Luận HỎA
Viêm Hỏa là chân hỏa, trấn giữ vị trí phương Nam, cho nên hỏa không thể không có cái lý sáng tỏ của mình, phát sáng không lâu, rồi đều phải phục tàng, cho nên hỏa tuy sáng tỏ nhưng không thể không có tượng phụt tắt. Hỏa lấy mộc làm thể, không có mộc thì hỏa không thể kéo dài được sự cháy sáng. Hỏa lấy thủy làm dụng, không có thủy thì Hỏa cực kì mãnh liệt, vì thế hỏa cường thịnh thì không có thực, Hỏa cháy rực thì làm tổn thương vạn vật. Mộc có thể ẩn tàng hỏa, đến phương Dần Mão mà sinh hỏa, bất lợi ở phương Tây, gặp phải Thân Dậu thì nhất định phải chết. Sinh ở vị trí của quẻ Ly, quyết đoán có triển vọng, nhược bằng ngụ tại cung Khảm, cần phải cẩn thận kính phục và tuân thủ lễ phép.
Tổng luận về tính chất của hỏa, phương Nam là Tỵ Ngọ Mùi thuộc vị trí của quẻ Ly, bản chất của hỏa là nóng và sáng. Lấy mộc làm chủ thể, thì hỏa có chỗ nương tựa, mà hiển lên được cái đức quang minh, xán lạn của mình. Lấy thủy làm đối tượng, thì hỏa có chỗ để làm bốc hơi, mà bộc lộ được cái dụng cứu tế của mình, Bính hỏa sinh vượng, không rời Nhâm thủy, Đinh hỏa suy kiệt, không rời Giáp mộc, tính chất của chúng có khác nhau. Tính chất của hỏa thì viêm nóng, hành ở phương Đông Nam, tính thuận với hỏa thì phồn thịnh vinh quang, hành hướng Tây Bắc, tính nghịch với hỏa, dần vào tàn lụi, cho nên sinh ở phương Nam là quyết đoán có triển vọng, sinh ở phương Bắc, thận trọng kính phục. Vận trình liên tục thì hỷ Đông Nam, kị Tây Bắc, tại Viêm thượng cách mà hành vận Tây Bắc quả là chẳng quý (1).
Kim được hỏa mà hài hòa thì có thể đúc nóng. Thủy được hoả mà hài hòa lại thành cứu giúp. Hỏa gặp phải thổ thì tính sáng bị mờ, chủ vượng mà bị lấp kín. Gặp mộc nơi vượng, nhất định là tươi tốt, mộc tử hỏa hư, khó được vĩnh cửu, dẫu có công danh, tất không thể lâu dài. Mùa Xuân kị gặp mộc, xấu thì bị thiêu đốt; mùa Hạ kị gặp thổ, xấu thì bị mờ tối; mùa Thu kị gặp kim, kim khó khắc chế; mùa Đông kị gặp thủy, thủy vượng thì diệt. Do đó Hỏa mùa Xuân mong được viên nóng, viêm nóng mà không được đủ đầy; Hoả mùa Thu thì mong được tàng phục không muốn sáng rõ, bừng lên thì rất khô hanh; Hỏa mùa Đông thì mong được sinh mà không muốn chết, chết tức là tàn lụi vậy.
Tổng luận về tác dụng khi hỏa khi gặp kim thủy thổ mộc, đều lấy trung hòa làm quý. Hỏa gặp kim, danh hỏa luyện chân kim, gặp thủy thì nổi tiếng vừa cứu tế thành công, gặp thổ thì ánh sáng bị mờ tối, gặp mộc thì hỏa sáng rực. Mộc với hỏa gắp bó với nhau, mùa Xuân mùa Hạ nếu hỏa gặp mộc nhiều thì quá vượng liệt, bởi quá sung túc mà tự thiêu mình, nhưng mộc suy thì hỏa tắt, lại hiềm không đủ. Do đó Xuân kị mộc giàu, Hạ kị thổ vượng, Thu Đông hỏa hư nhược nên kim nhiều thì hỏa không thể khắc chế nổi, thủy vượng thì hỏa bị áp chế cho nên lúc này lại cần thổ mộc đến cứu giúp.
Hỏa sinh các tháng mùa Xuân, mẹ vượng con tướng, thế lực song hành.
Hỏa là đại biểu của khí hậu ba tháng mùa Hạ, khí của nó là nắng nóng. Cung Dần tàng Giáp mộc đương vượng, tàng Bính hỏa Trường sinh, cho nên mới nói "mẫu vượng tử tướng" là vậy. Tướng biểu hiện sự tuần tự, nhưng cũng là sự bổ trợ cho nhau, Bính hỏa tuy là khí của phương sinh, nhưng cũng là nơi mộc đương vượng, vì vậy mà thế lực của chúng song hành với nhau, dương khí quay trở lại mặt đất, vũ tuyết khi sương (cười ngạo đẩy lùi sương tuyết), hiện tượng đó quá uy mãnh, đây chính là tính chất của Hỏa ở mùa Xuân vậy.
