Mệnh Khúc Đồng Phong: Nhâm thủy xuất can chế Hỏa nhuận Thổ sinh Mộc. Tại vị đến chức Quân trưởng ( Bộ trưởng quốc phòng ngày nay).

Giáp Ngọ, Tân Mùi, Giáp Dần, Giáp Tý.
Sinh vào giờ Tý ngày 20 tháng 6 năm Đạo Quang thứ 40.

Mệnh Tôn Dục Vấn: Quan Ấn cách kẹp quý, làm đến chức vị Thượng thư.

Giáp Thân, Tân Mùi, Giáp Thìn, Giáp Tý.
Sinh vào giờ Tý ngày 12 tháng 6 năm Đạo Quang thứ 4.
Mệnh Trương Thụ Thanh: Thân Tý Thìn hội cục, Ấn vượng dụng Tài Quan, làm quan đến chức tuần phủ.

Ất Sửu, Quý Mùi, Giáp Ngọ, Giáp Tý.
Sinh giờ Tý ngày 1 tháng 6 năm thứ 4 đời vua Đồng Trị.
Mệnh Tề Diệu Lâm: Quý thủy xuất can, Địa chi đắc Lộc. Làm đến tỉnh trưởng.

Ghi chú:
* Tam phục; mùa nóng (chỉ thời kì nóng nhất trong năm, sơ phục: 10 ngày, tính từ canh thứ ba sau Hạ Chỉ; trung phục: 20 ngày, tính từ canh thứ tư sau Hạ Chỉ; mạt phục: 10 ngày, tính từ canh thứ nhất sau Lập Thu)
** Hàm Phong (niên hiệu của vua Văn Tông triều Thanh ở Trung Quốc, 1851-1861).
*** Phiên Nghiệt: Vua phong các bầy tôi, các con cháu ra nơi biên cương trấn ải cho nhà vua.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Tổng luận Giáp mộc trong 3 tháng mùa Thu


Giáp mộc sinh vào 3 tháng mùa Thu, Mộc tính vừa khô, Kim Thổ thừa vượng, trước chọn Đinh sau mới chọn đến Canh, Đinh Canh lưỡng toàn, đem Giáp tạo thành thư kích ( Ý chỉ lấy Giáp mộc như một lá thư có thể giao chiến, hoặc ví như dùng Giáp mộc như bút sách để đả phá công kích kể thù).

Mộc sinh ở vào 3 tháng mùa Thu, cành khô lá héo thích hợp với kim cứng cắt tỉa đẽo gọt, mới trở thành nhân tài trụ cột của quốc gia, sách viết: Tử Mộc đắc Kim mà có thành tựu, Canh Tân tất lợi, mà Kim khí vừa thừa vượng nắm lệnh, cho nên Mộc gặp Kim trở thành chân thần đắc dụng, quý hiển phần nhiều, không như Mộc mùa Hạ gặp Hỏa, Mộc mùa Đông gặp Thủy, Mộc mùa Xuân gặp Thủy là kị, Giáp mộc cần được Canh kim gọt rũa để trở thành người tài năng, Canh kim mừng có Đinh hỏa luyện rèn để trở thành khí cụ, như vậy toàn bộ khi luận Giáp mộc với ba tháng mùa Thu phù hợp với dụng Canh Đinh.

Giáp mộc sinh vào tháng 7


Giáp mộc tháng 7 có thể chịu được búa rìu, song không có Đinh hỏa thì không thể tạo ra Rìu sắc ( Canh kim), không có Canh kim không thể tạo ra Giáp, Đinh Canh lưỡng thấu, khoa giáp đăng quang.

Mộc mùa Thu là Mộc thành khí cụ, Mộc đắc Kim mới trở thành thư kích, không có Đinh hỏa không thể chế ra (búa rìu) Canh kim, không có Canh không thể chế ra Giáp mộc ( cột trụ), Đimh Canh cùng thấu, mà được phối hợp với Giáp mộc, chính là trở thành người có tài năng hoặc châu báu, dụng Canh dụng Đinh sẽ tường thuật rõ ràng ở phần dưới, cho dù dụng Canh kim nhưng không thể không có Đinh hỏa cùng phối hợp vậy.

Canh lộc ở Thân, Ấn Sát tương sinh, vận hành Kim thủy, tất nhiên hiển đạt, người dụng Canh, Kim Thủy vận đại quý.

Đây là nói về việc dụng Canh, cung Thân Canh kim đắc Lộc, Nhâm thủy trường sinh, Sát Ấn hai kẻ tụ ở dụng lệnh ( tháng Thân tàng Kim Thủy là Sát Ấn của Mộc), đồng cung đắc khí, Canh kim thừa vượng, nếu Canh xuất can mà không có Đinh chế, tất thương hại Giáp mộc, gặp Đinh thì Kim Mộc thành người đức độ tài năng ( thành đồ dụng cụ, đồ dùng), nguyệt lệnh Sát Ấn tương sinh, lại hành vận Kim Thủy, dụng thần đắc địa, tất là đại quý.

Hoặc Canh thấu mà vô Đinh, chỉ giàu mà thôi, chủ là người lao tâm khổ tứ rất nặng, không thể an nhàn mà hưởng thụ, hoặc Đinh thấu Canh tàng, cũng chủ thanh khâm (áo học trò thời xưa) tiểu phú, hoặc Canh nhiều mà không có Đinh, là người bệnh tàn tật, nếu là tăng đạo, tai ách có thể được giải.

