KIM TỬ BÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KIM TỬ BÌNHĐăng Nhập

Linh hoạt luận giải mệnh lý học Tử Bình từ nhiều góc độ và trường phái khác nhau


descriptionLuận Hỉ thần  EmptyLuận Hỉ thần

more_horiz
Luận Hỉ thần
   Tác giả: Hoàng Đại Lục

   Nguồn: http://blog.sina.com.cn/s/blog_4d4f37290100095l.html

   Gọi là Hỉ thần, chính là ngũ hành mà Nhật chủ và mệnh cách ưa chuộng và yêu quý.

   Dụng thần là nguyệt lệnh hoặc là thứ có thể sử dụng trong mệnh cục, đồng thời cũng là vật định cách; Tướng thần là chữ phụ trợ cho Dụng thần thành cách, cả hai với phù ức Nhật chủ không có quan hệ trực tiếp. Chỉ có Hỉ thần mới cùng phù ức Nhật chủ tồn tại quan hệ trực tiếp.

   Hỉ thần có 3 tác dụng:
   1) Phù ức Nhật chủ;
   2) Phụ trợ Tướng thần;
   3) Điều hậu.

   Một cách ví von, nếu Nhật chủ là hoàng đế thì Dụng thần (cách cục) chính là giang sơn của ngài, Tướng thần chính là Tể tướng phụ tá hoàng đế xử lý giang sơn, còn Hỉ thần ư, chính là vừa làm phụ tá hoàng đế vừa là mưu thần thị vệ tương trợ Tể tướng.

   Tử Bình Chân Thuyên xưa khi luận Hỉ thần giải thích như thế này: "Như thế nào là hỷ? Trong mệnh nơi một thần làm hỷ, ta có sự trợ giúp của thần đó là khi:
   - Quan dụng Ấn chế Thương, mà vận trợ Ấn;
   - Tài sinh Quan mà thân khinh, mà vận trợ thân;
   - Ấn đới Tài coi là kị mà vận Kiếp tài;
   - Thực đới Sát lấy thành cách, thân khinh mà vận gặp Ấn, Sát trọng mà vận trợ Thực;
   - Thương quan bội Ấn, mà vận hành Quan sát;
   - Dương nhận dụng Quan, mà vận trợ Tài hương;
   - Nguyệt Kiếp dụng Tài, mà vận hành Thực Thương."

   Ý tứ của đoạn bàn luận kể trên được giải thích là:
   - Nếu như Chính quan cách có Thương quan phá cách, nhưng có Tướng thần Ấn tinh chế Thương, hành vận lại gặp chữ sinh trợ Ấn tinh, chữ này chính là Hỉ thần;
   - Tài cách gặp Quan, cách cục vô phá, nhưng nhật chủ thân khinh, không còn chút sức lực nào mà đảm đương nổi Tài Quan, vận hữu Ấn Tỉ trợ thân, Ấn Tỉ lúc này chính là Hỉ thần;
   - Chánh Ấn cách gặp Tài phá cách, vận hành Kiếp tài tới chế Tài trợ thân, Kiếp tài này chính là Hỉ thần;
   - Thực thần đới Sát thành cách, nếu thân khinh mà vận gặp Ấn Tỉ trợ thân (không trực tiếp khắc Thực thần), thân nhu Sát trọng mà vận gặp Tỉ Kiếp trợ Thực thần, cái Ấn Tỉ trợ thân này, cái Tỉ Kiếp trợ Thực thần này chính là Hỉ thần;
   - Thương quan bội Ấn thành cách, vận gặp Quan sát sinh trợ Ấn tinh, Quan sát này chính là Hỉ thần;
   - Dương nhận dụng Quan sát thành cách, vận gặp Tài tinh trợ Quan sát, cái Tài tinh này chính là Hỉ thần;
   - Dương nhận Kiến Lộc cách vô Quan sát mà dụng Tài tinh, vận gặp Thực Thương sinh Tài, cái Thực Thương này chính là Hỉ thần.

   Hỉ thần cũng tùy theo sự biến hóa Dụng thần cách cục mà biến hóa, đó là lý thuyết, Hỉ thần có khả năng chuyển thành Tướng thần hoặc Kị thần, Kị thần hoặc Tướng thần cũng có khả năng chuyển thành Hỉ thần, hậu học giả không thể không chú ý tới điểm này.

   Tác dụng của Hỉ thần tuy nhiều, nhưng tác dụng dù có lớn thì vẫn không bằng Tướng thần. Bởi lẽ, tại thời điểm Hỉ thần đã bị thương tổn, tất mang đến tai họa cho mệnh chủ mức độ tương đối nhẹ, nhưng nếu thời điểm Tướng thần đã bị thương tổn sẽ mang tới cho mệnh chủ mức độ tai họa rất lớn.

