Luận kim
Kim lấy âm làm Thể, bên trong hàm chứa tinh lực chí dương, rất cương kiện, khác biệt hoàn toàn với mọi vật, nếu chỉ âm mà cứng rắn thì giống như băng đá, gặp hỏa sẽ tan chảy.
Tổng luận về tính chất của kim trong một năm mà nói, mộc hỏa là dương, kim thủy là âm, vì thế kim lấy chí âm làm thể. Song khí của ba tháng mùa thu làm túc sát (làm vạn vật xơ xác tiêu điều), chẳng có vật gì là không thể bị tàn phá cả, nếu kim không đủ tính dương cương, làm sao có thể phá diệt uy hiếp vạn vật được, kiên cường là điểm khác biệt độc nhất chỉ có ở Canh kim vậy. Trích Thiên Tủy có nêu: Canh kim chứa Sát, là cứng rắn nhất, bởi tính chất âm ngoại dương nội mà đủ cương kiệngây ra tác dụng túc sát. Chỉ âm là chẳng cứng, như Tân kim vậy, gặp hỏa thì tiêu chảy, nên Bính Tân tương hợp thì hóa thành thủy vậy.
Bởi vậy, kim không được nung luyện không thể thành khí cụ. Kim trọng hỏa khinh, khó quản lý công việc. Kim khinh hỏa trọng, bị nung luyện mà tiêu tan. Kim cực hỏa thịnh, là cách hoàn mỹ nhất. Kim hỏa đầy đủ, gọi là Chú ấn (đúc ấn), phạm chữ Sửu sẽ làm hỏng khuôn mẫu (khuôn mẫu để đúc ấn). Nhiều kim hỏa thì gọi là Thừa hiên (ngồi xe), gặp tử suy trái lại thành bất lợi. Mộc hỏa luyện kim, thành danh cũng nhanh mà mất danh cũng chóng. Thuần kim ngộ thủy, kinh doanh phát đạt trở lên giàu có. Kim có thể sinh thủy, thủy vượng thì kim chìm. Thổ có năng lực sinh kim, kim nhiều thì thổ tiện (hèn). Kim vô thủy thì khô kiệt, thủy trọng thì chìm đắm vô dụng. Kim không có thổ thì không thể sống, thổ trọng lại bị chôn vùi chẳng lộ ra. Lưỡng kim lưỡng hỏa là tốt nhất, lưỡng kim lưỡng mộc thì Tài sung túc. Nhất kim sinh tam thủy, lực yếu khó thắng. Nhất kim đắc tam mộc, ngu đần tự làm hại bản thân. Kim thành thì hỏa diệt (kim lớn mạnh mà hỏa đã tiêu vong), vì kim chưa thành khí cụ nên mong muốn gặp lại hỏa. Kim đã thành khí, không muốn thấy hỏa nữa. Kim đến Thân Dậu Tị Sửu, cũng có thể nói đã trưởng thành vậy, vận hỷ Tây Bắc, Nam phương thì bất lợi.
Tiếp theo nói về Canh kim, cách dùng khi thấy hỏa thổ mộc thủy. Canh kim hỷ Đinh hỏa, Tân kim hỷ Quý thủy, Canh thì mạnh mẽ, không có hỏa nung luyện không thể thành khí cụ, cho nên dụng hỏa là trọng yếu nhất. Kim trọng hỏa khinh, hỏa không đủ lực để luyện kim, hỏa trọng kim khinh, kim bị nấu chảy, bởi vậy hai hành kim hỏa phải lấy tương đều (lực lượng đồng đều, bằng nhau) làm quý. Kim hỏa tương đều, cách gọi là Chú ấn, thấy Sửu thì kim nhập mộ, lực không thể cân bằng, vì vậy gọi là tổn mô (hỏng khuôn). Kim hỏa lưỡng vượng, cách gọi Thừa hiên, nếu đi qua đất tử tuyệt, ngược lại thành bất lợi, kim mà qua đất tử suy hỏa thành quá vượng, hỏa qua đất tử suy thì kim thành quá vượng, đều là mất cân bằng cả. Mộc hỏa luyện kim chính là dụng Tài Quan vậy, hỏa đắc mộc sinh, kim vượng dụng Quan, nhất định kim thành mũi nhọn, nhưng vận dụng quá mức thì không thành, cần nhanh chóng giảm xuống (cần rút củi đáy nồi). Kim hỏa lấy lưỡng đình (cân bằng) làm đẹp, cho nên lưỡng kim lưỡng hỏa là tốt nhất, kim thành hỏa diệt, kim đến nơi Thân Dậu là thành công, hỏa đến Thân Dậu chính là nơi bệnh tử, bởi thế khi luận cách cục, ở cách bình thường thì mừng lấy hỏa làm dụng, nếu biến cục thành cách chuyên vượng (ngoại cách), gọi là tòng cách, không mong thấy hỏa, vận hỷ Tây Bắc, kị Đông Nam. Chưa thành khí cụ, là cách cục bình thường. Đã thành khí cụ, địa chi tụ phương cục (Tây phương kim cục) thì thành biến cục. Chú ấn và Thừa hiên đều là cách cục quyền cao hiển quý rõ ràng, Canh kim hỷ Đinh làm dụng, gặp Quan tinh thì thủ quý. Kim thấy thủy làm Thực thần Thương quan, thuần kim tức chỉ Tân kim, hỷ Thực Thương sinh Tài, vậy mới nói kinh doanh phát đạt trở lên giàu có. Nhưng cường kim ngộ thủy thì tiết tú còn kim thiểu mà kiến thủy thì khí kim bị tiết hết, chìm xuống thành vô dụng, do đó kim sinh ở mùa Đông, thủy vượng là lúc thấy thủy nhiều, kim thủy Thương quan, không thể thủ quý vậy. Kim gặp thổ là Ấn, thổ bạc nhược mà nhuận (không khô) thì có thể sinh kim, nhưng thổ dày mà táo (khô, thiếu nước) trái lại kim bị chôn vùi. Kim thấy mộc làm Tài, thân vượng có thể gánh nỗi Tài, tất nhiên là phú quý; thân nhược Tài đa, ngược lại thành khốn khổ vì Tài. Bởi vậy, lưỡng kim lưỡng mộc, sức mạnh tương đồng, tiền tài đầy đủ, nếu nhất kim tam mộc, mộc cứng thì kim khuyết, trái lại ngu dốt tự hại bản thân mình.
Kim trong tháng mùa Xuân, hàn lạnh còn chưa hết, quý ở hỏa khí làm vinh (tươi tốt), tính chất nhu nhược, muốn có thổ dày phụ giúp.
Kim ở mùa thu, khí túc sát, sang tháng mùa Xuân, mặt đất trở lại phần dương, tác dụng của túc sát không còn nữa, cho nên kim tại chính nguyệt (tháng Dần) là tuyệt địa, tháng 2 tháng 3 lúc kim đang được ấp ủ ở đất Thai Dưỡng, hình thể bên ngoài dường như bị tiêu mòn mất tích, tính thì mềm chất thì yếu, đó là thể tính của Xuân kim vậy. Nếu luận về dụng, phù hay ức đều khó cả, quý ở hỏa khí làm vinh, dựa vào hỏa để trừ cái lạnh, không phải dùng khắc (không lấy hỏa khắc kim), ấm áp mà nhuận (hơi ướt) thì kim mới thành hữu dụng, bởi vậy hỏa cần có thổ để kiêm dụng, không có hỏa thì thổ hàn chẳng thể dưỡng kim, không thổ thì hỏa liệt (cháy mãnh liệt), ngược lại sẽ khắc kim. Chỗ này là nói về kim ở đầu mùa xuân vậy. Vào tháng 2,3 dương khí dần dần thịnh hành, cần thấp thổ sinh kim, bớt hỏa để ôn hòa, nếu hỏa vượng mà vô thủy thì e quá hanh khô, thể kim đang yếu ớt sẽ không chịu nổi nung luyện. Tóm lại xuân kim không thể không có thổ, mà thổ nhiều thì nguy cơ kim bị vùi lấp, không thể không có hỏa, mà hỏa vượng lại lo bị nung chảy. Nói "thổ dày làm phụ trợ", ba tháng mùa Xuân là lúc mộc vượng, thổ khí hư phù, không dày thì không thể trợ giúp kim thành dụng được.