Đây là nói về dụng Canh, không thể không có Đinh hỏa để phối hợp, tuy là Sát Ấn tương sinh, vận hợp Kim Thủy, nếu không có Đinh, Kim không thành khí, chỉ có một chút giàu có mà thôi, mà Sát vượng tất chủ lao khổ tầm thường, không thể có cuộc sống an nhàn hưởng thụ được, Đinh thấu Canh tàng, dụng Sát Canh là không hiển đạt, nhưng mà nguyệt lệnh Canh kim đương vượng, được Đinh tương chế, cũng chủ thanh khâm mà tiểu phú, Giáp mộc đến Thân, hưu tù vô khí, nếu như Canh nhiều ( giống như chi hội Kim cục can nhiều Canh Tân), mà không có Đinh hỏa tương chế, thì Mộc phá Kim thương, tất dẫn đến tàn tật, chính là mệnh gian nan khổ cực vậy. Sau tiết Tam phục, Mộc mùa Thu mừng kim khắc chế, không sợ Kim vượng, Thu Mộc cần cường, ( chi lâm Dần Mão Thìn) Canh Đinh cùng thấu thiên can, Canh kim đương vượng, được Đinh hỏa chế, là mệnh đại phú đại quý, hai Hỏa tuy cũng khả dụng, không thể bằng việc dùng Đinh hỏa, bởi thế Bính hỏa là Hỏa thái dương, mà đến Thân là bệnh địa, không thể so với Đinh là lửa bếp lò dùng để nung luyện, có thể luyện Kim thành khí cụ vậy. Nếu Hỏa nhiều mà khăc chế thái quá, lại là người xoàng xĩnh mà thôi, thích hợp với dùng nhiều Ấn hóa Sát, tuy quý nhưng không đáng kể, lý này rất nghiệm, Thu Mộc cần cường, thì mới luận giống bên trên, nếu Mộc mùa Thu nhược, Mộc sinh vào tháng Thân tuyệt địa, lý giống Ất mộc, tham khảo thêm tiết bàn về Ất mộc.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Hoặc Tứ trụ Canh vượng, lại thấy thủy nhiều, khó làm khí mệnh tòng Sát ( bỏ mệnh theo Sát), gặp Thổ nhiều, có thể lấy Tòng Sát luận.

Tiếp tục phần trên Canh kim nhiều không có Đinh mà nói, cung Thân Nhâm thủy trường sinh, Sát Ấn tương sinh, khó lấy tòng Sát luận, gặp Thổ có thể tòng Sát tức là lấy Thổ chế thủy vậy. Mộc sinh vào 3 tháng mùa Thu, khí thế lâm Tuyệt, về lý vốn có thể tòng, gặp Nhâm thủy trường sinh, gọi là tuyệt sứ phùng sinh, sinh khí của Mộc không tuyệt, nếu như gặp Thổ nhiều phá Ấn ( Thủy), đương nhiên có thể tòng thôi.

Canh nhiều Mậu Kỷ cũng nhiều, không có Nhâm Quý thủy, chuyên dụng Đinh hỏa chế kim, lấy sưởi ấm bầy Thổ, thì mệnh này đại phú, Đinh tàng phú nhỏ quý khinh, Tài lộ, cho dù Phong thủy bất cập, tất thừa nhận phú hào, được hai Đinh không tọa Tử Tuyệt, không những phú mà còn quý, cho dù Quý thủy bất cập, cũng có thể trong phú đạt quý, hiển đạt bằng con đường khác biệt nào đó, hoặc Quý thủy trùng điệp, chế phục Đinh hỏa, tuy có học vấn, chung quy lại cũng khó hiển đạt, được vận hành đến đất Hỏa Thổ phá Quý, cũng chỉ có chút công danh thành tựu mà thôi, tuế vận đều kém, chắc chắn là người lao khổ tầm thường, chi thành Thổ cục, Mậu Kỷ thấu can, chế khứ Quý thủy, bảo tồn Đinh hỏa, lại có thể xuất làm khoa giáp, nhưng mệnh này chủ thuộc loại tâm địa giả dối thích tranh cãi kiện tụng, tức phú quý nhưng không thể kiềm chế tính phóng đãng, bởi do tham nam vô độ mà tự gây ra họa, dẫn tới việc oán hận lầm nỗi, tuyệt đối không phải là người an phận.

Đến đây là luận khi dụng Đinh, Nhâm thủy Thân cung, bị Mậu Kỷ chế, không thể dụng Ấn hóa Sát, Canh kim đương vượng, Thu Thổ tiết khí mà hư nhược, nhất định phải dùng Đinh hỏa chế Kim để sưởi ấm Thổ, Thương quan sinh Tài, cho nên là cách đại phú, được hai Đinh không tọa đất Tử tuyệt, ( Hỏa tử ở Dậu tuyệt ở Hợi) phú mà còn quý, cho nên điều quan trọng là ở Đinh, Đinh tàng thì phú quý đều nhỏ. Nếu Quý thủy thương Đinh làm bệnh, thì khó hiển đạt, tuy vận hành Thủy Thổ, cũng chỉ là bổ cứu tạm thời, căn trước đều ở mầm giống, không thể giải bệnh ở nguyên cục được, nếu nguyên cục có Mậu Kỷ xuất can là có cứu, là có bệnh gặp thuốc, lại có thể quý, nhưng bệnh dược tạp xuất, cách cục không thuần, hỗn loạn mà Tài phá Ấn, do tham lam mà gây ra họa, cuối cùng không phải là cách cục thượng đẳng.

Tổng luận về Giáp mộc sinh vào tháng 7, lấy Đinh hỏa làm tôn quý, sau mới đến Canh kim, nhưng không thể thiếu Hỏa chế Thủy luyện Kim, Đinh hỏa muốn luyện Kim rất cần Giáp mộc dẫn trợ ( Hỏa), mới thành lò lửa hồng được, nếu có Quý âm thủy ngăn cản, thì diệt Đinh hỏa, Nhâm thủy cũng liệt vào hàng gây trở ngại, mà còn có thể hợp Đinh, chỉ cần gặp Mậu thổ mới có thể chế Thủy để bảo tồn Hỏa.

Tổng kết phần trên, Giáp mộc sinh vào tháng 7, lấy dụng Đinh hỏa làm thượng cách, Canh kim là khí của tháng năm lệnh đương vượng. Dụng Thương dụng Ấn, đều từ lệnh tháng phối hợp mà ra, cho nên nói không thể thiếu, đang lúc nói về lý của Đinh hỏa là tôn quý. Giáp mộc được Đinh hỏa, chính là lò lửa hồng, để luyện rèn Canh kim đương vượng, thì Kim trở thành châu báu, cho nên dụng Đinh làm quý cách vậy. Gặp Nhâm Quý, tất lấy Mậu thổ để cứu, Đinh Nhâm tương hợp, dụng Nhân thuỷ thì không có trở ngại, nếu như dụng Đinh hỏa, thì rất cần gặp Mậu thổ chế Nhâm, mới có thển lưu tồn được Hỏa vậy, ( dụng Nhâm cũng kiêng kị bị trói buộc, duy chỉ không mất đi tác dụng của Thủy mà thôi).

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Bính Ngọ, Bính Thân, Giáp Dần, Đinh Mão.
Bệnh là ở Bính Đinh tạp loạn, cho nên chuyên dụng Canh kim, hành vận Tuất liên tục dành chiến thắng, Canh vận lên đến chức Thị lang.
Theo mệnh tạo này, giờ gặp Dương nhận, chuyên dụng Canh kim cung Thân chế nhận, Canh kim đương lệnh, cách cục đạt được quý cách, duy chỉ lo Bính Đinh cùng xuất can chế Sát thái quá, hành Tuất vận, phá Ấn tiết khí Thực thương sinh Sát, có địa vị lên hạng quý tộc.

Ất Mùi, Giáp Thân, Giáp Tý, Ất Hợi. Mệnh Đô Liêm, Thìn vận vong.
Theo mệnh có Tý Thân hội cục, Thủy vượng Canh kim tiết khí, không dụng tài phá Ấn thì không thể, Thìn vận hội tề với Thủy cục đương nhiên bị chết.

Kỷ Hợi, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Đinh Mão. Là người nhiều tài năng.
Theo mệnh Nhâm thủy hợp khứ Đinh hỏa, Ky thổ không thể chế Nhâm, Bệnh trọng mà thuốc nhẹ, chỉ là người lắm tài mà không quý.

Mậu Ngọ, Canh Thân, Giáp Dần, Bính Dần.
Quan huyện lệnh, Sửu vận mất chức.
Theo mệnh cục nhật chủ đúng lưỡng vượng mà có chế, đó là mỹ cách vậy, tiếc Hỏa thái vượng, mà lại là Bính hỏa, mà không phải Đinh hỏa, Hỏa vận đến Sửa thì kết thúc. Những mệnh trên lấy trong sách Tạo hóa nguyên thược.

Đinh Dậu, Mậu Thân, Giáp Thân, Ất Hợi. Sinh giờ Hợi ngày 03 tháng 8 năm Khang Hi thứ 15.
Mệnh A Quế: người Mãn Châu, Mậu thổ hạn chế Nhâm thủy, không tiết khí của Canh Sát, chỉ lấy Đinh hỏa Thương quan giá Sát làm dụng, vận hành phương Nam. bình định Y Lê*, thảo phạt Miến Điện, bình định Kim Xuyên, lập công lớn mà được tất phong anh hùng, làm quan đến đại học sĩ, sau khi chết thụy hiệu là Văn Thành.

Tân Mùi, Bính Thân, Giáp Thân, Bính Dần.
Sinh giờ Dần ngày 08 tháng 07 năm thứ 16 Gia Khánh (niên hiệu của vua Nhân Tông thời nhà Thanh, Trung Quốc, 1796-1820) .
Mệnh Trương Chi Vạn: Trong mệnh Bính Tân trụ tháng và năm hợp, khứ được một Bính, chuyên dụng Bính hỏa can giờ, Giáp vượng xuất sinh, làm quan đến Đại hoch sĩ.

Quý Mùi, Canh Thân, Giáp Tuất, Bính Dần. Sinh giờ Dần ngày 08 tháng 07 năm Đạo Quang thứ 3.
Mệnh Tưởng Lư Tử: Dùng Bính hỏa chế Kim để dưỡng bầy Thổ, phú cách.

Quý Hợi, Canh Thân, Giáp Dần, Ất Hợi. Sinh giờ Hợi ngày 10 tháng 07 nhăm thứ 2 Đồng Trị (niên hiệu vua Mục Tông, thời Thanh, Trung Quốc, 1862-1874).
Mệnh Lục Kiến Chương: Thân vượng mượn Sát làm quyền, hành vận Nhận Ất Mão, năm quyền sinh quyền sát, vận Giáp bị giết vì thù hận.

Ất Dậu, Giáp Thân, Giáp Tý, Ất Hợi. Sinh giờ Hợi ngày 28 tháng 7 năm thứ 11 Quang Tự (niên hiệu Thanh Đức Tông, thời Thanh, Trung Quốc).
Mệnh Vương Bá Quần: Tiếc là không có Đinh hỏa để phối hợp, vận nhập Đông Nam, quý làm đến Bộ trưởng giao thông.

Canh Dần, Giáp Thân, Giáp Thân, Giáp Tuất. Sinh giờ Tuất ngày 16 tháng 07 năm thứ 16 Quang Tự (niên hiệu Thanh Đức Tông, thời Thanh, Trung Quốc).
Mệnh Viên Khắc Văn: Sát chỉ có một ngồi ở chi năm làm quý, ba Giáp đứng trên đầu, lấy chi năm Dần lộc làm căn, chuyên nhờ cậy vào sự che chở ở trên thì có thể, Đinh hỏa không thấu, cuối cùng chỉ là công tử đáng kính mà thôi.

Ghi chú: * Y Lê: Là một châu tự trị nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Khu tự trị này được thành lập vào năm 1956. Nó được ví như phên dậu của vùng Tây Bắc Trung Quốc thời cổ để chống lại các thế lực phương Bắc.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Giáp mộc sinh vào tháng 8.

Giáp mộc sinh vào tháng 8, Mộc suy Kim vượng, trước là dụng đinh Hỏa, sau thì dụng Bính hỏa, sau nữa mới đến Canh kim.

Giáp mộc sinh vào tháng 8, Mộc khí Hưu tù, Kim vượng thừa quyền, dụng Đinh chế Kim, dụng Hỏa điều hầu, nguyệt lệnh Kim thần đang vượng, cho nên trước dùng Đinh hỏa, không có Đinh hỏa thì dụng Bính, luyện Kim thì Đinh Hỏa lực mạnh, điều hầu thì Bính hỏa lực đủ, mỗi cái đều có ưu điểm của chúng, nếu như Canh kim thấu can, không có Đinh hỏa chế thì không thể được, hoặc gặp Tân thấu, cũng hợp với dụng Đinh hỏa, Bính với Tân hợp ngược lại là mất tác dụng của nó, nếu như Tỷ Kiếp nhiều, hoăc chi thành Mộc cục, thì cần Kim chế, lại càng cần có Hóa chế Kim, ( sẽ tường thuật rõ ở phần dưới) cho nên mới viết là " Canh kim là thứ vậy".

Một Đinh một Canh, khoa giáp ắt hiển, Quý thủy một thấu, khoa giáp khó toàn. Trong trụ có một Đinh một Canh, Đinh hỏa chế Kim mà thành khí cụ ( tài năng, đức độ), cho nên khoa giáp ắt hiển, thấu một Quý thủy, thương khắc Đinh hỏa, Canh kim không được chế, cho nên không thể giành được phú quý.

Bính Canh cùng thấu, phú đại quý tiểu, Bính Đinh đều không, là mệnh tăng đạo, Bính thấu mà không có Quý, phú quý song toàn, Quý xuất chế Bính, chỉ là thường nhân, ở trên nói về Đinh Canh. Bây giờ nói về Bính Canh, sức luyện Kim thì Bính không sánh kịp Đinh, mà Bính chỉ gồm đủ tác dụng điều hầu, cho nên viết " quý đại phú tiểu". Nếu như Canh kim thấu mà không có Bính Đinh chế, thì Mộc bị Kim làm cho tổn hại, là mệnh tăng đạo vậy, với phần dưới nói chi thành Kim cục thì cách xem giống nhau, phần trên nói Quý thấu tổn Đinh, khoa giáp khó toàn, nói như vậy là Bính thấu mà không có Quý, thì phú quý song toàn, ý nghĩa của nó cũng như nhau vậy thôi. Tóm lại Kim vượng không thể không có chế, Dụng thần không thể bị thương, Dụng thần bị thương đều là thường nhân.

Chi thành hỏa cục, có thể bằng lòng với giả quý ( sự quý không thật), Mậu Kỷ cùng thấu có thể là phú ông.

Chi thành hỏa cục, chế kim thái quá, Quan tinh bị thương, chỉ bằng lòng với sự quý giả mà thôi. Mậu Kỷ tiết Hỏa, cách cục chuyển thành Thương quan sinh Tài, Tài tinh đắc dụng, là cách cự phú, nhưng thân cần phải vượng, mới luận như vậy.

Hoặc chi thành kim cục, can lộ Canh kim, là Mộc bị kim thương, tất chủ tàn tật, được Bính Đinh phá kim, thì chủ về già xảy ra ám tật ( bệnh kín; bệnh khó thổ lộ cùng ai; bệnh không thể nói ra được).

Tháng 8 Mộc khí hưu tù, Kim thần thừa quyền, chi thành Kim cục mà Canh kim Sát thấu, Mộc bị Kim thương, không chết yểu thì cũng tàn tật, chỉ gặp Kim mà không phải Kim cục, nếu không có Bính Đinh tương chế thì không thể được. Ví như chi lại thành cục, cho dù được Bính Đinh phá Kim, cũng tránh Mộc khí, Mộc khí bị nội thương, chủ về già đau ốm.

Hoặc chi thành Mộc cục, can thấu Tỉ Kiếp, ngược lại lấy Canh làm trước tiên, sau mới đến dụng Đinh hỏa.

Tháng 8 mùa Thu Mộc rất già, sinh khí thu lại vào bên trong, lúc này thích hơp với dùng búa rìu ( Canh kim). Kết thành Mộc cục, can thấu Tỷ Kiếp, tất cả cành lá khô héo mà vô dụng, ngược lại lấy Canh kim trước tiên, lúc này khí của mùa Thu lấy Sát làm sinh, cách thành Sát Nhận, giữa mùa Thu Kim vượng thừa quyền, tất lấy Đinh hỏa chế Sát làm phò tá, Canh kim được Đinh hỏa, chính là búa rìu phát huy được tác dụng, mùa Thu Mộc thịnh, Sát vượng có chế, tất là quý cách vậy.

Ất Mùi, Ất Dậu, Giáp Tý, Đinh Mão.
Đinh hỏa cao chiếu. Mệnh Thái Thú.
Theo mệnh tạo có Đinh hỏa cao chiếu, nói đến cái đẹp trong sự phối hợp, Giáp Tý Quan Ấn tương sinh, Đinh hỏa cao chiếu, không hại Quan tinh, lấy nguyệt lệnh Quan tinh chế Nhận làm dụng thần, vận hành Tân Tị Canh Thìn, Quan tinh đắc địa, sao mà không được quý ư?

Canh Dần, Ất Dậu, Giáp Tý, Đinh Mão.
Chi tàng Bính hỏa, trụ giờ gặp một Đinh. Mệnh Tham chính.
Theo mệnh tạo thì Ất Canh Sát Nhận, tương hợp có tình, Đinh hỏa cao chiếu, chế được thích hợp, mùa Thu Mộc thịnh, hợp với vận Quan Sát, giống với tứ trụ trên, nội là Tham chính (tham gia hoạt động chính trị hoặc tham dự trong cơ cấu chính trị), ngoài là quan Thái thú, phẩm cấp bổng lộc giống nhau vậy.

Ất Tị, Ất Dậu, Giáp Tý, Giáp Tý.
Chu Văn Công, mệnh đứng đắn ngay thẳng.
Theo mệnh cục có Tỵ Dậu hội cục, Sát Ấn tương sinh, hai can không tạp, tốt là ở trong Tỵ có Bính ám tàng, há không phải là quý mệnh sao.

Bính Tuất, Đinh Dậu, Giáp Dần, Đinh Mão.
Làm quan Hiếu liêm đến năm Mão.
Theo trong mệnh thì Bính Đinh cùng thấu, Quan tinh bị chế ( Thái thú). may mắn hành vận đến đất Kim Thủy, cuối cùng được đắc cử làm quan Hiếu liêm. Những tứ trụ trên lấy trong sách Tạo hóa nguyên thược.

Đinh Tị, Kỷ Dậu, Giáp Tý, Mậu Thìn.
Sinh vào giờ Thìn ngày 16 tháng 8 năm thứ 7 đời Hàm Phong (niên hiệu của vua Văn Tông thời Thanh ở Trung Quốc, 1851-1861).
Mệnh Hoàng Dĩ Lâm: Chi thành Sát Ấn lưỡng cục, Thiên can Đinh hỏa Mậu Kỷ cùng thấu, phú quý đủ cả, đứng đầu bảng Tri phủ Vũ Xương, quan tuần cảnh Hồ Bắc.

Quý Mùi, Tân Dậu, Giáp Thân, Bính Dần.
Giờ Dần ngày 07 tháng 09 năm thứ 09 đời vua Quang Tự.
Mệnh Lưu Chấn Hoa: Bính Tân cách vị không hợp, Quý không hại Bính, quý làm chủ tịch, làm quan Thống soái quân đội.

Nhâm Dần, Kỷ Dậu, Giáp Tuất, Bính Dần.
Sinh giờ Dần ngày 10 tháng 08 năm thứ 47 đời vua Càn Long.
Mệnh Thanh Tuyên Tông ( Đạo Quang ): Có lẽ nói là ngày 08 giờ Dần, giống như Nhâm Thân, Nhâm Dần, không biết cái nào là thục, cho nên chỉ chép ra để tham khảo mà thôi.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Giáp mộc sinh vào tháng 9

Giáp mộc sinh vào tháng 9, tính chất của Mộc là điêu linh, Đinh hỏa Nhâm Quý sinh sôi phù giúp.

Cuối mùa Thu tháng 9 khí hàn, Giáp mộc điêu tàn, tháng thổ tường thành lại là Thổ táo, không thể nhuận Thủy dưỡng Mộc, cho nên không luận dụng Mậu dụng Canh. Tứ trụ thích hợp có Đinh hỏa Nhâm Quý để phối hợp, gặp Thủy tức Thủy nhuận, gặp Hỏa thì Mộc thanh tú. Mộc tàn lụi mà được Thủy Hỏa sinh sôi phù giúp mà dụng với Mậu Canh mới là thượng cách.

Mậu Kỷ cũng thấu, phối được trung hòa, có thể nhất bảng đề danh, Canh kim đắc gốc, chắc chắn khoa giáp, nhưng cần phải có chí khí cùng Phong thủy với vận trình tương hợp. Nếu gặp một hai Tỷ Kiếp, không có Canh Tân chế phục, thì cũng chỉ là thường nhân mà thôi, vận không đắc dụng, bần mà không thể lập được thân ( không có một tấc đất cắm dùi).

Mậu Kỷ cũng thấu, nói lấy Tài tinh làm dụng, Canh kim được gốc, gọi là thông căn Thân Dậu vậy. Tháng 9 Thổ vượng nắm lệnh, dụng Tài thì có thể nhất bảng đề danh, gặp Canh Tài vượng sinh Quan, chính là quý mà khoa giáp, dụng Tài mà gặp Tỉ Kiên tranh Tài, tất Canh kim là hộ thần của Tài tinh, không có Canh chỉ là thường nhân thôi. Hành vận lại gặp đất Tỷ Kiếp, bần mà không thể lập được thân. So sánh tháng tứ quý, đều chỉ nói ở sau nữa tháng. Trước nữa tháng cách xem giống tháng ở trên, ( nói như thế là Thiên quan chế Tỷ hộ Tài).

Ví dụ một mệnh tạo sau: Giáp Thìn Giáp Tuất Giáp Thìn Giáp Tuất.
Phú quý thọ toàn, mệnh Đài các, từ mệnh này mà thấy Thiên nguyên nhất khí, lại gọi một Tài một Dụng, gặp Tỷ dụng Tài, chuyên lấy Thổ cuối mùa.


Bàn tiếp đoạn trên, gặpTỉ dụng tài, lấy Quan Sát làm thần hộ vệ, thì giống Tài Quan cách, lấy Thực Thương để hóa, thì giống Thực Thương sinh Tài cách. Nếu không dụng Quan Sát Thực Thương mà dụng Tài tinh, thì Tài tinh, chỉ tháng tứ quý có thôi, như tứ trụ này là chính xác vậy, tứ chi của mệnh tạo này đều là Thổ, lại đúng dịp Thổ vượng năm lệnh, không gặp Tỷ dụng Tài, chính là Tài vượng dụng Tỷ vậy, lại thêm Thiên nguyên nhất khí, một Tài một Dụng ( một Tài một Tỉ), thể dụng đều trong thanh, cho nên phú quý đến già là phải. ( Nói như vậy là chuyên dụng Tài tinh).

Hoặc thấy Canh thấy Bính, có thể là tú tài, tay trắng thành danh, phàm dụng Hỏa là Mộc thê Hỏa tử ( con), thê hiền tử giống cha.

Luận tiếp đoạn trên, tháng 9, Tài tinh lệnh tháng đương vượng, Canh Bính đều thấu, dụng Bính hỏa khử Canh sinh Tài, chuyển thành Thực thần sinh Tài cách, quý nhỏ mà phú lớn, lấy Bính làm dụng, cho nên Mộc là vợ Hỏa là con, ( ở đây là nói Thực thần sinh Tài cách).

Nếu tứ trụ Mộc nhiều, dụng Bính dụng Đinh, đều không phải là hay, dụng Canh mới là kì diệu. Tháng 9 dụng Canh là không lấy Thổ làm vợ Kim làm con, đương lấy Thủy làm vợ Mộc làm con, thường Giáp mộc ở tháng tứ quý, nói chung không thể ở ngoài Canh kim. Ví như Mộc là cái Cày, có thể cày tơi thổ cuối mùa, không phải Canh kim là cái lưỡi cày, thì sao có thể cày tơi Thổ được, tuy gồm đủ Bính Đinh Quý thủy làm dụng, Canh tất là đứng ở vị trí đầu tiên.

Nói như vậy là nói đến dụng Canh kim Thiên quan, Mộc ở 3 tháng mùa Thu tính khô héo tàn úa, nguyệt lệnh trở thành Hỏa khố. Nếu như tứ trụ Mộc nhiều mà dụng Bính Đinh, Hỏa vượng Mộc khô, tóm lại không phải thượng cách, ( sẽ tường thuật ở dưới) cho nên tứ trụ Mộc nhiều dụng Canh kim là tuyệt nhất. Tư luận viết: Tử Mộc đắc Kim mà có thành tựu, Canh Tân tất lợi là vậy, sau sẽ trình bầy tường tận về lí lẽ của nó,Mộc ở tháng tứ quý, không rời Canh kim, nó vốn ở Quan tinh. thí dụ như lấy Mộc để cày tơi Thổ, không thể không có lưỡi cày, Kim là nguồn của Thủy, Sát Ấn tương sinh, Giáp mộc căn nhuận, mới có thể khai thông Thổ, gọi là dụng Kim, thực ra dụng Thủy sinh Mộc, lấy Kim làm bổ trợ cho Thủy sinh Mộc, cho nên không lấy Thổ làm vợ Kim làm con, mà lấy Thủy làm vợ, Mộc làm con, Giáp không có Canh thì không linh hoạt. Cho nên Canh không thể thiếu, cuối thu khí hàn, không thể không có Bính Đinh, Thổ táo Mộc khô, không thể không có Nhâm Quý. Ở đây nói về phương pháp phối hợp của Giáp sinh vào 3 tháng mùa Thu, mà lấy Canh làm đầu mối then chốt.