   Phần lớn mệnh tạo mà hỷ tướng nhị thần đều có trong mệnh cục, chắc chắn mệnh chủ suông sẻ vô tai, hoặc phú hoặc quý. Mệnh cục có Tướng thần nhưng không có Hỉ thần, chắc hẳn mức độ mệnh chủ sẽ không hể gặp phú quý là rất lớn, hoặc tuy phú quý nhưng không lâu dài.

   Phía dưới đưa ra một số ví dụ, cung cấp cho hậu học nghiên cứu học tập.

   Mệnh 1:
   Tỉ Thương nhật Thực
   Bính Kỷ Bính Mậu
   Tý Hợi Ngọ Tý

   Mệnh 2:
   Thực Quan nhật Thương
   Mậu Quý Bính Kỷ
   Tý Hợi Ngọ Hợi

   2 mệnh trên tương tự nhau, đều là Thất Sát cách, cũng đều dụng Thực Thương chế Sát. Nhưng thực tế vận mệnh hai người thì "thiên sai địa khác"

   Mệnh 1 là mệnh của Yuan T. Lee. Sát yêu Thực chế thành cách, Sát làm Dụng thần, Thực Thương làm Tướng thần, càng tốt hơn khi niên can còn có Bính hỏa phụ trợ Tướng thần, Bính hỏa này tựu thành Hỉ thần. Hỷ Tướng nhị thần đều có, mệnh chủ nhất định sẽ vinh hoa. Thực tế, mệnh chủ sau khi tốt nghiệp tại Thanh Hoa Đại học, tiếp tục đi học Đại học Harvard, giành được học vị tiến sĩ. Đảm nhiệm công tác giảng dạy. Vận Giáp Thìn, Giáp mộc Kiêu thần muốn đoạt Thực phá cách, gặp niên can Bính hỏa hóa tiết Giáp mộc chuyển sinh Thực Thương, không chỉ vô hại mà ngược lại có lợi, mệnh chủ ở năm Bính Dần đạt được giải Nobel hóa học. Về sau đảm nhiệm viện sĩ viện khoa học Mỹ, viện trưởng viện nghiên cứu trung ương Đài Loan, công thành danh toại, phong quang vô hạn.

   Mệnh 2 là mệnh một người nam. Sát yêu Thực chế cách vô phá, chỉ là Mậu Kỷ thổ thiếu Bính hỏa phụ trợ, thiếu mất Hỉ thần, mệnh cách thấp hơn vị tiến sĩ ở trên rất nhiều. Mệnh tiến sĩ Lý chỉ hơn một Bính hỏa, cuộc đời liền như ánh thái dương rực rỡ. Mệnh này thiếu một Bính hỏa, cuộc đời thì chỉ như đom đóm lập loè. Thiếu niên trải qua vận Giáp Tý Ất, Giáp Ất Kiêu Ấn khắc đoạt Mậu Kỷ Thực Thương, chủ tai ách không ngừng, hung hiểm vạn trạng. Đọc sách vài năm sau vẫn là nông dân, từ trước đến nay giao tế gắn liền với đồng ruộng. Lúc hành hỏa thổ đại vận, đảm nhiệm thôn trưởng, cũng phát một điểm tiểu Tài. Gặp năm Giáp Thân, Giáp mộc Kiêu thần đoạt Thực, trong thôn dân có người kiện cáo mệnh chủ mà thôi giữ chức trưởng thôn.

   Kiếp Quan nhật Quan
   Đinh Quý Bính Quý
   Tị Mão Thìn Tị

   Hàn Quốc Quân mệnh. Quý thủy Quan tinh làm Dụng thần, gặp Quan xem Tài Ấn, mệnh cục Ấn tinh đương lệnh, chỉ hiềm là không có Tài tinh, cách cục giáng xuống một cấp bậc. Bởi vì mệnh cục vô Tài tinh hộ Quan, đó là không có Hỉ thần, Tuế vận nhất gặp Thương quan, tức thì có thể gây ra tai họa, bây giờ mệnh cục có hai Quan tinh, nếu gặp Thương quan thì chỉ có thể khắc khử một, ngược lại như thế năng thanh cách, há chẳng phải là chuyện tốt nhất sao?

   Đại vận Nhâm Dần, chi hội Ấn cục, Thìn thổ giữ thủy hóa làm mộc, Tài tinh Tướng thần bất hiện, hảo vận thì không chịu thăm. Phụ mẫu mệnh chủ mất sớm, phải nhờ cô thứ ba nuôi dưỡng thành người.