Khí của trời đất, khí của thủy hỏa cũng thế thôi (tức khí hậu nóng lạnh), cho nên hỏa sinh ở Dần, thủy sinh ở Thân, kim sinh ở Tỵ, có vị trí khác nhau, mộc là tiên phong của hỏa, kim là tiên phong thủy, tháng giêng mộc vượng hỏa sinh, thế lực của chúng đồng thời cùng đến, đó là thế lực tự nhiên vậy.
Tuy mừng có mộc đến sinh phù, nhưng không thích với quá vượng, vượng thì hỏa viêm nóng. Mong có thủy đến cứu trợ, nhưng cũng không thích hợp nếu thủy quá thịnh, thủy thịnh quá chẳng khác nào vứt bỏ cái ân huệ của nhau.
Đầu mùa Xuân, khí lạnh còn dư thừa mà chưa hết, thì Mộc mượn Hỏa để sinh trưởng, mà Hỏa cũng mượn Mộc để sinh tồn. Khí của tháng giêng là khí dương hòa, tức là tượng của mộc hỏa hợp nhất, cho nên nói: hỉ mộc sinh phù. Tháng 2,3 dương khí hưng thịnh, mộc ít hỏa sáng, mộc nhiều sẽ che lấp hỏa, cho nên không cần mộc quá vượng, vượng thì hỏa cháy mãnh liệt, dương khí khô khát, thích hợp có thủy đến điều hòa. Mộc của ba tháng mùa Xuân là lúc vượng thịnh, tự nó có thể hợp với thủy để sinh hỏa, nên gọi là thiên hòa địa lợi, vừa cứu trợ cho nhau vừa có thành tựu. Nếu là thủy quá phồn thịnh, mộc ướt thì không thể cháy được, không thể không nhờ vào thổ chế thủy, làm mất đi ý nghĩa của sự điều hòa, như vậy không xứng với cái ân huệ của khí dương hòa ngày Xuân rồi, bởi thế hỏa mùa Xuân dụng Thực chế Sát không phải là thượng cách.
Thổ thịnh thì xấc xược làm hỏa mờ tối, hỏa thịnh làm "Thương đa" khô cháy.
Lời trên chính là nói tới hỏa khi gặp Thực Thương vậy, thổ được thủy làm cho tươi nhuận thì sinh vận vật, thổ gặp hỏa táo (thiếu nước) gây ra hạn hán cháy khét nứt nẻ, do đó hỏa thổ Thương quan là cách cục duy nhất khó có thể đạt tú khí. Thổ thịnh mà hỏa ít, thì ánh sáng của hỏa bị mờ tối; hỏa thịnh thổ nhiều, thì hỏa nóng thổ khô, sinh cơ bị tận diệt (Thổ là Thương quan, "Thương đa" tức Thổ nhiều), vì thế Bính hỏa không sợ Nhâm thủy mà chỉ sợ Mậu thổ vậy. Cục "hỏa viêm thổ táo" nếu dụng Kiếp dụng Tài đều không thể không có thủy làm phụ giúp; dụng mộc để khai thông thổ, không có thủy tức mộc bị cháy; dụng kim tiết thổ, không có thủy thì kim bị nóng chảy. Cho dù hỏa vượng thành phương cục, cũng chỉ nên có một hai điểm thấp Thổ, không nên quá nhiều, như vậy mới hữu ích.
Gặp Kim có thể phát huy công dụng, dẫu trọng kiến dụng Tài thì từng bước nổi bật.
Đây chính là nói về dụng Kim vậy. Kim tại ba tháng mùa Xuân thuộc vị trí Tuyệt Thai Dưỡng cho nên khí thế yếu ớt, trong khi thế lực của hỏa đang hướng vượng, lực khắc kim chắc chắn có dư, cho dù kim có nhiều đến mấy cũng không thể gây khó khăn cho hỏa, bởi vậy gặp nhiều mà dụng được Tài thì càng ngày càng tốt đẹp (2). Tài cho ta sử dụng thì nhất định là phú cách.
Hỏa ở các tháng mùa Hạ, nắm lệnh thừa quyền.
Ba tháng mùa hè là nơi hỏa chủ vượng, khí nắm thời lệnh, là lúc đương quyển, đây chính là thể tính của Hỏa mùa hè vậy.
Gặp thủy chế thì tránh khỏi cái họa tự thiêu, thấy mộc trợ nhất định chuốc phải nạn chết yểu.
Lời trên là nói đến hỏa mùa Hạ hỷ Sát kỵ Ấn, cái nóng làm khô hanh mãnh liệt, đến vàngtrong đá cũng chảy ra lấp lánh, nếu không có thủy điều hòa ắt gặp họa tự thiêu, mùa hạ nắng nóng cho nên mừng có trận mưa rơi. Tình thế nắng hè chói chang không thể đến gần được, vậy mà còn lấy mộc trợ sẽ thành thái quá, khó có thể sống tiếp được, quá nhiều thành chết yểu là do vậy.
Được sửa bởi Admin ngày 16/10/2024, 08:58; sửa lần 1.