Thông thường Giáp ở tháng tứ quý, gặp nhiều Mậu Kỷ, chắc chắn là khí mệnh tòng Tài luận, Hỏa làm thê Thổ làm tử.

Tòng cách lấy thần tòng làm dụng, cho nên lấy Hỏa làm vợ, Thổ làm con.

Giáp Mộc sinh vào ba tháng mùa Thu, lấy Canh làm quý. Nếu như không chỉ thấy một bầy Bính Đinh thương hại Kim, chẳng qua cũng chỉ là người có văn hóa, có Nhâm Quý phá Hỏa tất là người có học chân thực, không có Thủy phá Hỏa, chi lại thành Hỏa cục, thì chính là Mộc mục nát, có Canh sao có thể góp sức, cô bần tàn tật hạ lưu, nam nữ đều cùng một lý.

Bây giờ xin trình bầy chi tiết về cách dụng Bính dụng Đinh, dụng Bính Đinh đều không phải là lí lẽ tuyệt diệu, Giáp mộc sinh vào 3 tháng mùa Thu, không xa rời Canh kim, nếu có một bầy Bính Đinh, chi lại thành Hỏa cục, Hỏa vượng Mộc khô, không có Nhâm Quý để cứu, thì Mộc không có sức sống. Tuy có Canh kim, không thể trợ lực, cho nên Giáp mộc đến Thu, khí thế đã tuyệt, tính vốn khô héo tàn úa, ví như gặp Thủy vượng, liền thành mục rữa, không so với Mộc mùa Xuân gặp Hỏa, là Mộc Hỏa cháy sáng, tú khí dâng trào, gặp Mộc nhiều đắc Canh là quý. Cành khô lá héo, được Kim khí loại bỏ, lấy Sát làm sinh, cũng không thể không có Quý thủy để phối hợp, nếu như Hỏa vượng thương Kim, không có Thủy phá Hỏa, nhất định là mệnh cô bần hạ tiện mà tàn phế.

Có thể có giả Thương quan đắc địa phùng sinh, ở đây nói chính là hợp với Giáp Ất mùa Thu sinh quý là người uy vũ đứng đầu, người dụng Thủy chế Thương quan, lấy Kim làm thê, Thủy làm tử.

Trụ gặp Bính Đinh mà Hỏa không đương lệnh, cho nên viết là giả Thương quan, đắc địa phùng sinh là địa chi gặp Dần trường sinh, được đất Ngọ ( hỏa), Dần Ngọ Tuất tam hợp hội cục vậy, là người vũ dũng đứng đầu, Nhâm Quý thủy phương Bắc là Ấn vậy. Hỏa vượng Mộc khô, tất Thương quan bội Ấn, mới là đạt quý. Như một mệnh tạo: Mậu Tý Nhâm Tuất Giáp Dần Canh Ngọ. Dần Ngọ Tuất hội cục làm giả Thương quan, ý muốn nói chính là hợp với Giáp Ất sinh vào mùa Thu là người vũ dũng đứng đầu, tất lấy Nhâm thủy chế Thương quan làm dụng, ( Mậu thổ làm Bệnh ) mà không lấy Thương quan làm dụng vậy, lấy Ấn làm dụng, cho nên Quan Sát làm vợ, Ấn làm con.

Nếu Đinh Mậu đều đủ, nói chung không gặp Thủy, lại là Thương quan sinh Tài cách, cũng nói có thể phu quý, cách này lấy Hỏa làm Thê Thổ làm tử.

Mậu cung Tuất là khí đương vượng, Đinh hỏa là thần của Mộ khố, cùng thấu xuất thiên can làm dụng, đó chính là Thương quan sinh Tài cách, Đinh Mậu đồng cung tụ khí, cũng có thể nói rằng phú quý, đây là ngoại lệ, lấy đủ Đinh Mậu, nói chung không gặp Thủy, là điều kiện quan trọng để thành cách, nếu không nói chung lấy dụng Ấn là chính.

Phàm Giáp mộc sinh tháng 9, Giáp nhiều Canh thấu, phú quý. Canh tàng phú quý ít. Dụng Canh thì kị Đinh hỏa chế phục, sợ rằng khó có phú quý.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Nếu như trong trụ nhiều Canh, thì lại lấy Đinh là hiếm thấy, là người phú quý. Như năm Canh Thân, tháng Mậu Tuất, ngày Giáp Thân, giờ Nhâm Thân, người có tứ trụ này chủ chủ công danh hiển đạt, có tài năng, nếu không có Canh Bính trụ năm tháng, lại không có Hỏa tinh xuất can, hiếu học mà khó thành danh.

Trình bày chi tiết ở phần trên với mục đích Giáp dụng nhiều với Canh, với tiết đầu gặp Tỷ Kiêp, không có Canh Tân chế phục chỉ là thường nhân, lí của nó cũng chỉ là một. Nếu như Giáp mà trong trụ nhiều Canh kim, thì lấy Ngọ hỏa là đặc sắc, ở đây nói là Sát thái vượng, lấy Thưc thương chế phục là cần thiết. Như mệnh tạo Canh Thân, địa chi có 3 Thân, Canh kim xuất can, Sát vượng không có Thực thần chế phục là không thể. Cung Thân kim thủy tương sinh, lại được Thủy xuất can, cho nên có thể Dụng thực thần chế Sát. Trích Thiên Tủy viết rằng: Trong cục lộ rõ sức sống đang phơi phới phát triển phồn thịnh, thì thần khí ung dung tâm nguyện thông suốt. Sự thấu lộ của Bính Đinh chính là sự sống đang phới phới sinh sôi phát triển vậy. Cho nên sẽ là người lập công danh hiển đạt. Nếu không thì cũng quay về bể khổ trầm mê oán trách mà thôi. Đến đây là tổng kết về lí luận khi dụng Canh kim.

Giáp mộc sinh tháng 9, có thể chuyên dụng Đinh hỏa Quý thủy, thấy Mậu thấu can thì quý. Như Mậu Tuất Nhâm Tuất Giáp Tý Mậu Thìn, Tý Thìn thành Thủy cục, Nhâm thủy xuất can, đây là nói đến chính hợp là quý mà rất phù hợp với người uy vũ đứng đầu, lại được Mậu thấu, phối được trung hòa, là mệnh đứng đầu bẳng, gia kế (sinh kế của gia đình) sung túc, giàu có ngàn vàng. Nhưng Canh Đinh không sinh, ra làm quan cũng không vinh hiển.

Trình bày tường tận Giáp mộc sinh tháng 9 dụng Tài, thích Đinh Quý sinh phù, thấy ở tiết đầu, chuyên dụng Đinh Quý, mừng có Đinh Quý để phối hợp. Mậu thấu phối được trung hòa, lấy Mậu Tài tinh làm dụng. Như mệnh tạo Mậu Tuất, chi thành Thủy cục mà thấu Nhâm thủy, Thủy nhiều lấy Mậu là đặc sắc, Mậu thổ cung Tuất xuất can, dụng Tài tổn Ấn, là mệnh giàu to mà quý nhỏ. Không gặp Đinh Canh, bản thân khó có thể đạt được thuận lợi vinh hiển, đây mới chỉ là luận bề ngoài của nó, kì thực Tài nhiều thân nhược, may mà giữa trụ tháng và trụ ngày kẹp Quý Hợi, giữa trụ ngày và trụ giờ kẹp Ất Sửu Bính Dần Đinh Mão, trước thì dẫn sau thì theo, trong không có hình, Mộc có sinh khí, vận hành Đông Bắc, cho nên chỉ có thành tựu nhỏ mà thôi.

Nhâm Ngọ, Canh Tuất, Giáp Ngọ, Canh Ngọ.
Canh Nhâm đều vượng, quý cách nhất phẩm.
Đây là theo mệnh thừa Tướng họ Chiêm đời Minh: Ngọ Tuất hội cục, Hỏa vượng Mộc khô, dụng Nhâm thủy tiết Canh chế Hỏa phù thân, chính hợp thành giả Thương quan cách đắc địa, quý mà hợp với câu nói " uy vũ đứng đầu". Xem thêm với mệnh tạo Mậu Tý sẽ tự hiểu.

Canh Tuất, Bính Tuất, Giáp Tuất, Mậu Thìn.
Đứng đầu quan võ, phú mà thọ.
Theo mệnh tạo thì Bính Mậu cùng thấu, lấy lệnh thầnsinh thân, cho nên phú mà thọ, gặp Canh Thất sát, quý nhỏ mà uy vũ.

Kỷ Sửu, Giáp Tuất, Giáp Tý, Giáp Tý.
Không có sự bồi dưỡng của Canh, Đinh lại quy khố, tuổi nhỏ bần hàn, về già đại phát. Nhưng cũng chỉ là loại người xoàng xĩnh mà thôi.
Theo mệnh tạo thì Giáp tọa Ấn Tý, cây già gốc nhuận, đoạt dụng Tài tinh, không có sự bồi dưỡng của Canh, không thể đạt quý, không có Bính Đinh tiết khí, là người tầm thường xoàng xĩnh, lúc tuổi già hành vận Kỷ Tị Mậu Thìn, Tài vượng đắc địa, giàu có đương nhiên.

Kỷ Sửu, Giáp Tuất, Giáp Tuất, Giáp Tý.
Hai điểm Đinh hỏa, một vợ một con, ít có y thực, thường nhân mà thôi.
Theo mệnh tạo này với mệnh tạo trên kém nhau một chữ nhật chi, đều lấy Tài làm dụng, Giáp Tý hoạt Mộc ( mộc sống), Giáp Tuất Mộc khô ( mộc chết), cho nên khác nhau ở chỗ có tình và vô tinh vậy.

Quý Sửu, Nhâm Tuất, Giáp Ngọ, Nhâm Ngọ.
Nhâm Quý quá nhiều, Đinh hỏa không thể sản sinh ánh lửa, may mắn được Canh đắc lộc ở Thân, có thể bản thân có thành tích, không mất đi sự phú quý, huynh đệ nhiều mà khỏe mạnh, thê tử sớm đã chuốc hình ( tù tội). Trên đây là lấy từ sách Tạo hóa nguyên thược.

Ất Mão, Bính Tuất, Giáp Thân, Đinh Mão.
Sinh giờ Mão ngày 24 tháng 9 năm thứ 5 đời vua Hàm Phong.
Mệnh Mã Bá Thông: Canh Lộc ở Thân, Giáp Nhận tại Mão, Sát Nhận đều không nắm lệnh, gặp Bính hỏa xuất can, dụng thần lấy lệnh thần sinh Tài, học vấn sâu rộng tuổi thọ được dài.

Mậu Ngọ, Nhâm Tuất, Giáp Thìn, Canh Ngọ.
Sinh giờ Ngọ ngày 2 tháng 10 năm thứ 8 đời vua Hàm Phong.
Mệnh Lương Kính Ngạn: Tài vượng sinh Sát, Canh Đinh Quý phối hợp trung hòa, đương nhiên phú mà còn quý.

Giáp Tuất, Giáp Tuất, Giáp Dần, Bính Dần.
Sinh giờ Dần ngày 15 tháng 9 năm thứ 30 đời vua Đồng Trị.
Mệnh của bậc tiên hiền cách mạng Hoàng Khắc Cường: Thương quan cách vô Ấn, Hỏa vượng Mộc khô, phúc trạch không đủ.

Bính Tý, Mậu Tuất, Giáp Tý, Canh Ngọ.
Sinh giờ Ngọ ngày 7 tháng 9 năm thứ 2 đời vua Quang Tự.
Mệnh Cận Vân Bằng: Tài vượng sinh Sát, mừng Đinh Quý sinh phù, quý là người đứng đầu trong nội các.