   Tân vận Tài tinh Hỉ thần sinh trợ nhược Quan, mệnh chủ học tập thi cử suông sẻ. Sửu vận củng kim khắc Mão mộc, hoại Ấn tổn hại vượt quá mong đợi, mệnh chủ bốn lần thi rớt kỳ thi Hội.

   Vận Canh Tý, can chi đều thích hợp, mệnh chủ công việc giữ quân kỷ khá tốt đẹp, nhân xưng "Hàn thanh thiên". Duy Tài tinh không còn chút sức lực nào, cách cục không cao, không thể đại quý, cho nên chức quan vẻn vẹn chỉ là Tri huyện.

   Kỷ vận Kỷ thổ Thương quan khắc khử một Quý thủy Quan tinh, cách cục biến thanh, danh tiếng nổi bật. Hợi vận hữu Tị hỏa hồi xung, thuyên chuyển vị trí đảm nhiệm cục tổng vụ mỏ Hà Bắc.

   Vận Mậu Tuất, Mậu Quý hợp lại, cách cục càng thanh. Mệnh chủ là quan đứng đầu Giang Tô dân chính và An Huy tuần án sử, sự nghiệp đạt tới đỉnh cao.

   Vận Đinh Dậu, Tị Dậu hợp mà xung Mão mộc Ấn tinh, gọi là bỏ Ấn tựu Tài, mệnh chủ từ chức quan, dồn lực kinh doanh công ty muối Thái Nguyên.

   (Hết)

descriptionLuận Hỉ thần  EmptyRe: Luận Hỉ thần

more_horiz
-lesoi-

Mệnh 1:
Tỉ Thương nhật Thực
Bính Kỷ Bính Mậu
Tý Hợi Ngọ Tý

Mệnh 2:
Thực Quan nhật Thương
Mậu Quý Bính Kỷ
Tý Hợi Ngọ Hợi


Chỗ này tôi tra ngày tháng DL thì mệnh 1 sinh đúng ngày 20/11/1936, giờ Tý là đúng bát tự.
Chỗ mệnh thứ 2 tôi tra là ngày 17/11/1948, giờ Hợi là giờ Đinh Hợi chứ không phải giờ Kỷ Hợi.
Các bạn cũng nên chú ý khi ông HĐL luận mệnh theo Tử Bình là không luận Thân vượng hay thân nhược; ông cũng theo trường phái không lấy Mệnh cung và Thai Nguyên, dụng thần ... để xem mệnh. Chỉ có chú trọng Cách cục, và ông ta cũng đã phá cách luận mệnh của nhiều học giả trước đây như Nhậm Thiết Tiều trong bình chú Trích Thiên Tủy ...

Các chuyên đề luận mệnh này trước đây tôi cũng vài lần post lên diễn đàn nhưng sau đó luận mệnh thấy không có hiệu quả. Đặc biệt là ông rất chê cách luận của Manh phái về cách xem lưu niên áp vận, mệnh cung , thần sát... Nhưng trên thực tế thì khác hoàn toàn như nhiều người vẫn nghĩ cách cục là số một trong luận mệnh, đây cũng chỉ là Tử pháp mà theo tôi hiểu.

Tùy theo quan điểm của mình mà luận mệnh, còn thực tế chứng minh là luận xác suất là bao nhiêu %? Chúng ta cứ mãi cho rằng giữ mãi truyền thống luận mệnh là không sai, nhưng thử nghĩ chúng ta đọc cho nát nhừ TBCT, TMTH, CTBG, TTT đến già vẫn không có cách gì luận mệnh nêu ra rõ là người đó bị bệnh gì? tại sao giàu, nghèo? tại sao bị khắc chồng, vợ? Tại sao lại bị tai nạn, họa hại, mà bị do nguyên nhân nào? ... Tất cả đều không có sách nào ghi chép chỉ cho chúng ta đúng theo nhu cầu thực tế mà người xem mệnh đặt ra.

Phải chăng là chúng ta đã đánh mất một thời gian quá lâu trong khi tìm ra chân quyết?

Vậy tại sao Manh nhân không thấy đường thấy vật, mà chỉ cần báo ra ngày tháng năm sinh là ông ta biết ngay phép lập ra đủ bát tự? Chỉ cần trong một tiếng đồng hồ lại tìm ra nguyên người đó bị tai họa gì? gặp điều may mắn gì? ...

Điều này chúng ta cần phải tra cứu lại những gì mình đã bước qua trong quá trình nghiên cứu để rút ra bài học thực tiễn. Nếu không, chắc có lẽ suốt đời chúng ta chỉ xem được chân dung bên ngoài của một bát tự, mà không thể nào lý giải nỗi truân chuyên trong cuộc sống của mỗi người, hoặc là cảnh tượng đẹp đẽ của một đời người.
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply