shanghai hỏi, 2019

Thưa anh chị em trong diễn đàn, hiện tại tôi đang suy nghĩ về vđ tiết khí mùa sinh của người Nam bán cầu như Úc chẳng hạn, mùa đông của họ thì cùng thời điểm với mùa hè ở ta.
Không biết mọi người suy nghĩ gì về vđ này và liệu có nên giữ nguyên tứ trụ như người bắc bán cầu như vn trung quốc ko nhỉ?

lesoi, 2019
Chỗ này theo tôi là không có gì đáng lo ngại cả. Bởi vì nếu lấy theo múi giờ thì theo giờ địa phương của họ, giờ địa phương là quyết định tiết khí của một quốc gia. Cho nên, không có gì lo nghĩ cả.

kimcuong, 2021
Vấn đề này chúng ta đã bàn cơ bản từ đầu khi học Tử Bình. Tiết khí mà chúng ta biết như Lập Đông, Tiểu Hàn, Mang Chủng, v.v... rất nhiều bạn hỏi có áp dụng vào thời tiết nóng ẩm như VN không, hoặc các xứ Phi Châu, Bắc Cực tính thế nào? Tôi nhớ còn có người luôn khăng khăng nói vn nóng như lửa, sinh ra tháng 11, 12 tại sao gọi là Đại Tuyết, Tiểu Hàn, và nóng như thế mà lấy Hỏa làm dụng thần thì quả là "điên"!

Vậy có áp dụng tiết khí khi luận mệnh trong TB không? Dĩ nhiên là có. 24 tiết khí (solar terms) dựa trên vị trí của mặt trời trong cung hoàng đạo, được tạo ra bởi những người nông dân ở Trung Quốc cổ đại để hướng dẫn các công việc nông nghiệp và các hoạt động canh tác. 24 tiết khí này phản ánh những thay đổi trong khí hậu, hiện tượng tự nhiên, sản xuất nông nghiệp và các khía cạnh khác của cuộc sống con người. Trong mệnh lý học, chúng đại diện cho cái "tinh yếu" mà chúng ta thụ hưởng từ khi sinh ra. Áp dụng cho tinh thần thì nơi nào trên vũ trụ cũng đúng.

Để giải thích tinh khí thần của Trời Đất mà con người thụ hưởng đó, chúng ta thấy cổ nhân định dạng qua hình tượng ngũ hành, vượng tướng, sinh tử tuyệt, v.v... và đặt tên cho các tiết khí, nên mới giải thích được những xung khắc chế hóa trong bản mệnh. Vậy cả cái thuyết tất cả đều quy qua thời khắc Bắc Kinh cũng là sai lạc lâu rồi.

Nói cách khác, ở vn chúng ta thì các thuật ngữ Đại tuyết, Bạch Lộ... nên chỉ xem là ẩn dụ của tháng mang ngũ hành vượng tướng nhất của chúng.