Mậu Dần, Nhâm Tuất, Giáp Tý, Bính Dần.
Sinh giờ Dần ngày 18 tháng 9 năm thứ tự đời Quang Tự.
Mệnh Bành Lực Di: giả Thương quan bội Ấn.

Đinh Hợi, Canh Tuất, Giáp Tý, Canh Ngọ.
Sinh giờ Ngọ ngày 10 tháng 9 năm thứ 13 đời Quang Tự.
Mệnh Hứa Sùng Trí: Mừng một Đinh một Canh, tương chế thành cách.

Kỷ Sửu, Giáp Tuất, Giáp Tý, Kỷ Tị.
Sinh giờ Tỵ ngày 16 tháng 9 năm thứ 14 đời Quang Tự.
Mệnh Trần Cẩm Khu: Hóa thổ cách, Giáp theo Kỷ hóa, Quý thủy trong Tý, có Mậu thổ trong cung Tỵ hợp hóa, phản trợ Tài vượng. Hành vận Hỏa Thổ tất quý.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
Tổng luận Giáp mộc sinh vào 3 tháng mùa Đông

Canh kim làm trọng yếu, sau mới đến Bính hỏa, Mậu thổ cần cân nhắc khi dụng.

Nếu như Tân kim Nhâm thủy, không hợp với thủ dụng ( thủ dụng: lấy dụng thần), Tổng luận các phương pháp thủ dụng của Giáp mộc trong 3 tháng mùa Đông.

Giáp Mộc sinh vào tháng 10

Giáp Mộc sinh vào tháng 10, lấy Canh kim làm vua, lấy Đinh làm phò tá, sau mới đến Bính hỏa, kị Nhâm thủy phiếm Mộc, tất lấy Mậu thổ để chế, cho nên sau nữa mới là Mậu.

Nhâm thủy cung Hợi đương vượng, Mộc vừa mới manh nha, gặp Nhâm thủy xuất can, tránh Thủy vượng phiếm ( trôi) Mộc, cho nên rất cần Mậu thổ để chế, Canh Đinh làm dụng, Bính Mậu để phối hợp, Nhâm thủy không thấu, không cần dụng Mậu thổ nữa.

Được Canh Đinh xuất can, lại thêm Mậu thấu, nói là khử trọc lưu thanh, đại phú đại quý, cho dù không có Đinh hỏa, cũng có ít phú quý, có thể Giáp nhiều phá Mậu, Canh kim vô căn, khó làm nhân tài trụ cột, tức chỉ là thường nhân. Canh Mậu đều thấu, tuy Tỷ Kiếp nhiều, cũng nhất định phú quý mà thọ.

Giáp Mộc sinh vào tháng 10, sau khi thừa lệnh mùa Thu, lấy một Đinh một Canh tương chế để đạt được phú quý. Giống với 3 tháng mùa Thu, Nhâm thủy đương vượng, được Mậu thổ chế Thủy, có thể vun gốc thêm cho Giáp mộc, bảo vệ Đinh hỏa mà sinh Canh kim, toàn cục điều hòa linh hoạt, là mệnh đại phú quý, có Canh mà vô Đinh, lấy Tài sinh Sát làm Dụng, sẽ tái trình bày tỉ mỉ ở phần dưới. Tháng Hợi Nhâm thủy vượng, Canh kim tiết khí, không có Mậu chế Nhâm, Canh kim vô lực khắc Mộc để trở thành Đống Lương ( rường cột), cho nên gặp Giáp nhiều phá Mậu, chỉ là người bình thường, Canh Mậu đều thấu, Canh kim có thể chế Tỉ Kiếp nhằm bảo hộ Tài, Mậu thổ chế Nhâm thủy để sinh Canh, tương giao ( giao nhau) làm dụng, ắt chủ phú quý thọ trường.

Hoặc nhiều Tỉ Kiếp, chỉ có một Canh xuất can, tọa Lộc phùng sinh, chính là bỏ Đinh theo Canh, gặp Tài có một chút ít phú quý, vận hành Đông Nam thì cát, Tây Bắc thì hung.

Tiếp nối ý phần trên, không có Đinh thì có chút ít phú quý, Tỷ Kiếp nhiều, không thể không dụng Canh kim, (tứ ngôn) tứ trụ nhất định phải có Tài tương sinh, mới là phú quý. Bỏ Đinh theo Canh là nói không dụng Đinh hỏa chế Sát, mà lấy Canh chế Kiếp vậy. Nhưng cuối cùng là Mộc mùa Đông, vận thích hợp Đông Nam đất Mộc Hỏa, kị Tây Bắc là đất Kim Thủy.

Hoặc chi gặp Thân Hợi, được Mậu thổ đương đầu để cứu Canh Đinh, khoa giáp có thể đạt. Nếu chỉ có đơn độc Kỉ thổ, lực nó nhỏ yếu, bất quá cũng chỉ là quan cai ngục mà thôi.

Chi gặp Thân Hợi, Nhâm thủy gặp sinh đắc lộc, thế Thủy tràn lan, cần phải được Mậu thổ đương đầu để cứu, Giáp mộc tháng 10, lấy dụng Canh Đinh là chính, Nhâm thủy thái vượng, tiết Canh hại Đinh, mà bị nó hại. Cho nên không luận Canh Đinh cùng dụng. Hoặc bỏ Đinh dụng Canh, gặp Thủy vượng, đều cần Mậu thổ để cứu, Kỉ thổ lực mỏng, không đủ để chế Thủy, cho nên cũng chỉ là Cống giám ( quan coi ngục) mà thôi.

Người dụng Canh lấy Thổ làm thê Kim làm tử, người dụng Đinh lấy Mộc làm thê, Hỏa làm tử.

Mộc sinh vào đầu mùa Đông, không ngoài hai đường dụng Sát dụng Thương, dụng Sát là Tài làm vợ, Sát làm con. Dụng Thương là Tỷ Kiếp làm vợ, Thực Thương làm con.

Tóm lại: Giáp mộc sinh vào tháng 10, trước là dụng Canh sau mới đến Đinh, Mậu thổ cũng không thể thiếu.

descriptionLuận MỘC EmptyRe: Luận MỘC

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết